What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - Đại lục tinh thần

Tôi lớn lên cùng với những trang sử thi Ramayana, với những bộ phim Ấn độ tràn ngập tiếng ca hát. Sau này khi nhìn những phượt thủ chạy mô tô trên những con đường miền bắc Ấn dưới chân dãy Himalaya phủ đầy tuyết trắng làm ngây ngất biết bao tâm hồn của kẻ lãng tử. Nên tôi luôn mơ ước được đến với một đất nước từng là cái nôi của văn minh nhân loại, đất nước của những con người giản dị nhưng vĩ đại (Thánh Gandhi) hay những tư tưởng vượt tầm thời đại của nhà thơ Tagore….cùng với sự cao quý tiết hạnh thủy chung của những người phụ nữ như Sita hay mạnh mẽ, thông minh như Rama trong bộ sử thi Ramayana huyền thoại…..

Cái sự đi Ấn Độ của tôi nó cũng rất tình cờ, trong một lần lang thang lên FB thấy cậu em lên kế hoạch đi Ấn Độ, tôi rất muốn đi. Nhưng vừa đi Nam Mỹ mất gần 2 tháng về, phải thu xếp công việc đã. Sau một hồi đắn đo cuối cùng tôi cũng quyết tâm xin join cùng cậu bạn. Chúng tôi cùng lên các forum, FB tuyển thêm người. Sau một hồi cũng rủ rê được thêm 2 người nữa. Tổng cộng cả đoàn có 4 người mà toàn những phượt thủ chuyên nghiệp, vậy là quá hoàn hảo cho chuyến đi rồi. Offline, bàn bạc đương nhiên cũng mất khá nhiều beer rượu, cuối cùng chúng tôi cũng chốt được một chương trình cho 14 ngày bên đó


Có mấy cái ảnh ăn cắp trên mạng và chắc chắn là chưa có sự đồng ý của tác giả

image1
 
Bước vào bên trong, bên tay trái tôi là một ngôi nhà có kiến trúc thuộc địa của người Anh xây, sau khi họ chiếm được pháo đài này. Và phía trước mặt tôi là ngôi nhà trống (Drum House). Dịch như thế nghe nó cứ sai sai thế nào ấy. Bác nào giỏi văn dịch lại giúp tôi với







 
Cũng giống như các cung điện khác của Ấn độ. Drum house đứng ở giữa lối vào cung điện. Vào những buổi thiết triều khi các quan chức đã tụ tập đông đủ. Dàn quân nhạc trong này bắt đầu chơi trống, thổi kèn báo hiệu sự xuất hiện của Hoàng đế. Còn bình thuường họ cũng chơi nhạc 5 lần trong ngày vào những giờ nhất định
Drum house được xây bằng đá sa thạch đỏ với một ngôi nhà ba tầng hình chữ nhật. Mặt ngoài nhìn ra cổng Lahore mầu trắng, mặt sau mầu đỏ. Bên trong còn một số bức tranh mà ngày nay theo thời gian và biến cố cũng không còn nữa.


Mặt sau toà nhà





Bên trong






Trần nhà


 
Em xin tiếp, không lại sắp lên đường đi chuyến mới rồi mà còn mấy thớt dở dang thì xấu hổ lắm.

Bước qua nhà Quân nhạc sẽ nhìn thấy ngay Diwan-i-'Am với 3 lối vào. Có một lối đi ở giữa chắc ngày xưa người ta dành cho các quan đại thần. Nhưng ngày nay nó bị cấm. Tôi và các vị khách du lịch khác chỉ đi hai đường bên hông vào mà thôi.

Diwan-i-'Am là nơi Hoàng đế thiết triều. Ngài ngự ở đây xem các quan đại thần tấu trình lên những sự việc trọng đại của quốc gia. Ngồi dưới là quan tể tướng người giải quyết chính mọi việc. Chỉ khi có những sự việc thật lớn Hoàng đế mới có mặt và ra tay giải quyết.









