What's new
Xin giới thiệu với đại gia đình nhà Phượt về những điểm du lịch, phượt phịt ở xứ An Giang quê của Người Nhà Quê tui.

Đầu tiên, xin giới thiệu về vẻ đẹp của Xà Tón-đích thị nơi tui lớn lên. Xà Tón là tên ngày xưa của ông bà ta gọi cho xứ Tri Tôn-An Giang ngày nay. Hôm nào rảnh, tui sẽ post thông tin này. Trước mắt, mời mọi người rửa mắt với những hình ảnh xứ Xà Tón xa lắc lơ của tui:



RuongbacthangBayNui5.jpg

Khu vực ruộng ở Tri Tôn và Tịnh Biên nằm giữa những trái núi gọi là "ruộng trên"
để phân biệt với "ruộng dưới"-nơi có đầy đủ nước tưới, hệ thống thủy lợi.
Trước đây, ruộng trên chỉ nhờ nước trời, trồng lúa mùa khi sa mưa.
Bây giờ đã có thủy lợi rồi; nước đầy đủ quanh năm.
Ruộng trên luôn để lại những tấm ảnh đẹp cho nhiều người...




RuongBayNui.jpg

Ruộng trên vào mùa vàng



IMG_0272.jpg

Vùng đất này có khá đông đồng bào dân tộc Khmer.
Đứng trên đồi Tà Pạ ngắm cảnh chợt phát hiện những cô gái Khmer đi chợ về.





IMG_0285-Copy.jpg

Đây là "hồ trên núi", được chụp trên đồi Tà Pạ (thị trấn Tri Tôn).
Sở dĩ có cái hồ này là do khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
Nước trong xanh quanh năm và không bao giờ cạn.




IMG_0294.jpg

Đây là ngôi chùa Xá Tón nằm ngay trung tâm thị trấn.
Ngôi chùa này được xem là một trong những ngôi chùa Nam tông Khmer cổ nhất và đẹp nhất ở An Giang.
Phần mái ở chánh điện lợp bằng ngói màu ngũ sắc rất lạ mắt.
Ở một bài viết khác, Người Nhà Quê tui sẽ giới thiệu về ngôi chùa này.





IMG_0293.jpg

Không gian chùa có vẻ cổ kính và yên bình.



IMG_0297.jpg

Một góc xây dựng mới của chùa Xà Tón.
Mái cong vút của kiến trúc soi bóng xuống hồ.
 
Như leDDel biết, An Giang là nơi xuất xứ của nhiều tôn giáo. Trong đó, PGHH phát triển khá mạnh. Hiện nay, ngoài An Giang thì Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, một ít ở Hậu Giang và Kiên Giang... có rất nhiều tín đồ PGHH. Thế nên, đi ngang qua nhiều khu dân cư, thấy thờ tấm vải điều và treo hình đức giáo chủ là điều hiển nhiên. Cũng giống như bạn đi qua các xóm đạo vậy!

Những ngôi nhà mà bạn nói là đặc trưng kiến trúc kiểu "sống chung với lũ" có từ lâu đời của người dân An Giang, Đồng Tháp và Thốt Nốt-Vĩnh Thạnh (Cần Thơ). Đó là kiến trúc kiểu 3 gian 2 chái rất phổ biến; vật liệu chủ yếu là tre và gỗ (sau này có xây tường), mái lợp ngói đỏ. Tại vùng lũ, kiến trúc này được "đặt" trên các cây cột bê tông, cao khoảng 1 mét trở lên. Có nơi nước lũ ngập sâu hằng năm, những nôi nhà này "đặt" trên các trụ cao hơn 2 mét. Sau này, lũ không còn do có hệ thống đê bao khép kín nên các ngôi nhà này đã được "hạ" xuống. Tuy nhiên, nhiều người quen sống trên cao, thoáng mát nên vẫn giữ nguyên kiến trúc này dù nước không còn ngập nữa.

:help

Mình đồng ý là nhà sàn kiểu vùng lũ rất phổ biến như Người Nhà Quê nói. Nhưng mình có đọc được thông tin nói lối xây dựng và trang trí nhà như thế là lối kiến trúc truyền thống của người Chăm ở khu vực An Giang - Đồng Tháp...Nếu chỉ đơn giản là kiểu nhà chống lũ có lẽ ko nhất thiết lại giống nhau nhiều đến thế, nên mình nghĩ cách giải thích có màu sắc tôn giáo này cũng khá hợp lý. Tuy nhiên mình vẫn thắc mắc, liệu có phải do sự hòa nhập văn hóa, mà chính những chủ nhân Chăm truyền thống kia lại đang trở thành những tín đồ mộ đạo của PGHH (như mình đã nói, nhà nhà đều treo ảnh thờ).
Có lẽ phải sớm quay lại thâm nhập thực tế và phỏng vẫn trực tiếp chủ nhân những ngôi nhà xinh xắn này thôi :)
 
