Đức Phật
Đức Phật có tên là Shakyamuni tiếng Hán Việt là Tất Đạt Đa, các Phật tử VN mình quen gọi là Phật Thích Ca. Người là thái tử của xứ Kapilavatsu của bộ lạc Shakya ở chân dãy núi Himalaya.
Tương truyền Ngài sinh ra đã biết đứng thẳng, không như đứa trẻ khác phải qua giai đoạn nằm bò lẫy….Và khi Ngài sinh ra thì có một luồng ánh sáng rực rỡ ở trên trời chiếu xuống làm choi người điếc bỗng nghe được, người câm bỗng nói được… Tóm lại rất là nhiều truyền thuyết mà bây giờ sau 2.500 năm chúng ta cũng chẳng biết được là đúng hay sai. Nhưng thôi đừng cố công tìm hiểu, chứng minh. Cái gì nó đã có trong đức tin thì cứ để nó đấy đúng không các bạn.
Vì Ngài nằm trong giai cấp Kshatriya (chiến binh) nên Ngài được học đủ mọi môn võ bị và cũng được theo học các vị minh triết và thông làu mọi triết thuyết thời đó
Lớn lên Ngài cũng lấy vợ sống trong cảnh vinh hoa phú quý và được mọi người trọng vọng.
Một hôm Ngài ra ngoại thành chơi Ngài thấy một người già, hôm sau Ngài thấy một người ốm, hôm sau nữa Ngài thấy một người chết. Về tới nhà nghe tin vợ mới sinh con trai. Nhưng Ngài không vui mà ngồi ngẫm nghĩ
Tôn giáo nào bắt đầu cũng suy nghĩ về sự sống và cái chết. Đối với Đức Phật ngài bắt đầu giác ngộ, hôm sau ngài từ bỏ cha già, vào trong phòng nhìn người vợ xinh đẹp đang ôm đứa con trai thiêm thiếp ngủ rồi dứt áo ra đi, chính thức bước vào con đường tìm sự giải thoát tinh thần cho nhân loại.
Lúc đó trời chưa sáng, Ngài cưỡi con ngựa Kanthaka ra khỏi kinh thành, Ma vương hiện ra dụ dỗ Ngài, hứa tặng Ngài vương quốc lớn nhưng Ngài từ chối và tiếp tục đi. Ngài đến Uruvela tu khổ hạnh. Sống bằng cây cỏ, thức ăn dần dần giảm xuống cho đến lúc mỗi bữa chỉ ăn một hạt gạo.
Thế nhưng một hôm ngài thấy lối tu khổ hạnh đó không mang lại kết quả. Ngài tìm đến dưới bóng cây bồ đề và ngồi ngẫm nghĩ.
Ngài nghĩ: “Cảnh đau khổ sinh, lão, bệnh, tử ở đâu mà ra? Tại sao cứ luân hồi tử rồi sinh một cách bất tuyệt mãi???” (Trước thời Ngài kinh Veda đã nói về thuyết luân hồi và Đức Phật cũng công nhận thuyết luân hồi đó)
Ngài lại nghĩ “Sinh là nguồn gốc của mọi khổ não, nếu có một người nào đó suốt đời sống công bằng, một mực nhẫn nhục, nhân từ với mọi người, nếu lòng người đó không ràng buộc vào những cái phù du nhất thời mà chuyên chú vào những cái vĩnh cửu thì người đó có hy vọng thoat khỏi cảnh tái sinh mà dòng suối đau khổ sẽ khô cạn chăng?”
Vậy là sau 7 năm trầm tư, Đức Phật tìm được nguyên nhân của đau khổ. Ngài lạy đất thánh Benares (Ba La Nại) và trong vường lộc uyển Sarnath Ngài bắt đầu giảng thuyết Niết bàn cho nhân loại.
Thường thì những người vĩ đại lại rất đơn giản, không bao giờ họ PR về mình. Đức Phật và Đức Chúa cũng vậy cái Ngài không bao giờ có ý chéo lại đạo của các ngài thành sách. Chỉ có đệ tử của các ngài chép các lời răn, lời dạy của Ngài vào sách mà thôi. Cho đến nay sau hơn 2.500 năm chắc chắn là bộ sách đó bị sửa đi để phục vụ mục đích các vị vua chúa rất nhiều.
Nói chung Ngài dạy nhiều điều lắm nhưng chốt lại chỉ có mấy điều quan trọng là. Hãy diệt dục, từ bỏ ham muốn sẽ lên được cõi Niết Bàn và thoát được vòng luân hồi. Không phải tốn tiền cúng bái cho bọn tu sĩ Bà La Môn làm gì. Hãy tự tu, tâm mình tốt. Hãy dĩ đức báo oán… Và Ngài đặt ra ngũ giới:
1. Không sát sinh
2. Không trộm cắp
3. Không nói dối
4. Không uống rượu
5. Không tà dâm
Cái hay của Đạo Phật là khi Ngài đi thuyết pháp không phải cứ nói là kẻ dưới nghe như mấy ông sư thời nay. Mà có phản biện nhiều lúc rất gay gắt (Ấn Độ luôn tôn trọng ý kiến đa chiều và coi phản biện là nguồn gốc của sự phát triển) nhưng với lỹ lẽ sắc bén, kiến thức uyên thâm Đức Phật dần dần bẻ gãy mọi ý kiến phản biện và làm cho kẻ phản biện phải tâm phục khẩu phục Ngài
Năm 483 trước công nguyên, một trái tim vĩ đại của toàn thể nhân loại đã ngừng đập. Ngài tịch thọ tám mươi tuổi.