diengiadung
Phượt gia
Những vòng cua vặn vẹo cuối cùng, sắp hết đèo:
Có lần vào tháng 5/2011: báo Tuổi Trẻ đánh động với dư luận với một thông tin về tấm bia cổ nằm trên hòn Rùa - ngay trên hầm đường sắt số 9 cạnh quốc lộ 1A (thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) vừa bị đập phá. Theo các cụ trưởng lão làng An Cư Đông, tấm bia là nơi đánh dấu sự kiện hoàn thành tuyến đường sắt Bắc - Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20...
Tượng Rùa đội bia sứt đầu mẻ gọng bậy giờ đặt ở đây, không còn bia:
Phóng viên đã tiếp cận hiện trường, trong phần nền móng đang xây dựng rộng chừng 100m2, một con rùa đá lớn bằng đá thanh dài gần 2m, rộng chừng 1,5m, cạnh đó là đầu rùa nằm lăn lóc. Hai bên phần móng đang xây là hai bãi mảnh vụn của bia đá, với dấu đập vỡ còn rất mới. Trên rất nhiều mảnh vỡ một mặt có khắc chữ Hán, mặt còn lại là chữ Pháp, cùng nhiều hoa văn chạm khắc xung quanh (xem tin).
Tượng rùa đội bia bị phá nát - Ảnh từ báo Tuổi Trẻ:
Không ai nhận trách nhiệm cả, chỉ xót cho một di tích cổ vĩnh viễn mất đi do sự vô tâm của con người. Và do phần bia bị phá nát nên bây giờ người ta đem tượng rùa đá (không còn bia) đặt trong ngôi miếu nhỏ đã xây dựng tại đây với tượng "rùa mới" thật trơ trẻn phía ngoài.
Góc cua cuối cùng của đèo Hải Vân, phía Lăng Cô:
Qua một góc cua rất gắt cuối cùng, nơi có miễu ông Rùa thì doi cát đặc biệt của biển Lăng Cô xuất hiện. Hế mùa biển động: doi cát này sẽ hướng dài thêm ra biển hàng trăm mét, to rộng hơn nhiều.
Và đây là biển Lăng Cô: một góc chụp mà ai cũng biết. Mùa này doi cát nhỏ do biển động:

Có lần vào tháng 5/2011: báo Tuổi Trẻ đánh động với dư luận với một thông tin về tấm bia cổ nằm trên hòn Rùa - ngay trên hầm đường sắt số 9 cạnh quốc lộ 1A (thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) vừa bị đập phá. Theo các cụ trưởng lão làng An Cư Đông, tấm bia là nơi đánh dấu sự kiện hoàn thành tuyến đường sắt Bắc - Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20...
Tượng Rùa đội bia sứt đầu mẻ gọng bậy giờ đặt ở đây, không còn bia:

Phóng viên đã tiếp cận hiện trường, trong phần nền móng đang xây dựng rộng chừng 100m2, một con rùa đá lớn bằng đá thanh dài gần 2m, rộng chừng 1,5m, cạnh đó là đầu rùa nằm lăn lóc. Hai bên phần móng đang xây là hai bãi mảnh vụn của bia đá, với dấu đập vỡ còn rất mới. Trên rất nhiều mảnh vỡ một mặt có khắc chữ Hán, mặt còn lại là chữ Pháp, cùng nhiều hoa văn chạm khắc xung quanh (xem tin).
Tượng rùa đội bia bị phá nát - Ảnh từ báo Tuổi Trẻ:

Không ai nhận trách nhiệm cả, chỉ xót cho một di tích cổ vĩnh viễn mất đi do sự vô tâm của con người. Và do phần bia bị phá nát nên bây giờ người ta đem tượng rùa đá (không còn bia) đặt trong ngôi miếu nhỏ đã xây dựng tại đây với tượng "rùa mới" thật trơ trẻn phía ngoài.
Góc cua cuối cùng của đèo Hải Vân, phía Lăng Cô:

Qua một góc cua rất gắt cuối cùng, nơi có miễu ông Rùa thì doi cát đặc biệt của biển Lăng Cô xuất hiện. Hế mùa biển động: doi cát này sẽ hướng dài thêm ra biển hàng trăm mét, to rộng hơn nhiều.
Và đây là biển Lăng Cô: một góc chụp mà ai cũng biết. Mùa này doi cát nhỏ do biển động:
