What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - những ngày đông rực nắng

Như vậy, cuối cùng tôi đã đặt chân đến Ấn Độ một ngày mùa đông nắng vẫn còn vàng óng, vẫn tươi màu rực rỡ. Hành trình dài đăng đẵng lần này, tôi không thật sự nghĩ là sẽ thực hiện được ngay từ lúc bước chân lên đường. Đã hơn 2 tháng xa quê, xa nhà, xa bè bạn,… con đường độc hành lang thang qua nhiều vùng đất mơ ước, nhiều học hỏi, nhiều khám phá… có lắm điều hay ho nhưng cũng nhiều khi buồn tê tái. Không biết đã có bạn nào một mình lang thang từ Saigon đến Ấn Độ, chỉ bằng đường bộ hay chưa, nhưng tôi rất vui vì cuối cùng mình đã làm được điều mà-tôi-đã-từng-nghĩ-là-mình-sẽ-không-bao-giờ-làm được – thực hiện được chuyến đi hoàn toàn bằng đường bộ từ Việt Nam đến Ấn Độ.


PB170780-1.jpg

Vẫy tay chào Nepal những ngày thu xanh, tôi một mình lầm lũi len lỏi qua dòng người đông đúc đi kiếm chuyến xe về Gorakhpur.


Một mình lặng lẽ rời Saigon vào một đêm mưa cuối mùa tầm tã, tôi không ra Bắc để tiện đường sang Trung Quốc mà lại bắt đầu hành trình này bằng chuyến xe đêm đi Gialai, để từ đó sang Lào. Từ Nam Lào những ngày mưa mù, tôi chôn chân ở Siphandon những hoàng hôn rực lửa, rồi mải miết trượt dài đến Bắc Lào để sang vùng Xinhuabanna, Vân Nam, Trung Quốc. Lang thang mê mải vùng Vân Nam, Tứ Xuyên trong những ngày mùa thu vàng mù sương cao nguyên tuyệt đẹp … cũng là thời gian tôi chờ đợi, chuẩn bị cho hành trình mơ ước lên Tibet – chuyến đi mà tôi đã chuẩn bị nhiều lần trước đây những đến lúc này vẫn chưa thực hiện được.


PB180876-1.jpg

Một buổi sáng yên bình ở Kushinagar, Ấn Độ, nơi Đức Phật nhập cõi Niết Bàn – đây là nơi được cho là đã làm lễ hỏa táng Đức Phật.



PB191020-1.jpg

Những gì còn lại ở Sarnath, Varanasi, nơi Đức Phật thuyết giảng kinh kệ cho chúng sinh


Cuối cùng, chuyến tàu Thành Đô – Lasha cũng đưa tôi đến được miền đất của các chư thiên – Tây Tạng huyền bí. Choáng ngợp với một Tây Tạng hùng vĩ về thiên nhiên, huyền bí về tâm linh, chân tình mộc mạc trong cuộc sống của người bản xứ… với quá nhiều điều hay ho, mà một chuyến đi ngắn ngủi chỉ để mở đầu cho những mơ ước kế tiếp, tôi tìm đường sang Nepal trong những ngày thu xanh vời vợi, để rồi lại bị mê mệt, đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và tình người nồng hậu nơi đây.


PB190936-1.jpg

Rắc tro trên sông Hằng – để thỏa ước nguyện của những người không được hỏa táng bên bờ sông thiêng.


PB241683-1.jpg

Một sáng mai sớm ở Chùa Vàng – Thánh địa của đạo Sikkim, ở Amrista[/I]


PB221265-1.jpg

Thánh đường Hồi Giáo ở Delhi



PB260162-1.jpg

Tham dự một lễ cưới lúc 1 giờ sáng ở Agra – tự nhiên được mời!


Lần khân mãi, rồi cuối cùng tôi cũng rời Nepal và đặt chân được lên đất nước Ấn Độ vào một ngày mùa đông nắng vẫn tràn ngập, vẫn mênh mang khắp chốn… Như vậy, tôi đã đến Ấn Độ một cái nôi của văn minh nhân loại, một đất nước của huyền thoại, xứ xở của nhiều điều kỳ bí và cả nhiều mâu thuẫn…để bắt đầu hành trình hăm hở khám phá mới – dù đây không phải là lần đầu tôi đến Ấn Độ.


