What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Các bác đến đây cứ nhìn theo con đường lát hai hàng gạch này mà đi. Đến khi nào nó có cái dấu đồng thì ngẩng mặt lên ngó nghiêng xung quanh, kiểu gì cũng có di tích gì đấy liên quan dến cuộc cách mạng.










 
Di tích đầu tiên em ngó nghiêng được đó là toà nhà bang Massachusetts. Toà nhà này được xây dựng sau khi nước Mỹ giành độc lập và đến nay vẫn dùng. Toà nhà này có mấy đặc điểm khá đặc biệt như:
- Đây là nơi làm việc của cả hai nhánh: lập pháp và hành pháp.
- Không như ở một số nước, Uỷ ban nhân dân mới to, còn HDND chẳng là cái dek gì. Thì ở đây nơi trung tâm dưới cái mái vòm vàng kia là nơi làm việc của Thượng viện bang. Thống đốc banng và bộ máy hành pháp nằm cánh tây toà nhà, hạ viện bang nằm cánh đông toà nhà.
- Cái cánh cửa chính chỉ được mở vào 3 dịp lễ:
1. Tổng thống Hoa kỳ đến thăm
2. Lễ rước cờ, khi những người con của Massachusetts đi tham chiến trở về
3. Khi Thống đốc bang rời nhiệm sở. vào ngày làm việc cuối cùng, ngài Thống đốc đi một vòng trong văn phòng, bbawst tay chào hỏi nhân viên đã hỗ trợ ông trong suốt quá trình làm việc. Sau đó ông đi qua cánh cửa chính giữa rồi đi thẳng xuống đường, đi về phía công viên với ý nghĩa về với quần chúng nhân dân.







Toà nhà này thiết kế rất đẹp nhưng nếu xét về độ to lớn thì có khi nó thua cả cái UBND cấp xã của VN mình :D


 
Boston là nơi đầu tiên mà người Anh sang lập khu định cư và sinh sống, nên có rất nhiều ảnh hưởng từ Thanh giáo nhưng Mỹ là đất nước tự do tôn giáo nên họ không cho DLV hay bò đỏ gì đó vào ném đá những tôn giáo có ý niệm khác họ. Nhà thờ Park Street này là một trong những giáo phái kiểu như thế.

Đây là nhà thờ của giáo phái CCCC nếu VN mình thì nghĩ đến bọn Con cháu các cụ :D nhưng ở Mỹ thì nó là 4 chữ C viết tắt của: Conservative Congregational Christian Conference tạm dịch là Giáo hội Chúa bảo thủ. Em ko biết tìm từ nào để dịch sát hơn, nên đành phải giải thích dài dòng chút vậy

Giáo hội 4 này ảnh hưởng sự cởi mở của các giáo phái Tin lành đặc biệt là Thanh giáo, nhưng họ cũng giữ những tính bảo thủ của Ki tô giáo (Christianity) thời kỳ đầu như: Cấm phá thai, phản đối tình dục truớc hôn nhân, không chấp nhận LGBT..... đại khái là thế. bác nào muốn tìm hiểu sâu chắc phải sang đây cải đạo.













 
Bên trong những nhà thờ Tin lành bao giờ cũnng đơn giản hơn nhà thờ Công giáo La mã (Catholic). Hôm em đến họ còn che cả bàn thờ đi để cho bọn trẻ con thi vẽ trong này. Nói về nhà thờ ở Mỹ rất hay là họ làm được rất nhiều việc thiết thực và có ích cho xã hội. Có lẽ cái khác biệt nhất của người phương đông và phương tây là phương pháp tư duy. Trong khi người phương đông bị bí bách gò bó về tư tưởng bởi các nhà độc tài (vua chúa) thì phương tây họ chủ trương khai phóng giáo dục. Các nhà thờ họ mở các trường dòng, ngoài việc dạy thần học ra, họ còn dạy cả khoa học, nghệ thuật nữa. Và một trong những sự đóng góp rất lớn của nhà thờ ở Mỹ là dạy tiếng Anh miễn phí cho những người nhập cư hướng dẫn cho học cách dần dần hoà nhập vào xã hội mới.
Nhà thờ Park Street này ngoài những việc trên, còn là nơi chứa thuốc súng trong cuộc chiến 1812, Nhà thờ đầu tiên lên tiếng chống lại chế độ nô lệ....thế nên nó được đưa vào một trong những điểm dừng trên Con đường tự do chứ chẳng phải nó chạy chọt gì cả










 
Nếu như Philadelphia là thủ đô đầu tiên của nước Mỹ thì Boston là quê hương cách mạng, tiếng súng Lexington của họ cũng giống như khởi nghĩa Bắc Sơn hay Nam kỳ khởi nghĩa của ta vậy. Thế nhưng không như ta, phong trào khởi nghĩa bị dìm trong biển máu thì nhân dân cần lao Mỹ lại đi đến được thắng lợi cuối cùng mà chẳng dưới sự lãnh đạo tài tình hay soi sáng dẫn đường của bất kỳ đảng phái nào. Thế mới tài :D













 
Cách mạng Mỹ

Thôi thì đứng trên quê hương cách mạng Mỹ, em cũng phải viết vài dòng về cuôch cách mạng này cái
Nếu như chúng ta theo định nghĩa: Cách mạng là thay cái cũ bằng cái mới tiến bộ hơn thì cuộc cách mạng Mỹ này là một trong số ít những cuộc cách mạng chính trị đạt được đúng yêu cầu đó.
Đây là cuộc cách mạng đem lại sự tiến bộ vượt bậc cho loài người khi mà trên một vùng đất thuộc địa, sau khi giành được độc lập, người ta đặt ra một thể chế Cộng hoà mới chưa từng có trên thế giới. Và đến hôm nay sau hơn 200 năm vẫn tồn tại đứng vững và là hình mẫu cho rất nhiều quốc gia khác noi theo. Đó mới là cuộc cách mạng thật sự của loài người.

Thời kỳ thuộc địa, đêm trước cách mạng và tại sao Boston lại trở thành quê hương của cách mạng?

Thời kỳ thuộc địa


Philadelphia là thành phố đông dân nhất thời thuộc địa, nhưng Boston mới chính là hải cảng sầm uất nhất, là cửa ngõ thông thương của xứ thuộc địa này ra thế giới. Nên khi ở bên kia ờ đại dương, các chính sách của Vua Anh nó tác động đến nồi cơm của Boston đầu tiên.
Vùng đất New England nói chung và Massachusetts nói riêng này đất đai cằn cỗi, mùa đông kéo dài nên khó sinh sống bằng nghề trồng trọt. Thế nhưng bù lại ở đây có khá nhiều gỗ sồi để đóng tàu, những cây thông, cây phong cao đủ để làm trụ và cột buồm....Nên ngành đóng tàu khá phát triển. Cuối thời kỳ thuộc địa 1/3 số tàu mang cờ Anh được đóng tại Massachusets.
Chính vì ngành đóng tàu phát triển nên các hãng tàu ở vùng này nhanh chóng thiết lập đường dây buôn bán tam giác vàng với nhưunxg mặt hàng táo bạo.
Đầu tiên những con tàu ở New England đem rượu rhum của vùng này đến ve bờ biển châu Phi bán và mua nô lệ từ đây về. Sau khi nhổ neo từ châu Phi, họ cập bến các bang miền nam như South Carolina hay xa hơn là Brasil để bán nô lệ và mua mật đường. Sau đó họ quay về Massachusetts này với những con tàu đầy đường đường mật về bán lại cho các nhà sản xuất rượu rhum tại đây. Và chính nhờ sự buôn bán đáng tởm này mà nó đem lại sự thịnh vượng cho vùng đất.
Thế nhưng chính trị thế giới lúc đó và chính tại mẫu quốc của họ - nước Anh lại không yên ổn. Sau khủng hoảng chính trị hết nội chiến rồi cách mạng Glorious.... thế rồi đến chiến tranh Anh - Pháp nhằm chiếm đất của nhau trên chính xứ thuộc địa bắc Mỹ này. Quân Anh thắng, đến quốc của họ tăng hơn gấp đôi tại bắc Mỹ, trong đó có nhiều vùng đất với những người nói tiếng Pháp, những người da đỏ, những người Công giáo La mã (Catholic).... Và để quản lý những vùng đất mới này cần thêm đội ngũ công chức đông đảo và phải thay đổi cách quản lý.
Cùng với việc trải qua thời kỳ hậu chiến phải cần rất nhiều tiền để tái thiết, thế nên vua Anh và quốc hội thông qua chính sách mới là tăng thuế cũ và áp một loạt các thuế mới.
Đầu tiên là áp thuế với nhập khẩu mật đường. Như tôi đã nói ở trên mật đường đem về, rượu rhum đem đi, trên đường tranh thủ buôn nô lệ....nó đang là nồi cơm của khu vực này bây giờ đánh thuế đương nhiên xứ thuộc địa này không chịu. Thế nên hải quân Anh được lệnh cử tàu chiến đến cảng Boston bắt giữ những tàu buôn lậu và khám xét những cơ sở tình nghi. Dân thuộc địa phản đối, nhưng phản đối mồm sao so được với súng ống
Sau luật thuế mật đường tiếp tục đến đạo luật con tem.
Quốc hội Anh quy định, tất cả các mặt hàng từ nhỏ đến lớn đều phải dán tem, đánh thuế do nhân viên thuế vụ Hoàng gia thu. tưởng vụ này êm nhưng người dân quyết không chịu, toàn xứ thuộc đại từ Massachusetts đến South Carolina dân chúng vùng dậy, thành lập tổ chức "Những đứa con của tự do" phản đối đạo luật này và những đám đông buộc các nhân viên hải quan, thuế vụ Hoang gia phải rời bỏ văn phòng và tiêu huỷ con tem. Dẫn đến quốc hội Anh phải họp và thu hồi đạo luật con tem và điều chỉnh đạo luật thuế mật đường. Thế nhưng thiếu tiền thì lấy đâu ra ngoài thuế? Thế là các đạo luật Townshend được đặt theo tên của vị bộ trưởng bộ tài chính Anh có sáng kiến tận thu này
Các đạo luật Townshend này đánh thuế lên hàng hoá nhập khẩu từ Anh, bao gồm từ các hàng thiết yếu như: giấy, vải...cho tới các mặt hàng cao cấp như thuỷ tinh và trà. Lập tức nổi lên phong trào tẩy chay hàng hoá Anh. Tại Boston này khi nhân viên thu thuế đến thì những người dân gây bạo động. Và lính Anh bắt buộc phải nổ súng. Khi khói súng tan người ta thấy ba người dân Boston nằm chết trên mặt đất. Vụ việc này được gọi là "Thảm sát Boston"
Đây là vụ đổ máu đầu tiên khi xung đột giữa mẫu quốc và xứ thuộc địa. Lập tức quốc hội Anh lại họp và rút lại gần hết các đạo luật Townshend trừ đoạ luật trên trà












