What's new

Apachai - câu chuyện về một vùng đất

Apachải, cái tên mà khi nhắc tới, ai cũng nghĩ đến là nơi đặt cột mốc đánh dấu ngã ba biên giới, nhưng thực tế không phải vậy. Apachai là tên một bản tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên, bản này cũng không phải là bản gần nơi đặt mốc số 0 (mốc tại ngã 3 biên giới) nhất, Apachải cách mốc 0 khoảng 10 km, bản gần nhất là bản Tá Miếu cách mốc 0 khoảng 6-7km đường bộ.

Để đến được ngã 3 biên giới, thông thường có 2 con đường gần nhất, cách 1 là đi từ quốc lộ số 6 qua Sơn La - Điện Biên Phủ - Mường Chà hoặc Sơn La - Tuần Giáo theo đường số 6 lên Lai Châu - Mường Chà, cách 2 là bạn đi tàu HN lên Lào Cai sau đó đi tiếp từ Lào Cai - Mường Chà

Còn từ Mường Chà vào Apachai thì bạn đi theo đường như sau:

Mường Chà - Si Pa Phìn - Chà Cang khoảng 40 km đừong xấu đá cấp phối, bụi mù mịt

Chà Cang - Mường Nhé 40km đừong khá tốt

Mường Nhé - Chung Chải - Suối Voi - Tả Kho Khừ khoảng 40km đường đất, thường là sạt lở mất đường khi mùa mưa lũ. Đoạn đường này khá khó khăn qua vài con suối, đặc biệt là suối Sín Thầu (trước bản Tả Kho Khừ) Con suối này rất lớn, năm 2007 vào mùa mưa lũ đã cuốn đi 3 ngừoi dân bản địa. Bản Ta Kho Khừ là trung tâm của xã Sín Thầu, nơi đây có trường học, UBND xã. Từ Ta Kho Khừ đi lên Apachai mất độ 15 km đường đất và thêm 4km nữa là tới Tá Miếu, tới đấy là hết đường xe máy, muốn lên mốc số 0 các bạn mất khoảng 6km đi bộ.



Cập nhập thông tin về đường xá lên A Pa Chải tháng 12 năm 08:

Đường từ Mường Chà - Si Pa Phìn : đừong đẹp
Si Pa Phìn - Chà Cang đường xấu, cấp phổi rất xóc và bụi mù mịt, có đoạn đang làm đường, đoạn này khoảng 20km

Chà Cang - Mường Nhé : 80km, đường tốt

Mường Nhé - Chung Chải 22km đừong đã trải nhựa
Tại Chung Chải có suối Voi hiện giờ là suối khó nhất trong cả hành trình, đá to và trơn, nước chảy siết, thời điểm tháng 12 nứoc ngập gần đầu gối. Tới Chung Chải nhớ hỏi đường vì nếu không để í sẽ rất dễ lạc sang lối đi về phía Mường Tè.

Chung Chải - Leng Su Sìn : đường đất, khá to vì đang được mở rộng, qua 1-2 con suối.

Leng Su Sìn - Tả Kố Khừ : đường đất, suối Mo Phí bây giờ dễ đi do được đổ thêm cát và chèn thêm đá, hiện tại con suối vào thời điẻm tháng 12 thì đi qua k ướt chân.

Tả Kố Khừ - A pa chải - Tá Miếu : đường đất rất to, 4 làn xe chạy, hiện đang đựoc san lập mở rộng 1 số đoạn chưa hoàn thành, nên phải chờ khaỏng 10 phút tùy từng đoạn.

