What's new

[Chia sẻ] Annapurna circuit trek

Annapurna là một cung đường trek được Lonely Planet và các trang du lịch nổi tiếng bầu chọn trong 10 cung đường trek đẹp nhất trên thế giới.
Chưa từng nghĩ mình sẽ đi trek và cũng chưa bao giờ tưởng tượng được đến một ngày mình có thể trek trên một trong những cung đường nổi tiếng. Ấy vậy mà đến một ngày, đề xuất đi trek Annapurna được đưa ra, đồng ý cái rụp và rồi lên kế hoạch, chuẩn bị cho chuyến đi cứ lần lượt được thực hiện nhanh đến không ngờ.

22/04/2014: Lên đường đến Nepal để biến một điều không tưởng của mình thành sự thật.

04/05/2014: Đoàn 12 người (2 nam và 10 nữ) đã hoàn thành cung trek Annapurna. Không ai bỏ cuộc, qua đèo Throng la Pass (5416m) đủ 12 người. Có 01 thành viên bị sốc độ cao nhẹ.

Một số thông tin về chuyến đi hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn có kế hoạch trek cung đường này trong thời gian tới.


Bản đồ Annapurna circuit. Để đi trọn vẹn cung này, thông thường mất từ 20 - 30 ngày.

 
Last edited:
Gần đến Temang, trời đang nắng chợt âm u, gió thổi mạnh và lạnh hơn. Phía trước là một khoảng đồi rộng, đường kh ng còn lên dốc, dễ đi hơn nhiều. Cố bước nhanh hơn nhưng cuối cùng vẫn không tránh được mưa. Càng đi mưa càng mau hơn, cũng lạnh hơn rất nhiều. Nhìn phía sau mãi không vẫn không thấy nhóm còn lại, Achut bảo vào Timang trú mưa và chờ đoàn.

Đường vào Timang





Gần 45 phút ngồi ở trong làng mà vẫn không thấy đoàn ở phía sau. Achut cứ đi ra đi vào.
Lúc này cũng đã hơn 12h trưa, quyết định sẽ dừng ăn trưa, xem lại tình hình sức khỏe của một số người ở đoàn đi sau.

Thị trấn Timang hơi ít dân nên yên tĩnh rất thích.



Trà bạc hà tươi, đồ uống ưa thích của cả đoàn trên đường đi



Nhìn làng có cảm giác như một làng nào đó ở Việt Nam



Mưa rồi trời lại nắng, leo lên sân ngoài trời để nghi ngơi và hong đồ



Các bạn poter cũng tranh thủ nghỉ ngơi và phơi nắng



Bữa trưa tự nấu, hầu như ngày nào cũng giống nhau vì chỉ có đồ sẵn như vây,:D
Rau thơm và ngải cứu trên đường đi rất nhiều, ngày nào mọi người cũng chịu khó nhặt để nấu ăn hoặc bóp chân.

 
Bạn chạy nhanh thế, tớ trong tổ rùa thì sẽ túc tắc bổ sung hoặc phát biểu ngang nhá(beer)
Ở đây có một số loại hoa quả thông thường như sau, bạn tourguide mua cho bọn tớ (à, phần này là được tặng chứ không phải là nằm trong chi phí tour nhé). Tuy nhiên chỉ có ở ngày đầu tiên khi bắt đầu xuất phát từ Kathmandu thôi chứ hoa quả trên đường cũng như rau cỏ khá khan hiếm và đắt. Cái cân của các bạn này gợi nhớ thời bao cấp của nhà mình:


Điểm đăng ký đầu tiên, bắt đầu nhìn thấy hình ảnh thương mại của các bạn Nepal khi mọi hoạt động đời sống bám theo trục đường trek đều được tập trung phục vụ cho ngành du lịch này. Cũng dễ hiểu vì sao dân du lịch luôn được chào đón nhiệt tình ở đây và nếu có thời gian buôn chuyện sẽ thấy các bạn ấy bất mãn về chế độ thế nào khi cuộc sống vẫn còn vô vàn khó khăn. Từ những ngôi nhà nhỏ hay quán nhỏ nào cũng được xưng danh là Hotel hay Restaurant. Tuy nhiên hình ảnh thương mại của các bạn Nepal đối với cảm nhận cá nhân tớ thì thấy rất dễ chịu


