What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Nhân tiện nói chuyện trẻ con, mặc dù là nước duy nhất thuộc liên hiệp quốc trên thế giới không ký công ước này. Nhưng ở Mỹ lại là nơi bảo vệ trẻ em nhất. Nó trái ngược với VN ta là một trong những nước đầu tiên ký nhưng lại đánh con cái nhiều nhất.
Ở Mỹ nếu bạn vi phạm thì có thể bạn sẽ không có quyền nuôi chính con đẻ của bạn. Uỷ ban bảo vệ trẻ em của họ sẽ đem đứa trẻ đic ho một gia đình khác xứng đáng nhận nuôi con bạn. Thế nên những buổi đầu đi học, trẻ em chẳng phải học "Năm điều bác Tơn (Washington) dạy" hay ca ngợi cái gì đó mà học cách bấm số 911 khi bị đe doạ.
Các gia đình VN nhất là những gia đình mới sang, vẫn theo cách dạy truyền thống là "Yêu thì cho roi cho vọt" nhưng đừng để các bạn tây nhìn thấy. Nếu họ thấy họ gọi CS đến, nguy cơ các bạn ra toà hoặc đi tù là hoàn toàn có thể


Nhìn các cháu bé hồn nhiên quá








Còn cháu này thì mỏi chân, đăm chiêu quá :D


 
Cái tháp chuông này trước đây đã từng treo chiếc Chuông tự do, nhưng sau này do chiếc chuông bị nứt nên họ treo lên chiếc chuông bản sao của nó là chuông trăm tuổi. Năm 1976 Nữ hoàng Anh khi thăm nước Mỹ nhân dịp kỷ niệm 200 năm lập quốc đã tặng cho Chính phủ Mỹ một chiếc chuông vô cùng quý giá đó là bản sao cũng thời với chiếc chuông tự do dọi là chuông 200 tuổi.
Thông thường khi có bất cứ điều gì trong thành phố, người ta rung chuông kể cả từ cảnh báo hiểm hoạ cho tới những sự kiện vui mừng như ngày 4/7/1776 chẳng hạn. Họ rung chiếc chuông này báo hiệu cho một đất nước mới ra đời mang theo những tư tưởng tự do dân chủ và là hình mẫu cho mọi dân tộc toàn thế giới










 
Các bác thấy toà nhà này có quen không? Nếu mang máng nhớ đã nhìn thấy nó ở đâu rồi, xin các bác hãy móc ví, lấy ra tờ 100 USD lật mặt trái của nó ra. Nó là toà nhà được in trên mặt trái của đồng 100 USD đó.
Đây là toà nhà quan trọng nhất trong Lịch sử nước Mỹ, tại đây có 2 văn kiện quan trọng được ký kết đó là Tuyên ngôn độc lập của 13 bang thuộc địa và Hiến pháp Mỹ -Hiến pháp lâu đời nhất trên thế giới mà hiện tại còn đang dùng.
Toà nhà này được xây vào năm 1753 với chức năng ban đầu là Toà nhà bang Pennsylvania nhưng sau tiếng súng Lexington nó trở thành nơi họp của Hội nghi lục địa lần hai. Và từ đó cho đến khi có thủ đô mới nó mang trong mình cả hai cơ quan quan trọng nhất nước Mỹ là Lập pháp và tư pháp






 
Vào bên trong toà nhà, theo tháp chuông từ phía nam. Bên tay trái là Toà Án tối cao, tay phải là phòng họp Quốc hội đầu tiên của nước Mỹ. Sau lưng là cầu thang đi lên tháp chuông


Cầu thang lên tháp chuông








Toà án tối cao, để ý phía trên có cái tượng nhỏ một tay cầm cân, một tay cầm kiếm. Đó là thần công lý. Ở Mỹ công lý là một vị thần đảm bảo mọi cái được công bằng chứ không phải công lý là một diễn viên hài






Phòng họp Quốc hội nơi ra đời hai văn kiện quan trọng nhất là Tuyên Ngôn độc lập và Hiến pháp



 
Đại hội lục địa lần 2 và Tuyên ngôn độc lập


"Chúng tôi khẳng định những chân lý này là hiển nhiên, mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Tạo hoá ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc."

