What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Độc lập

Tháng 1 năm 1776 Thomas Paine - Một nhà tư tưởng chính trị từ Anh qua Mỹ viết một cuốn sách chỉ có 50 trang với tựa đề Common Sense. Trong đó ông phê phán, công kích chủ nghĩa quân chủ thế tập với những lời rất nặng nề như "Một con người lương thiện còn có giá trị cho xã hội hơn tất cả bọn lưu manh đội vương miện trên cõi đời này". Ông trình bày 2 lựa chọn hoặc tiếp tục thần phục một ông vua độc tài và một chính quyền mục ruỗng, hoặc tự do độc lập với một nước cộng hoà tự lực, tự cường.
Cuốn sách này bán được 100.000 cuốn, lưu hành khắp xứ lục địa và từ đó nó góp phần đúc kết ước muốn được ly khai.
Ngày 10/5/1776, một năm sau khi Hội nghị lục địa lần thứ 2 họp, nghị quyết ly khai đã được thông qua và ngày 4/7/1776 bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ ra đời. Bản tuyên ngôn độc lập này không chỉ công bố một quốc gia non trẻ "rũ bùn đứng dậy sáng loà" mà nó còn đưa ra một triết lý mới về sự tự do của con người mà sau này sẽ trở thành động lực cho toàn thế giới.
Như vậy là sau tác phẩm "Second treatise on government" (Chuyên luận thứ 2 về chính phủ) của John Locke thì cuốn "Common Sense" (Trách nhiệm cộng đồng) của Thomas Paine đã góp phần tạo ra sự độc lập của nước Mỹ












 
Các liên minh

Trong cuộc chiến này, người Anh thì chọn liên minh là các bộ lạc da đỏ. Chắc cũng hứa hẹn cho độc lập hay tự trị hoặc rượu ngon gái đẹp gì đó..... Thế nhưng người Mỹ lại có sẵn một đồng minh mà chẳng phải hứa hẹn gì nhiều, thế mới may. Đó là nước Pháp.
Đang akay vì thua quân Anh, mất toàn bộ thuộc địa ở bắc Mỹ cùng với phương châm coi kẻ thù của kẻ thù là bạn. Nên khi Mỹ cử Benjamin Franklin sang thì Pháp vội vànng bắt tay ngay với Mỹ.
Ngay từ năm 1776 Pháp đã gửi 14 tàu chiến cùng vũ khí đạn dược cho Mỹ và hầu như toàn bộ vũ khí của Mỹ đều do Pháp cấp. Đến năm 1778, Pháp và Mỹ ký hiệp ước đồng minh đầu tiên. Trong đó Pháp công nhận nền độc lập của các quốc gia thuộc địa trong lục địa Mỹ. Pháp còn hào phóng nhượng bộ về thương mại. và qua trọng nhất hai nước cùng ký kết sẽ không ngưng chiến cho đến khi Mỹ giành độc lập được từ Anh. Không bên nào được bắt tay với Anh nếu như bên kia không đồng ý và mỗi bên ssẽ đảm bảo sở hữu đất đai của bên kia trên lãnh thổ Mỹ. Đây là hiệp ước quân sự đầu tiên mà Mỹ ký kết.
Cuộc liên minh Pháp - Mỹ này làm chiến tranh mở rộng. Tháng 6/1778 tàu Anh bắn vào tàu Pháp, hia nước tuyên chiến. Lợi dụng tình hình, ngư ông đắc lợi, năm 1779 Tây Ban Nha cũng nhảy vào tuyên chiến với Anh hy vọng đòi được lãnh thổ thuộc địa đã mất trong cuộc chiến bảy năm (nhưng không trở thành đồng minh của Mỹ). Năm 1780 Anh tuyên chiến với Hà Lan vì nước này tiếp tục thương mại với Mỹ. Với sực lực căng ra ở mọi cuộc chiến với một khối liên minh đồ sộ nên nước Anh bị suy yếu khá nhiều.










 
Gilbert du Motier de La Fayette

Chúng ta chỉ biết tới La Fayette như là một trung tâm mua sắm ở Paris, một vài người biết tới ông như cha đẻ của lá cờ tam tài (trong cách mạng Pháp) với 3 mầu Trắng: biểu tượng hoàng gia, xanh: biểu tượng của nhân dân và đỏ: biểu tượng của cách mạng. Mà sau này nước Pháp lấy ba mầu cờ đó tượng trưng cho: Tự do, bình đẳng, bác ái.
Thế nhưng rất ít người biết Hầu tước La Fayette là một người bạn lớn của nhân dân Mỹ, một biểu tượng cho tình hữu nghi Pháp - Mỹ....
Sinh ra trong gia đình quý tộc lớn lên ông tham gia Hội Tam điểm, rồi ngay từ những ngày đầu cách mạng, khi nước Pháp còn chưa tham chiến thì ông đã đứng cùng hàng ngũ quân dân Mỹ chiến đấu với hàm thiếu tướng.
Đầu tiên ông chỉ là một vị cố vấn tham mưu cho Washington, nhưng sau này khi được đề cử chỉ huy cấp sư đoàn, ông đã "dũng cảm và đầy nhuệ khí chiến đấu" (lời Washington) ngoài nhưunxg chiến thắng lẫy lừng như Gloucester, Monmouth rồi cuộc vây hãm Yorktown... ra ông còn có công lớn khi thuyết phục bộ lạc da đỏ Oneida đang liên minh với quân Anh mà chuyển sang liên minh với quân Mỹ dẫn đến những thắng lợi cuối cùng