 
Đêm trước cách mạng

Boston không chỉ là nơi có hải cảng sầm uất, họ còn có ngôi trường ĐH nổi tiếng thế giới là trường ĐH Harvard. Nơi đây chuyên đào tạo những vị chính khách, tổng thống sau này....Nhưng thời kỳ thuộc địa nó đào tạo ra các nhà cách mạng.
Bất kỳ nhà cách mạng nào từ tư sản đến vô sản đều phải xuất thân là trí thức mới có tài và có tầm lãnh đạo cách mạng được, chứ tầng lớp nhân dân, giai cấp công nhân hay nông dân thì biết cái mẹ gì mà làm cách mạng, họ chỉ là công cụ để cho những nhà cách mạng kia lợi dụng thôi. Sau khi thành công rồi, có thành quả rồi thì những người công nhân, nông dân đó lại trở về với cái nhà máy, với mảnh ruộng của họ tiếp tục cày cấy, làm việc và cuộc sống chẳng có gì khác trước.
Và từ trong đêm trường của thời kỳ thuộc địa, một nhà cách mạng mới xuất hiện, đó là Samuel Adams.
Tốt nghiệp Harvard năm 1740, Adams từng là công chức, nhân viên thuế vụ dưới thời thuộc địa. Nhưng ông dám đứng lên "tự đạp đổ nồi cơm", "đốt sổ hưu" của mình mà xúi giục dân đi làm cách mạng
Năm 1772, Adams lập ra "Uỷ ban liên lạc" để nêu lên các quyền hạn và những khiếu nại của dân thuộc địa. Khi vua Anh ban hành sắc lệnh trả lương cho các vị pháp quan từ tiền thu thuế của người dân địa phương. Uỷ ban của Adams phản đối và liên lạc với các địa phương khác cùng phản đối vấn đề này. Từ đây Uỷ ban của Adams đã làm được việc rất quan trọng là liên kết những địa phương khác, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng sau này


Tượng Samuel Adams ở Boston









 
Tiệc trà Boston (Boston Tea party)


