diengiadung
Phượt gia
Hải Vân Quan trong sa mù...
Mục đích chính để bọn mình lên đỉnh Hải Vân không chỉ để ngắm cảnh mà là để tìm hiểu một cung đường rất hiểm trở khác, nhưng đó là chuyện sau.
Phía dưới là vịnh Nam Chơn ngay làng phong Hòa Vân. Bây giờ đã dược di dời để làm điểm du lịch:
Riêng về Hải Vân (còn gọi là Ải Vân), theo thông tin mình nắm được thì đèo có độ dài 21km vắt ngang qua những ngọn núi cao ngất của dãy Trường Sơn nơi tiếp giáp với biển Đông. Đèo Hải Vân có nghĩa là biển và mây vì sóng biển vỗ chân đèo và quanh năm mây mù bao phủ trên đỉnh, nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và cũng hiểm trở nhất Việt Nam trên hành trình vào Nam ra Bắc từ khoảng 700 năm qua, với độ cao ở đỉnh đèo là 496m so với mực nước biển.
Khởi đầu con đèo là dòng thông báo: 'Đèo dốc quanh co liên tục, đề phòng tai nạn':
Chưa ai biết chắc được đèo Hải Vân có từ bao giờ nhưng dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại là Ải Vân Quan được xây từ năm 1826 - thời vua Minh Mạng và được nhà vua cho treo biển "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".
Cho rằng nguy hiểm nhưng mình thấy các con đường quanh co lên đỉnh Sơn Trà 'ác đạn' hơn rất nhiều:
Sau đó, ông đã cho xây đá thành bậc ở những đoạn đường dốc cho dễ đi lại tu sửa đường trên đỉnh đèo. Tuy nhiên, mới chỉ cách đây 100 năm thì muốn ra Huế hay vào Đà Nẵng có thể nói cực kỳ khó khăn (nhất là trong mùa mưa bão) vì đường đèo đầy sỏi đá, quanh co và rất nhiều dốc đứng...
Chạy qua cầu Đôi, cầu này bắt ngang lạch nước nhỏ - có lẽ trong mùa mưa là suối:
Phần khác; do đường đèo khi xưa còn sơ khai nên việc đi xuyên qua những vạt rừng rậm với cây cối um tùm... Hồi ấy, người dân còn đối diện với nỗi ám ảnh thường xuyên lúc gặp thú dữ, nhất là cọp. Xem bài: Đi bộ thì khiếp Hải Vân…
Đèo vắng bởi đa phần đã vượt bằng hầm đường bộ. Nhưng vắng vậy thì khách du lịch mới khoái!:
Bởi thế, người dân không đi một mình mà nhập thành từng đoàn hoặc cùng lắm là những tốp nhỏ năm, ba người nhằm bảo vệ lẫn nhau. Họ thường cầm mác hoặc rựa. Không có thì ít ra cũng thủ sẵn đùi tre vót nhọn làm vũ khí hộ thân. Bấy giờ, đường núi rất hẹp, khúc khuỷu, có nhiều chỗ bị những tảng đá gồ ghề chắn mất lối đi nên phải chặt cây phạt cỏ, băng khe lội suối...
Mục đích chính để bọn mình lên đỉnh Hải Vân không chỉ để ngắm cảnh mà là để tìm hiểu một cung đường rất hiểm trở khác, nhưng đó là chuyện sau.
Phía dưới là vịnh Nam Chơn ngay làng phong Hòa Vân. Bây giờ đã dược di dời để làm điểm du lịch:

Riêng về Hải Vân (còn gọi là Ải Vân), theo thông tin mình nắm được thì đèo có độ dài 21km vắt ngang qua những ngọn núi cao ngất của dãy Trường Sơn nơi tiếp giáp với biển Đông. Đèo Hải Vân có nghĩa là biển và mây vì sóng biển vỗ chân đèo và quanh năm mây mù bao phủ trên đỉnh, nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và cũng hiểm trở nhất Việt Nam trên hành trình vào Nam ra Bắc từ khoảng 700 năm qua, với độ cao ở đỉnh đèo là 496m so với mực nước biển.
Khởi đầu con đèo là dòng thông báo: 'Đèo dốc quanh co liên tục, đề phòng tai nạn':

Chưa ai biết chắc được đèo Hải Vân có từ bao giờ nhưng dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại là Ải Vân Quan được xây từ năm 1826 - thời vua Minh Mạng và được nhà vua cho treo biển "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".
Cho rằng nguy hiểm nhưng mình thấy các con đường quanh co lên đỉnh Sơn Trà 'ác đạn' hơn rất nhiều:

Sau đó, ông đã cho xây đá thành bậc ở những đoạn đường dốc cho dễ đi lại tu sửa đường trên đỉnh đèo. Tuy nhiên, mới chỉ cách đây 100 năm thì muốn ra Huế hay vào Đà Nẵng có thể nói cực kỳ khó khăn (nhất là trong mùa mưa bão) vì đường đèo đầy sỏi đá, quanh co và rất nhiều dốc đứng...
Chạy qua cầu Đôi, cầu này bắt ngang lạch nước nhỏ - có lẽ trong mùa mưa là suối:

Phần khác; do đường đèo khi xưa còn sơ khai nên việc đi xuyên qua những vạt rừng rậm với cây cối um tùm... Hồi ấy, người dân còn đối diện với nỗi ám ảnh thường xuyên lúc gặp thú dữ, nhất là cọp. Xem bài: Đi bộ thì khiếp Hải Vân…
Đèo vắng bởi đa phần đã vượt bằng hầm đường bộ. Nhưng vắng vậy thì khách du lịch mới khoái!:

Bởi thế, người dân không đi một mình mà nhập thành từng đoàn hoặc cùng lắm là những tốp nhỏ năm, ba người nhằm bảo vệ lẫn nhau. Họ thường cầm mác hoặc rựa. Không có thì ít ra cũng thủ sẵn đùi tre vót nhọn làm vũ khí hộ thân. Bấy giờ, đường núi rất hẹp, khúc khuỷu, có nhiều chỗ bị những tảng đá gồ ghề chắn mất lối đi nên phải chặt cây phạt cỏ, băng khe lội suối...
Last edited: