What's new

800 cây số từ Đông sang Tây

Sau này về, mình còn biết được tại Thạnh Mỹ - Nam Giang còn có những khu vườn ở thôn Dung được người dân gọi là Vườn Ươm. Vườn Ươm không phải ươm mầm cây cỏ, mà ở đó bao lớp học sinh dân tộc vùng cao ngày tháng dài ươm mầm con chữ, nuôi ước mơ đổi thay cuộc đời.

Đẹp thì thích thật nhưng lúc này bắt đầu ép phê. Không phải vì mệt đâu, chỉ do con đường dốc cua nhiều nên tốn khá nhiều thời gian dù lúc nào ga cũng cao. Ga cao nhưng không nhanh được vì toàn phải trả số lại để leo dốc:

IMG_1370.jpg


Gặp thủy điện Sông Bung 5, một trong 'cả đống' thủy điện tại đây:

IMG_1379.jpg


"Vườn ươm" chỉ là những túp lều, đơn sơ tạm bợ, không cửa ngõ ở khu vườn ẩm thấp dưới những tán lồ ô - ban ngày ít bóng người vì các em đều đi học hoặc lên rẫy kiếm rau, ra suối bắt cá, tối mới về. Người ta không biết rõ có bao nhiêu đứa đến đây dựng lều nuôi chữ.
Chỉ biết Vườn Ươm bắt đầu có từ cách đây gần chục năm khi trường THPT Nam Giang được xây dựng. Con em đồng bào vùng xa về đây xin ở nhờ. Rồi dần mọi người quen gọi là Vườn Ươm. Mà nhà các em không phải gần đâu, thông thường phải cắt rừng năm bảy chục km mới về đến nhà.

Bên này cầu xây dựng, bên kia là lán trại công nhân:

IMG_1380.jpg


Chạy vài cây số nữa thì gặp trạm trộn bê tông để xây thủy điện..:

IMG_1387.jpg


Vậy nên vườn nhà người này, người khác dần mọc lên những lán nhỏ với số lều trại càng ngày càng tăng. Lớp học sinh này ra trường, lại có các em khác...
 
Với các em trú tại 'Vườn ươm', mình nghe nói hằng tháng, gia đình gửi 20 kg gạo cho mỗi đứa, chỉ vậy thôi chứ không có gì khác. Mỗi tháng, bọn trẻ được nhà trường cấp 100 ngàn đồng theo chế độ. Các em thường rủ nhau lên rẫy, ra suối kiếm rau rừng, bắt cá, ốc về nấu ăn thêm.

Thêm đoạn nữa là nơi xay xát đá, cũng dành cho Sông Bung 5:

IMG_1391.jpg


Theo thông tin từ hiệu trưởng trường THPT Nam Giang thì do trường không phải là trường dân tộc nội trú nên không có kinh phí. Ký túc xá (PT Dân tộc Nội trú Huyện Nam Giang) không đủ chỗ nên chỉ dành cho các em trong độ tuổi tiểu học.
Vậy nên các em lớn hơn đành ra ngoài dựng lều trọ học. Em nào khó khăn quá thì nhà trường vận động thầy cô giúp, nhưng cũng chỉ là cân gạo, cân muối mà thôi.

Lúc này bọn mình có bạn đồng hành trên một khoảng đường khá dài: hai chiếc mô tô chở ông và bà Tây đi cùng hướng. Vậy là vẫy tay chào hello; có lẽ hai 'phượt' ngoại thăm lại chiến trường xưa?

IMG_1393.jpg


Dẫu gì có xe song hành cũng đỡ cảm giác trơ trọi:

IMG_1394.jpg


Lên dốc xuống đèo, hai chiếc mô tô chở Tây ba lô vẫn chạy, khi thì phía trước, lúc thì phía sau...:

IMG_1404.jpg
 
Rồi bắt gặp một mỏ đá, nơi người ta khai thác để làm thủy điện Sông Bung 5. Đất đá vương vãi cả đoạn đường, một vạt rừng phải chịu cảnh cày xới:

IMG_1406.jpg


Chiếc xe 'Tây' vẫn chạy phía trước với hai tài xế là người Việt ta. Đột nhiên họ dừng lại nghỉ, vậy là chỉ còn 'ta ba lô' vi vu trên cung đường vắng:

IMG_1401.jpg


Trước chuyến đi, bọn mình chỉ biết tại đây có trường nội trú Nam Giang của nhà nước; còn các thông tin về 'vườn ươm' thì về tới nhà mới biết. Do vậy bà xã cũng chỉ chuẩn bị chút quà mọn cho ít bạn nhỏ ở A Sờ, Bến Giằng (bởi thế nên túi treo xe cứng căng, nặng kinh khủng!). Ai ngờ chốn này còn có những bạn trẻ khó khăn hơn ngay cạnh nơi ở mà mình không hay.

Trụ cây số bên đường chỉ Km 473 - còn cách Đắc Rông 223km, sắp đến A Sờ rồi, Prao thì còn xa; phải thêm hăm mí cây số nữa:

IMG_1413.jpg


Tối về, thấy những cô cậu bé từ trong trường tụ họp ra đầy bên này đường để xem ké truyền hình của người dân, bà xã có dịp cho kẹo cho bọn trẻ. Thầm tiếc trong lòng với một chuyến đi miền cao, thật xa mà không làm được gì có ý nghĩa lớn lao hơn nhưng sức mình kém, đành chỉ vậy thôi.
An ủi một tý do bọn trẻ trong 'vườn ươm' đã lớn, cận tuổi thanh niên nên ý chí tự lo - tự sống rất cao. Âu đây cũng là môi trường rèn luyện thể chất tốt cho các em trước khi bước vào đời sống tự lập.

Những nẻo đường quanh co kiểu rắn bò, cũng không hề thấy bóng ai:

IMG_1429.jpg
 
Không bóng ai là chuyện ở ngoài QL. Còn nếu gặp một con suối, một lạch nước: đi vào trong một đoạn có thể gặp người: các cô gái người dân tộc Ve hay Cơ Tu gì đó đang tắm suối.

IMG_1430.jpg


Chạy thêm vài cây số nữa thì gặp bảng 'Làng thanh niên lập nghiệp A Sờ - Quảng Nam" bên phải đường, có đường nhánh rẽ vào:

IMG_1439.jpg


Thêm một đoạn thì "Đùng một phát" giữa chốn hẻo lánh: ngôi chợ TTCX A Sờ xuất hiện bên phải đường.
Nhìn xa xa thì trong đó có người, vậy là ghé lại nghỉ chân một tý:


IMG_1441.jpg
 
Thôn vùng cao A Sờ thuộc xã Ma Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - thôn có đường Hồ Chí Minh (QL14) chạy ngang.

A Sờ có nhiều cây gỗ quý như huỳnh đàn, trắc thối (còn có tên gỗ sưa, sưa trắng, trắc)... , đây là loại gỗ quí, có mùi thơm, kỵ muỗi, gió độc và chỉ mọc trên đá vôi, có giá bán từ 100 - 200 triệu đồng/ m³ - những cây quý này có ở thôn A Sờ và các thôn lân cận của xã Macooih. Tuy nhiên ngày nay bị lâm tặc từ nhiều nơi khác đến khai thác cạn kiệt để xuất đi Trung Quốc - rừng vẫn còn đấy nhưng vẫn rất dễ bị xâm phạm và thu hẹp diện tích.

IMG_1457.jpg


Hồi năm 2001, nhà nước đã đầu tư 14 tỉ đồng (số tiền này khi đó khá lớn) xây dựng Làng Thanh niên lập nghiệp A Sờ nằm bên trục đường Hồ Chí Minh nối Đông Giang với Nam Giang trên diện tích 628ha.
Mục tiêu của dự án là giúp thanh niên dân tộc thiểu số lập thân lập nghiệp, phát triển kinh tế xã hội miền núi. Năm 2008, làng chính thức được Tỉnh Đoàn Quảng Nam bàn giao cho xã Ma Cooih và huyện Đông Giang quản lý.

Cả một ngôi chợ nhưng chỉ có 3 người bán hàng. Mình đang hỏi chuyện với các chị trong chợ TTCX A Sờ:

IMG_1442.jpg


A Sờ cũng có ngân hàng và vài cơ quan gì đó nhưng... đóng cửa im ỉm:

IMG_1443.jpg


Dự án đã đầu tư xây dựng cơ bản điện, đường, trường, trạm và hỗ trợ xây dựng nhà cửa cho đội viên. Vài năm sau, ngôi chợ khang trang A Sờ cũng hoàn thành gần đó. Lúc ấy lại có dự án thủy điện A Vương đang khởi công, hình ảnh một "phố núi A Sờ" sầm uất, nhộn nhịp từ người tứ xứ đổ về đây chủ yếu là công nhân thủy điện ngoài người bản địa.

Trường THCS Bán trú Trần Phú rất đẹp nằm ven lộ:

IMG_1446.jpg


Dạo đầu bán buôn cũng sầm uất, người mua lớp lớp vừa dân làng, vừa công nhân xây dựng thủy điện. Các dãy nhà toàn quán ăn, quán nhậu và tạp phẩm, chợ búa cũng xôm tụ. Những người chuyên giao hàng cho các nhà thầu thi công thủy điện cũng trở thành chủ nợ: cứ ghi sổ để cuối tháng nhà thầu trả tiền một lần...