(tbc.)
 
Last edited:
Hampi, thời gian ngừng trôi trên thành xưa quên lãng Vijayanagar … - 11

(cont.)



PC040476.jpg




PC040480.jpg




PC040482.jpg

Một ngôi đền bằng đá đen, rất khác những ngôi đền khác trong khu vực. Những điêu khắc cũng khác.



Tôi rất lấy làm tiếc khi lang thang ở khu Royal Centre vì thông tin của LP về các đền đài nơi đây rất hời hợt. Cả khu vực thành xưa Vijayanagar rộng thênh thang, từng cụm đền cũng cỡ cỡ các ngôi đền của Angkor nhưng thông tin không hề có, hay cũng chỉ vài dòng… Sau khi đi về, lục tìm thông tin trên mạng thì việc khó khăn đầu tiên là tôi không hề biết tên của các cụm đền đó, vậy làm sao tìm được thông tin?



PC040484.jpg




PC040488.jpg

Các ngôi đền này hình như vừa được trùng tu, nhưng không tệ như việc sơn phết trùng tu… ở X



PC040485.jpg

Ống thoát nước nghệ thuật quá!



Dù sao, thời khắc lang thang ở một nơi mà vì thông tin sơ sài ban đầu, đến lúc gặp thấy thì phải ngỡ ngàng cũng rất hay. Điều lạ là các kiến trúc của các cụm đền ở khu Royal Centre này không giống nhau lắm, có lẽ được xây vào các thời điểm khác nhau và do có đến hàng trăm ngàn các vị thần Ấn giáo và các đền thờ này thờ các vị thần khác nhau nên mới vậy. Tuy nhiên có điểm đặc biệt của Royal Centre là sự phối hợp của kiến trúc Ấn giáo và Hồi giáo trong một số đền đài, tạo nên vẻ đẹp rất riêng của Hampi với những di tích kiến trúc nơi khác. Đó là chưa kể khi chiều về, tôi lại tình cờ được thăm thú cụm đền thờ của Vô Tàm giáo (đạo Jain, tôi tạm “dịch hạch” theo một số tài liệu trên mạng và do luyện chưởng quá nhiều)



PC040497.jpg

Đóa sen Lotus Mahal, một phối hợp tinh tế giữa kiến trúc Ấn giáo và Hồi giáo.



(tbc.)
 
Hampi, thời gian ngừng trôi trên thành xưa quên lãng Vijayanagar … - 11

[Đã năm ngày ngồi hóng chuyện backpackervn, nhưng lâu quá không thấy]!
He he he, còn gì hạnh phúc hơn khi biết rằng đâu đó trên cõi đời lu bu này vẫn còn có người chờ mình, từng ngày…!!!??? Ack ack ack, nghe muốn nổi da gà da rắn luôn…!!!! :gun



@ dinh.han, câu hỏi của bạn về việc lang thang ở Ấn Độ nhưng sao không bị Tào Tháo rượt thực ra cũng là một câu hỏi hay và cũng chẳng có gì riêng tư nên bpk trả lời ở đây, thay vì bằng VM hay PM. Ấn độ thật sự rất ô nhiễm và mất vệ sinh. Có người bạn thân của bpk sau khi xem các phóng sự về sông Hằng còn không dám ngồi gần bpk khi đi nhậu vì sợ có con virus gì đó nó theo bpk về VN khi nghe bpk kể rằng đã từng lội dưới sông thiêng. Bpk đề cập đến 4 vấn đề liên quan đến Tào Tháo khi bạn đi du lịch, a/ hệ miễn nhiễm; b/ vệ sinh cá nhân; c/thức ăn; d/ nước uống.


a/ Cái này tùy từng người, không nói được nhưng bạn lang thang càng nhiều, lê la càng nhiều hệ miễn nhiễm càng tốt. Ví dụ người Việt mình lê la ăn hàng không sao nhưng Việt kiều hay khoai Tây ăn vào là té re. Bpk thì lang thang cũng có chút số má nên quen mấy con virus đó hết trơn rồi.