Mình đồng ý là nhà sàn kiểu vùng lũ rất phổ biến như Người Nhà Quê nói. Nhưng mình có đọc được thông tin nói lối xây dựng và trang trí nhà như thế là lối kiến trúc truyền thống của người Chăm ở khu vực An Giang - Đồng Tháp...Nếu chỉ đơn giản là kiểu nhà chống lũ có lẽ ko nhất thiết lại giống nhau nhiều đến thế, nên mình nghĩ cách giải thích có màu sắc tôn giáo này cũng khá hợp lý. Tuy nhiên mình vẫn thắc mắc, liệu có phải do sự hòa nhập văn hóa, mà chính những chủ nhân Chăm truyền thống kia lại đang trở thành những tín đồ mộ đạo của PGHH (như mình đã nói, nhà nhà đều treo ảnh thờ).
Có lẽ phải sớm quay lại thâm nhập thực tế và phỏng vẫn trực tiếp chủ nhân những ngôi nhà xinh xắn này thôi :)
Kiểu nhà sàn mà bạn thấy là kiểu nhà phổ biến ở miền tây, đặc biệt là ở vùng "tứ giác Long Xuyên" thường xuyên bị lũ lụt. Tuy nhiên bây giờ đê điều cũng đã được cải thiện nhiều rồi, vì vậy người dân cũng dần thay thế bằng những ngôi nhà bình thường (không phải nhà sàn :D).
Còn về treo hình Đức Thầy (PGHH) thì cũng không hẳn là người ta theo đạo mà có thể là do những tín đồ xung quanh tặng hay họ đi hành hương về Tổ Đình PGHH chung với những tín đồ rồi thỉnh hình về treo (cái này cũng khá phổ biến), ở Tổ Đình PGHH chân dung Đức Thầy và Kinh Sách PGHH được phát miễn phí.
 
Ủa mà bác chủ thớt là dân AG chính gốc hay dân Cần Thơ? Vụ nước thốt lốt nhớ hồi nhỏ mấy bà miên gánh xuống bán uống rất ngon, đến bây giờ em vẫn còn nhớ mùi vị "khét khét" đặc trưng của nước thốt lốt, bây giờ muốn uống nước thốt lốt nguyên chất cũng hiếm hoi lắm :(, toàn là pha nước không à.
 
Mình đồng ý là nhà sàn kiểu vùng lũ rất phổ biến như Người Nhà Quê nói. Nhưng mình có đọc được thông tin nói lối xây dựng và trang trí nhà như thế là lối kiến trúc truyền thống của người Chăm ở khu vực An Giang - Đồng Tháp...Nếu chỉ đơn giản là kiểu nhà chống lũ có lẽ ko nhất thiết lại giống nhau nhiều đến thế, nên mình nghĩ cách giải thích có màu sắc tôn giáo này cũng khá hợp lý. Tuy nhiên mình vẫn thắc mắc, liệu có phải do sự hòa nhập văn hóa, mà chính những chủ nhân Chăm truyền thống kia lại đang trở thành những tín đồ mộ đạo của PGHH (như mình đã nói, nhà nhà đều treo ảnh thờ).
Có lẽ phải sớm quay lại thâm nhập thực tế và phỏng vẫn trực tiếp chủ nhân những ngôi nhà xinh xắn này thôi :)

Vấn đề nhà sàn trở thành đề tài nóng hừng hực. Mong mọi nguời có kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết về vấn đề này nhào vô bàn cãi tiếp...
 
Ủa mà bác chủ thớt là dân AG chính gốc hay dân Cần Thơ? Vụ nước thốt lốt nhớ hồi nhỏ mấy bà miên gánh xuống bán uống rất ngon, đến bây giờ em vẫn còn nhớ mùi vị "khét khét" đặc trưng của nước thốt lốt, bây giờ muốn uống nước thốt lốt nguyên chất cũng hiếm hoi lắm :(, toàn là pha nước không à.

NNQ là dân An Giang-Bình Thuận, chính xác là Tri Tôn-Phan Thiết. Tức khi bé đuợc sinh ra ở quê ngoại nhưng lớn lên ở quê nội.
Nuớc thốt lốt mà bạn nói trong ống tre là nuớc đuợc lấy từ bông thốt lốt, đặt ống trên cây rồi về mới nấu lại trên chảo lá sen. Vì sử dụng củi, lá để đốt nên khói cuồn cuộn tạo mùi "khét khét" như bạn nói, chính xác là hôi khói. Nuớc thốt lốt đó bây giờ vẫn còn bán. Còn bạn ghé vào quán thì nuớc thốt lốt đã đuợc chế biến loãng hơn, có khi chỉ là nuớc từ trái thốt lốt và đuờng. ;)
 
Hôm trước có việc đi từ Châu Đốc -> Nhà Bàng (Nhà Bàn?) -> Chi Lăng -> Tri Tôn -> Long Xuyên đã thật, cánh đồng trải thẳng băng, nước lũ ngập trắng, thêm cả dải Thất Sơn nữa ;)

Mùa này đi phượt ở An Giang là sướng nhất, biển nước nhìn sướng lắm :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,727
Bài viết
1,136,400
Members
192,518
Latest member
FASTEVENT
Back
Top