Mắm cá lóc mua ngoài chợ mang về đem chiên ăn trưa, nó thuộc loại hàng cổ. Nó ăn mặn chát như muối và lại bị chảy nước lõng bõng thành gần như mắm kho.
Xong bữa cơm trưa là giờ học làm Mắm Tép Chua.
Tép đem lặt đầu.
Rửa sạch và để ráo nước.
Tráng qua bằng rượu mạnh và để cho ráo.
Trộn đều tép với tỏi bào mỏng, gừng xắt chỉ hay bào mỏng tùy ý, và ớt xăt khoanh hay xắt sợi (nhớ bỏ hột).
Cho tép vào keo, chỉ khoảng 3/4 keo thôi nhé. Keo thủy tinh là tốt nhất.
Đổ ngập nước mấm lên tép. Nước mắm nấu thao tỷ lệ: 1 lít nước mắm nấu chung với 300 gram đường cho tan, rồi để nguội. (Tôi thấy là hơi mặn, các bác có thể thử tăng lượng đường lên 350 gram, hay là thêm ít nước lã cho lạt bớt). Dùng nước mắm ngon thì sản phẩm mới ngon. Theo như kinh nghiêm mới trang trải cúa tôi, nước mắm ngon là phải ra tận Phú Quốc mới có. Còn không phải có người nhà gửi vào đất liền.
Đậy keo tép lại cho kín và mang phơi nắng từ 2-3 hôm. Sau đó để tiếp ở nơi mát, thêm 10 ngày là ăn được.
Khi lọ mắm đủ chua. Bỏ keo mắm vào tủ mát, sẽ bảo quản không bị hư trong vòng vài tháng.
Mắm sống ăn chung với rau sống và thịt ba rọi luộc hết sẩy luôn.
Con cá hú tôi đi chọ mua sáng nay, giờ chị Tráng đã biến nó thành món Lẩu Cá Hú Nấu Chanh.
Thêm vào đó, tôi cũng mua thêm lọ Mắm Tiêu Xương Cá Sặc, đây là một đặc sản của vùng Bạc Liêu. Khi làm mắm, người ta có bỏ thêm men làm rượu, vì thế mà xương của cá tiêu rục luôn, ngoài ra loại mắm này còn có tên gọi, Mắm Chua Rủ Xương.
Mắm này ăn sống chung với bún, rau sống và thịt heo luộc. Mở hủ mắm ra tôi thấy mùi thơm phức, ăn ngon lắm. Có thể bỏ thêm ít gừng săt chỉ, tỏi và ớt.
Chiều tối nay tôi , anh Tráng và 2 người bạn của anh ta đã có mọt bữa nhậu linh đình. Lẩu chua của chị Tráng quá tuyệt vời.
Bún Bò Cay, món ăn này tôi cũng có đề cập qua hồi năm ngoái, nhưng ký ức của tôi giờ không còn nhớ gì về món này nữa. Thế là phải ăn lại.
Bún Bò Cay là bò nấu với sa tế. Nếu không phải khách quen, người bán sẽ hỏi khách cay hay không cay. Món này thì ăn chung với bún gạo, húng quế và muối chanh ớt. Ngoài ra thực khách có thể ăn cùng với giò cháu quảy, một nét văn hóa của người Hoa.
Tôi thấy món này không có đặm đà bằng món Bò Kho và món này ăn mau ngán vì rất ít rau ăn kèm, như những món bún khác.
Ăn xong tô, mồ hôi tôi chảy đầm đề, cái áo của tôi lúc này ướt còn nhiều hơn lúc mà tôi mới bước vào quán. Nếu ai đó bị cảm, tôi tin rằng sau khi ăn xong tô bún này sẽ giải cảm.
Tô Bún Sa Tế tại Mỹ Tho nấu cũng giống như ở đây, nhưng bộ rau ăn kèm thì khác hơn.
Anh giữ xe vẫn còn nhớ và lại hỏi thăm tôi là chiếc xích lô đâu rồi, hihi.
Quán này chỉ bán vào buổi sáng. Có hôm mới 8 giờ họ đã bán hết sạch nồi.