b/ Vệ sinh cá nhân, chỉ cần bạn tuân thủ lời cô khuyên má dặn là rửa tay trước khi ăn là cũng hạn chế binh tướng Tào Tháo vào ẩn núp trong cơ thể bạn chờ ngày phản phé. Bpk tuân thủ tốt việc này.


c/ Thức ăn, được cái bpk ăn rất ít dù rất dễ nuôi. Do vậy, nếu đói mà thấy chỗ đó hơi dơ dơ là bpk nhịn luôn. Thứ nữa là bpk luôn chọn những thứ nào biết là nó vừa mới qua một quy trình nấu nướng và còn nóng, để giảm thiểu sự tấn công của vi khuẩn. Ví dụ như bpk thà sẽ mua 1 cái samosa (bánh rán nhân thịt) ở quán vỉa hè ven đường khi thấy nó vừa được vớt ra từ lò, dù nó đẫm dầu… hơn là mua 1 cái như vậy (hoặc các thức ăn nguội lạnh khác) trong nhà hàng dù nó nằm trong tủ kính. Các loại thực phẩm khô như biscuit, chocolate… dù khó nuốt nhưng cũng đảm bảo vệ sinh, nhưng nên chú ý mua của các hãng uy tín như Kraft Food…


b/ Nước uống, đây cũng là nguyên nhân rất quan trọng. May cái là bpk chỉ uống 2 thứ là bia và nước đóng chai. Nhờ bpk uống bia nhiều nên lượng nước uống vào ít đi, chắc đây cũng là một lý do tốt nữa giảm thiểu vi khuẩn xâm nhập (!?). Về nước đóng chai, cái này thật sự quan trọng. Nhiều người vẫn nói rằng chỉ uống nước đóng chai còn nguyên niêm nhãn sao vẫn bị tiêu chảy. Cũng may mắn là lúc vừa qua Ấn, bpk phát hiện được là các quầy nước ven đường bán nước đóng chai còn nguyên niêm… nhưng đó là niêm do họ tự đóng vào, sau khi thu gom các vỏ chai nhựa, đổ nước máy hay nước gì gì đó vào rồi họ tự dập nắp mới, lớp plastic bảo quản mới vào… và bán như chai mới. Do vậy, từ đó bpk chỉ mua nước đóng chai trong các siêu thị hoặc cửa hàng lớn mà thôi.




Chia sẻ ít thông tin về ăn uống ở Ấn Độ, chúc bạn sẽ có 1 chuyến đi thành công, không gặp Tào Tháo!

____________________________________




(cont.)



PC040499.jpg



PC040498.jpg

Lotus Mahal, sự phối hợp tài tình giữa kiến trúc Ấn giáo và Hồi giáo.



Dù chức năng của cung điện đẹp đẽ này chưa được rõ lắn, nhiều người cho rằng cung Lotus Mahal dành cho hoàng hậu và các phi tần. Khác với các kiến trúc toàn đá của Hampi, Lotus Mahal có sử dụng gạch và vôi vữa, mô phỏng theo một đóa sen đang mãn khai. Nằm trên bãi cỏ xanh mướt, Lotus Mahal xinh đẹp lộng lẫy trong trưa nắng Hampi như đóa sen hồng…



PC040500.jpg




PC040506-1.jpg




PC040502-1.jpg

Trong Elephant Stables



Lang thang trong Elephant Stables, nơi có kiến trúc đẹp và 1 bãi cỏ cũng rất đẹp dưới tàng cây xanh. Tôi không đi nữa mà lăn đùng ra bãi cỏ nằm ngắm trời xanh. Biết ngày về không xa, những thời khắc như thế này thật hiếm hoi quý giá và tôi cũng không muốn lãng phí, nhưng khoảnh khắc nằm lăn trên bãi cỏ êm mềm mượt, giữa những hoang phế ngàn xưa, trên bãi xanh, ở trên cao cây xanh, trời xanh,... thật khó quên với tôi và tôi biết rất rõ điều này.



PC040511.jpg

Bãi cỏ, nơi tôi đã lăn ra và sau đó có 1 gia đình Tây cũng "bắt chước", em bé thật dễ thương.



(tbc.)
 