Các bạn đã nhìn thấy chiếc xe zeep chở bọn tớ rồi, mỗi xe đấy ngồi 9-10 người, có được 1 hàng ghế ngang phía trước còn lại là 2 hàng ghế dọc sát sườn xe phía sau. Các bạn ngồi sau cao tí thì gù hết cả cổ mà thấp cũng chẳng khá hơn khi đi những còn đường đầy đá lổn nhổn thì cứ thùm thùm đọ đầu với trần xe. Tiếng "á" "ối" liên tục, nghe mà thươnggggg:D


Đường đang làm và "nhỏ xinh" thế này, xe đời 2013 cũng "xịn" thế này, các bạn đi thì cứ liệu mà tính và tập cách giữ tim khi 2 xe tránh nhau nhé


Thi thoảng thì cũng bằng phẳng thế này, trộm vía có lăn xuống sông chắc vẫn có cơ hội tiêu tiền bảo hiểm, he he


Một điểm nghỉ bọn tớ gặp trên đường, lao xuống đầy tò mò và hí hửng tưởng tượng các điểm trong chuyến của mình cũng được như thế này. Vậy lại lãng mạn vượt mong muốn, sản xuất được cả tập thơ chứ đùa


Còn đường sau đó thì cứ thế này, thi thoảng mất hút, chả biết đường nào mà lần


Hoặc lọt thỏm làm ý định về học lái xe của tớ nó cứ tụt xuống tận mắt cá chân bởi nếu có đi đường chỉ cần gặp 2 chỗ thế này thì xe sẽ bị lột hết vỏ thành không chỉ mui trần mà xung quanh cũng trần luôn

 
Bữa sáng khi cả nhóm còn sạch sẽ sáng sủa và bóng bẩy, lại còn ngồi ăn ở phòng ăn có view đẹp nhìn xuống sông, nắng tràn trề. Thật đúng là bây giờ về ngồi cắm cúi với cái máng lợn thèm cái giây phút này thế chứ. Bánh pan cake và trà sữa Nepal (một loại trà thông dụng cạnh trà bạc hà)


Câu chuyện đồ ăn luôn được bọn tớ chú ý và chuẩn bị khá cẩn thận nên các bạn porter những ngày đầu khá vất vả. Đồ ăn ở đây cơ bản tớ trình bày thật là ai ăn được cary thì không vấn đề, ai ăn được gà đông lạnh với trứng suốt thì cũng không thấy gì, ai ăn được bắp cải khoai tây suốt cũng chấp nhận được luôn. Ấy thế nhưng với thời gian dài, đi cả ngày mệt đến mức còn chả buồn nhếch mép cười với nhau 1 cái cho có tinh thần mà không nạp được những thứ trên thì cứ làm tiểu nhân phòng bị gậy găm đồ ăn có thể mang được đi cho lành nhé. Một em gái đi 1 mình không cần guide, không porter kể ngày ăn 3 quả trứng cho 3 bữa và đồ ăn như porter đã sụt 1 lèo 6kg sau chuyến đi tương tự như bọn tớ. Đấy là em ấy còn ăn được chứ lại vừa rà vừa khó tính và yếu ớt như bọn tớ thì găm đủ: ruốc thịt, ruốc nấm, mắm tép chưng thịt, rau khô, thịt hộp cá hộp, rau hộp, chanh, muối tính chi li cho từng độ cao. Và đó chính là cứu cánh cho các bữa ăn của bọn tớ mỗi lần vào bếp và ngay cả trên đường khi vo viên nhúm ruốc nấm thơm ẩm thả vào ngậm như ngậm sâm lúc đói. Các biến thể sáng tạo với nguyên liệu có sẵn của bếp khách sạn trên đó kết hợp với đồ mang theo như trứng tráng ruốc nấm, thịt hộp sốt cà chua, canh chua nấu nước luộc gà, gà sốt chanh (ực, món này do đầu bếp đẹp giai nhì đoàn làm ngon bá cháy), súp gà hầm khoai tây bắp cải, trứng gà ngải cứu (ngải cứu bên đó mọc đầy đường đi, bọn tớ cứ hái về rửa qua là oánh chén được luôn, còn rang muối để đắp chân bị đau nữa (phê lắm)....Nói chung ai có thể làm được gì thì cứ được bộc lộ triệt để.

Khách sạn, thực ra là Tea house tuy không nuột nà nhưng khá sạch sẽ với mỗi phòng 2 giường đơn thế này (sẽ được tính là phòng chất lượng hơn khi có phần phụ trong phòng)

 
Sông Masryangdi trong buổi sáng trong lành của ngày đầu tiên, nắng lấp lánh và bọn tớ cũng lấp lánh khí thế. Có biết cái gì chờ mình phía trước đâu, he he


Lúc ấy còn hăm hở lắm nhưng vì sự hùng vĩ của núi nên bọn con kiến ở dưới chụp lên cũng chả thấy hình núi thay đổi. Tớ đành cắm đầu chụp dòng Masryangdi ở những góc hụt. Bạn guide phụ có nhiệm vụ chốt đoàn thấy có đứa cứ cắm mặt chụp sông hỏi "mày thích nước lắm hả", trình độ chém có hạn và đang ngày đầu còn chưa quen nên tớ dùng bài quen thuộc là :D.

Nhóm đi trước có 1 tí thôi nhưng đố mọi người nhìn thấy các chấm li ti trên con đường mảnh xíu ở cao cao đấy.



Cây cầu đầu tiên nhìn thấy trong hành trình, sau này thì bát ngát nhiều luôn. Nghe đồn đây là những cây cầu được xây dựng có sự góp sức rất nhiều của các bạn sinh viên tình nguyện Mỹ đi theo dự án này ở Nepal.
 
Note:
Từ Danakyu tới Chame có 02 đường mòn:

+ Đường mòn phía dưới (lower trail): đi thẳng theo đường chính lên dốc, không rẽ. Đường mòn sẽ qua các điểm sau:
Danakyu – Latamarang (2400m, 1.5 km) – Koto (2640 m, 5.5 km)
Đường mòn phía dưới dễ đi nhưng dài hơn đường mòn phía trên. Tuy nhiên cảnh quan, view ngắm Manasalu thì không bằng.
+ Đường mòn phía trên (upper trail) đi qua các điểm:
Danakyu – Timang (2510m, 1km) - Thanchow (2570m, 4 km) – Koto (2640m, 1.5km)

Để tăng cường và thu hút thêm cho du lịch, chính phủ Nepal đã cho xây dựng một đường ô tô gần như song song với đường trek phổ thông. Trong thời gian mở đường, một vài vụ nổ đá đã làm rơi những tảng đá lớn xuống đường mòn trek qua Latamarang. Do vậy thời điểm hiện nay đường mòn qua Latamarang đang tạm thời đóng cửa. Theo các bạn guide thì có thể trong vài năm tới, đường mòn qua Latamarang sẽ được mở lại và sẽ chạy dọc theo sông để thu hút khách du lịch.


Do thời tiết thay đổi thất thường, trời se se lạnh chứ không nóng như ngày đầu tiên, nắng, mưa rồi lại nắng đã làm một số thành viên trong đoàn không kịp thích nghi. Bạn guide 2 phải đi khá chậm để chờ và hỗ trợ. Quyết định dừng ở Timang ăn trưa khá hợp lý. Tuy quãng đường đi chưa nhiều nhưng được nghỉ đúng lúc mệt nhất, thời gian nghỉ dài, sau đó lại được bổ sung đồ ăn nên đã giúp một số thành viên trong đoàn hồi sức tốt.
Sau thời gian nghỉ dài tại Timang, đoàn lại tiếp tục theo đường mòn phía trên hướng đến Chame. Quãng đường đến Thanchok và Koto đúng là đẹp. Nếu đi vào đúng mùa hoa đỗ quyên, hoặc vào mùa thu thì chắc còn đẹp nữa.

Đường từ Timang đến Thanchok



Đường mòn đi qua những đồng cỏ xanh rì, thanh bình



Rồi đến những đoàn đường xuống dốc trơn trượt. Qua đoạn này, chân sẽ hơi mỏi vì phải gìm lại để xuống dốc trơn ( mặc dù gậy chống đã đỡ cho khá nhiều)



Tiếp nối là những đường cát nhỏ chỉ vừa bàn chân đi qua. Qua đoạn này phải rất cẩn thận vì chỉ trượt một chút thôi là sẽ nằm dưới vực phía dưới ngay. Khá hồi hộp khi đi qua



Cầu treo tiếp nối, đường mòn đi lên men theo sườn đồi phía bên kia



Gần như cả buổi chiều, đường men theo những triền đổi chạy trong rừng,cứ lên, xuống rồi lại lên. Không khí dễ chịu. Lên đến đây đường mòn thấy nhiều mầu xanh hơn, không cằn cỗi sỏi đá như phía dưới nữa.
 