Nói chung, đường xá nhẹ nhàng hơn rất nhiều
 
Last edited:
Chiều Apachai :


Chiều muộn, trời còn vảng vất chút ánh sáng lờ nhờ mù sương chiếu xuống bản làng, còn suối gầm gào trong giá lạnh, hơi hửng lên chút ảnh sáng phản chiếu từ mặt trời. Âm u và tĩnh, chiều biên giới trải dài, mượt mà từ con đường đất qua những đồi cỏ tranh lên tới những đỉnh đồi nhấp nhô phía xa. Trời tối rất nhanh, dần dần, những ngôi nhà âm u chỉ còn là những khối hình góc cạnh màu tối in lên trên trời chiều, rồi chìm hẳn trong đêm, mặc dù đồng hồ còn sớm. Tôi có cảm giác đặt chân tới một nơi xa nhà hàng ngàn km, xa văn minh, xa xăm và lạnh.


Cả nhóm ngồi phệt xuống trước hiên nhà Pờ Dần Sinh, mệt mỏi sau bữa rượu trưa ở đồn biên phòng, sau buổi chiều lội suối và bê sách. Rửa mặt và chân tay trong làn nước lạnh cóng, rồi ngồi co quắp bên nhau trên băng ghế dài, giữa đống balo túi ngủ, áo mưa giày dép sũng nước. Mệt mỏi và ì trễ.

Chiều đen thẫm, sương xuống nhiều và chớp mắt đã làm ướt đẫm yên xe, Linh Vìu lẩm nhẫm những điều vô nghĩa, tôi mệt mỏi đưa mắt nhìn xuống bản làng phía dưới. Cuộc sống toàn màu đen, le lói một vài ánh đèn. Cảnh bản làng đầm ấm chỉ là những bóng đen đi lại dứoi sân, chui ra chui vào trong nhưng ngôi nhà thấm đẫm bóng đêm, sau cánh cửa là khoảng không còn đen hơn cả những cái bóng.

Ngồi im và thở...........

Có lẽ vì thế mà tôi nhớ Apachai?

Bác làm em nhớ đến đoạn đầu của "Thập Niên" trong "Tru Tiên". Vốn từ tốt quá!
 
Ôi núi rừng Apachải trong trẻo, đáng yêu quá (..Mà em thấy hình như các bạn Hà nhì chả phải gốc Việt vì nhìn ..khang khác. Cái mũi cũng thanh tú hơn dân VN đồng bằng.) :_( Hôm trước xem bài gì của bác gì chụp sông hồng, rơm thì chỉ muốn làm một chuyến về quê lăn rơm xé gà luộc, hôm nay đọc thread này lại miên man muốn đi miền núi phía Bắc. :-(

Sắp tới nhà mình có tổ chức đi đâu không cho em đăng ký với?
 
Trong bài có nhắc đến món dồi của người Hà Nhì, em chưa được ăn ..:-( nhưng em đoán là nếu ướp mắc mật, mắc khén, mấy thứ gia vị quen thuộc của miền núi phía bắc thì có khả năng chính là món dưới đây. Là lạp xường-thịt lạp. Em ăn ở Sapa, Mèo Vạc & Sơn la thấy đều có món này cả, nêm nếm thủ công nên vị không đồng nhất nhưng dựa trên cách thức thì có lẽ chính là 1 nhà thôi ạ.
(Copy & Paste)

Thịt lạp hun khói và lạp xường Mường Khương

Du lịch Lao Kai thì Sapa là địa bàn quá nổi tiếng. Lần này tôi muốn đưa bạn tới Mường Khương thăm một vùng đất còn giữ được nhiều vẻ đẹp hoang sơ. Và đặc biệt là để bạn có dịp nếm món thịt lạp xường trên bàn bếp của người Mường Khương. Chắc rằng rồi bạn sẽ ghi nhận đó là phát hiện lớn trong đời.

Về thịt lạp và lạp xường thì dân miền núi ai cũng biết làm bởi nó xuất phát từ đòi sống tự cấp tự túc của bản làng, là thức ăn dự trữ truyền đời thường xuyên trong nhà. Mỗi năm tết dến một nhà ngả con lợn độ hàng tạ thịt phải có cách chế biến giữ ăn nhiều tháng sau đó. Tuy vậy không phải cách làm ai cũng giống ai. Lại nữa, ngon hay không còn phụ thuộc vào các nguyên liệu làm gia vị cho chế biến cộng với bí quyết nhà nghề ướp tẩm. Thế mới có chuyện cũng là thịt lạp, lạp xường mà Mường Khương nổi tiếng hơn nhiều vùng khác. Ở Mường Khương món thịt lạp do người Mông, người Nùng Dín làm ra nổi tiếng, có giá trị thương phẩm cao bởi cách chế biến cầu kỳ và cách cất giữ bảo đảm. Đó là món ăn ngon đặc biệt vì nó được chế biến bằng thịt của giống lợn Mường Khương nổi tiếng, có giá trị thương phẩm cao bởi cách chế biến cầu kỳ và cách cất giữ đảm bảo. Đó là loại lợn Ỷ nội thuần chủng, mõm ngắn, lông đen, lưng võng được nuôi từ hạt ngô trồng trên núi. Sau một năm, lợn to trên một tạ chắc nịch như khúc giò (chứ không phải giống lợn lai công nghiệp, nuôi cám công nghiệp thịt nhão, mỡ chảy). Con lợn to cả tạ mổ xong được pha ngay khi thịt còn ấm nóng. Người ta phân loại thịt ba chỉ áp sườn xả miếng lớn để ướp làm thịt lạp, thịt mông vai, mỡ khổ thái nhỏ trộn đều để dồi lạp xường. Thịt sau khi thịt đem rửa sạch bằng rượu được đem ướp muối cùng hương liệu cay nóng là hạt Giổi, thảo quả tẩm rượu trộn đều để đủ thời gian cho lên men, hương liệu và muối ngấm đều, ngấm sâu và từng dẻo thịt thớ mỡ. Ngon hay không quyết định ở công đoạn này do tỉ lệ pha trộn và thời gian ướp ủ. Đó là bí quyết của từng nhà. Sau đó thịt lạp được xâu lạt, lạp xường được buộc cắt khúc treo lên giàn bếp hong lửa và khói suốt ngày đêm cho khô dần. Hơi than, khói củi làm cho miếng lạp, khúc dồi chuyển dần sang màu cánh gián thẫm thành lớp bảo vệ vững chắc chống nấm mốc ôi thiu. Rồi cứ thế để dành qua năm. Khi ăn chế biến đơn giản: người ta đem thịt, đem dồi ngâm qua nước nóng cạo rửa cho sạch. Thịt lạp thái mỏng xào thêm ít hành cho dậy mùi, lạp xường để nguyên khúc đồ cùng chõ xôi hoặc rán trong chảo, khi ăn mới thái miếng. Ăn miếng thịt lạp thấy béo bùi, mỡ ngấm đủ muối và gia vị giòn sần sật còn cảm nhận được cả hơi lửa và mùi của khói củi lẩn quất đâu đó. Lạp xường còn ngon hơn bởi vị nóng thơm của hạt giổi và thảo quả. Nếu thêm bát rượu ngô để vài mùa cất trong hang đá nhâm nhi cùng thức ăn thì ngon quên cả đất trời. Ăn lạp xường, thịt lạp với xôi ngũ sắc ( Xôi nhuộm màu bằng các loại lá rừng ăn được) hoặc hợp vị bằng bánh chưng gio núc nác, thì ai ăn một lần thôi sẽ nhớ mãi. Với cách đưa trọn gia vị hợp lý nên dù lạp xường tỉ lệ nạc mỡ bằng nhau mà ăn không thấy ngấy. Cách làm lạp xường tỉ lệ mỡ nhiều cũng là đặc tính của món ăn vùng sơn cước, tăng mỡ chống cái lạnh, thêm gia vị thơm nóng cũng để cản chướng khí, chỉ có ở rẻo cao mới có loại món ăn đặc biệt kiểu này.