Ô kìa, mới thấy ông backpackervn phiêu bạt ở Trung Nguyên, giờ lại thấy lang thang nơi Tây Trúc, khiếp thật. Chắc chắn là chân ông backpackervn có bôi dầu, nhưng không biết là dầu gì mà lẹ vậy :(
 
Hampi, thời gian ngừng trôi trên thành xưa quên lãng Vijayanagar … - 12

@ dinh.han, “…Nếu không sợ, đi uống cà phê hén. Chờ bpk msg quá xá để chia xẻ blog…”, bpk đã trả lời PM của bạn rồi mà. Còn vụ “Nếu không sợ”… thì bpk là con ngoan, luôn nghe lời má dặn, cũng như là fan hâm mộ của bộ phim lẫn bài hát “Don’t talk to stranger” (!). Nói vui vậy thôi, có “duyên” thì gặp hén!

@ vudinhan, dầu đó là dầu "ham chơi"!





___________________________________

(cont.)




PC040516.jpg

Một pho tượng “lạ” trong bảo tàng ở Elephant Stables


PC040518.jpg

Một góc khác của Elephant Stables



Lăn lóc trong Elephant Stables đã đời đã điếu, tôi nhọc nhằn đạp xe ngược gió, lên dốc hướng về Hampi Bazaar. Nhưng dù tranh thủ về Hampi Bazaar để ngắm hoàng hôn trên sông xanh, tôi tranh thủ quăng xe bên lề đường leo lên đồi Hemakuta. Trời Phật phù hộ, tôi mà không lên đó chắc giờ ngồi nhỏ dãi tiếc khi thấy ai đó chia sẻ các hình mà tôi đang chia sẻ.



PC040522.jpg

Một tháp nhỏ kiến trúc là lạ trong khuôn viên đền Krishna trên đồi Hemakuta



PC040538.jpg

Những tháp của đạo Jain




Rất nhiều cụm đền đài lớn nhỏ trên đồi Hemakuta nhưng vì kiến trúc cũng giông giống các ngôi đền Hindu khác nên lúc đầu tôi chủ quan không muốn ghé. Nhưng vừa qua khỏi cổng, ra sau cụm đền Krishna tôi ngỡ ngàng khi nhìn thấy toàn cảnh Hampi Bazaar hoành tráng bên dưới và nhất là những ngôi đền, tháp có kiến trúc lạ, kể cả kiến trúc Hindu cũng là lạ, chưa nói gì đến những ngôi đền của đạo Jain. Bạn sẽ hỏi sao tôi biết nó là kiến trúc Jain. Dễ ợt hà, tấm bảng ghi chú ngay dưới chân tháp thôi. Mà thật tình nếu không có tấm bảng đó, tôi cũng không biết nó là “Jain style”!!!!



PC040528.jpg

Đền Virupaksha, từ TK XV nhìn từ trên đồi và toàn cảnhh Hampi Bazaar


Tình cờ, khi zoom chụp hình các phù điêu của ngôi đền Viruspaksa tôi ngỡ ngàng khi thấy các họa tiết Kharujaho trên đó. Ngôi đền tôi lang thang cả buổi sáng mà cũng chẳng thấy được các phù điêu đó vì nó nằm bên hông ngôi đền, trên cao… mà góc nhìn rõ nhất là trên đồi Hemakuta này


PC040534-2.jpg

Một mảng phù điêu theo kiến trúc “Kharujaho” bên hông ngôi đền Virupaksa mà bạn sẽ rất khó thấy nếu ở Hampi Bazaar.


(tbc.)
 
Hampi, thời gian ngừng trôi trên thành xưa quên lãng Vijayanagar … - 13

(cont.)



PC040534-1.jpg

Một góc đền Virupaksa



Chiều đã về trên dòng sông xanh, Hampi nhuốm nắng vàng chiều rực rỡ…



Dòng sông chiều xanh biếc, chiếc cầu nhỏ qua sông xa xa thướt tha những tà saree đỏ vàng rực rỡ mênh mang bay bay trong chiều gió. Những bóng dáng dịu dàng lặng lẽ qua cầu, qua dòng sông xanh mất hút dần vào rặng xanh ngăn ngắt bên bờ xa, như tan vào chiều gió.



