What's new
Xin giới thiệu với đại gia đình nhà Phượt về những điểm du lịch, phượt phịt ở xứ An Giang quê của Người Nhà Quê tui.

Đầu tiên, xin giới thiệu về vẻ đẹp của Xà Tón-đích thị nơi tui lớn lên. Xà Tón là tên ngày xưa của ông bà ta gọi cho xứ Tri Tôn-An Giang ngày nay. Hôm nào rảnh, tui sẽ post thông tin này. Trước mắt, mời mọi người rửa mắt với những hình ảnh xứ Xà Tón xa lắc lơ của tui:



RuongbacthangBayNui5.jpg

Khu vực ruộng ở Tri Tôn và Tịnh Biên nằm giữa những trái núi gọi là "ruộng trên"
để phân biệt với "ruộng dưới"-nơi có đầy đủ nước tưới, hệ thống thủy lợi.
Trước đây, ruộng trên chỉ nhờ nước trời, trồng lúa mùa khi sa mưa.
Bây giờ đã có thủy lợi rồi; nước đầy đủ quanh năm.
Ruộng trên luôn để lại những tấm ảnh đẹp cho nhiều người...




RuongBayNui.jpg

Ruộng trên vào mùa vàng



IMG_0272.jpg

Vùng đất này có khá đông đồng bào dân tộc Khmer.
Đứng trên đồi Tà Pạ ngắm cảnh chợt phát hiện những cô gái Khmer đi chợ về.





IMG_0285-Copy.jpg

Đây là "hồ trên núi", được chụp trên đồi Tà Pạ (thị trấn Tri Tôn).
Sở dĩ có cái hồ này là do khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
Nước trong xanh quanh năm và không bao giờ cạn.




IMG_0294.jpg

Đây là ngôi chùa Xá Tón nằm ngay trung tâm thị trấn.
Ngôi chùa này được xem là một trong những ngôi chùa Nam tông Khmer cổ nhất và đẹp nhất ở An Giang.
Phần mái ở chánh điện lợp bằng ngói màu ngũ sắc rất lạ mắt.
Ở một bài viết khác, Người Nhà Quê tui sẽ giới thiệu về ngôi chùa này.





IMG_0293.jpg

Không gian chùa có vẻ cổ kính và yên bình.



IMG_0297.jpg

Một góc xây dựng mới của chùa Xà Tón.
Mái cong vút của kiến trúc soi bóng xuống hồ.
 
Hôm trước có việc đi từ Châu Đốc -> Nhà Bàng (Nhà Bàn?) -> Chi Lăng -> Tri Tôn -> Long Xuyên đã thật, cánh đồng trải thẳng băng, nước lũ ngập trắng, thêm cả dải Thất Sơn nữa ;)

Mùa này đi phượt ở An Giang là sướng nhất, biển nước nhìn sướng lắm :)

Mùa này, con nuớc đang đổ về ngày một cao. Nuớc nổi ở AG kéo dài đến khoảng tháng Muời âm lịch. Khi con nuớc đứng ở đỉnh điểm là lúc thong dong, bềnh bồng trên đồng nuớc mênh mông đã nhất. Mùa đó, cá linh, cá rô đã lớn. Ăn ngon tuyệt. NNQ đang hẹn thời điểm đó trở lại quê lụa Tân Châu đi trên đồng nuớc nổi biên giới Vĩnh Xuơng, sau đó về thuởng thực các món ăn dân dã từ đồng ruộng và đờn ca tài tử ở đồng Phú Vĩnh.
Haizz, mới nhắc đã thèm...
 
Tình hình là hình mình úp trên Photobucket nhưng chẳng biết tại sao bị lỗi trong thời gian gần đây. Trong khi, vào bên đó vẫn thấy còn hình đầy đủ, vẫn hoạt động bình thuờng. Cả nhà ai biết xin chỉ giùm! Chứ để topic hình ảnh thế này thì kỳ quá. Giờ mà xóa để mở lại topic mới thì đuối luôn!
 
Tình hình là hình mình úp trên Photobucket nhưng chẳng biết tại sao bị lỗi trong thời gian gần đây. Trong khi, vào bên đó vẫn thấy còn hình đầy đủ, vẫn hoạt động bình thuờng. Cả nhà ai biết xin chỉ giùm! Chứ để topic hình ảnh thế này thì kỳ quá. Giờ mà xóa để mở lại topic mới thì đuối luôn!


Cái này tui cũng bị 1 lần rồi đó Quê ( cái gì mà upgrade, chán chít), sau đó Beer mặc kệ vài bữa không thèm dòm tới nó tự trả lại y như cũ

Ông có tk gmail thì tạm thời up hình lên đó rồi lấy link qua đây nhen, cho bà con coi đỡ ghiền ....
 
NNQ biết cách nào liên lạc với mấy nhà trọ để đặt phòng trên Núi Cấm không? Có người bạn ở SG muốn ngủ đêm trên Núi Cấm mà sợ lễ không có phòng.

Hôm trước đi từ Châu Đốc sang Tri Tôn, đường đẹp quá chừng, nhưng hơi khó chạy :(
 
NNQ biết cách nào liên lạc với mấy nhà trọ để đặt phòng trên Núi Cấm không? Có người bạn ở SG muốn ngủ đêm trên Núi Cấm mà sợ lễ không có phòng.

Hôm trước đi từ Châu Đốc sang Tri Tôn, đường đẹp quá chừng, nhưng hơi khó chạy :(

Ở đâu chứ núi Cấm thì không lo thiếu chỗ "dung thân". Vào lúc cao điểm, hàng ngàn người đổ lên núi còn ko lo thiếu chỗ ngủ nữa là....
Khu vực chùa Vạn Linh-chùa Phật Lớn-tượng phật Di Lặc có nhà nghỉ trọ. Nếu hết chỗ (hiếm khi) thì vào chùa ngủ. Chùa thì mênh mông, đâu cũng ngủ được.

Đường khó chạy là do đoạn Núi Sam-Nhà Bàng đang được nâng cấp, mở rộng. Đoạn trung tâm Nhà Bàng bị nước suối, nước mưa từ núi tràn xuống, gây lỡ đường, lầy lội. Mấy ông cầu đường đang khắc phục nhưng hổng biết tớii chừng nào... Chỉ một đoạn khoảng non 10 cây số thôi, ráng bườn qua. Còn lại thì Ok, phượt thà ga...
 
Vấn đề nhà sàn trở thành đề tài nóng hừng hực. Mong mọi nguời có kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết về vấn đề này nhào vô bàn cãi tiếp...

Mình mới đi về đây. Mình có ghé thăm nhà chú Mách theo gợi ý của Người Nhà Quê. Từ nhhững gì rút ra từ câu chuyện với vợ chồng chú cộng với chút ít hiểu biết của mình, minh tạm có kết luận (cá nhân): Ngôi nhà sàn gỗ như hình mình dẫn link mở trên chính xác là kiểu kiến trúc truyền thống của người Chăm ở An Giang. Có 1 chi tiết bổ sung mà bài viết ko đề cập là bên trong căn nhà có một cây cột gỗ (mình đoán có liên quan đến Hồi giáo, lúc nói chuyện với chú Mách vừa nghe vừa gật gù, quên ko hỏi kĩ lại :( ). Kiểu này hứa hẹn vài chuyến thực tế nữa rồi ;)
Còn về những nhà sàn gỗ mình đề cập từ trước trên đoạn đường từ CAo Lãnh đến Hồng Ngự và từ Hồng Ngự về Phú Mỹ, hay đoạn QL91 từ Long Xuyên về Châu Đốc, mình tự đưa ra vài giải thích thế này: Do kiểu nhà gỗ như của bà con Chăm khá đẹp (từ kết cấu nhà đến lối khắc gỗ kèo cột trang trí nhà), lại phù hợp với thời tiết khí hâu của địa phương nên bà con người Việt cũng học tập theo (nhà có phần hiên lợp ngói đưa ra, tạo vùng đệm mát trước khi vào nhà). Tuy nhiên đã có sự thay đổi cho phù hợp. Nhà của ngừoi Chăm ngay lối cầu thang đi lên có cánh cửa gỗ, ngụ ý khách phải có sự cho phép của gia chủ mới được bước vào hiên nhà (ngừoi Chăm gọi là cái kết nhà). Mình nghĩ điều này có lẽ cũng do sự ảnh hưởng của Hồi giáo.
Trong khi đó thì nhà sàn gỗ của người Việt vùng An Giang Đồng Tháp thì cầu thang dẫn lên nhà (nay đã được bê tông hóa) ko có cửa chắn, hào phóng rộng mở chào đón mọi người khách tới chơi nhà, đúng tính cách ngừơi miền Tây Nam Bộ. Và dĩ nhiên, ko có cột gỗ trong nhà. Thêm nữa là khu vực này ko có người Chăm cư ngụ nên việc treo hình của Giáo chủ PGHH là phù hợp (lúc trước mình rất thắc mắc vì người Hồi giáo vốn rất mộ đạo, ko lẽ nào treo hình giáo chủ 1 tôn giáo khác, dù cho có khách quý tặng đi nữa). Nay theo chú Mách cho biết chỉ có Châu Giang và huyện An Phú là có đông bà con Chăm cư ngụ, nên chắc chắn chủ nhân của những ngôi nhà kia ko thể là người Chăm rồi.

Nhà sàn của người Việt (trên đường 861 từ Cao Lãnh đi Hồng Ngự)
attachment.php

Nhà bên trái còn cầu thang do phần dưới sàn chỉ để chứa đồ, nông cụ...Nhà bên phải xây gạch luôn bên dưới sàn nên có lẽ cầu thang đã được xây luôn bên trong nhà.
Một ngôi nhà sàn khác (TT Phú Mỹ - Phú Tân - An Giang)
attachment.php
 
Last edited:
Bác ơi ở Châu Đốc đi như thế nào để ra đồi Tà Pạ?

Nếu anh đã vào Tri Tôn chơi (vào ăn thử cháo bò anh ạ (c)) thì đi theo đường Nguyễn Trãi ngay hông chợ Tri Tôn, chạy ngược về phía con đường tỉnh từ Châu Đốc về Tri Tôn, lối dẫn vào đồi nằm sát bên một ngôi mộ Tàu rất lớn, đối diện quán cà phê Mộng Mơ, nhìn từ ngoài đường vào thấy có cái cổng dẫn vào 1 ngôi chùa Khơ me (chùa này quá chừng thú vị)

attachment.php


Mùa này, lúa vừa sạ nên nhìn từ đồi xuống chỉ có 1 bảng màu xanh nhiều sắc độ thôi, đồng ruộng chưa kịp pha thêm chút vàng nào cả. Đường từ Tịnh Biên về Tri Tôn cũng vậy :)
Mấy cái hồ nước mát lắm, ko tắm thì rất phí.
 
Last edited:
Tô cháo bò Tri Tôn thơm nức hứa hẹn làm vừa lòng những cái bao tử khó tính nhất
attachment.php


Đủ cả tim - gan - huyết. Nhưng thơm ngon ngọt mềm nhất vẫn là thịt bò. Bởi thế đếm đi đếm lại đếm tới đếm lùi cuối cùng cũng chỉ có 3 lát thịt mỏng manh như sương khói
attachment.php

Bác Người Nhà Quê ơi, món này của người Khơ me hay người Việt hay là "con lai" thế bác ?

Trên đường từ Trà Sư đi Tri Tôn, bánh canh Vĩnh Trung mời gọi. Bánh nhìn lạ mắt, tên bánh "canh" mà nuột nà mềm mại như bánh "phở". Tô bánh bày ra mời mọc nào giò heo, nào cá lóc, nào tôm khô...Bánh này ko biết có phải xuất xứ của người Hoa hay ko?
attachment.php


Món hấp dẫn mình nhất ở Châu Đốc là bún nước kèn này đây. Mới nhìn đã ưng cái bụng. Ăn xong thì phải lòng luôn.
attachment.php


Nhìn cứ ngỡ nước dùng béo như nước cà ri, ai dè vị béo rất thanh, ko ngán chút nào. Cá lóc thì vừa mềm vừa ngọt vừa chắc thịt, chính hiệu con cá lóc đồng,có bói cũng ko ra ở Sài Gòn
attachment.php


Quán vỉa hè, đối diện Bồ Đề Đạo Tràng trên đường Phan Văn Vàng. Tô bún vừa ăn, giá có 12k (c). À, món này có liên quan gì đến người Chăm ko nhỉ? Bác nào sắp đi nhớ phỏng vấn cô chủ quán nhé
attachment.php
 
Nhà sàn của người Việt (trên đường 861 từ Cao Lãnh đi Hồng Ngự)
attachment.php

Nhà bên trái còn cầu thang do phần dưới sàn chỉ để chứa đồ, nông cụ...Nhà bên phải xây gạch luôn bên dưới sàn nên có lẽ cầu thang đã được xây luôn bên trong nhà.


LeDDel, ngôi nhà hên phải không còn là kiến trúc cổ điển của nó, ko còn mang tính chất nhà sàn đặc trưng của nó nữa rồi em ah.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,727
Bài viết
1,136,404
Members
192,518
Latest member
FASTEVENT
Back
Top