 
Diwan-i-'Am là một ngôi nhà hình chữ nhật khá rộng. Tất cả nó có 9 cái vòm, cái vòm ở giữa là đương nhiên giành cho Hoàng đế và tể tướng rồi. Còn hai bên mỗi bên 4 cái theo hai phe tả hữu. Họ sẽ đứng ở đây theo phẩm bậc và bước lên trên tấu trình hay tranh luận trước mặt hoàng đế.
Ở vòm giữa có một cái lầu bằng đá cẩm thạch trắng. Cũng được trạm trổ đá ruby và dát vàng. Ngày xưa thì Hoàng đế ngồi trên tầng 2 ở đây để giải quyết công việc và xem hai bên tranh luận. Thấp hơn dưới tầng 1, có một chiếc ghế bằng đá cẩm thạch trắng là nơi thủ tướng ngồi giải quyết công việc chính. Nhưng ngày nay họ dựng một lớp kính ngăn cách căn phòng với chiếc lầu của hoàng đế làm cho chiếc iphone tàu của em ko chụp ảnh hầu các bác được


Chín cái vòm










Và lầu của Hoàng đế




 
Tôi không biết và không thấy những phòng làm việc nhỏ của Hoàng đế. Nơi chỉ bàn việc cơ mật với quan chức cấp cao ở đâu? Vì tìm cũng không thấy trên sơ đồ cũng không. Trong cả cái Pháo đài này chỉ có mỗi phòng này là phòng làm việc. Vì sau pháo đài này là khu cấm cung. Nơi ở của Hoàng đế, Hoàng hậu, cung tần mỹ nữ cùng với nhà thờ và vườn thượng uyển....
Cũng có thể ngừoi Anh họ phá đi và xây các công trình của họ đè vào rồi. Chứ nếu làm hoàng đế mà chỉ ngó nghiêng xem tể tướng giải quyết việc như thế này thì sướng quá


Khu hậu cung





Vườn thượng uyển chỉ còn trơ lại một mầu cỏ


 
Đi qua Diwan-i-'Am này là bước vào khu hậu cung. Nhưng bên tay phải cuả nó có một cái bảo tàng nhỏ trưng bày các đồ dùng hoàng gia. Tính tôi đã thích bảo tàng rồi. Mà ở đây lại free nữa thì phải vào ngay đúng không các bác?






 
Bên trong bảo tàng ngừoi ta trưng baỳ chủ yếu là đồ dùng của hoàng gia, gươm giáo thời đó. Tuy nhìn cũng rất xa hoa nhưng nếu thế kỷ 18, 19 mà như thế này thì em chắc chắn rằng về độ xa hoa vẫn kém các hoàng đế ở châu Âu 1 bậc.











 
Một trong nhưunxg cái em không thích ở bảo tàng này nữa là: Trong khi các cung điện ở châu Âu, phòng nào họ vẫn giữ nguyên đồ đạc trong phòng đó, chỉ làm một hàng rào nhỏ không cho khách du lịch đến gần. Như thế, những ngừoi khách như em sẽ rất dễ mường tượng ra phòng này để làm gì, đồ đạc gì trong phòng đó được bài trí như thế nào. Chứ ở đây họ tống hết vào cái bảo tàng này rồi ghi chú thích. Trong khi các phòng trong cung điện bỏ không và xuống cấp ( tý nữa các bác nhìn thì biết). Nên không thể mường tượng nổi trong các căn phòng đó có cái gì.
Cũng có thể do thực dân Anh cướp bóc nhiều quá nên họ không còn đủ đồ vật để bày trong phòng chăng? Hay những đồ vật này họ còn nhiều nhưng chưa phục dựng kịp???










 
Bức tranh vẽ Hoàng đế Humayun









Bức tranh vẽ cảnh voi đấu hổ. Người Ấn độ họ thích ngồi suy ngẫm hơn. Nhưng các Hoàng đế Mughal vốn gốc đạo Hồi ưa mấy cái trò đấu này hơn


 
Không có chú thích, sách toàn viết bằng thứ tiếng em không đọc nổi nên không biết đây là sách gì. Bác nào biết tiếng dịch hộ em cái






Hoàng đế Babur






 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,168
Members
192,353
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top