What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Làm thủ tục check in xong, lên phòng quảng đồ vào. Cả nhà em đi dạo phố Philadelphia xem The Birth place of America (Nơi sinh của nước Mỹ) nó ra răng












 
Vì là nơi khai sinh ra nước Mỹ nên đi một bước lại chạm phải 1 di tích. Dần dần em sẽ kể với các bác các câu chuyện về những di tích trong thành phố này










 
Trên con phố Chestnut này, tất cả những cơ quan đầu tiên của liên bang đều nằm tại đây. Quan trong nhất là hai cai Ngân hàng liên bang đầu tiên và Ngân hàng liên bang thứ 2 .
Ngân hàng liên bang đầu tiên được thành lập ngay sau khi lập quốc (1790), nhưng tới tận năm 1816 Ngân hàng Liên bang thứ 2 mới được thành lập, lúc này đã có thủ đô mới là Washington DCDC nhưng ngân hàng liên bang thứ 2 vẫn nằm ở Philadelphia, thế mới biết tầm quan trọng của thành phố này như thế nào.


Ngân hàng liên bang thứ 2 xây từ năm 1816






Xunng quanh là bãi cỏ, cây xanh tươi tốt







 
Last edited:
Câu chuyên thành lập được Ngân hàng liên bang cũng không phải là dễ. Ở Mỹ các hệ thống rất lằng nhằng, nhiều khi mình cứ nghĩ nó sẽ dẫm chân lên nhau nhưng kỳ thực là rất khoa học.
Ngay sau khi lập quốc, bộ trưởng bộ tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ là Alexander Hamilton xin phép Quốc hội thành lập Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ với các chức năng hỗ trợ cho chính phủ liên bang về việc trả nợ chiến tranh, quản lý tiền tệ, phát hành đồng tiền chug trên toàn liên bang và quan trọng nhất là có thể án được trái phiếu chính phủ.
Đề xuất của ông gặp sự phản đối gay gắt của nhữug người theo đảng Dân chủ - Cộng hoà (tiền thân của đảng dân chủ sau này) đứng đầu là bộ trưởng bộ ngoại giao Jefferson và Madison (Hai ông này sau này trở thành tổng thống thứ 3 và thứ 4 của Hoa Kỳ).
Jefferson cho rằng chỉ cần lập một kho bạc thu tiền thuế về là đủ, không cần lập ngân hàng vì ông sợ khi chính quyền liên bang có quá nhiều quyền lực thì sẽ dẫn đến độc tài và đương nhiên cái chuyện lập ngân hàng liên bang này nó chẳng có lợi gì cho các tiểu bang.
Đen cho nước Mỹ là chẳng có cái bộ ít người nào hết để quyết cmn cho xong, đưa ra quốc hội cho vui thôi. Mà vụ này tranh cãi cả tháng trước quốc hội. Mãi đến tháng 2 năm 1791 quốc hội mới quyết xong và tổng thống Washington đã hạ bút ký quyết định thành lập ngân hàng










 
Đối diện với quảng trường độc lập là một bức tượng khá đẹp, có tên là The Signer. Cứ tưởng rằng bức tượng này phải tôn vinh mấy ông cha già dân tộc Mỹ cho bà con đỡ thiệt thòi. Nhưng không, bức tượng này được lấy cảm hứng từ George Clymer một thương gia, một chính khách hết sức bình thường, nhưng là người đã ký tên vào cả hai văn kiện quan trong của Hoa Kỳ là "Tuyên Ngôn Độc Lập" và "Hiến pháp"
Chúng ta thường quá dễ dãi với chữ ký của mình: mất gì mà không ký.......Nhưng thời của Clymer ký hai cái đó là có thể mất mạng. Ký tên vào Tuyên Ngôn độc lập của Mỹ có nghĩa rằng ra mặt chống lại Vương quốc hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ - Vương quốc Anh. Nếu nhìn theo người Anh thì những kẻ ký đó là phản động, là thế lực thù địch nghe ngoại bang (Pháp) xúi bẩy, là đạp đổ nồi cơm, là từ bỏ sổ hưu.....
Còn ký vào hiến pháp thì sao? Elbridge Gerry đại biểu của bang Massachusetts tuyên bố "Ký vào hiến pháp này có thể gây nội chiến" và ông từ chối ký vào. Có nghĩa là ký vào rất mạo hiểm, có thể trở thành kẻ thù của chính bà con mình. Thế nên những người dám ký là người dũng cảm. Bứ tượng này làm ra để vinh danh những con người đó
Bức tượng bằng đồng, tả một người đàn ông một tay cầm bút lông, một tay cầm văn bản. Mặt ngước nhìn lên trời như biểu tượng cho sự khao khát tự do và mở ra một kỷ nguyên mới cho nước Mỹ.
Kích thước bức tượng vừa phải, không quá lớn nhưng rất chi tiết và rất đẹp. Trông người lại ngẫm đến ta, chẳng hiểu làm sao mà VN chúng ta cứ phải làm những bức tượng thật lớn để làm gì? Đâu cứ phải to lớn mới là đẹp, mới là giá trị? Bác nào đã lên Điện biên thăm bức tượng chiến thắng Điện biên thì thấy, người gì mà vuông chằn chặn, chẳng ra người chẳng ra ngợm.... Nếu Michelangelo sinh ở VN thời nay thì sao? Em dám cá là bức Pieta trong Vatican nó phải cao đến mấy chục mét và có khi phải chú thích đâu là Mẹ Maria đâu là Chúa Jesus nữa










 
Last edited:
Đây là thư viện Benjamin Franklin - thư viện đầu tiên của nước Mỹ. Vào những năm đầu thế kỷ 18, nước Mỹ hầu nhưu không có sách, tất cả các sách phải mua từ London và ship đến khá là chậm. Và đương nhiên nó cực đắt. Với tinh thần muốn khai phóng cho dân Mỹ đọc để tăng cường hiểu biết, học để giúp nước Mỹ phát triển sánh vai cùng cường quốc năm châu. Thế nên Benjamin Franklin cùng vài người bạn bỏ tiền ra mua sách và xây dựng thư viện này. Lúc thành lập xong thư viện vào năm 1731 nó có tới hơn 500.000 cuốn sách và cho đến tận bây giờ còn giữu được gần 1 nửa số sách này.
Với chủ trương sách cho toàn dân, nên bất cứ ai cũng có thể vào thư viện đọc và thậm chí mượn được cả sách về, nhưng phải để lại số tiền tương ứng với cuốn sách (trừ thành viên)
Ngoài sách ra trong thư viện còn có các loại kính viễn vọng để quan sát thiên văn và còn có cả một bảo tàng cùng các phòng thí nghiệm trong thư viện (vào những năm đầu) nữa


Toà nhà thư viện với tượng Benjamin Franklin bên trên






 
Last edited:
Từ Thư viện của Benjamin Franklin em bước qua bên kia đường là sang tới Quảng trường độc lập và Dinh độc lập, nơi khai sinh ra Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Nói đến quảng trường độc lập này đầu tiên ta nghĩ đến chắc tại đây vào trời hè ấm áp năm 1776 có một ông tổng thống nào đó đọc tuyên ngôn độc lập của Mỹ ở đây chăng? Không, không hề có vì lúc đó Mỹ chẳng có ông Tổng thống nào cả. Vào ngày 4/7/1776 sau khi Hội nghị lục địa lần thứ 2 thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, nó được gửi đến xưởng in, in ra trên báo công bố cho toàn dân được biết.








