What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - Đại lục tinh thần

Tôi lớn lên cùng với những trang sử thi Ramayana, với những bộ phim Ấn độ tràn ngập tiếng ca hát. Sau này khi nhìn những phượt thủ chạy mô tô trên những con đường miền bắc Ấn dưới chân dãy Himalaya phủ đầy tuyết trắng làm ngây ngất biết bao tâm hồn của kẻ lãng tử. Nên tôi luôn mơ ước được đến với một đất nước từng là cái nôi của văn minh nhân loại, đất nước của những con người giản dị nhưng vĩ đại (Thánh Gandhi) hay những tư tưởng vượt tầm thời đại của nhà thơ Tagore….cùng với sự cao quý tiết hạnh thủy chung của những người phụ nữ như Sita hay mạnh mẽ, thông minh như Rama trong bộ sử thi Ramayana huyền thoại…..

Cái sự đi Ấn Độ của tôi nó cũng rất tình cờ, trong một lần lang thang lên FB thấy cậu em lên kế hoạch đi Ấn Độ, tôi rất muốn đi. Nhưng vừa đi Nam Mỹ mất gần 2 tháng về, phải thu xếp công việc đã. Sau một hồi đắn đo cuối cùng tôi cũng quyết tâm xin join cùng cậu bạn. Chúng tôi cùng lên các forum, FB tuyển thêm người. Sau một hồi cũng rủ rê được thêm 2 người nữa. Tổng cộng cả đoàn có 4 người mà toàn những phượt thủ chuyên nghiệp, vậy là quá hoàn hảo cho chuyến đi rồi. Offline, bàn bạc đương nhiên cũng mất khá nhiều beer rượu, cuối cùng chúng tôi cũng chốt được một chương trình cho 14 ngày bên đó


Có mấy cái ảnh ăn cắp trên mạng và chắc chắn là chưa có sự đồng ý của tác giả

image1
 
Chùa đây ạ, tất nhiên chup ở ngoài thôi, chứ tôi có vào bên trong cũng chẳng biết cầu cái gì? Tiếng Phạn thì không biết, tiếng Ladakhi cũng không vào đấy cầu tiếng Việt thần thánh lại không hiểu rồi các ngài lại vật cho thì bm





 
Ở trên đỉnh này có một nhà hàng nho nhỏ, do bên ngoài thời tiết khá lạnh nên chúng tôi chui vào bên trong nhà hàng. Đúng lúc đang đói nhưng nhìn xung quanh chắc cũng chẳng ăn được cái gì. Thế là mấy thằng mua vài thanh chocolate ngậm cho khỏi bị hạ đường huyết. Cái chocolate này hay phết, khi đi phượt mệt mỏi bạn chỉ cần một chút thôi là sức sẽ hồi lại ngay. Đấy là với những thằng già gân như chúng tôi, chứ bạn nào ăn không thấy tác dụng đừng chửi chúng tôi là nói phét nhé :)


View xuống dưới và chuẩn bị đổ đèo


 
Bắt đầu đổ đèo đi một đoạn tôi thấy có cái chấm gì đen đen bên tay trái các bạn à (Ấn độ đi bên trái đường) Nhìn kỹ ra không chỉ là một mà vài cái xe bị lật và rơi xuống đèo cháy đen thui. Không biết từ bao giờ nhưng người ta cũng khồng cho dọn đi mà cứ để nguyên đấy. Chắc là để cảnh báo cho những tay lái ẩu nhìn vào đó mà sợ. Chính chúng tôi khi nhìn thấy cảnh này cũng run run và đi cẩn thận hơn.









 
Leo đèo đã khó, đổ đèo còn khó hơn. Vừa khó về độ dốc của con đèo mặt đường lại còn cực kỳ xấu cứ như đi offroad các bác ạ. Chiếc xe Jeep cũ nát của tôi nhẩy lên chồm chồm rồi nện xuống, anh lái xe cũng rất cẩn thận lách từng tý một nhưng trách được hòn đá này thì vướng phải hòn đá khác. Rồi lốp trượt trên những hòn đá nghe xót hết cả ruột. Đấy là hôm nay tôi ngồi ô tô còn thế chứ các bạn tôi đi xe máy mới khổ. Thường xuyên phải cứng tay lái nếu không chỉ cần chệch tay lái một chút là xoè. Mà toàn đá hộc chắc chắn là khi ngã sẽ rất đau. Và đến khi quay lại Leh lúc giờ tôi không đi ô tô nữa mà cầm lái xe máy thường xuyên phải đứng lên lái mới thấy hết nỗi khổ của cung đường này.