PC040529.jpg

Khói lam chiều Hampi



Tôi một mình lặng lẽ bên chiều Hampi, nhìn hoàng hôn từ từ chìm dần xuống dòng sông xa nơi cuối trời. Khói chiều cuốn quit bên đá xưa, quanh đền cũ quanh núi ngàn… như những lời chia tay. Sông đêm vắng lặng, chỉ còn tôi và vài khách Tây nằm lặng lẽ trên triền sông xa xa. Gió đêm đã về vỗ về dòng sông ì oạp thở, đêm đầu hôm Hampi sao mênh mang buồn, sao thênh thang nhớ….



PC040457.jpg

Sông vẫn còn xanh…



PC040540.jpg

….đã chợt nhuốm hồng




PC040533.jpg

Hampi, ơi chiều…!!!



Chia tay Hampi, chia tay thành xưa quên lãng… tôi lên chiếc xe cọc cạch chạy lồng trong đêm lộng gió về Hospet. Lại một đêm dập dềnh trên chuyến xe khuya tiếp tục xuôi nam về Bangalore.


Ngày mai là ngày cuối cùng của tôi trên đất Ấn, ngày cuối cùng của chuyến đi bằng đường bộ đăng đẵng 4 tháng độc hành từ Sài Gòn đến Ấn Độ…


Ngày mai tôi về…
 
@BPK
Nói về sự mầu nhiệm của Sông Hằng thì phải tin vào phép lạ
Có niềm tin thì việc gì củng làm được !!!

Vậy Pbk có tắm sông Hằng để tảy trần chưa ?
Có mồt người đả viết là nước Sông Hằng bẩn đến độ , ngay cả vi-trùng củng ko sống được ( Xin đừng hiểu lầm )
Thừơng thì 1 lít nước mà có quá 500 vi khuẩn thì ko được tắm , theo bpk thì nước sông Hằng có bao nhiêu vi-khuẩn / 1 lit ?

Khâm phục bpk viết bài hay quá , tuyệt vời , đọc mê thôi ! Cám ơn sư- phụ nhiều

T.L. : 1 triệu / 1 lít

Sorry BPK nhe ! Cho dựa hơi tí
Hampi là Thánh - Địa , nên rất hài hòa ( toàn chay trường )
Muốn tìm Gh rẻ và bia thit , thì sang sông là toai nguyện
Ở Hampi bạn chỉ cần mướn chiếc xe đạp là đi phượt thoải mái
 
Last edited by a moderator:
Re: Hampi, thời gian ngừng trôi trên thành xưa quên lãng Vijayanagar … - 13

Mình có chuyến đi công tác tới Goa, Ấn độ. Mình search trên mạng không tìm ra thông tin ai đã từng đi du lịch Goa để học hỏi kinh nghiệm, chỉ có wikipedia có thông tin giới thiệu Goa là one of smallest state of India.

Bạn nào có thông tin và kinh nghiệm đi du lịch ở đây, chỉ giùm mình với. Tháng 9 là mình phải đi rồi.

Thanks cả nhà
 
Góp với bạn backpackervn đoạn trích từ cuốn "Nhiệt đới buồn" của Claude Lévi-Strauss, liên quan về Ấn Độ:

"...