Nghe có quen không các bác? Đó chính là những lời đầu tiên của bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng này. Những câu chữ này được trích dẫn nhiều nhất và nó là cảm hứng cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Uncle Ho cũng lấy những dòng này đưa vào Tuyên ngôn độc lập của chúng ta và nó có tạo cảm hứng cho tinh thần giải phóng dân tộc ta hay không thì chắc chỉ có uncle Ho mới biết.
Chính xác đây là bản tuyên ngôn độc lập của 13 bang thuộc địa đầu tiên của Anh trên đất bắc Mỹ, chứ không phái là Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ bây giờ các bác nhé. Vì trên thục tế lúc ban hành tuyên ngôn độc lập này chưa có chính quyền Liên bang mà mới chỉ có quốc hội hợp bang, với nhiệm vụ trước mắt là cùng nhau chống lại mẫu quốc chứ bản thân họ vẫn là các quốc gia riêng biệt và chưa hề có khái niệm xây dựng một chính quyền liên bang theo mô hình nào cả.
Sau vụ Tiếng súng Lexinngton, Đại hội lục địa đã được triệu tập. Lúc giờ một số đại biểu đã có ý định độc lập, nhưung hổi đó chẳng ai ủng hộ phương án đó. Hầu hết các đại biểu vẫn tuyên bố trung thành với nhà Vua và chỉ đòi một số quyền căn bản. Sau khi Đơn thỉnh cầu thứ nhất gửi lên vua ANh bị bác, họ tiếp tục gửi bản Kiến nghị thứ 2 lên Đức Vua. Nhưng đáp lại là một hành động cứnng rắn hơn từ phía mẫu quốc. Vua anh George III đã viết cho Thủ tướng North ""Ngài phải ra những cú đánh phải quyết định, họ phải chịu sự chi phối của đất nước này hoặc độc lập". Có nghĩa là nước Anh không thoả hiêp và sẵn sàng đàn áp cách mạng.
Ngay lập tức phe độc lập đứng đầu là John Adam (người sau này trở thành tổng thống thứ 2 của Hoa Kỳ) đòi quốc hội hợp bang phải ra tuyên bố độc lập vì các biện pháp thoả hiệp đã đi vào bế tắc....
Lần lượt các bang đều tuyên bố độc lập, trước tình hình đó Quốc hội Liên bang lại phải nhóm họp tại toà nhà này và đưa ra giải pháp. Những tiếng nói trung thành với Hoàng gia yếu ớt dần và cuối cùng Đại hôi giao cho một tổ 5 người viết tuyên ngôn độc lập. Trong đó quan trọng nhất là Thomas Jefferson là ngừoi soạn thảo và Benjamin Franklin là người hiệu đính.
Giới trí thức Hoa kỳ lúc giờ bị ảnh hưởng mạnh của triết gia người Anh là John Locke, Jefferson là một trong những người say mê John Locke nhất nên rất có thể những tư tưởng của John Locke lấy cảm hứng cho ông.
Bản tuyên ngôn độc lập này được thông qua vào ngày 4/7/1776 và 56 đại biểu tham dự hội nghi đã chung tay ký nó. Có câu chuyện vui khi chủ tịch Đại hội lúc đấy là John Hancock ký quá to. Sau khi ký xong thấy mình bị lố ônhg bèn nói đùa "Tôi ký to như thế này để cho George III và tất cả các lão già trong Quốc hội Anh không cần đeo kính cũng đọc được nó" Và sau này nước Mỹ lấy ngày 4/7 làm ngày độc lập - ngày quốc khánh của họ
Ngay sau khi ký Tuyên ngôn độc lập để chuẩn bị cho chiến tranh, hội nghị bầu Washington là tổng tư lệnh quân lục quân ở Mỹ, trực tiếp chỉ đạo bạo lực cách mạng. Và muốn có đại diện cho liên bang đi xin tài trợ nước ngoài thì phải có người và có chức vụ. Người thì họ đã có Benjamin Franklin - một người rất uy tín được cả châu Âu nể phục rồi. Nhưng còn chức vụ liên bang thì làm gì đã có chức vụ nào. Nghĩ mãi mới ra cái chức bộ trưởng bộ bưu điện chẳng ảnh hưởng mẹ gì tới ai. Nên họ bầu Benjamin Franklin vào chức đó. Thế nên Benjamin Franklin được gọi là Người liên bang đầu tiên và bộ bưu điện là bộ đầu tiên của Liên bang Hoa Kỳ


Ông HDV mặc dù bị liệt nửa người nhưng vẫn làm việc và giơ bản sao của tuyên ngôn độc lập Mỹ








 
Hội nghị lập hiến và Hiến pháp Hoa Kỳ

Thôi thì tiện em chém cmn về Hội nghị lập hiến luôn.

Nếu như không có bản Tuyên ngôn độc lập thì nước Mỹ sẽ vẫn là thuộc địa của Anh và cả bắc Mỹ sẽ chỉ có 2 nước là Canada và Mexico, thì nếu có tuyên ngôn dôdjc lập mà không có Hiến pháp có lẽ nước Mỹ cũng sẽ giống như các nước ở Nam Mỹ, bị chia 5 xẻ 7 từ Đại Columbia và có lẽ mãi không trở thành cường quốc được.
Sau thoả ước Paris năm 1783, mỗi bang trên nước Mỹ bây giờ có một chính quyền riêng, có quốc hội riêng, có hiến pháp riêng và có cả quân đội riêng. Họ liên kết với nhau bằng một quốc hội hợp bang với "sợi dây bằng cát" như Tướng Washington đã nói.
Sau chiến tranh đương nhiên là quốc gia nào cũng khó khăn, nào thì nợ nần chồng chất, rồi giải quyết hậu quả, tái thiết đất nước....hầu như bang nào trong 13 bang thuộc địa cũng phải trải qua như thế.
Mỗi một bang có một hệ thống riêng, từ lập pháp đến hành pháp, tư pháp và đương nhiên hệ thống ngân hàng cũng khác nhau nữa, mỗi bang tự phát hành một đồng tiền, bang thì xu, bang thì giấy, chẳng bang nào giống bang nào. Trừ mỗi một điểm chúng giống nhau là tỷ lệ lạm phát mức phi mã và chúng nhanh mất giá.
Thương mại trong nước không đáng kể, ngoại thương thì trước nay cả lục địa này chỉ biết lệ thuộc vào nước Anh. Nay phải tự lập thì các bang thương thảo với nước ngoài. Mỗi bang áp dụng một chính sách thuế khác nhau, dẫn đến không hiệu quả rồi nạn buôn lậu từ bang nọ sang bang kia tràn lan và thâm thủng thương mại ngày càng lớn. Đứng trên nguy cơ đổ vỡ hệ thống.
Chưa hết, các vấn đề bành trướng lãnh thổ về phía tây cũng gây mâu thuẫn giữa các bang. Sau khi độc lập không còn phụ thuộc bởi mẫu quốc, người ta thi nhau mở rộng biên cương, khám phá vùng đất hoang vu phía tây dường như bất tận. Họ tuyên bố chủ quyền chồng chéo lên vùng đất bên kia dãy Appalachia.
Không ưa thì dưa có giòi, trong chiến tranh thì thân thiết với nhau lắm. Nhưng ngay sau khi độc lập vùng đất mang tên hai nữ hoàng là hai tiểu bang Virginia và Maryland tranh cãi nhau về quyền khai thác vận tải trên sông Potomac rất căng thằng
Với một bức tranh kinh tế, chính trị như thế thì người nông dân bao giờ cũng khổ vì những khó khăn kinh tế hậu chiến. Sức cung nông sản vượt cầu, làm không đủ ăn, hàng hoá không bán được, nguy cơ bị tịch biên tài sản và vào tù vì nợ nần đã hiển thị rõ. Bần cùng sinh đạo tặc, 1.200 nông dân tay mang gậy gộc, tiến về kho vũ khí liên bang ở Springfield tiểu bang Massachusette định làm cuộc cách mạng version 2. Dẫn đến các tướng tá loạn cả lên, cầu cứu khắp nơi rồi mãi mới dẹp được.
Trước tình trạng đó phải tìm một giải pháp cho toàn liên bang nếu không sự sụp đổ là không thể tránh khỏi. Và chính trị gia trẻ tuổi Alexander Hamilton của bang New York đã kêu gọi một hội nghị toàn liên bang tại Philadelphia tìm giải pháp và soạn thảo ra một hiến pháp liên bang mới.