 
Ngay dưới chân đèo là một doanh trại quân đội Ấn độ. Vì đây là vùng biên giới với TQ nên cứ đi một đoạn ta sẽ gặp doanh trại quân đội, và thường họ đóng quân ở những vị trí rất hiểm yếu để nếu có chiến tranh xảy ra sẽ chặn được bước quân thù. Khác với VN và TQ khi hai đảng có chung số phận, hai chính phủ có chung mục tiêu tới XHCN nên tình hữu nghị giữa ta và TQ luôn "son sắt, nồng ấm" như 16 chữ vàng vậy. Và chính vì thế ta có những con đường cao tốc chạy một phát từ thủ đô Hanoi tới thẳng biên giới với nước bạn, mà chẳng thấy bóng dáng một người quân nhân đâu. Thì quan hệ giữa Ấn độ và TQ không được tốt đẹp như thế, vào đầu thập kỷ 60 họ đã phang nhau một lần từ sau đó hai bên suốt ngày gầm ghè nhau. Chính vì thế nên đâu đâu trên tất cả các con đường tiến tới biên giới với TQ đều dày đặc lính. Công với việc địa hình hiểm trở nên chính phủ Ấn độ cũng chẳng muốn đổ tiền vào những con đường ở đây nữa, làm cho những thằng backpackers như tôi đi xe đến là khổ





 
Chạy đến tầm gần 14h chúng tôi đến một thị trấn nằm dưới chân đèo phong cảnh rất đẹp và tương đối sạch sẽ. Nhưng thị trấn này có vẻ khá thưa thớt dân cư mà nhìn thấy toàn lính và khách du lịch. Có lẽ họ lập lên cái thị trấn này chỉ để phục vụ hai đối tượng đấy chăng?







 
Chúng tôi tạt vào một nhà hàng để ăn và cũng như mọi khi trệu trạo nhai mấy món cơm rang quen thuộc, vừa ngồi vừa ngắm phố phường và tôi nhận ra một điều là tuy rằng gần biên giới với TQ nhưng ở đây chỉ có biển hiệu bằng tiếng Anh, tiếng Ladakhi, tiếng Hindi mà tuyệt đối không có một mẩu chữ TQ nào. So sánh với ở VN thì khác lắm các bác nhỉ. Cách Hanoi có 10km thôi, sang bên Từ Sơn đã thấy đầy bảng hiệu tiếng Trung rồi. Lên tới TP Bắc Ninh thì khỏi phải nói, tháng trước tôi có lạc vào một nhà hàng khá sang trọng ở TT Thành phố nhưng khi vào trong, nhân viên chạy ra hỏi tôi bằng tiếng Trung, tôi lắc đầu không biết và nói tôi là ngừoi Việt. Cậu lễ tân nói "Anh thông cảm nhà hàng em chỉ tiếp khách người nước ngoài, không tiếp người Việt" Không biết cái "người nước ngoài" đây là ngừoi nào các bác ạ. Bông nhiên em cảm thấy nhục vì bị đuổi ra khỏi một nơi dek phục vụ con người mình. Khác dell gì thời TQ bị thuộc địa một tô giới người Anh ở Thượng hải treo biển ở vườn hoa "Cấm chó và người TQ".
Cuối tuần vừa rồi em ra móng cái chơi và cũng thật ngạc nhiên là em không biết mình đang ở VN hay TQ nữa các bác ạ. Chữ TQ bao giờ cũng viết to, dễ nhìn, còn chữ VN thì viết nhỏ tý ở dưới. Người dân ở đây thì 100% ca ngợi và ủng hộ TQ hết mình vì đem quyền lợi đến cho họ. Nhưng nghĩ cũng buồn, chúng ta kém ngay chính người TQ thời thuộc địa của Nhật nhiều quá. Chính tại TQ có những phong trào như Ngũ Tứ vận động tẩy chay và chống hàng Nhật khi Nhật bản cướp Thanh đảo. Còn đông bào ta khi TQ kéo dàn khoan HD981 vào biển đông chỉ ngồi thở dài mà chửi vì không có khách TQ sang





 
Trên đường đi chúng tôi gặp rất nhiều những người dân nghèo đứng tắm như thế này, những người này họ thiếu từ cái cơ bản nhất là nước sạch. Tôi cũng đi khá nhiều nước, giầu có, nghèo có nhưng sự phân hoá giầu nghèo ở Ấn độ là kinh khủng nhất. Nếu như định luật Parato nói về 20-80 thì có lẽ chưa đúng ở đây. Ở Ấn độ sự phân hoá lên cao điểm 10% người giầu chiếm 90% của cải của đất nước và 90% người nghèo chỉ chiếm số 10% còn lại




 
Ấn đọ cũng có khẩu hiệu như ở ta các bác à, nhưng thay vì ca ngợi thành quả đổi mới hay đại loại như "Thánh Gandhi sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta"..... thì khẩu hiệu của họ giống như kiểu khẩu hiệu năm 45 của chúng ta hơn. Đơn giản dễ thuộc và vui. Tý nữa tôi sẽ viết các khẩu hiệu trên đường
Tôi chụp được cái khẩu hiệu ở trường quân sự này, tạm dịch ra "con cóc" cho vui :))


"Hôm nay tập luyện hăng say
Ngày mai ra trận đánh bay quân tàu"







 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,821
Bài viết
1,138,960
Members
192,785
Latest member
chribsosiriya
Back
Top