 
Philadelphia là thủ đô đầu tiên của nước Mỹ, quảng trường độc lập này là nơi khai sinh ra một quốc gia hùng cường nhất thế giới, nơi tôn vinh các giá trị những quyền con người....nhờ có những cuộc Đại hội lục địa. Để dễn hiểu về lịch sử nước Mỹ, em chưa đi vào trong Dinh Độc lập ngay mà quay sang cái Toà nhà Thợ mộc cách đây vài trăm mét - Nơi diễn ra Hội nghị Lục đại đầu tiên.
Cái Toà nhà Thợ mộc là một toà nhà nhỏ, trước đây nó là nơi tụ họp của những người công nhân, thợ thủ công àn bạc, chém gió và nói xấu cán bộ.....Nhưng có cái lạ: là một trong những toà nhà quan trọng trong việc lập quốc, nhưng đến tận bây giờ nó vẫn thuộc về sở hữu tư nhân các bác ạ. Tuy nhiên bây giờ những người công nhân không còn ngồi đây chém gió vào mỗi tối nữa mà nó trở thành Bảo tàng và vào cửa cũng hoàn toàn miễn phí.
Khi vùng đất bắc Mỹ này trở thành thuộc địa của Anh, các địa phương họ chẳng có bất cứ một liên kết hay ràng buộc gì với nhau hết. Nhưng chính chính sách của Anh làm họ cảm thấy mình phải liên kết lại với nhau để chống lại sự bất công đến từ bên kia bờ đại dương.
Cái mâu thuẫn đầu tiên là từ đất, với chủ trương phải chung sống hoà bình với ngừoi địa phương (Da đỏ), nên Vua Anh từ chối việc câc thuộc địa của mình mở rộng đất về phía tây. Trong khi dân thuộc địa thì muốn khai thác, mở rộng vùng đất. Hành động của Vua Anh khiến họ cảm thấy thiếu tôn trọng trong các quyền lợi căn bản của họ.
Tiếp theo là một loạt các đạo luật đường, đạo luật tem, đạo luật Townshend và đến đạo luật trà thì dường như thùng thuốc súng đã được sấy khô và chỉ chờ châm lửa. Nhưng cái akay nhất của dân thuộc địa là Quốc hội Anh cứ ngồi một chỗ ra hết đạo luật nọ kia cho dân thuộc địa như họ đóng thuế mà họ không có đại diện nào ở quốc hội.
Về chuyện này phải nói rằng cái cách quản lý và dụ dỗ dân chúng của Vương Quốc Anh thời đấy thua hẳn các quốc gia CS sau này. Nếu như Quốc hội Anh gây chia rẽ, đánh thuế bang nọ, giảm thuế bang kia, vỗ về mỵ dân....thì sẽ không có Hội nghị lục địa và cũng chẳng bao giờ có nước Mỹ.
Nói về vụ "tiệc trà", năm 1773 công ty Đông Ấn của Anh gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng nên cầu cứu chính phủ và xin xuất khẩu độc quyền trà sang các thuộc địa. Và để bảo vệ lợi ích nhóm, chính quyền cho phép công ty Đông Ấn bán hàng thẳng tới người tiêu dùng nhằm tối ưu hoá lợi nhuận chứ không thông qua các đại lý của thuộc địa. Trước thời điểm này thì nạn buôn lậu đang tung hoành buôn bán trà về Mỹ mà chẳng đóng một đồng thuế nào cho nước Anh. Và để bán được hàng, công ty Đông Ấn mời Hải quân đi dẹp buôn lậu.
Mâu thuẫn được đẩy lên cao, vào đêm 16/12/1973 Samuel Adams cùng vài người đồng chí trèo lên con tàu buôn trà và ném các thùng trà xuống biển.
Cay mũi vì bị vượt mặt, Vua Anh ra lệnh phong toả cảng Boston, quốc hội Anh thông qua luật không khoan nhượng với các thuộc địa bắc Mỹ. Một thành phố biển sầm uất như Boston mà bị phong toả cảng biển thì khác gì bị cắt đi cái cuống họng. Giọt nước đã tràn ly và Hội nghị lục địa lần thứ nhất ra đời tại chính toà nhà này.
12/13 bang thuộc địa (trừ Georgia) cử địa biểu tham dự đại hội này. Mặc dù rất bức xúc về chính sách của Mẫu quốc nhưng họ chưa có ý định làm cách mạng hay giải phóng gì cả.... Họ chỉ đưa ra những Đơn Thỉnh cầu Hoàng đế Anh George về 12 điểm cần thay đổi. Trong đó quan trọng nhất như: Bỏ quyền hạn quân đội Anh ở Mỹ, tôn trọng chính quyền thuộc địa do dân bầu. Bãi bỏ những thứ thuế vô lý....
Ngoài ra họ cũng kêu gọi người dân tẩy chay tất cả các hàng hoá của Anh cho đến khi Quốc hội Anh bỏ Đạo luật không khoan nhượng.
Thế nhưng cái quan trọng nhất của Đại hội này là họ đã có tổ chức, bầu ra được vị chủ tịch đầu tiên để dễ bề liên kết và tìm được tiếng nói chung cho các hội nghị lần sau











 
Thôi em quay lại Quảng trường Độc lập. Đoàn người xếp hàng vào trong khá dài, có lẽ đây là một trong số các điểm mà nười nước ngoài ít hơn người Mỹ. Xung quanh em toàn những ngừoi đến từ các tiểu bang của Mỹ. Họ đến để xem, để học lịch sử về quốc gia của họ như thế nào.

Như các nơi khác, vào đây đương nhiên phải làm thủ tục an ninh rồi. Có những người HDV họ hướng dẫ xếp hàng, và trong lúc xếp hàng nhữung người HDV này sẵn sàng trả lời cho các bác những câu hỏi liên quan đến toà nhà này, về những hội nghị về tuyên ngôn độc lập.....

Mỗi một lần chỉ có một số lượng nhất định khoảng 30 người được vào một đợt, nên xếp hàng khá lâu.













 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,430
Bài viết
1,175,888
Members
192,104
Latest member
lyhoangbaothy
Back
Top