Vào tháng 5 năm 1787 các bang cử đại biểu đến toà nhà này dự Hội nghị liên bang, trong đó đáng chú ý có mấy nhân vật như James Madison- Một chính khách trẻ tuổi, một nhà nghiên cứu chính trị lịch sử và sau này được gọi là cha đẻ của hiến pháp. Ngoài ra còn có Alexander Hamilton - một chính khách trẻ từ New York, người kêu gào thành lập cuộc họp này. Phái già gồm có George Washington - ngôi sao sáng trên bầu trời bắc Mỹ, người đã dẫn dắt một đội quân ô hợp, thiếu ăn đánh bại một đội quân chính quy và mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Và người quan trọng nhất là "Tổ phụ" Benjamin Franklin lúc này tuy đã cuối con đường sự nghiệp chính trị và khoa học với tuổi 81.

Washington được bầu làm chủ tịch hội nghị với 55 thành viên đại diện cho 12/13 bang (Rhode Island không tham gia)
Họp hành cãi nhau như mổ bò, chọn con đường nào cho nước Mỹ? Chính phủ hợp bang hiện tại quá yếu, ai cũng muốn thay đổi, nhưng thay đổi như thế nào? Quân chủ chuyên chế? Quân chủ lập hiến? Chính thể cộng hoà?.....
Quân chủ chuyên chế thì hầu như không ai đồng ý, Quân chủ lập hiến đặt một ông vua lên trên cũng chẳng có mấy ai mặn mà, còn chính thể cộng hoà ư? Cái chính thể đó như thế nào chẳng ai hình dung ra vì lúc đó hầu như chưa từng có chính thể cộng hoà nào trên thế giới.

Có những lúc hội nghị đi vào bế tắc, không đại diện của bang nào chịu bang nào. Những bang lớn đông dân cho rằng họ phải có quyền hành lớn hơn, trái lại những bang nhỏ ít dân chỉ sợ thành con mồi cho các bang lớn thịt. Rồi những bang miền nam chủ yếu phát triển nhờ nông nghiệp mâu thuẫn với các bang miền bắc thiên về thương mại công nghiệp... Nặng nề nhất là không thể đồng thuận được xây dựng quốc hội liên bang theo mô hình nào? và đại diện của từng bang trong quốc hội. Ngoài ra chính quyền TƯ nên được trao quyền đến đâu? như thế nào? có được tàhnh lập quân đội riêng? Hệ thống tài chính ngân hàng riêng? Được quyền ban hành luật thuế hay không??? cũng là đề tài nóng mà mỗi người một quan điểm, ai cũng có lý của mình và chẳng ai chịu ai hết
Sự việc căng thẳng đến nỗi ông già Benjamin Franklin yêu cầu mục sư đến vào mỗi buổi sáng làm lễ để cho Chúa soi sáng cho cuộc thảo luận còn Washington thì bực mình gọi những người chống đối một chính quyền trung ương mạnh là "Những chính trị gia thiển cận, hẹp hòi, chịu ảnh hưởng của quan điểm địa phương chủ nghĩa"
Cuối cùng phải có sự thoả hiệp và loay hoay mất mấy tháng Quốc hội bèn đồng ý với đề xuất của Virginia cùng với những bổ sung và sửa đổi từ phương án New Jersey và đề xuất Hamilton.
Đến ngày 17 tháng 9 năm 1787 hội nghị đã xong, các đại biểu gặp nhau lần cuối. Mặc dù ai cũng có vấn đề chưa bằng lòng với bản Hiến pháp mới với vỏn vẹn chỉ có 7 điều ngắn gọn nhưng đó là bản hiến pháp tốt nhất trên thế giới cho đến tận lúc này. Những bộ óc vĩ đại, tài tình của nước Mỹ đã xây dựng lên một chính thể chưa từng có trên thế giới với tam quyền phân lập, trong đó đứng đầu nhánh lập pháp là một tổng thống làm theo nhiệm kỳ với những quyền hành được quy định cụ thể. Một chính thể mang lại sự ưu việt dẫn tới nước Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới. Và cũng vì thế mà chính thể này rất nhiều những quốc gia sau này lấy làm hình mẫu.
Buổi tối 17/9 các đại biểu ra quán nhậu City Tavern nhậu nhẹt chúc mừng Hiến pháp mới và khỏi phải nói, beer rượu tuôn chảy như suối và kèm theo là các em chân dài phục vụ :D






