What's new
Xin giới thiệu với đại gia đình nhà Phượt về những điểm du lịch, phượt phịt ở xứ An Giang quê của Người Nhà Quê tui.

Đầu tiên, xin giới thiệu về vẻ đẹp của Xà Tón-đích thị nơi tui lớn lên. Xà Tón là tên ngày xưa của ông bà ta gọi cho xứ Tri Tôn-An Giang ngày nay. Hôm nào rảnh, tui sẽ post thông tin này. Trước mắt, mời mọi người rửa mắt với những hình ảnh xứ Xà Tón xa lắc lơ của tui:



RuongbacthangBayNui5.jpg

Khu vực ruộng ở Tri Tôn và Tịnh Biên nằm giữa những trái núi gọi là "ruộng trên"
để phân biệt với "ruộng dưới"-nơi có đầy đủ nước tưới, hệ thống thủy lợi.
Trước đây, ruộng trên chỉ nhờ nước trời, trồng lúa mùa khi sa mưa.
Bây giờ đã có thủy lợi rồi; nước đầy đủ quanh năm.
Ruộng trên luôn để lại những tấm ảnh đẹp cho nhiều người...




RuongBayNui.jpg

Ruộng trên vào mùa vàng



IMG_0272.jpg

Vùng đất này có khá đông đồng bào dân tộc Khmer.
Đứng trên đồi Tà Pạ ngắm cảnh chợt phát hiện những cô gái Khmer đi chợ về.





IMG_0285-Copy.jpg

Đây là "hồ trên núi", được chụp trên đồi Tà Pạ (thị trấn Tri Tôn).
Sở dĩ có cái hồ này là do khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
Nước trong xanh quanh năm và không bao giờ cạn.




IMG_0294.jpg

Đây là ngôi chùa Xá Tón nằm ngay trung tâm thị trấn.
Ngôi chùa này được xem là một trong những ngôi chùa Nam tông Khmer cổ nhất và đẹp nhất ở An Giang.
Phần mái ở chánh điện lợp bằng ngói màu ngũ sắc rất lạ mắt.
Ở một bài viết khác, Người Nhà Quê tui sẽ giới thiệu về ngôi chùa này.





IMG_0293.jpg

Không gian chùa có vẻ cổ kính và yên bình.



IMG_0297.jpg

Một góc xây dựng mới của chùa Xà Tón.
Mái cong vút của kiến trúc soi bóng xuống hồ.
 
Mình và 2 người bạn vừa đi 1 chuyến đường làng về miền Tây.
Trong đó rất ấn tượng đoạn từ Tp Cao Lãnh - TX Hồng Ngự - TX Tân Châu - TT Phú Mỹ - TP Long Xuyên
Mình thấy có sự giống nhau giữa đoạn TL 861 từ Cao Lãnh đi Hồng Ngự và đoạn TL 954 từ TX Tân Châu đi TT Phú Mỹ, với rất nhiều ngôi nhà có lối kiến trúc giống nhau: nhà sàn gỗ, sơn xanh, mái ngói,...(cả đoạn từ Năng Gù về Tp Long Xuyên và từ Tp Long Xuyên đi Nam Huề Tân Hiêp sang Rạch Giá cũng có nhiều nhà như vậy nhưng ít hơn 2 đoạn đường trên), đoán già đoán non là kiểu kiến trúc của người Chăm, nhưng lạ là đi cả 2 đoạn đường dài gần cả trăm km mà ko thấy 1 thánh đường Hồi giáo nào, ko biết mình có bỏ sót mất thánh đường nào trên đường đi ko. Về nhà search Google thì thấy là thánh đường Mubarak nằm ngay TX Tân Châu mà mình ko hề hay biết, tới Tân Châu cứ lo chăm chăm hỏi làng dệt.
Điều khiến mình thấy thú vị nhất là nhà nhà (ngôi nhà có kiến trúc đặc biệt nói trên) đều thấy treo hình Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ. Mình thắc mắc vậy là bà con vừa theo Hồi giáo vừa theo PGHH hay sao? Người Nhà Quê có thông tin gì chia sẻ cho mình với nhé
Cái tour miền tây của mình lại chạy theo kiểu : Sài gòn - Cao lãnh - Thành phố Long Xuyên - Châu Đốc - hà tiên - Thành phố Rạch giá - Thành phố cần thơ - Mỹ Tho - Sài gòn.
Lúc đầu mình cũng định chạy theo con đương qua đồng tháp mười nhưng mà thấy đường có vẻ ko đẹp lắm nên thui
 
Đây là topic của bạn nói về An giang mà nên mình ko đưa hình Kiên giang bạn ah,mình có quen 1 cô bé cũng ở an giang nhưng tiếc là nàng ko phượt cùng mình :( ,khoái nhất món bún cá ở thị xã châu đốc - ngon và rẻ :D