Last edited:
Timang - Thanchok - Koto

Qua cầu treo đường mòn tiếp tục xuyên rừng đi lên. Khi đạt đến điểm cao nhất trên đường dốc, chúng tôi nhìn thấy biển chỉ dẫn hướng đi Chame và một nhà nghỉ xinh xắn ngay trên sườn đồi. Nhà nghỉ này như một tea house có thể dừng chân nghỉ ngơi hoặc uống nước. Từ nhà nghỉ xinh xắn này đi thêm 10 phút đường thoai thoải sẽ đến cổng vào làng Thanchok.

Nhà nghỉ ngay đỉnh dốc



Đường vào làng Thanchok



Làng Thanchow là một ngôi làng nhỏ, xinh đẹp được xây dựng ngay trên sườn núi. Đường mòn bằng đá đã dắt chúng tôi đi xuyên qua làng, tạo điều kiện để chúng tôi có thể thăm quan, chụp ảnh cuộc sống của những cư dân sống tại đây.

Một góc làng Thanchow





Đường mòn dẫn chúng tôi tới cuối làng nơi có những cây táo đang nở hoa trắng nhìn rất quyến rũ. Nhìn hoa táo, các nàng trong đoàn lại nghĩ đến bánh táo thế là mình đã trở thành tội nhân vì đã không nhắc các nàng thưởng thức bánh táo khi qua Bagarchap. Sự mệt mỏi lúc này nhường chỗ cho sự hớn hở và vui mừng vì hoa táo đẹp quá. Các nàng và các chàng thi nhau ghé mặt vào cây táo nở hoa để chụp ảnh.

Hoa táo ở trắng ở làng Thanchok



Hoa táo



Một bảo tháp trên đường đi. Người Tạng gọi đó là “chorten”. Những “chorten” này thường là nơi cúng, lễ hoặc là nơi để dâng tặng các tặng phẩm lên các vị thần.



Nếu có điều kiện đi lại, tôi sẽ giành thêm thời gian để đi tour trek sinh thái ngắm cảnh quanh làng – đây cũng là một tour được các bạn khoai tây khá ưa thích.
 
Từ làng Thanchow, đường mòn đã ra khỏi rừng nhưng vẫn tiếp tục men theo sườn đồi đi lên và hướng về phía Chame. Lên độ cao hơn 2000m này, nhận thấy rõ sự thay đổi của môi trường. Rừng cây lá kim đã thế chỗ cho những rừng cây nhiệt đới phía dưới. Không khí cũng lành lạnh không còn hơi hướng nắng nóng như phía dưới.



Từ vườn táo cuối làng Thanchow đi lên dốc thêm một quãng nữa, đường mòn dần đi xuống, phẳng hơn đưa chúng tôi đến với thị trấn Koto. Đây cũng là một thị trấn nhỏ, xinh, nhiều nhà nghỉ với những vườn táo nối nhau. Trong thị trấn Koto có một tu viện Phật cổ, nằm ở vị trí hơi tách biệt nhưng có view ngắm cảnh núi, cảnh thị trấn đẹp.

Đường vào làng Koto



Từ thị trấn Koto tới Chame đường đi thong thả, dễ dàng. Hai bên đường những tán lá cây thay lá, đổi mầu tạo cho cảnh quan mầu sắc rực rỡ hơn, không nhàm chán như những ngày trek đầu.



Phía trước là cổng để vào Chame. Trước đây những cổng này chủ yếu được làm bằng đá,trên trần của cổng thường có vẽ các ký hiệu hoặc hình ảnh xua đuổi tà ma bám theo khách bộ hành. Ngày này những cổng bằng đá vào mỗi thị trấn đã không còn nhiều, đa số là cổng được làm bằng xi măng có ghi địa danh thị trấn đi qua.



Tối nay, đoàn chúng tôi sẽ dừng nghỉ lại tại Chame. Chame là thị trấn lớn của khu vực Manang. Trong thị trấn có các trụ sở hành chính của Manang. Thị trấn cũng khá ồn ào và tấp nập. Ở đây những phương tiện thông tin hiện đại như internet, điện thoại có rất nhiều. Bạn có thể mua sắm đồ ăn, đồ ourdoor cho chuyến đi (tất nhiên là đắt hơn ở Kath), bưu thiếp...Trong thị trấn cũng có những cao điểm, những nhà nghỉ có vị trí rất tốt để ngắm Lamjung Himal (6983m), Annapurna II (7937m) và Annapurna IV (7525m).