Một bạn gái sống lâu năm ở Hà Lan, bôn tẩu qua nhiều nước Châu Âu đã nếm đủ thứ thịt hun khói, dồi, xúc xích công nghiệp với công nghệ tinh vi và hiện đại hàng trăm năm nay khi ăn thử thịt lạp- lạp xườngMường Khương đã không đắn đo nhận xét ;” Ngon không thể tả, lạ miệng và đặc sắc chưa từng thấy, không ở đâu có” Còn Nicolas Barriquara, một người pháp công tác viên của báo Le Courier du Viet Nam, sau khi thưởng thức món lạp xường Mường Khương đã gật gù reo lên : “ Có giống thứ xúc xích đặc biệt của Pháp, nhưng thơm hơn , vị đậm hơn và rất lạ là thấy cả mùi của khói củi và hơi ấm của lửa.”

Thịt lạp và lạp xường Mường Khương là thế. Thứ sản phẩm nội khiêm tốn sưởi ấm bữa ăn bao đời nay cho người dân vùng sơn cước, tất cả xuất phát từ hạt ngô ( nuôi lợn, nấu rượu) và sau chế biến, nó thành thứ đặc sản. Mà ngày nay người du lịch tới, được người Mường Khương đem ra cho thưởng thức, ai một lần ăn, thì một lần sẽ nhớ mãi vị thơm thảo của núi rừng miền Tây.

(Nguồn: Blog họa sĩ Đỗ Đức http://vn.360plus.yahoo.com/doduc35/article?mid=101)
 
Hihi, em vừa đi APC về đây!!! Thế mà đọc bài của bác lại thấy APC là lạ ^^
APC của năm 2009 khác với 2010 và càng khác với 2011 em à!
Và dự là trong 1 vài năm tới trở lại, đường lên cột mốc sẽ cực kỳ dễ dàng..... có đường cao tốc và có thể phi xe máy đc lên cột ý chứ :) (cái này đc phê duyệt rồi nhá, chỉ chờ thực hiện thoai ^^)
 
Thư viện Apachai nằm ở bên cạnh UBND xã Sín Thầu, đi APC các bạn hay chạy thẳng vào đến Tá Miếu rồi đi leo mốc nên chưa chắc đã dừng ở Sín Thầu để có thể thăm thư viện, không biết hiện giờ thế nào rồi, cũng gần 5 năm rồi còn gì.

Còn về việc thấy đọc topic này thấy lạ thì bởi vì các bài viết đa số các bài viết từ 2006, 2007, cái thời đường xá khó khăn, những người đi đều phải đi bộ khá dài chứ không thể đi thẳng đến chân núi rồi leo mốc như các bạn bây giờ :)
 
Thư viện Apachai nằm ở bên cạnh UBND xã Sín Thầu, đi APC các bạn hay chạy thẳng vào đến Tá Miếu rồi đi leo mốc nên chưa chắc đã dừng ở Sín Thầu để có thể thăm thư viện, không biết hiện giờ thế nào rồi, cũng gần 5 năm rồi còn gì.

Còn về việc thấy đọc topic này thấy lạ thì bởi vì các bài viết đa số các bài viết từ 2006, 2007, cái thời đường xá khó khăn, những người đi đều phải đi bộ khá dài chứ không thể đi thẳng đến chân núi rồi leo mốc như các bạn bây giờ :)
Nếu mình nhớ không lầm thì không thấy biển đề thư viện, (nếu có biển), còn không có thì chịu rồi, vì UBND gần ngay cầu Tả Kho Khừ mừ! Và nhà của Chú Pờ Dân Sinh cũng gần UBND luôn.
Mà thôi, mỗi ngày mỗi khác..... Phát triển tiến bộ cũng mừng mà!
Nhắc, lại thấy nhớ! Hic......Có cái gì đó rất giản dị, rất riêng và.....rất đặc biệt khi nhớ về APC ^^
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,469
Bài viết
1,176,123
Members
192,126
Latest member
ngockhanh294
Back
Top