What's new
Xin giới thiệu với đại gia đình nhà Phượt về những điểm du lịch, phượt phịt ở xứ An Giang quê của Người Nhà Quê tui.

Đầu tiên, xin giới thiệu về vẻ đẹp của Xà Tón-đích thị nơi tui lớn lên. Xà Tón là tên ngày xưa của ông bà ta gọi cho xứ Tri Tôn-An Giang ngày nay. Hôm nào rảnh, tui sẽ post thông tin này. Trước mắt, mời mọi người rửa mắt với những hình ảnh xứ Xà Tón xa lắc lơ của tui:



RuongbacthangBayNui5.jpg

Khu vực ruộng ở Tri Tôn và Tịnh Biên nằm giữa những trái núi gọi là "ruộng trên"
để phân biệt với "ruộng dưới"-nơi có đầy đủ nước tưới, hệ thống thủy lợi.
Trước đây, ruộng trên chỉ nhờ nước trời, trồng lúa mùa khi sa mưa.
Bây giờ đã có thủy lợi rồi; nước đầy đủ quanh năm.
Ruộng trên luôn để lại những tấm ảnh đẹp cho nhiều người...




RuongBayNui.jpg

Ruộng trên vào mùa vàng



IMG_0272.jpg

Vùng đất này có khá đông đồng bào dân tộc Khmer.
Đứng trên đồi Tà Pạ ngắm cảnh chợt phát hiện những cô gái Khmer đi chợ về.





IMG_0285-Copy.jpg

Đây là "hồ trên núi", được chụp trên đồi Tà Pạ (thị trấn Tri Tôn).
Sở dĩ có cái hồ này là do khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
Nước trong xanh quanh năm và không bao giờ cạn.




IMG_0294.jpg

Đây là ngôi chùa Xá Tón nằm ngay trung tâm thị trấn.
Ngôi chùa này được xem là một trong những ngôi chùa Nam tông Khmer cổ nhất và đẹp nhất ở An Giang.
Phần mái ở chánh điện lợp bằng ngói màu ngũ sắc rất lạ mắt.
Ở một bài viết khác, Người Nhà Quê tui sẽ giới thiệu về ngôi chùa này.





IMG_0293.jpg

Không gian chùa có vẻ cổ kính và yên bình.



IMG_0297.jpg

Một góc xây dựng mới của chùa Xà Tón.
Mái cong vút của kiến trúc soi bóng xuống hồ.
 
@leDDel:
Theo NNQ đuợc biết (nghe lại) thì, cháo bò có xuất xứ từ nguời Khmer. Tuy nhiên, chính nguời Kinh có công phát triển món ăn này đến với mọi người. Cháo bò ở Tri Tôn là nhứt xứ.
Món bánh canh Vĩnh Trung là của nguời Khmer. Nguời có công đầu xây dựng thương hiệu này là chị Út Oanh Na. Ban đầu, chị thuê mặt bằng ở gần chợ Vĩnh Trung mở quán bánh canh. Món ăn lạ miệng, cách chế biến ngon nên nhiều nguời biết đến. Quán của chị lại nằm trên con đường du lịch Bảy Núi nên du khách từ khắp nơi dừng chân lại quán chị. Thấy bán được, chủ nhà lấy mặt bằng lại và mở quán bánh canh Vĩnh Trung như nêm nếm "ẹ" lắm. Gần đó, có nhiều nguời mở quán dùng thuơng hiệu chung này. Chị Út trở về nhà, mở quán (cùng phía chợ Vĩnh Trung) là đề thêm "thương hiệu riêng" Út Oanh Na để phân biệt và để khách hàng nhận ra mình. Quán của chị luôn đắt khách.
Còn món bún cà ri ở Châu Đốc thì có sự "giao thoa" giữa 3 loại cà ri Chà, Kinh và bún nuớc kèn của nguời Khmer. Nguời Chăm ăn cà ri đặc sệt, béo ngậy nhưng không ăn với bún. cà ri nguời Kinh thì không cần phải nói gì thêm. Bún nuớc kèn của nguời Khmer cũng nấu tuơng tự như bún cá nhưng có thêm cà ri và dừa (món này có bán ở chợ Tri Tôn). Qua thưởng thức, mình đúc kết mòn này lại như thế. Chắc phải nhờ anh Duy Thắng ở Châu Đốc, anh Trần Quyền... "bàn" thêm!
 
Nhà sàn của người Việt (trên đường 861 từ Cao Lãnh đi Hồng Ngự)
attachment.php

Nhà bên trái còn cầu thang do phần dưới sàn chỉ để chứa đồ, nông cụ...Nhà bên phải xây gạch luôn bên dưới sàn nên có lẽ cầu thang đã được xây luôn bên trong nhà.