 
Kết thúc hội nghị ông già Benjamin Franklin đứng lên nói: "Trong suốt mấy tháng hội họp, tôi luôn nhìn vào biểu tượng mặt trời sau ghế ngài chủ tịch (Washington) và không biết đó là biểu tượng của mặt trời mọc hay mặt trời lặn. Và hôm nay khi chúng ta đã thông qua bản hiến pháp này tôi xin khẳng định rằng đó là mặt trời mọc, chúng ta đang hướng tới tương lai cho nước Mỹ"
Hôm nay tôi đứng ở đây không thể không khâm phục những con người vĩ đại mà cách đây 232 năm đã xây dựng được một thể chế ưu việt, đảm ảo được quyền tự do dân chủ cho mỗi người dân. Ngẫm đến nước nào đó lại thấy buồn. Khi đặt những vấn đề tự do, dân chủ ra bàn luận, bọn DLV nói rằng "Dân trí chúng ta chưa đến độ mà được hưởng tự do, dân chủ...." Nói thế hoá ra dân trí nước đó ngày nay thua cả dân trí nước Mỹ cách đây 232 năm sao? Nói thế khác gì nguỵ biện, chỉ có những kẻ hèn mới có lý luận đó


 
Theo quy định, phải có 9/13 bang phê chuẩn Hiến pháp này thì mới có hiệu lực. Và cho đến tháng 6 năm 1788 nghĩa là 9 tháng sau đã có đủ 9 bang phê chuẩn. Nhưung có hai bang lớn là New York và Virginia thì chưa. Lập tức Hamilton viết cuốn sách nổi tiếng "Người Liên bang" để tuyên truyền về hình mẫu một thể chế mới cho người dân. Lúc này trên khắp đất nước có hai phái. Phái Liên bang (Federalists) ủng hộ một chính quyền TƯ đủ mạnh và phái Phản liên bang (Anti Federalists) ủng hộ một liên minh lỏng lẻo giữa các bang độc lập. Những luận điểm này được tranh luận sôi nổi trên báo chí, các forum, các hội đồng dân cử tiểu bang.

Sự tranh luận rất gay gắt, mỗi bên đều muốn đưa những ý kiến của mình vào. Tại Massachusettes quốc hội đòi đưa Tuyên ngôn nhân quyền vào tu chính án mới cho thông qua. Đến cuối tháng 6, Virginia thông qua nhưng cũng đòi hỏi hàng loạt tu chính án, rồi cuối tháng 7 New York cũng thông qua nhưng đòi hỏi kèm theo Tuyên ngôn nhân quyền (The Bill of Rights). Cuối cùng một bang nhỏ bé không cử người đến dự hội nghị là Rhode Island xét thấy không thể chống được trào lưu nên cũng đành thông qua nốt.

Ngày 4/3 năm 1789 quốc hội liên ang họp phiên đầu tiên tại New York và bầu George Washington lên làm tổng thống. và ngày 30/4 cùng năm đó Washington làm lễ nhậm chức trên một cái ban công ở New York










 
Tuyên ngôn nhân quyền là một trong những thứ được đưa vào Tu chính án đầu tiên với 10 điều. Bác nào có như cầu thì tự search google ra mà tìm hiểu. Em sợ luật animal lắm. Nhưng có một điều rất vui (điều III) quy định là không một quân nhân nào được đóng quân trên đất, trong nhà của người dân nếu không có sự đồng ý của chủ nhà.

Như thế mới thấy, chắc thời thuộc địa, những người Mỹ bị lính Anh tự do đóng trong nhà khá nhiều.













 
Nước Mỹ may mắn khi vào dúng thời điểm đó có một loạt các thế hệ những người tài. Từ Benjamin Franklin rồi Washington, Jefferson, Adams. Tiếp nối đến thế hệ những người như Madison, Hamilton họ là những người lập quốc, và tạo ra những điều kỳ diệu trên đất Mỹ. Một số nước khi coi trí thức là cục phân, nhìn lại thì thấy trí thức chạy hết, giai cấp tinh hoa của dân tộc không còn. Những kẻ đang tồn tại thì xu thời, nịnh bợ, tham nhũng hút máu người dân....yếu tố con người không có, tài nguyên thì không? Vậy lấy gì ra để phát triển. Chắc là phát triển bằng niềm tin











 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,504
Members
192,530
Latest member
FendiLong
Back
Top