Àh, đúng rồi, mình quên mất đây là trang An Giang! =))
Mong là bác sẽ trở lại AG trong nhiều lần nữa.
Sẽ gặp nhau trên đường phượt! (BB)
 
Mình và 2 người bạn vừa đi 1 chuyến đường làng về miền Tây.
Trong đó rất ấn tượng đoạn từ Tp Cao Lãnh - TX Hồng Ngự - TX Tân Châu - TT Phú Mỹ - TP Long Xuyên
Mình thấy có sự giống nhau giữa đoạn TL 861 từ Cao Lãnh đi Hồng Ngự và đoạn TL 954 từ TX Tân Châu đi TT Phú Mỹ, với rất nhiều ngôi nhà có lối kiến trúc giống nhau: nhà sàn gỗ, sơn xanh, mái ngói,...
Điều khiến mình thấy thú vị nhất là nhà nhà (ngôi nhà có kiến trúc đặc biệt nói trên) đều thấy treo hình Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ. Mình thắc mắc vậy là bà con vừa theo Hồi giáo vừa theo PGHH hay sao? Người Nhà Quê có thông tin gì chia sẻ cho mình với nhé
...Về nhà search Google thì thấy là thánh đường Mubarak nằm ngay TX Tân Châu mà mình ko hề hay biết, tới Tân Châu cứ lo chăm chăm hỏi làng dệt.

Như leDDel biết, An Giang là nơi xuất xứ của nhiều tôn giáo. Trong đó, PGHH phát triển khá mạnh. Hiện nay, ngoài An Giang thì Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, một ít ở Hậu Giang và Kiên Giang... có rất nhiều tín đồ PGHH. Thế nên, đi ngang qua nhiều khu dân cư, thấy thờ tấm vải điều và treo hình đức giáo chủ là điều hiển nhiên. Cũng giống như bạn đi qua các xóm đạo vậy!

Những ngôi nhà mà bạn nói là đặc trưng kiến trúc kiểu "sống chung với lũ" có từ lâu đời của người dân An Giang, Đồng Tháp và Thốt Nốt-Vĩnh Thạnh (Cần Thơ). Đó là kiến trúc kiểu 3 gian 2 chái rất phổ biến; vật liệu chủ yếu là tre và gỗ (sau này có xây tường), mái lợp ngói đỏ. Tại vùng lũ, kiến trúc này được "đặt" trên các cây cột bê tông, cao khoảng 1 mét trở lên. Có nơi nước lũ ngập sâu hằng năm, những nôi nhà này "đặt" trên các trụ cao hơn 2 mét. Sau này, lũ không còn do có hệ thống đê bao khép kín nên các ngôi nhà này đã được "hạ" xuống. Tuy nhiên, nhiều người quen sống trên cao, thoáng mát nên vẫn giữ nguyên kiến trúc này dù nước không còn ngập nữa.

Từ Tân Châu hướng về Châu Đốc khi chưa qua phà Châu Giang là Phũm Soài (xã Châu Phong) là làng Chăm có nhiều thánh đường. Riêng Thánh đường Mubarak nằm nối liền với làng Chăm Phũm Soài nhưng thuộc huyện Phú Tân. Thánh đường này nằm ngay bến phà (cho khách đi bộ) qua ngay chợ Châu Đốc, nằm cách bến phà Châu Giang dành cho ô tô, mô tô từ Châu Phong qua Châu Đốc chưa đầy một cây số. Người Chăm ở đây và An Giang nói chung cũng có kiểu nhà đặc trưng và được "nâng" lên cao từ 2-3 mét. Phần lớn, họ sử dụng trụ gỗ chứ ít sử dụng trụ bê tông như người Kinh. Phần sàn bên dưới, vào mùa khô là nơi dệt vải, chứa nông cụ...

Một số nhà người Kinh gần các làng Chăm hoặc ở các vùng ngập sâu cũng cất sàn cao như thế nhưng bên trên là nhà ba gian, hai chái.

Những ngôi nhà này đang mất dần do việc xây cất mới, người ta chuộng các kiến trúc hiện đại. Chắc không lâu nữa, nhà cao cẳng ở An Giang sẽ không còn.

Vì chưa có thời gian nên mình không thể giới thiệu toàn bộ AG được. Nên topic này được xây dựng từ từ và có sự đóng góp nhiều của cộng đồng phượt yêu mến An Giang.

