Sáng hôm sau 6h xuất phát đi Kon tum, Măng đen, độ dài 130km. Trước cửa khách sạn
Vào ăn sáng, chờ lâu quá. Đói, đành lấy xôi Lào ra ăn vậy
Henry làm thầy bói
Dọc đường có cái nhà rông hay quá
Tới thành phố Kon tum rồi
Đôi nét về thành phố Kon tum và những địa danh cần đến
Kon Tum là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Kon Tum. Thành phố có 21 đơn vị hành chính: 10 phường (Quyết Thắng, Thắng Lợi, Quang Trung, Thống Nhất, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Ngô Mây, Trường Chinh, Lê Lợi và Duy Tân), 11 xã (Hoà Bình, Ia Chim, Đoàn Kết, Vinh Quang, Ngọc Bay, Kroong, Đăk Cấm, Đăk Blà, Chư Hreng, Đăk Năng, Đăk Rơva).Thành phố Kon Tum bé nhỏ và thơ mộng có dòng sông Đăk Bla chảy qua. Sông Đắk Bla là một nhánh của sông Sê San chảy theo hướng từ Đông sang Tây và cùng với sông Pô Kô đổ vào hồ Yaly. Đây là trung tâm hành chính cũ của Pháp ở Tây Nguyên. Theo tiếng người bản địa Bahnar ở đây, Kon Tum có nghĩa là "làng ở gần hồ nước". Các nhà truyền giáo thuộc Pháp đã đến đây từ năm 1851. Từ trên cao nhìn xuống, thành phố Kon Tum có hình lòng chảo. Di tích lịch sử có Ngục Kon Tum, danh lam thắng cảnh có Nhà thờ Gỗ. Thành phố Kon Tum cách Buôn Ma Thuột 246 km, cách Qui Nhơn 215 km và cách Pleiku 49 km.
Thành phố Kon Tum có 43.298,15 ha diện tích tự nhiên và dân số 137.662 người. Ngày 10 tháng 12 năm 2008, Hội đồng Nhân dân Tỉnh đã thông qua đề án thành lập thành phố Kon Tum trên cơ sở diện tích và dân số hiện tại của thành phố .Trong thành phố có 20 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Thành phố có sân bay Kon Tum (không hoạt động từ năm 1975), quốc lộ 14 đi Quảng Nam và Pleiku, quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi, quốc lộ 18 đi Atôpơ (Lào) và đường 675 đi Sa Thầy.
Điểm tham quan đáng chú ý nhất trong thành phố là Tòa Giám mục Kon Tum (Tiểu chủng viện).
Ngoài ra thành phố còn có di tích nhà thờ gỗ có kiến trúc được pha quyện giữa phong cách phương Tây và phong cách văn hóa dân gian của người dân bản địa. Nhà thờ được một linh mục người Pháp xây dựng vào năm 1913.
Trong thành phố còn có Nhà lao Kon Tum trên đường Cách Mạng. Quần thể khu nhà lao lịch sử gồm nhà truyền thống, nhà đón tiếp, cụm tượng đài và các ngôi mộ liệt sĩ nằm bên bờ sông Đăk Bla lộng gió. Nhà lao được xây dựng trong khoảng từ 1915-1917, tuy không có quy mô lớn nhưng lại là lò giết người tàn bạo nhất của thực dân Pháp trong thời kỳ 1930-1931. Và cũng chính tại nhà tù này, ngày 25-9-1930, đồng chí Ngô Đức Đệ đã triệu tập một cuộc họp bí mật tại phòng biệt giam của mình, tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Kon Tum.