What's new

Apachai - câu chuyện về một vùng đất

Apachải, cái tên mà khi nhắc tới, ai cũng nghĩ đến là nơi đặt cột mốc đánh dấu ngã ba biên giới, nhưng thực tế không phải vậy. Apachai là tên một bản tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên, bản này cũng không phải là bản gần nơi đặt mốc số 0 (mốc tại ngã 3 biên giới) nhất, Apachải cách mốc 0 khoảng 10 km, bản gần nhất là bản Tá Miếu cách mốc 0 khoảng 6-7km đường bộ.

Để đến được ngã 3 biên giới, thông thường có 2 con đường gần nhất, cách 1 là đi từ quốc lộ số 6 qua Sơn La - Điện Biên Phủ - Mường Chà hoặc Sơn La - Tuần Giáo theo đường số 6 lên Lai Châu - Mường Chà, cách 2 là bạn đi tàu HN lên Lào Cai sau đó đi tiếp từ Lào Cai - Mường Chà

Còn từ Mường Chà vào Apachai thì bạn đi theo đường như sau:

Mường Chà - Si Pa Phìn - Chà Cang khoảng 40 km đừong xấu đá cấp phối, bụi mù mịt

Chà Cang - Mường Nhé 40km đừong khá tốt

Mường Nhé - Chung Chải - Suối Voi - Tả Kho Khừ khoảng 40km đường đất, thường là sạt lở mất đường khi mùa mưa lũ. Đoạn đường này khá khó khăn qua vài con suối, đặc biệt là suối Sín Thầu (trước bản Tả Kho Khừ) Con suối này rất lớn, năm 2007 vào mùa mưa lũ đã cuốn đi 3 ngừoi dân bản địa. Bản Ta Kho Khừ là trung tâm của xã Sín Thầu, nơi đây có trường học, UBND xã. Từ Ta Kho Khừ đi lên Apachai mất độ 15 km đường đất và thêm 4km nữa là tới Tá Miếu, tới đấy là hết đường xe máy, muốn lên mốc số 0 các bạn mất khoảng 6km đi bộ.



Cập nhập thông tin về đường xá lên A Pa Chải tháng 12 năm 08:

Đường từ Mường Chà - Si Pa Phìn : đừong đẹp
Si Pa Phìn - Chà Cang đường xấu, cấp phổi rất xóc và bụi mù mịt, có đoạn đang làm đường, đoạn này khoảng 20km

Chà Cang - Mường Nhé : 80km, đường tốt

Mường Nhé - Chung Chải 22km đừong đã trải nhựa
Tại Chung Chải có suối Voi hiện giờ là suối khó nhất trong cả hành trình, đá to và trơn, nước chảy siết, thời điểm tháng 12 nứoc ngập gần đầu gối. Tới Chung Chải nhớ hỏi đường vì nếu không để í sẽ rất dễ lạc sang lối đi về phía Mường Tè.

Chung Chải - Leng Su Sìn : đường đất, khá to vì đang được mở rộng, qua 1-2 con suối.

Leng Su Sìn - Tả Kố Khừ : đường đất, suối Mo Phí bây giờ dễ đi do được đổ thêm cát và chèn thêm đá, hiện tại con suối vào thời điẻm tháng 12 thì đi qua k ướt chân.

Tả Kố Khừ - A pa chải - Tá Miếu : đường đất rất to, 4 làn xe chạy, hiện đang đựoc san lập mở rộng 1 số đoạn chưa hoàn thành, nên phải chờ khaỏng 10 phút tùy từng đoạn.

Nói chung, đường xá nhẹ nhàng hơn rất nhiều
 
Last edited:
nhà cháu mới biết diễn đàn, cũng post cái ảnh cho vui.
lại nhớ Apc...
@soi7x: nghe quả "trắng nõn" chắc chắn là A. Cường :))

Apachai_Dec07_339.jpg
 
Apachải những ngày cuối năm 2007


22h, 26/12/2007

Nó có mặt trên đoàn tàu lăn bánh rời sân ga, để lại sau lưng là Hà Nội - tình yêu & nỗi nhớ, tiến về Apachải, chinh phục cột mốc số 0 cực Tây của Tổ Quốc - nơi giao thoa giữa 3 nước Việt Nam-Lào-Trung Quốc. Một hành trình dài trong những ngày cuối năm với lòng khát khao chinh phục được một trong những điểm cực khó nhất, thú vị nhất của dân fượt. Trải qua 6 ngày 6 đêm với những kỉ niệm khó quên trên cung đường 1500km, nó cùng những người bạn mới quen đã chinh phục thành công cực Tây Tổ Quốc lại còn ghi dấu ấn của đoàn trên tượng đài chiến thắng ở Tp Điện Biên, tiễn biệt năm cũ 2007 bằng những show diễn trên đỉnh đèo Pha Đin.....vv.....

..............

21h15', 01/01/2008

Nó cùng nhóm bạn có mặt tại Hà Nội, ăn mừng chiến thắng của đoàn & đón chào Hà Nội bước sang một năm mới với những sự khởi đầu mới, niềm vui mới, thành công mới & tất nhiên là cả những chuyến đi mới nữa.

Đặt chân về Hà Nội lại thấy "ấm" hẳn , lại đủ sức để bắt đầu những "hành trình" mới.
------------------------------------------------
Xuân về trên "dẻo" cao


Hà Nội những ngày giáp Tết, trời rét đậm cộng thêm những cơn mưa phùn cũng không làm giảm bớt sự hối hả của dòng người ngược xuôi trên đường. Những con phố trung tâm, các cửa hàng - siêu thị, những khu chợ lúc nào cũng đầy ắp người mua kẻ bán qua lại như mắc cửi. Lực lượng giao thông tăng cường thêm 500 học viên cảnh sát ra quân để hướng dẫn giao thông nhưng tình hình ách tắc vẫn ko thuyên giảm, con đường đi làm hàng ngày của nó vốn dĩ thoáng là thế nhưng vào dịp này thì cứ phải gọi là mê cung. Vâng đây là mê cung của đủ các loài hoa, loại cây có nguồn gốc từ Tây tới ta đều đựoc người ta chở về tập kết ở đây & hoạt động kinh doanh diễn ra 24/24h hàng ngày không ngừng nghỉ. Và cái mê cung này chỉ chấm dứt khi 30 Tết đã đến, thế cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ fải ngày ít nhất 2 lần bon chen trong cái dòng người ùn tắc kia. Cứ nghĩ đến cảnh này nó lại thấy nhớ những giây phút yên tĩnh nơi vùng cao đó.

.......................................
Ký sự APC (26/12/2007 - 1/1/2008).

Chúng tôi đến "dẻo" cao vào những ngày cuối năm 2007, khi đồng bào ở đây vừa trải qua 3 ngày Tết cổ truyền Có Nhẹ Chà. Đây là cái Tết của người Hà Nhì, một dân tộc ít người nằm ở vùng ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung. Tiếc là chúng tôi không được thưởng thức cái tết cổ truyền của người Hà Nhì nhưng dư âm của tết vẫn còn & chúng tôi cũng biết được đôi điều về ngày tết Hà Nhì.
Người Hà Nhì tính lịch theo mặt trăng & tết Có Nhẹ Chà không ấn định như Tết Nguyên Đán của người Kinh mà do lãnh đạo xã quyết định dựa trên các yếu tố: thời tiết, mùa màng, thời gian của mọi người trong xã. Sau khi thời điểm đã được xác định, theo phong tục, buổi chiều hôm tất niên mỗi gia đình sẽ mổ 1 con gà để tiễn biệt năm cũ. Đêm hôm đó sẽ là đêm Giao thừa, khắp làng bản sẽ vang lên tiếng chày giã bánh dày, bánh trôi. Đến đầu canh 3, các nhà sẽ thi nhau mổ lợn, gọi là thi vì theo quan niệm của người Hà Nhì thì nhà nào mổ con lợn to nhất, mổ xong sớm nhất& chọc tiết lợn một lần là được thì sang năm mới sẽ gặp may mắn, cuộc sống no ấm, con cháu sum vầy. Thịt lợn mổ ra sẽ được chia thành 3 phần riêng biệt: xương riêng, thịt nạc riêng & mỡ riêng. Bánh dày của người Hà Nhì được làm từ gạo nếp, đồ chín như xôi sau đó giã, đánh thành bánh mang nướng qua sau đó cắt mỏng để dùng dần, khi nào ăn sẽ nướng lại như bánh đa ăn rất ngon & thơm. Ngoài ra còn có thêm món lạp xường, gia đình nào cũng nhồi lạp xường gác đầy bếp, lạp xường của người Hà Nhì có vị rất đặc biệt vì có nhiều loại gia vị được chiết xuất từ các loài thảo mộc.
Trong mấy ngày Tết, những người cao tuổi lập thành nhóm đi chúc Tết lẫn nhau . Tại bữa tiệc khoản đãi, người khách quý nhất sẽ được mời một mâm riêng. Trên mâm , một bên bày 6 chén rượu: 4 chén để "rửa" 4 chây tay, 1 chén "rửa" mặt còn 1 chén để uống. Một bên đặt giỏ cơm, trong giỏ cơm có 1 khoanh thịt mỡ đã luộc chín, giữa khoanh thịt nhét sẵn mấy quả ớt đỏ. Người khách được quyền lựa chọn, hoặc bên này hoặc bên kia. Sau khi chọn xong phần của mình, người khách đặt lên mâm mấy đồng tiền mừng tuổi rồi hát một bài tự biên mang lời cám ơn & cầu mong may mắn, hạnh phúc cho gia chủ.
Trong suốt dịp tết, ngày cũng như đêm bản làng luôn tưng bừng, rộn rã với lời ca tiếng hát, tiếng chiêng trống, đàn sáo . Bên đống lửa trại ấm áp, trong những bộ quần áo đẹp nhất, từng đôi nam nữ thanh niên thi nhau vút lên những câu hát đối, say sưa bên nhau với điệu múa xoè, những điệu sơn vũ. Và sau những cuộc vui này biết bao lứa đôi đã trở nên tâm đầu ý hợp thầm mong ngày "buộc chỉ cổ tay".

Người Hà Nhì cũng đón Tết Nguyên Đán như dưới xuôi nhưng không to bằng Tết Có Nhẹ Chà đâu. Nhưng dù đến vào dịp nào, bạn cũng sẽ nhận được sự tiếp đón nồng hậu của người Hà Nhì & hãy nhớ trong bữa rượu kết giao, trước khi kề môi lên bát rượu thơm nồng mùi men lá bạn sẽ có hạnh phúc được thưởng thức cái hay của vào 3 - nghĩa là fải uống đủ 3 chén rượu bạn mới có thể cầm đũa & đừng quên sau mỗi chén rượu bạn phải bắt tay người mời rượu thay lời cám ơn. Và chắc chắn sau đó lòng bạn hẳn sẽ say mềm với tình cảm nồng ấm của người dân nơi đây bởi câu "HẾT NƯỚC SỜ TAY - SỜ TAY RA NƯỚC - CÙ LI CÙ LA - CÓ TA CÓ MÌNH" đấy. Ui nhắc đến lại thấy chống chếnh thế.

Nguồn Kimchitran

Đào ở Tà miếu



và bữa cơm ấm cúng ở nhà Sang

 
Last edited:
1. Đây ạ, còn cái ảnh trắng... của bác sói mãi hôm nay mới xoay lại, bác xem đã hài lòng chưa?


Xa xa có gì mà cứ mờ mờ thế nhỉ:
(Mờ thật)

Lại gần thì trắng nõn thật ạ :"> :">
(Đâu, trắng đâu
)
Hố hố hố

2. Chỗ mũi tên chỉ là chè Hà Nhì lúc chưa đun lên đây ạ, bon chen được mỗi bó này thôi mà cũng fải đi khắp cả bản đấy Nhắc đến chè là phải cảm ơn vợ chú Sinh nhiều nhất, nhờ có cô dẫn đi mà mình mới xin được từng đó :)
 
Last edited by a moderator:
Đẹp quá các bác ợ (beer) (beer)
@all: cho em hỏi lên cột mốc có phải xin giấy tờ gì không ạ?


Có một mẹo nhỏ là bác cứ vào "năn nỉ ỉ ôi" rồi chăm chỉ cụng ly với Bí Thư xã Sín Thầu là ông Pờ Dần Sinh hoặc Chủ tịch xã Sừng Sừng Khai để ra được cái giấy giới thiệu của Xã là vào 317 sẽ dễ hơn rất nhiều...

Trưởng đồn 317 là anh Vũ Anh khá "khét tiếng" ở Đồn Tây Trang trước đây, có vẻ nghiêm khắc.... Nhưng thực ra bộ đội biên phòng ở vùng cực Tây rất dễ tính và trân trọng những người bạn ở xa đến. Nếu chẳng may bạn đến đúng vào dịp phía "bạn" TRung Cuốc hội họp hoặc có vấn đề "tế nhị" với Việt Nam thì cầm chắc bạn thất bại vụ leo mốc 0.

Tốt nhất, bạn nên có một tờ giấy giới thiệu của 1 cơ quan truyền thông nhà nước nào đó (thậm chí một tờ tạp chí cũng được), hoặc một bệnh viện, một trường đại học làm "bảo đảm" thì vụ leo mốc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Còn không, ăn thua chỉ do tài ăn nói và dân vận của của bạn.

Những lần chúng tôi đi A Pa Chải cũng thấy không khó lắm cái vụ leo mốc :D
 
Tuần sau, em có lên trên APC. Em thấy các bác để tình cảm rỉ ra ngoài nhiều quá, nhưng bà con ở trên đấy thì chắc không cảm nhận được gì. Có một cái em có thể làm để chuyển tải phần nào cái tình của các bác lên trên APC, đó là mang các tấm hình các bác đã đi, đã chụp con người và cảnh vật trên đó lên cho họ. Một vài bức ảnh đẹp hoặc bác nào bỏ công ra chuyển ảnh của mình thành VCD, em xin nhận mang lên đó, chuyển đến tay từng người các bác còn ghi tên nhớ mặt.
Ai gửi gì thì alo cho em trước thứ 2 tuần sau: 0904371303
 
Tớ vừa A Pa Chải về nè

Xin lỗi các bạn, tớ bận bịu đầu tắt mặt tối, vừa hết Trung Đông về làm ngay quả A Pa Chải này, không vào diễn đàn nên không biết lại có nhiều bạn cùng chí hướng đến thế! Tớ xin lõi nhé!
Nhìn chung đường từ Lào Cai qua Trạm Tôn, Ô Quý Hồ, Sơn Bình, Bình Lư, Tam Đường, Sìn Hồ rất đẹp (Đi qua Sìn Hồ rút ngắn được khoảng 100 km so với đường qua Pa So, Pa Tần). Đèo nối đèo, dốc nối dốc, thỏa sức vừa đổ đèo vừa vỉa vót! Đoạn này đặc biệt có thể rẽ vào bản Giang của người Lự sau đèo Giang Ma, trước khi đến thị xã Tam Đường.
UpNhAnHdotC0M2008102129443odi0odu2zw189699.jpeg

Qua Bệnh viện thị xã có con đường nhỏ phía trái, rẽ theo lối đó đi Sìn Hồ. Tại Sìn Hồ có thể nghỉ tại khách sạn Thanh Bình (giật mình vì giữa chốn rừng thiêng nước độc lại hiện ra một cái ks kiểu phố, tiện nghi đầy đủ kèm mát-sa, hông hơi, karaoke, ...)
UpNhAnHdotC0M2008102129443nzvintq1zd144004.jpeg


Từ Sìn Hồ phải qua đèo Làng Mô (kinh phết) tới Chăn Nưa,Chiềng Chăn rồi Mường Lay, đèo Ma Thì Hồ, Mường Chà. Tới đến Mường Chà về đường đất không có gì phải nói, coi như đặc sản của các loại đường miền núi!
Cầu Hang Tôm lịch sử
UpNhAnHdotC0M2008102129443mgvlodkxnz339223.jpeg