Những thông tin trên là những gì NNQ biết được. Mong mọi người đóng góp thêm! :help
 
"An Giang quê tôi" trở lại với đi chợ mùa nước nổi, thưởng thức đặc sản cá linh không còn rẻ nữa

Người Nhà Quê vừa tua một vòng lên thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu để "đi chợ" mùa nước nổi. "Tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ". Tháng Bảy âm lịch mọi khi đã là con nước lớn, ngập các bờ đê. Bây giờ, tháng Bảy, nước cũng đã ngấp nghé các cánh đồng biên giới. Cá linh non, cá rô non, cá lăng nhỏ... rồi bông súng, bông điên điển... đủ để NNQ đi chợ mãi mà không muốn về...


IMG_2303.jpg

Đang ngồi làm việc, chợt muốn làm một cái gì đó. Chợt nhớ, thời điểm này là mùa Ramadan của cộng đồng Hồi Giáo.
Gọi điện thoại cho thàng bạn ở Tân Châu. "Ramadan mùa này vui không?".
"Tao cũng không biết nữa. Hổm rày không đi ngang đó (tức ấp Phũm Soài, xã Châu Phong-nơi có đông người Chăm sinh sống".
"Tao tính đi...". Tôi chưa nói dứt câu, thằng bạn tôi "mồi chài" ngay: "Mày lên đây đi, mùa này cá linh ngon lắm...".
Nghe cá linh thôi đã thấy sướng rơn trong bụng. Nhưng công việc vẫn chưa thể giải quyết hết ngay được.
"Tuần sau được không, mậy?". "Thôi đi mày, tuần sau cá linh non...cứng đầu rồi, ăn không ngon đâu! Lên tuần này đi...".
Không thể hoãn cái sự sung sướng, tôi sếp laptop về gói thêm ít bộ đồ, vác balô lên đường.
Trời đã chiều. Xuất phát từ Cần Thơ đến phà Năng Gù đã 6h30 tối.
May mắn, phía Tây "còn chút hồng phai", lôi máy ảnh, chụp một phát vê phía Tây khi phà vừa rời bến...




Calinhoxy.jpg

Tối đó, ra bờ kè nơi đầu nguồn con sông Tiền, phía bên kia là huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) cafe và bàn chuyện...ngày mai.
Mắn cá linh là món đầu tiên "mê hoặc" tôi phải đi ngay đến đây.
Để giữ cá linh được ngon, người ta cho vào thùng và bơm oxy.
Giá 70.000 VND/kg. Rẻ chán. Chả trách cách nay khoảng 1 tháng, dân Long Xuyên ăn cá linh non...dzỏm, giá 150k/kí.




Calinhmochau.jpg

Cá được móc hầu trước khi bán cho khách. Khách đặt đến đâu thì làm đến đó.
Chỉ cần cá chết khoảng 1 giờ là hết ngon, tức "rẻ hơn cá linh sình"




Bongsung.jpg

Mua thêm bông súng. Có giá ghê, 4k/bó. Bông điên điển, giá 10k/100g, 70k/kí...



IMG_2321.jpg

Dạo thêm một vòng chợ, cá chốt ngon ghê. Chị bán cá kêu chụp phải thấy mặt để chỉ kiếm thêm...chồng!
Và cầm hai con cá lên khoe hàng. Ngon quá nhưng không thể ăn hôm nay được...




IMG_2322.jpg

Một con cá bông lau trọng lượng ít nhất cũng phải 5 kí.
Chỉ có lên vùng này mới có cá bông lau thiệt mà ăn.
Thế mà vào nhiều quán, khách vẫn mua với giá cá bông lau nhưng ăn cá basa.





 
Last edited:

IMG_2329.jpg

Cá linh đem về phải được rửa thế này đây. Cho vào rổ và dạo qua dạo lại trong thau nước sạch.
Không đụng tay vào, làm nhẹ nhàng để không bị nát cá.
Rửa chừng 2-3 nước là xong. Để ráo. Khi ăn thì cho vào nồi lẩu, sôi 1-2 dạo là ăn được



laumam.jpg

Làm cật lực cho 6 người ăn với tổng trọng lượng (rau, cá, mắm...) lên đến 10 kí.
Thật là kinh khủng!
Lẩu mắm được bày ra, nhìn mà nhiễu nước miếng!
Thật không uổng công vượt gần 150 cây số lên đây.
"Việc hôm nay làm được chớ để ngày mai" thật đúng trong hoàn cảnh này.:))
Trễ một chút, cá chẳng còn ngon có khi lại lỡ hẹn đến mùa nước năm sau...




IMG_2330.jpg

Rổ cá linh tươi rói. Nhìn phát thèm...



IMG_2336.jpg

còn đây, cá linh non kho sả ớt, ăn cơm chiều



IMG_2494.jpg

Canh chua cá linh non. Chiều hôm đó, bông điên điển nở toe, hết ngon,
nên chỉ nấu với bông súng và rau mùi, rau tần lá dày...
Ngồi lắc hết 4 chén cơm. Trong khi bình thường khoảng 2 chén.
Ăn với cá linh có khác.
Ăn xong, không ngồi thẳng được phải chống hai tay ra sau... =)).