Dãy tường kinh luân trước khi vào trung tâm Chame




Trong thị trấn Chame



Nhà nghỉ của chúng tôi tại Chame khá xinh xắn, sạch sẽ. Giống như hầu hết các nhà nghỉ trên đường đi, nhà nghỉ này là tổ hợp của nhà hàng và nhà nghỉ đặc trưng kiểu Nepal. Nhà hàng ăn nằm ngay phía ngoài hướng ra đường chính, phía sau nhà hàng là bếp. Đi xuống dưới một chút là hệ thống các phòng nghỉ, mỗi phòng nghỉ để đủ 2 giường và đồ đạc. Giống như đa số các nhà nghỉ trên đường, hệ thống nước nóng ở đây cũng sử dụng năng lượng mặt trời, do đó nếu muốn tắm thì nên nhanh tróng chiếm dụng nhà tắm trước khi mặt trời lặn nếu không sẽ không thể chạm được vào nước thì rất rất rất lạnh.
Nhiệt độ về đêm ở Chame cũng xuống khá thấp so với những thị trấn ở những ngày trước (nhiệt độ về đêm khoảng từ 3 độ – 5 độ). Đôi khi trời mưa bất chợt nên nhiệt độ sẽ càng lạnh. Chú ý mặc ấm khi đến Chame.

 
ngày này là ngày cực hình của mình, đầu gối phải đau kinh khủng, phải gom lá ngải cứu để bóp cho đỡ, nhưng chắc vì không đúng cách nên ngày hôm sau vẫn đau, chẳng những thế còn lan man xuống tới cái cổ chân. 2 anh em mình quên mất chụp cảnh ngồi xoa bóp cho nhau và cùng rang muối ủ chung lá ngải cứu để bóp chân anh SBN nhỉ!!!
 
Day 4: Chame – Lower Pisang (3200m) 15.5km – 4.5hr

Điểm đến ngày hôm nay của chúng tôi sẽ là Pisang, một thị trấn nằm ở độ cao 3200m cao hơn điểm đến ngày hôm qua là thị trấn Chame hơn 500m. Sáng trời lạnh, mây mù nhiều, có nắng. Hy vọng thời tiết hôm nay vẫn khô ráo, không mưa để hành trình của chúng tôi đỡ vất vả.

Cầu qua sông cuối thị trấn Chame



Sau khi qua cầu treo bắc ngang sông, đường mòn rẽ trái hướng về một Chorten cổ phía cuối làng. Sát chân đồi, trước khi đến Chorten có một bức tường mani khá dài.



Cổng Chorten cuối làng Chame, rất cổ và đẹp



Chame – Bharatang (2850m, 7km)

Sau khi ra khỏi làng Chame đường mòn hơi đi lên, đưa chúng tôi đi qua những cánh đồng lúa mì, rồi xuyên qua rừng thông rậm rạp. Đường mòn nằm phía trên và chạy dọc theo mạn Bắc sông Marshyangdi. So với 2 ngày trước, đường mòn dễ đi hơn, phần lớn là đường đất mềm mại, ít sỏi, đá.

Đoan đường từ Chame tới Thakelu





Nếu điều kiện thời tiết tốt, trời không quá mù và xanh hơn, tầm nhìn của chúng tôi với đỉnh Lamjung Himal (6983m) sẽ tốt hơn rất nhiều. Đường mòn xuyên rừng thông đẹp và mát mẻ hướng đến thị trấn Thakelu. Đây là một thị trấn nhỏ, chỉ có vài nóc nhà nghỉ ven đường.

Lamjung Himal 6983m



Đường tới Thakelu



Thakelu



Qua Thakelu đường vòng lên rồi lại thoai thoải đi xuống, sau đó xuất hiện nhánh rẽ phải. Sau quãng leo dốc ngắn, nhánh đường mòn lại đưa chúng tôi nhập vào với đường chính hướng về phía Bharatang.


Đoạn dốc leo lên đường mòn chính để tới Bharatang



Brahatang một thị trấn yên tĩnh nằm giữa thung lũng với vài nhà nghỉ xinh xắn, được bao quanh bởi những vườn táo. Vườn táo ở đây nhiều và phổ biến. Có lẽ điều kiện tự nhiên của cây táo, không sống được ở nơi ấm áp mà chỉ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu có sương giá.

Đường vào Bharatang

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,131
Bài viết
1,173,898
Members
191,953
Latest member
i9betcpro
Back
Top