Đúng như bác Trần Quyền nói, ngôi nhà bên phải (trong tấm ảnh trên) chỉ giữ đuợc 50% nhà sàn nguyên bản. Thời gian gần đây, nhiều nơi đã có đê bao khép kín, ko còn bị nuớc ngập nữa nên "đôn" sàn lên thêm một tầng nữa. Bên dưới xây thành một ngôi nhà đúc; toàn bộ phần nhà sàn được đưa lên lầu. Hiện nay, rất nhiều ngôi nhà đuợc cất như thế.
Còn nhà sàn có thuộc kiến trúc của PGHH hay không thì NNQ có thể khẳng định là không.
Còn về nhà sàn của nguời Chăm thì phức tạp hơn nhiều. Bác có thể tìm hiểu thêm. :)
 
Đúng như bác Trần Quyền nói, ngôi nhà bên phải (trong tấm ảnh trên) chỉ giữ đuợc 50% nhà sàn nguyên bản. Thời gian gần đây, nhiều nơi đã có đê bao khép kín, ko còn bị nuớc ngập nữa nên "đôn" sàn lên thêm một tầng nữa. Bên dưới xây thành một ngôi nhà đúc; toàn bộ phần nhà sàn được đưa lên lầu. Hiện nay, rất nhiều ngôi nhà đuợc cất như thế.
Còn nhà sàn có thuộc kiến trúc của PGHH hay không thì NNQ có thể khẳng định là không.
Còn về nhà sàn của nguời Chăm thì phức tạp hơn nhiều. Bác có thể tìm hiểu thêm. :)

Ở ngay thị trấn Tri Tôn có 1 quán bán mì sợi cực ngon, hình như nó nằm cặp đường Trần Hưng Đạo thì phải, gần nhà văn hóa thiếu nhi. Mì sợi tươi rất dài và to hơn so với sợi mì mà mình thường ăn. Nghe chủ quán nói làm từ bột và hột vịt, nước súp nấu là nước súp gà, êm nếm rất ngon. Lần nào lên Tri Tôn cũng ăn 2 tô món mì này (mỗi tô 15k). Nhìn ảnh thì không hấp dẫn cho lắm nhưng ngon lắm các bạn ạ:

29843_1190773069778_1841937756_359678_6758613_n.jpg
[/IMG]

29843_1190753309284_1841937756_359626_7464307_n.jpg
[/IMG]
 
@L/C: Chính xác là đuờng Trần Hưng Đạo nhưng là Nhà văn hóa chứ ko có chữ "thiếu nhi". Mì dạng này có nhiều quán bán. Gia truyền luôn. Tự làm tự bán...

Bỏ ăn thịt chó đi. Nguời AG nuôi nhiều chó giữ nàh lắm. Phượt lên đó mà có mùi thịt chó thì chuẩn bị tiền...chích ngừa! :T
 
@L/C: Chính xác là đuờng Trần Hưng Đạo nhưng là Nhà văn hóa chứ ko có chữ "thiếu nhi". Mì dạng này có nhiều quán bán. Gia truyền luôn. Tự làm tự bán...

E thấy nhà văn hóa đó toàn con nít vô chơi nên nghĩ là NVH thiếu nhi. Bỏ ăn thịt chó lâu rùi. Mà sao trong chùa cũng nuôi chó nữa. e vừa vào dựng xe gần cây bồ đề thì nó chạy lại sủa và rượt làm e chạy thụt mạng
 
Đúng như bác Trần Quyền nói, ngôi nhà bên phải (trong tấm ảnh trên) chỉ giữ đuợc 50% nhà sàn nguyên bản. Thời gian gần đây, nhiều nơi đã có đê bao khép kín, ko còn bị nuớc ngập nữa nên "đôn" sàn lên thêm một tầng nữa. Bên dưới xây thành một ngôi nhà đúc; toàn bộ phần nhà sàn được đưa lên lầu. Hiện nay, rất nhiều ngôi nhà đuợc cất như thế.
Còn nhà sàn có thuộc kiến trúc của PGHH hay không thì NNQ có thể khẳng định là không.
Còn về nhà sàn của nguời Chăm thì phức tạp hơn nhiều. Bác có thể tìm hiểu thêm. :)

Mình cũng nghĩ thế. Nhà "đặc kín" rồi, còn cái sàn nào đâu ;)
 
Mình cũng nghĩ thế. Nhà "đặc kín" rồi, còn cái sàn nào đâu ;)

Ah, chịu khó đi mấy con đuờng Long An, Tân An, Vĩnh Trường, Vĩnh Xương... của Tân Châu và An Phú (tỉnh An Giang) vẫn còn í. Nhà sàn còn nhiều. Tất nhiên không bằng 5-10 năm trước. Nếu đi một chuyến loằn ngoằn đuờng quê cũng thú vị lắm.
 
Nếu đi một chuyến loằn ngoằn đuờng quê cũng thú vị lắm.

Đường quê thú vị, nhưng ko phê lắm. Mình thích đường cập kênh hơn, leo cầu tre cầu nón lá đã quá chừng. Mình mới được đi đường cập kênh khu vực bên Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Chưa có được về Đồng Tháp 10 bằng đường cập kênh, ko biết thế nào, cầu có dốc nhọn lên như cái nón lá hay lưa thưa cây gỗ và rung bần bật như bên ST, BL...hay ko :)
 
Đường quê thú vị, nhưng ko phê lắm. Mình thích đường cập kênh hơn, leo cầu tre cầu nón lá đã quá chừng. Mình mới được đi đường cập kênh khu vực bên Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Chưa có được về Đồng Tháp 10 bằng đường cập kênh, ko biết thế nào, cầu có dốc nhọn lên như cái nón lá hay lưa thưa cây gỗ và rung bần bật như bên ST, BL...hay ko :)

Về khoản này chắc AG và ĐT xin chịu thua. Khoảng 10 năm nay, AG là tỉnh đứng đầu ĐBSCL về giao thông nông thôn. Chương trình xóa cầu khỉ cũng đã triển khai nhiều nên rất hiếm còn những cây cầu như thế. Có thể vì cái sự sung sướng này làm mất hứng dân phượt hành xác chăng?! ;)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,165
Bài viết
1,174,015
Members
191,979
Latest member
78winrip
Back
Top