Vào cuối thế kỷ 18, trà là một loại hàng hoá xa xỉ ở xứ thuộc địa này. Các nhà buôn nhập trà từ Anh về qua hệ thống phân phối của những thương nhân bản địa rồi đến tay người tiêu dùng. Thế nhưng vào năm 1773, công ty Đông Ấn của nước Anh gặp khó khăn về tài chính nên đã cầu cứu chính phủ Anh và được đồng ý giao cho độc quyền xuất khẩu trà sang các xứ thuộc địa. Và cái chết người ở đây là công ty này được phép phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng mà không qua hệ thống phân phối sẵn có. Như vậy là một loạt các thương nhân bản địa bị ảnh hưởng, bị bể nồi cơm cmnr.
Con giun xéo lắm cũng quằn, các thương nhân thuộc địa đã liên kết với các nhóm cấp tiến để hô hào độc lập. Dọc các bờ biển Đại Tây Dương, các đại lý của công ty Đông Ấn phải đóng cửa. Những lô hàng trà mới chở qua bị cất vào kho. Tuy nhiên tại Boston, công ty Đông Ấn lại ngang nhiên thách thức phong trào cách mạng với sự ủng hộ của viên thống đốc. Họ chuẩn bị những lô hàng cập cảng Boston bất chấp sự chống đối.
Vào đêm 16/12/1773 Samuel Adams chỉ huy một nhóm người cải trang thành dân da đỏ Mohawk leo lên 3 chiếc tàu Anh đang đậu tại cảng và hất các thùng trà xuống biển.
Lập tức công ty Đông Ấn kiện lên chính phủ Anh. Lúc này chính quyền Anh bắt buộc phải trừng phạt, nếu không thì khác gì thừa nhận rằng mình không kiểm soát được các thuộc địa. Thế nên quốc hội Anh quyết định đưa ra "Những đạo luật áp chế và không chấp nhận được" nhằm trừng phạt Boston và đưa đám dân thuộc địa chống đối kia phải đi vào nề nếp.
Đầu tiên là đóng cửa cảng Boston cho đến khi số trà phải được bồi thường. Cả thành phố trông vào mỗi cái cảng, ra lệnh đóng cửa cảng này thì khác gì cắt đứt cuống họng của Boston.
Tiếp theo là đạo luật thiết quân luật, không cho hội họp nếu không được thống đốc cho phép. Và thêm nữa đạo luật đồn trú cho phép binh lính Anh có thể vào bất kỳ nhà nào ăn ở không cần sự cho phép của chủ nhà. Sau này có lẽ quá ngán cái luật này mà trong tuyên ngôn nhân quyền/ Hiến pháp Hoa kỳ quy định chủ nhà có quyền đuổi bbaast kỳ người lính nào ra khỏi nhà.
Tưởng rằng đạo luật này ra sẽ kìm chế được bọn thuộc địa cứng đầu. Nhưng không, Hội nghị lục địa Mỹ lần thứ nhất họp tại Philadelphia. 12/13 bang cử đại biểu tham dự. Và 55 đại biểu này ra nghị quyết rằng: chẳng việc dell gì phải tuân theo quân Anh cả. Và người dân thuộc địa được quyền tự định đoạt mọi chuyện bao gồm thuế, và tự tổ chức chính quyền của họ.
Quan trọng nhất là Hội nghị này thành lập được tổ chức "Liên hiệp các thuộc địa" tiền đề cho chính quyền liên bang sau này. Nhưng trước mắt họ đã đoàn kết dựa vào nhau đề chống lại những áp bức từ mẫu quốc. Và một khi bó đũa đã chụm lại thì rất khó bẻ gãy.
Liên hiệp các thuộc địa này thúc đẩy các tổ chức mới ở địa phương, đưa các nhân vật tiến bộ và có xu hướng độc lập lên lãnh đạo thay cho những người bảo hoàng. Họ thúc ép những người lừng khừng gia nhập phong trào cách mạng, xây dựng quân đội, tích luỹ quân sự và hướng dư luận vào ngọn lửa cách mạng.
Lục địa bắc Mỹ lúc này như một thùng thuốc súng đã sấy khô chỉ chờ có mồi lửa là bùng cháy. Và mồi lửa đã đến đó chính là "Tiếng súng Lexington"


Cảng Boston ngày nay














 
Tiếng súng Lexington

Nếu như không có tiếng súng Lexington - tên một ngôi làng nhỏ nằm ngoại thành Boston thì có lẽ nước Mỹ bây giờ cũng như Canada và rất có thể nó khjoong phát triển được thành cường quốc số 1 thế giới. Thế nhưng Chúa đã an bài, cho đến tận bây giờ ngừoi ta còn không biết ai là người nổ súng trước trong vụ việc này. Và một loạt thuyết âm mưu ra đời cho rằng chính Chúa đã làm ra một tiếng nổ và từ đó thay đổi cả lịch sử nước Mỹ và toàn bộ lịch sử nhân loại
Ngày 19/4/1775, tướng Thomas Gage tư lệnh quân đội Hoàng gia ở Boston nghe tin ở Concord, ngôi làng cách doanh trại quân Anh khoảng 20 miles đang tích trữ rất nhiều thuốc súng cũng như súng ống, vũ khí...ôngh cử thiếu tá John Pitcaim đến Concord để tịch thu số vũ khí đó.
Nhưng thế dek nào tin này lại để lọt ra ngoài, và Paul Revere - một người thợ bạc địa phương biết được và cưỡi ngựa suốt ngày suốt đêm đến Concord để báo cho dân quân biết. Trêbn đường đi ông cúng ghé qua Lexington báo cho hai nhà cách mạng là Samuel Adams và John Hancock thoát khỏi đó
Đến sáng ngày 19/4/1775 Thiếu tá John Pitcaim trên đường đến Concord, đi qua Lexington thì chạm trán với 70 dân quân Mỹ do đại uý John Parker chỉ huy.

Hai bên gườm gườm nhìn nhau một lúc và cùng ra lệnh cho lính mình không được bắn trước. Nhưng chẳng hiểu tiếng súng ở đâu nổ ra, thế là hai bên cùng khai hoả. Kết cục là quân Anh chết mất 8 người và bị thương 10 người. Sau này Ralph Waldo Emerson làm câu thơ mô tản tiếng súng này là "Một tiếng súng mà cả thế giới đều nghe" Và đây là cuộc chạm trán đầu tiên giữa lính Anh và dân quân Mỹ
Lính Anh tiếp tục đi tới Concord, nhưng do được Paul Revere báo trước nên người Mỹ đã đem hết vũ khí đi. Tức giận quân Anh nổi lửa đốt ngôi làng này. Nhưng không ngờ khi lửa vừa cháy lên thì họ rơi vào ổ phục kích của dân quân Mỹ. Lính Anh vội vã rút lui, nhưng trên đường họ bị tập kích, khi về tới Boston thì họ đã bị chết mất 250 lính. Về phía Mỹ vụ này mất 93 người



Tượng Paul Revere và nhà của ông










Đằng trước là một quảng trường nhỏ mang tên vợ ông Rachel Revere


 
Last edited:
Cuộc cách mạng bắt đầu

Trong khi tiếng súng ở Lexington và Concord còn chưa lắng xuống thì tại Philadelphia Hội nghị lục địa Mỹ lần 2 bắt đầu họp. Trong hội nghị này họ bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh, đưa toàn bộ dân quân lục địa thành lực lượng chính thức. Đồng thời cử đại tá George Washington của Virginia làm tư lệnh các lực lượng của Mỹ tại lục địa.
Cùng lúc đó trên chiến trên đồi Bunker quân Mỹ tuy thua nhưng nó cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng nếu được tổ chức tốt thì hoàn toàn có thể đánh bại được quân Anh, một quân đội tinh nhuệ nhất thế giới lúc bấy giờ. Đây là cuộc xung đột đầu tiên cấp trung đoàn giữa quân Mỹ và quân Anh. Trong trận chiến này quân Mỹ với 1.800 người tham gia thương vong 449 người. Quân Anh tuy chiếm được đồi Bunker nhưng thương vong nặng hơn 1.060 người/ 2.600 lính tham gia trận đánh.
Vừa đánh vừa đàm cũng là chiến lược của Hội nghị lục địa lần thứ 2 đưa ra. Lúc này họ vẫn muốn bảo hoàng. Họ gửi kiến nghị Nhành ô liu (Olive branch) tới vua Anh. Nhằm thỉnh cầu nhà vua ngăn chặn những hành động thù địch cho tới khi tìm được thoả thuận giữa 2 bên. Tuy nhiên vua Goerge đệ tam lai đưa ra một tuyên cáo "già néo đứt dây" rằng các thuộc địa ở bắc Mỹ đanng trong tình trạng nổi loạn.













 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,500
Members
192,528
Latest member
NTD007
Back
Top