Vậy nhưng công trình xong, nhà thầu rút đi thì các chủ nợ mới khốn khổ vì những món nợ hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu chả biết đòi ai.
 
Bây giờ tại A Sờ, số hàng ăn còn lại đếm không hết đầu ngón tay, nhiều hàng quán dẹp tiêm đóng cửa. Những quán còn lại: may chăng cũng chỉ có dăm lượt khách vãng lai ghé vào uống nước, ăn cơm khi lỡ độ đường.

"Làm quen" với các em:

IMG_1449.jpg


Mấy cô bé người dân tộc gọi mãi không vào - nhờ các em trai trong này kêu réo mới hết ngần ngại, chạy vô.
Nhận xong đứng tụm năm tụm ba săm soi những chiếc áo mới.


IMG_1450.jpg


Chụp tấm ảnh kỷ niệm, xong thì bọn mình đi. Mong rằng các em sẽ học thật giỏi để sau này giúp ích cho A Sờ vươn lên:

IMG_1451.jpg


Chạy một đoạn, mình nhắm không đủ thời gian nên phải quay về.

IMG_1454.jpg
 
Làng Thanh niên lập nghiệp A Sờ lúc đầu bề thế với hơn trăm hộ (2008) nay chỉ còn 45 hộ ở ổn định, 14 hộ còn nhà nhưng không ở, số còn lại bỏ làng đi đâu không ai rõ. Ngay trung tâm của làng, ngôi nhà cộng đồng gắn biển: “Công trình sinh hoạt cộng đồng làng TNLN A Sờ” giờ trơ lại bộ khung, cỏ dại mọc kín lối vào. Mái tranh rách toác, gỗ phơi nắng mưa lâu ngày đã mục gần hết.

QL14 vắng teo. Nhưng "chết nhiều" theo kiểu các em nói là do chạy ầu, đụng xe hay lọt vực:

IMG_1458.jpg


Nghe nói là làng có điện, có đường nhưng nước mấy năm nay không có một giọt. Dân bản xứ còn bám lại được chứ người từ nơi khác đến thì không chịu xiết. Hồi đầu, làng có nước tự chảy nhưng mưa bão hỏng hết, dân làng phải tự làm bể hứng nước mưa và chở nước suối về dùng.

Đường vào thủy điện A Vương. Các sông ở Tây nguyên lủ khủ thủy điện:

IMG_1478.jpg


Con đường đẹp như tranh vẽ:

IMG_1486.jpg


Thoạt lên đây thì liên tục các dốc, giờ trở xuống cũng liên tục đổ đèo. Tuy nhiên tính thời gian: đi lâu hơn về, phần khác cũng do mình đã quen đường:

IMG_1487.jpg
 
Bây giờ thì nhiều ngưởi bỏ làng về xuôi, mở quán, làm công có thu nhập hơn nhiều. Thế mới hay: tạo dựng hạ tầng, nhà cửa cho làng đã khó, giữ dân ở lại còn khó hơn!

Núi non Trường Sơn trùng trùng điệp điệp:

IMG_1505_fhdr.jpg


Ngay chợ A Sờ cũng vậy, khi bọn mình ghé vào thì chỉ có đúng 3 chị phụ nữ bán hàng. Hàng hóa cũng linh linh, chất đầy trên các kệ nhưng hoàn toàn không có một người khách nào. Chợ rộng, nhà xa nên tối đến: các chị lại giăng mùng ngay cạnh sạp hàng - vừa ngủ vừa trông nom. Thi thoàng có xe công trình thủy điện Sông Bung 5 chạy ngang lại vẫy tay chào, miệng vui nhưng lòng buồn.

Những vòng cua uốn lượng của đường Hồ Chí Minh đoạn A Sờ - Thạnh Mỹ:

IMG_1508.jpg


Nếu không có cua quá gắt thì tha hồ quay ngang trở dọc tìm cảnh đẹp, rất ít xe nên cũng không hề nguy hiểm:

IMG_1509.jpg


Rất vắng nhưng vậy mới tuyệt vời:

IMG_1517.jpg


Ngồi nói chuyện một hồi rồi bọn mình từ giã các chị, chạy về hướng trung tâm thôn - chỉ cách chợ, nơi mình vừa ghé hơn 1km. Nhà cửa lưa thưa, quẩn quanh trên đường là vài đứa trẻ chạy chơi tung tăng. Bọn mình tấp lại ven đường, nhìn lên thấy tấm bảng "Trường mẫu giáo Hướng Dương" nhưng không có bé nào cả ngoại trừ anh bảo vệ - hình như có cô nào đó trong phòng GV.
 
Lúc này bà xã mở túi đem theo soạn đồ ra: bây giờ mình mới biết trong đó là toàn là kẹo và áo khoác, áo thun đủ kiểu. Cái thứ kẹo Albeliebe viên tròn tròn, beo béo vả lõm giữa tâm mà từ lúc mình còn ở tiểu học đã biết mùi vị rồi, bây giờ lại có nhiều vị khác là dâu và cà phê chứ không đơn thuần là caramel giống thuở vài mươi năm trước.

Thủy điện Sông Bung 5 trong nắng chiều:

IMG_1529.jpg


Còn chuyện áo thì giờ cũng rõ: trước kia thắc mắc hoài: không biết sao 'nửa kia' đi chợ, cứ một vài hôm lại mua về một cái rồi lại tẩn mẩn săm soi - nhà không có con nít thì mua làm chi cà? Hèn chi túi treo xe kỳ này nặng kinh khủng dù áo quần bọn mình đem chỉ theo mấy bộ.

Một gia đình người dân tộc đi rẫy về. Lúc này mình thật sự tiếc vì không còn quà gì trong túi trong khi gia đình kia có hai đứa trẻ:

IMG_1536.jpg


Vào trường tặng thì ngại vì chỉ đem theo phân nửa (nửa kia còn để tại nhà nghỉ), hơi ít... so với cả trường đông. Vậy là quy tụ những em nhỏ gần đó lại cho quà. Đứa có túi thì nhét đầy kẹo, đứa không túi thì kéo vạt áo thun lên đựng, tiếng cười nói rôm rả cả góc đường làm các em hiếu kỳ đi ngang nhìn với ánh mắt tò mò.

Cái đẹp hiện diện khắp mọi nơi buộc mình phải dừng lại lia lịa để làm phó nháy - chỉ tiếc là máy cùi bắp:

IMG_1543.jpg


Bọn mình ngoắc, bọn trẻ cứ ngần ngại không dám vô nhận - phải nhờ đám trẻ trong đây gọi thì chúng mới bớt sự ngần ngại. Những chiếc áo khoác, áo thun được tặng cho mấy em gái, đám con trai được cái là không dám dành - chỉ nhận và nhơi kẹo.

Nhưng máy cùi thì cùi, vẫn ráng chộp tà la..., không đến nỗi tệ:

IMG_1546_fhdr.jpg
 
Nói thật: trẻ A Sờ cũng không hẳn là nghèo, nghèo thật sự là những bản làng dân tộc ở sâu hơn chứ không phải ngoài QL14. Tuy nhiên để vào đó là cả một vấn đề, bọn mình thì không thể vì kém sức. Nhưng quà vẫn là sự thích thú của các em nhất là ở những nơi không được đầy đủ như thành thị. Món quà nhỏ nhưng các em rất vui, dĩ nhiên bọn mình còn vui hơn nhiều - 'Cho' để nhận lấy cái nhiều hơn cả sự 'nhận'.

IMG_1565.jpg


Con đường phía trước tít dưới kia, nơi mà một chút mình sẽ đến trông như kẽ chỉ:

IMG_1568.jpg


Bấy giờ đã 3h20, phố núi nhanh tắt nắng nên mình vội bấm tấm ảnh với mấy em còn lại và đi. Nhưng bây giờ đi Prao , đi đèo Bà Lệch... như kế hoạch à? Đi Prao thì sẽ đến được vì chỉ còn cách mười mấy cây số. Nhưng dốc nhiều và đầy cua thế này thì chắc chắn khi về sẽ đi trong đêm!

IMG_1554_fhdr.jpg


Nhớ khi nãy tán chuyện cùng bọn trẻ, một đứa nói "đường ngoài kia người ta chết nhiều lắm" - hỏi vì sao chết thì cu cậu trả lời "té xe, đụng xe".
QL14 dài thường thượt, dĩ nhiên ngang các khu dân cư thì có đèn đường - khoảng vô tận còn lại thì tối đen. Với đèn chiếc Win mà phải đi trong đêm đoạn đường này thì... Chẹp, kẹt quá! Vậy là bà xã thúc về, trở đầu xe lại thôi.

Đứng trên này, nhìn đường sẽ đến là tít dưới kia...:

IMG_1578.jpg


Chạy ngang A Sờ, tình cờ bắt gặp lại nhóm trẻ gái vừa nhận được áo, bổng dưng nhận được những cái vẫy tay chào từ giã. Bất ngờ quá nên "nửa kia" cũng không chụp được khoảnh khắc tuyệt vời này với với những ánh mắt khó quên, những ánh mắt của trẻ vùng cao.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,340
Bài viết
1,145,970
Members
193,412
Latest member
kibanator
Back
Top