Vượt ra ngoài những phương thuốc chính trị và kinh tế có thể hình dung được, bài toán do sự đối mặt giữa châu Á với châu Mỹ nhiệt đới đặt ra vẫn là bài toán về việc gia tăng dân số trong một khoảng không gian hạn chế. Làm sao có thể quên rằng về mặt này, châu Âu giữ một vị trí trung gian giữa hai lục địa? Ấn Độ đã tấn công vào bài toán về số lượng này 3.000 năm nay bằng cách, với hệ thống đẳng cấp, tìm kiếm một phương cách biến số lượng thành chất lượng, nghĩa là tách biệt các nhóm người ra để cho phép họ chung sống bên nhau. Thậm chí nó còn nhận thức vấn đề theo những quan hệ rộng lớn hơn: mở rộng vấn đề quá tầm mức của con người, tới mọi hình thái của cuộc sống. Quy tắc ăn chay cũng bắt nguồn từ một mối bận tâm như của chế độ các đẳng cấp, như là cách ngăn các nhóm xã hội và các loài động vật giẫm lên nhau, dành cho mỗi bên một miền tự do riêng có được nhờ vào việc không để cho, nơi các đối tượng khác, thực hiện một miền tự do đối lập. Thật bi thảm đối với con người là bài học kinh nghiệm lớn đó đã thất bại, tôi muốn nói rằng trong quá trình lịch sử, các đẳng cấp đã không đạt tới được một trạng thái khi đó chúng sẽ bình đẳng bởi vì khác biệt - bình đẳng với cái nghĩa chúng là vô hạn - và giữa chúng đã thâm nhập được cái liều lượng giả dối về đồng nhất cho phép sự so sánh, và từ đó tạo ra một tôn ty. Vì nếu con người đã có thể đi đến chỗ cùng tồn tại, với điều kiện cùng thừa nhận mọi người đều là người, nhưng là theo cách khác, thì họ cũng có thể bằng cách những người này từ chối ở những người khác một mức độ tính người có thể so sánh được, và như vậy bằng cách phụ thuộc vào nhau.

Thất bại to lớn này của Ấn Độ mang lại một bài học: một khi trở thành quá đông thì bất chấp các tài năng của các nhà tư tưởng của mình, một xã hội chỉ có thể tồn tại lâu dài bằng việc tiết ra sự nô lệ. Khi con người bắt đầu cảm thấy chật chội trong các không gian địa lý, xã hội và tinh thần của họ, thì một giải pháp đơn giản có nguy cơ quyến rũ họ: giải pháp phủ nhận tính người của một bộ phận đồng loại. Trong vài chục năm, những kẻ khác lại tìm lại được những kích cỡ đầy đủ. Rồi thì lại phải thực hành một cuộc khai trừ mới. Dưới ánh sáng này, những biến cố diễn ra trên lục địa Châu Âu từ hai mươi năm nay (tác giả viết cuốn này khoảng những năm 1950), thu tóm một thế kỷ trong đó dân số của nó đã tăng lên gấp đôi, đối với tôi đã không còn có thể là kết quả sự sai lầm của một dân tộc, một học thuyết hay của một nhóm người nữa. Tôi nhìn thấy trong đó, đúng ra là dấu hiệu báo trước một sự phát triển tới cái thế giới khánh kiệt mà vùng Nam Á đã thể nghiệm một hay hai thiên niên kỷ trước chúng ta, và nếu không có những quyết định quan trọng, có thể chúng ta sẽ không vượt qua được. Bởi sự suy thoái giá trị của con người một cách có hệ thống đang lan rộng, và sẽ là quá đạo đức giả và vô ý thức khi né tránh bài toán bằng lời bào chữa về một sự lây nhiễm tạm thời.

Điều làm tôi khiếp sợ ở Châu Á, là hình ảnh của chúng ta trong tương lai, được nó trải nghiệm trước. Với châu Mỹ của người Anh-điêng, tôi yêu quý cái ánh sáng, cũng là thoáng qua thôi, về một kỷ nguyên trong ấy giống loài tương ứng với vũ trụ của nó và ở đó kiên trì một mối tương quan thích hợp giữa việc thực hành tự do và các dấu hiệu của tự do."

Nay tớ đang nghiệm đến thực trạng Đông Á chúng ta.
 
backpackervn: Em Pm cho anh nhiều lần nhưng do hòm thư của anh đầy nên thư em gửi ko thể chuyển được. E chỉ còn cách báo qua comment này.

Những chia sẻ về Ấn Độ của anh rất hay, kiến thức tổng quát. Đọc xong loạt bài này em phát hiện ra, Ấn Độ có hai thành phố Mumbai và New Delhi là bẩn nhất thế giới:

Mumbai: Đây cũng là thành phố có mật độ dân số đông nhất thế giới. Rác luôn ngập tràn phố phường, đến mức mà có những con phố bạn sẽ chẳng dám đến vì mùi hôi từ rác bốc lên.

New Delhi: Rác thải và nước cống là ác mộng cho trẻ em vì dịch bệnh hoành hành.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top