Bia tưởng niệm ông với những lời có cánh tại Boston Common










 
Chiến thắng và giành độc lập

Tháng 7 năm 1780 vua Pháp lúc giờ là Louis XVI đã gửi sang Mỹ một đạo quân viễn chinh 6.000 lính. Ngoài ta hạm đội của Pháp còn quấy rối việc vận chuyển của Anh trên biển cùng với ngăn chặn tiếp tế cho lực lượng quân Anh ở Virginia. Lúc này lực lượng thuỷ bộ cua liên quân Pháp và Mỹ lên tới 18.000 quân, đánh nnhau với quân của Cornwallis từ hè sang thu. Sau cùng vào ngày 19/10/1781 sau cuộc vây hãm Yorktown tướng Anh Cornwallis không chịu nổi nên dẫn 8.000 lính Anh đầu hàng.
Đây là chiến thắng cực kỳ quan trọng nó góp phần vào kết thúc chiến tranh. Nhưng bọn thực dân bao giờ cũng ngoan cố :D chúng quyết đánh Mỹ đến ngừoi da đỏ cuối cùng :D
Mãi tới năm 1782 phái đoàn Mỹ dẫn đầu là Benjamin Franklin sang Paris đàm phán và tới tận ngày 3/9/1883 Thoả ước Paris mới được ký kết. Trong đó công nhận độc lập, tự do và chủ quyền của 13 cựu thuộc địa (bây giờ là 13 bang). Phía Anh giao cho Mỹ vùng đất Phía bắc tới Canada, phía tây tới sông Mississippi, phía nam giáp Florida (còn Florida trả cho Tây Ban Nha). toàn bộ vùng đất này đã trở thành tự do và độc lập. Nhưng vẫn còn nguyên công việc kết nối những bang này thành một quốc gia










 
Chẳng riêng gì quốc gia nào, câu chuyện giành độc lập của nước Mỹ cũng phải viết lên bằng máu và rồi sâu này khi mở rộng lãnh thổ lại phải đổ máu tiếp (chiến tranh Tây an Nha) cùng với mồ hôi, công sức... mới tạo nên được một nước Mỹ hùng cường với 50 ngôi sao trên lá cờ hiện nay.
Đọc tới đây chắc chẳng riêng gì tôi mà rất nhiều bạn sẽ tự hỏi: "Tại sao nước Mỹ không theo chủ nghĩa Cộng sản?" đó cũng là một câu hỏi thú vị, nhưng theo những gì tôi được biết thì có thể có một số lý do sau, mời các bác cùng thảo luận.
Nhìn lại quá trình của các quốc gia theo chủ nghĩa CS, nó đều có những yếu tố cần và đủ.
1. Những quốc gia bị thực dân bóc lột. VD Vietnam, TQ...
2. Những quốc gia bị chế độ quân chủ thế tập đè nén và suy thoái. VD: Nga và một số nước đông Âu
3. Bị cưỡng ép, áp đặt thể chế: Các nước khối đông Âu cũ
4. Một vài cá nhân khùng khùng áp đặt: Hugo Chavez....

Ngoài ra cần những yếu tố đủ khác nữa như kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng... lập tức các công đoàn sẽ đứng lên lãnh đạo đấu tranh rồi từ bất bạo động lan ra thành bạo động rồi cướp chính quyền....
Nếu nhìn lại những yếu tố đó thì thật đen cho nước Mỹ họ không có yếu tố cần. Nên họ không thể đến thiên đường XHCN được. Khi mà chủ nghĩa CS có thể dễ dàng xâm nhập vào nhất (Cuộc chiến độc lập) thì Karl Marx lại chưa ra đời. Hiến pháp họ dựng lên một thể chế ưu việt và nó không cho phép cá nhân nào khùng khùng mà đòi làm theo ý mình cả. Còn sau này do nước Mỹ nằm tách bạch khỏi châu Âu và cũng là một cường quốc chiến thắng trong Thế chiến 2. Chứ nếu bị Đức xâm lược rồi Liên Xô giải phóng thì cũng chưa biết chừng nước Mỹ lại được tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.
Thực ra cũng có lúc những ngừoi theo CNCS hoạt động ở Mỹ khá mạnh, đó chính là cuộc đại suy thoái. Nhưng đen cho nước Mỹ là có ông Tổng thống là Franklin Roosevelt lèo lái giỏi đưa nước Mