What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
McDonald's là một trong những đồ ăn tiện lợi nhất khi đi ra nước ngoài, nhất là đi kiểu backpacking. Tiện lợi vì nó dễ ăn, đủ năng lượng và dễ tìm. Dễ ăn vì nó là món ăn quốc tế, không bị mùi vị không quen thuộc như ở một số nước sử dụng nhiều gia vị (Ấn độ và các nước trung đông). Trên mỗi suất ăn McDonald's họ thường ghi bao nhiêu calories, từ đó căn cứ vào nhu cầu calories với những người ăn kiêng hay bị bệnh mà nạp cho vừa đủ. Trên thực tế, một người to lớn hoạt động nhiều như tôi cũng chỉ cần một cái Big Mac, gói khoai tây và ly Coca là đủ năng lượng cho hoạt động cả buổi. Tất nhiên là người già không thích điều này nhưng trẻ con thì lại thích






 
Nói về ngon thì không thể nói là McDonald's ngon được. Chỉ là cung cấp đủ năng lượng cho mình hoạt động thôi. Mà đi phượt thì đa phần là chỉ cần đủ năng lượng, ăn uống cũng đơn giản, dễ ăn. Nhất là hai bữa sáng và trưa. Thế nên nếu ai ăn uống cầu kỳ, khó ăn thì nghe chừng không hợp với đi phượt lắm. Lần này các cụ nhà em đi theo em bị em cho ăn uống như này, may quá các cụ cũng dễ tính nên cũng chẳng kêu gì. Thực ra thì có thể tìm một chỗ ăn sáng hay ăn trưa tử tế hơn. Nhưng lịch trình của em lên dày đặc, em tiếc thời gian các bác ạ. Bỏ đến 1-2h ngồi ăn trưa trong nhà hàng thì em không quen với việc đó.


Bữa sáng của McDonald's









Coke trắng



 
Em đã từng chém với các bác về nhánh lập pháp và hành pháp của Hoa Kỳ, trong lúc lang thang dạo một vòng Washington DC em chém nốt với các bác về nhánh tư pháp.
Khác với một số nước khác khi nghe đến điều IV Hiến pháp là cả một nỗi sợ. Thì cái điều III Hiến pháp Hoa kỳ nó lại đảm bảo quyền ngược lại. Đó là hệ thống tư pháp phải hoàn toàn độc lập, không ai được can dự, được chỉ đạo vào công việc của họ. Thế nên khi nghe thấy vị Thủ Tướng chỉ đạo toà án phải xử lý nghiêm vụ này....các bạn Mỹ hẳn là ngạc nhiên lắm.
Hệ thống tư pháp Hoa kỳ cũng lằng nhằng dây điện. Toà án Liên bang được thiết lập bởi hiến pháp và điều luật liên bang. Toà án tiểu bang được thiết lập cũng bởi hiến pháp và luật của mỗi tiểu bang. Toà liên bang cũng có tới 3 hệ thống và 1 toà tối cao.

1. Hệ thống toà sơ thẩm liên bang (U.S. District Courts)
Có tới 94 toà sơ thẩm liên bang, đảm bảo ít nhất mỗi bang có 1 toà sơ thẩm. Toà này thường nhận những vụ kiện phúc thẩm từ toà án bang hay những vụ liên quan giữa công dân, tổ chức các bang với nhau.
2. Hệ thống toà thượng thẩm liên bang (U.S. Circuit Court of Appeals)
Chỉ có 12 toà thượng thẩm liên bang được đánh số từ 1-11 và D.C Circuit (Thượng thẩm quận Columbia). Toà này xét xử phúc thẩm các vụ từ toà sơ thẩm liên bang gửi lên
3. Toà chuyên trách (Special Courts)
Toàn này chuyên xử những tranh chấp liên qua đến chuyên ngành và cái tên của từng toà nó cũng nói rõ về chuyên ngành gì như: Toà phá sản (Bankruptcy court), toà thương mại quốc tế (Court of International Trade)...
4. Toà án Tối cao (Supreme Court of the United States)
Toà này chủ yếu xử vụ kiện giữa các bang với nhau rồi theo dõi chính quyền hành pháp như thế nào còn tuýt còi vi phạm hoặc thụ lý những vụ kiện giữa các toà khác và chính quyền. Giống như vụ tổng thống Donald Trump chặn không cho những người Hồi giáo từ Trung đông nhập cảnh...hai thẩm phán ở toà án Maryland và Hawaii chặn lệnh đó. Toà Tối cao đứng ra giải quyết và cuối cùng đồng ý với Tổng thống.
Toà tối cao có xử các vụ phúc thẩm từ toà thượng thẩm lên không? Xin thưa có nhưng khó hơn lên trời khi được toà tối cao xử phúc thẩm. Với nguồn lực hạn chế chỉ có 9 thẩm phán nên khi có vụ yêu cầu phúc thẩm lại phán quyết của toà thượng thẩm liên bang thì phải có ít nhất 4/9 thẩm phán đồng ý xem xét thì toà tối cao mới xem lại hồ sơ.
Nine old men
Nhân sự một toà án tối cao của một cường quốc trên thế giới mà chỉ có 9 thẩm phán, quá ít để nhét con ông cháu cha vào :D những người này phải được Tổng thống đề cử và Thượng viện phê chuẩn. Sau khi tổng thống đề cử thì ứng viên đó phải ra trước thượng viện trả lời phỏng vấn và sau khi được phê chuẩn thì được làm thẩm phán trọn đời.
Tại sao lại trọn đời? Vì chỉ có làm trọn đời, ít bổ nhiệm lại, qua nhiều thời kỳ các tổng thống thì các vị thẩm phán này mới không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ đảng phái nào để giữ tính độc lập cho toà án là thế.
Hiến pháp cũng cho quyền luận tội và phế truất các thẩm phán. Trên thực tế trong suốt 230 năm nay chỉ có 13 người bị luận tội và 7 người bị phế truất. Thế nên nhìn vào bộ máy của toà án tối cao toàn thấy những ông bà già cao tuổi nhất đã 86 tuổi và cụ từ Nine old men có ý nghĩa đó










 
Last edited:
Toàn người già như thế nên không thể không xảy ra khủng hoảng nhân sự khi một trong những chánh án xin nghỉ hưu hoặc mất. Chỉ trong 2 năm liên tiếp 2017,2018 tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải bổ nhiệm liên tiếp 2 thẩm phán vào Toà tối cao. Trong đó có thời gian chiếc ghế thẩm phán thay cho ngài Antonin Scalia qua đời bỏ trống tới 14 tháng và trong suốt thời gian đó toà tối cao Hoa kỳ chỉ có mỗi 8 vị thẩm phán.
Cứ tưởng thẩm phán được tổng thống bổ nhiệm thì suốt đời phải cắn rơm, cắn cỏ, cung cúc tận tuỵ phục vụ tổng thống nhưng không phải. Vụ kiện giữa nhà báo của CNN và tổng thống Donald Trump về việc nhân viên nhà trắng thu hồi thẻ nhà báo. Timothy Kelly - một thẩm phán quèn của toà sơ thẩm liên bang quân Columbia đã xử cho nhà báo CNN thắng cuộc và Nhà trắng phải trả lại thẻ nhà báo cho ông này. Điều đáng nói là chính TT Mỹ Donald Trump bổ nhiệm Timothy Kelly. Như thế mới biết là chẳng có gì có thể can thiệp được vào hệ thống tư pháp ở đây cả










 
Last edited:
Khác với thẩm phán liên bang thường có quy định chung bởi hiến pháp. Thẩm phán các tiểu bang được bổ nhiệm và từ nhiệm theo hiến pháp của từng bang. Có bang thì thống đốc được quyền bổ nhiệm, có bang thì quốc hội bang được bổ nhiệm. Và không được làm trọn đời như liên bang. đa phần các tiểu bang có chính sách nghỉ hưu bắt buộc từ 65-765 tuổi đối với thẩm phán tiểu bang. Thế nên ông nào mà ham quyền cố vị thì cố mà "chạy" lên làm thẩm phán liên bang mới được ngồi đến lúc chết. Chẳng biết nước Mỹ thế nào chứ nếu như ở VN mà có cái ghế ngồi đến lúc chết thì hẳn là giá cao lắm










 
Last edited:
Thôi em không liên thiên nữa. Đang đi đường nhìn thấy có mấy người châu Á đứng hẳn xuống dưới đường mà bắt Taxi thế này chắc chắn là người Tàu or người Việt. May mắn em thấy người ta nói chuyện với nhau bằng tiếng Tàu :D






 
Loanh quanh đến trưa, cả nhà em đi ra ga Union Station để đi Philadelphia. Cái ga này nó cũng nằm ngay gần National Mall. Đi tới nhìn thấy cái toà nhà to lớn này em không nghĩ nó là cái bến xe các bác ạ. Về sau mới nghĩ ra tất cả những ga ở Washington DC mà em biết đều hoành tráng cả






Cái ga này thật sự là lớn, vào trong ga đi lòng vòng xuyên qua chỗ tàu điện, tàu nổi....đoạn này google map chịu bó tay nên em phải hỏi bằng mồm. Đi mãi rồi cũng tới bến xe khách liên tỉnh













 
Lần này em chọn Ourbus với mục đích đi trải nghiệm càng nhiều hãng vận tải hành khách của Mỹ xem nó như thế nào. Nhưng có lẽ hãng này là hãng tổ chức phục vụ tệ nhất so với các hãng em từng đi. Hướng dẫn thì mù mờ. Đến lái xe đánh xe vào chỗ đỗ khi chưa có lệnh xuất bến còn không biết mình đi đâu. Có cậu phụ xe ở bến thì ú a, ú ớ không biết cách hướng dẫn khách du lịch.
Ấy nhưng mà nói thế chứ hình như các chuyến xe khách kiểu này nó chỉ phục vụ người Mỹ, còn khách du lịch ba lô như em chắc ít gặp nên mới thế






Ngoài cái xe bus này ghi rõ chạy đến New York thì những chiếc còn lại đứng im lìm chẳng biết là chạy đi đâu. Hỏi tài xế cũng không biết






Đồ đạc nhà em cũng khá nhiều


 
Last edited:
Chạy khoảng 3h em tới Philadelphia - Thành phố của tình bằng hữu.
Sở dĩ nó có tên như thế vì năm 1861, Wiliam Penn -môt tín đồ của đạo tin lành Quaker giầu có và là bạn của vua Charles II. Chắc là trong lần nhậu với Hoàng đế, lão Penn này hỗi lộ cái gì mà được Charles II ban cho nguyên cả vùng đất rộng lớn phía tây sông Delaware. Nhằm thu hút người dân đổ về nơi đây Penn mở cửa cho tất cả những người có tôn giáo khác đang bị đè nén ở nước Anh và châu Âu về đây như: Quaker, Mennonite, Amish, Moravia, Baptist....
Ấy thế nhưng ông này ở chính tại London, chỉ thi thoảng mới sang xứ thuộc địa mà thôi. Năm 1682 ôngb sang xứ thuộc địa thấy có cả những người Hà lan, Thuỵ điển, Na Uy...đến ở. Từ đây ông dựng lên thành phố Philadelphia - thành phố của tình bằng hữu.










 
Để xứng danh với tên gọi này, Penn cho những ngừoi phụ nữ ở Philadelphia được hưởng rất nhiều quyền lợi trước khi những người phụ nữ ở xứ thuộc địa khác được hưởng rất lâu. Penn cũng quan tâm đến những người da đỏ ở Delaware và đảm bảo rằng họ được trả tiền cho bất kỳ khu đất nào có người châu Âu định cư.










 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,504
Members
192,528
Latest member
NTD007
Back
Top