 
Bonus thêm một món ở nước bạn Campuchia

Đến Tân Châu, sau khi đã trải qua những bữa ăn cá linh, chủ nhà rủ qua biên giới ăn bò leo núi.
Haizz, món lạ đây. Ở VN, có nhiều bò từ bò quanh lửa hồng, bò tùng xẻo đến bò nướng ngói, nướng lá lốt...
Bò leo núi chắc chỉ có ở nước bạn thôi. Phải đi ăn cho biết...



IMG_2531.jpg

Từ thị xã Tân Châu lên cửa khẩu Vĩnh Xương khoảng 16 cây số.
Mua vé qua cửa khẩu Kaomsamno 20k/vé, nói đi...đánh bài để qua cho dễ! =))
Xe gắn máy được phép đi qua luôn!
Chạy vào chợ xã, qua khỏi chợ một đoạn là đến chỗ này đây.
Con đường này khá giống bên Việt Nam.
Nếu không có tấm bảng này thì khó phân biệt đâu là ta, đâu là bạn...




IMG_2512.jpg

Bò leo núi là thế này đây. Cách chế biến đơn giản nhưng ngon tuyệt cú mèo.
Dù để trên bếp lâu, miếng thịt vẫn không bị cứng.
Bí quyết là chỗ đó.... (beer)




IMG_2520.jpg

Bia của nước bạn đây. 1 thùng là 280k.



IMG_2528.jpg

Ăn 3 món, nửa thùng bia, 1 chai rượu rễ cây giá nhiêu đây...
Cô chủ quán nói tiếng Việt rất sỏi.
Trao đổi mua bán đều bằng tiền Việt. Có đô-la thì càng tốt...


P/S:
NNQ chỉ có ý giới thiệu, chia sẻ những nơi mình đi qua trên đất An Giang ở topic này
Không có ý khuyến khích mọi người qua bên kia biên giới.
Thông tin này chỉ có tính chất tham khảo và chia sẻ
Mong mọi người thông cảm!
 
Last edited:
Hôm nào rảnh, up tiếp hình ảnh sinh hoạt của người Chăm theo đạo Hồi ở miệt An Giang và tiếp tục đi qua 3 làng dệt nổi tiếng ở đây...

Cotmoc241.jpg

Tự sướng với tấm ảnh chụp tại cột mốc đại biên giới Việt-Cam ở Vĩnh Xương.
Trên địa bàn tỉnh An Giang, chỉ có 2 cột mốc đại là Vĩnh Xương và Tịnh Biên. (BB)​
 
Hi các bạn.
Mình có 3 ngày để đi Miền Tây, dự kiến là ghé 2 điểm chính là Mũi Cà Mau và Rừng Trà Sư. Không biết có đủ thời gian để đi không nhỉ? Cách đi như thế nào là ok nhất.
Mon men kiếm thông tin, nhờ các bạn chỉ dùm. Cảm ơn các bạn rất nhiều
 
Nhìn hình của NNQ lại muốn trở lại An Giang..bữa đi mà chưa đi hết dc An Giang..:(
nhớ bún cá nữa.ngon thật
 
Hi các bạn.
Mình có 3 ngày để đi Miền Tây, dự kiến là ghé 2 điểm chính là Mũi Cà Mau và Rừng Trà Sư. Không biết có đủ thời gian để đi không nhỉ? Cách đi như thế nào là ok nhất.
Mon men kiếm thông tin, nhờ các bạn chỉ dùm. Cảm ơn các bạn rất nhiều
Không biết bạn xuất phát từ đâu và đi bằng phương tiện gì? Mình có thể góp ý sơ sơ thế này:
Bằng cách nào đó, bạn có mặt tại Cà Mau vào buổi sáng để có thể đi Đất Mũi và trở về Cà Mau trong ngày. Nhưng theo cá nhân mình, bạn có thể đi thêm rừng U Minh Thượng (Kiên Giang) hoặc U Minh Hạ (Cà Mau) trong chuyến đi này they vì đi Trà Sư hơi bị tréo đường. Từ TP Cà Mau về U MInh Thượng bằng QL63 rất gần. Cà Mau-UMT-Rạch Giá (Kiên Giang) trong 1 ngày là OK. Ngày còn lại, bạn sẽ tung tăng đâu đó ở Rạch Giá hoặc ra một đảo gần gần (Hòn Tre chẳng hạn) rồi trở về SG/nhà.
Vài ý kiến ngắn gọn để bạn tham khảo!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,725
Bài viết
1,136,329
Members
192,511
Latest member
baohanhdientu
Back
Top