Từ Mường Chà đi Si Pha Phìn, Phìn Hồ, Chà Cang, một loạt huổi các loại rồi Nà Búng, Mường Nhé thì đường bắt đầu giảm cấp, lúc nhưa, lúc đất, đá, lúc nhẽo nhoẹt chả biết là cái gì bên dưới nữa, mà đường thì vẫn còng queo lại còn nham nhở do đường đang thi công... lội suối Mường Toong đêm đó trời không mưa không gió, nước chỉ ngang bụng chân, mát lạnh, sướng ơi là sướng! (Rất tiếc đoạn từ cầu Nậm Pô giở đi trời chả còn tí sáng nào nên tớ không chộp được hình)
Nhưng đây vẫn chưa phải đoạn kinh hãi nhất đâu!
UpNhAnHdotC0M2008102129443ndnlyti4zw254968.jpeg


UpNhAnHdotC0M2008102129443n2fhotvknz314836.jpeg


UpNhAnHdotC0M2008102129443ztk4nje3nt151059.jpeg


Bỗng có thác nứớc đẹp mê hồn ở Phìn Hồ
UpNhAnHdotC0M2008102129443yjvknwfinz1403756.jpeg


Nghỉ qua đêm ở Mường Nhé (nếu các bạn nghỉ ăn trưa ở Mường Chà thì liên hệ luôn anh chủ quán cơm ở chỗ ngã 3 đi Mường Nhé sẽ có chõ nghỉ tốt ở bưu điện trung tâm thị trấn) khá thuận tiện vì các hàng quán mở khuya, phục vụ tận tình, giá gà thả đồi (đuổi mãi không bắt được) 250K/kí, rau cải khá ngon. Còn thịt bò thì chẳng giống gì cả! Thị trấn nhỏ, đang xây dựng (nhà bưu điện và nhà của bảo hiểm xã hội mới xây xong, còn nhà ủy ban thì chỉ mới sắp xong), bụi đất mù mịt khi trời nắng, bùn đất dính lép nhép và trơn nhỡn khi trời mưa, vãi linh hồn! Nhưng vẫn còn chưa phải là kinh hãi nhất!
UpNhAnHdotC0M2008102129443nzfmnjzimt266867.jpeg


Từ Mường Nhé đến Trung Chải khoảng 18km phải rẽ xuống 1 con đường đất phía bên trái dẫn tới bờ suối. Wow, suối khá rộng và sâu. Tuần trước tớ qua, nước ngập ngang bụng phải đi mảng (may có chị cả nhà bị nghiện đưa mảng kiếm thêm tiền hút), mà mảng thì nát như tươm, cỡ trên 7 chục kí lên mảng + xe máy là chìm nước ngập tận cổ chân. Hỏi chị kéo mảng (lội suối để kéo mảng ý) được biết dòng suói mang tên Nậm Ma (trên này cái gì cũng Nậm), mà suối này thì Ma thật! Ngồi trên mảng cứ như có ma trêu, kéo bên nọ, dềnh bên kia, dù đã cố lấy cân bằng bằng cách ngồi trên yên xe, xòe chân rộng hết bề ngang của mảng và cố bắt nhịp cùng dòng suối, vậy mà cái mảng cứ nghiêng ngả, đu đưa như muốn hất mình xuống, đúng là suối Nậm Ma!
UpNhAnHdotC0M2008102129443mjq2mmiymd146273.jpeg


UpNhAnHdotC0M2008102129443ndjjode5ym139182.jpeg
 
A Pa Chải - tiếp theo

Vì diễn đàn chỉ cho phép 10 hình 1 bài, nên tớ phải cắt ra thế này, mong các bạn thong cảm nhé!

Từ Mường Nhé qua Trung Chải, Leng Su Sìn phải lội qua 4 con suối, đường đất đá lổn nhổn, có đoạn nhão nhoét nhoèn nhoẹt, lúc này mấy đôi dép rọ mua ở chợ Sapa phát huy tối đa tác dụng (người miền núi quả là sáng suốt khi chọn lọại này làm cái nâng niu bàn chân Việt của họ, mình cũng đủ sáng trí để học theo cách của họ! hĩ hĩ..)
UpNhAnHdotC0M2008102129443yjzhnwy1od260382.jpeg


Lại suối, suối này là suói Mo Phí trước khi vào bản Sín Thầu
UpNhAnHdotC0M2008102129443nmi0mzjjzg188842.jpeg


UpNhAnHdotC0M2008102129443oti4ntllmm353650.jpeg


Bản Sín Thầu nhìn từ bên kia suối
UpNhAnHdotC0M2008102129443yjyyzdqzzj329761.jpeg


Nghỉ đêm tại Sín Thầu, người Hà Nhì thân thiện và tốt bụng
UpNhAnHdotC0M2008102129443zjg1y2myyt1384914.jpeg


Bếp của người Hà Nhì
UpNhAnHdotC0M2008102129443yjblmjm1yt255677.jpeg


Từ Sín Thầu (Tả Kho Khừ), qua bản A Pa Chải, Tá Miếu đến đồn biên phòng 317, từ đây còn đi xe được 6 km thì không thể đi được nữa, đành giấu xe vào bụi cây sau đồi, đi bộ 30 phút đến chỗ rẽ lên núi.

UpNhAnHdotC0M2008102129443m2mxotllnj130146.jpeg


Đồn Biên phòng 317
UpNhAnHdotC0M2008102129443ngnjztm3yz252238.jpeg


Đường ơi là đường
UpNhAnHdotC0M2008102129443ytyzzdawn2342500.jpeg


UpNhAnHdotC0M2008102129443m2jiywuyog276462.jpeg
 
A Pa Chải - tiếp theo

Leo bộ dốc ngược hết 4 đồi cỏ gianh, cỏ gianh cao lút đầu người do đây là chuyến lên mốc 0 đầu tiên của mùa khô năm nay (chuyến cuói cùng của 1 chị báo Biên Phòng vào tháng 5/ 2008)
UpNhAnHdotC0M2008102129443ytvmnmnhmd141919.jpeg


Nghỉ tại yên ngựa thứ 3, nhìn về bản Tá Miếu dưới thung lũng phía xa, sau đó là mái xanh xanh của đồn biên phòng 317
UpNhAnHdotC0M2008102129443mjk1mjy0n2179076.jpeg


Lán cũ của đội công nhân xây dựng mốc 0
UpNhAnHdotC0M2008102129443ztnkymexod292996.jpeg


Mốc 0 đây rồi
UpNhAnHdotC0M2008102129443otm2yta5nz1329988.jpeg


UpNhAnHdotC0M2008102129443zge3mdjing155572.jpeg


Lúc này đã 5.30 chiều, mặt trời bắt đầu xuống núi. Ở nơi đầu non này, mặt trời lặn nhanh như biến chỉ trong tích tắc!
UpNhAnHdotC0M2008102129443otrhy2jjyz173505.jpeg


Tớ xin phép nghỉ, bài sau kể tiếp vụ Lạc trong rửng già nơi biên ải, có một đêm như thế!
 
Last edited:
Vừa đọc bài của các bạn mới đi APC về ở bên TTVN. Cũng không rõ ngọn ngành câu chuyện nhưng có vẻ như một số đoàn đi APC đã không đúng mức trong giao tiếp với địa phương và Đồn 317 nên tình hình leo Mốc 0 đã trở nên khó khăn hơn trước nhiều rồi. Cụ thể là sẽ phải xin giấy từ BCH bộ đội Biên Phòng Tỉnh Điện Biên :(

Chuyện giấy má thủ tục là một nhẽ nhưng làm xấu đi mối quan hệ tốt đẹp giữa những người yêu thích du lịch với đồng bào địa phương và bộ đội biên phòng là một điều rất đáng tiếc ;)

Nhà Phượt thường xuyên đi đến những vùng miền xa xôi hẻo lánh, còn phải tiếp tục hòa đồng với đồng bào địa phương do vậy cảnh báo từ APC rất đáng để mỗi chúng ta suy nghĩ!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,723
Bài viết
1,136,204
Members
192,505
Latest member
lblmarketpro23
Back
Top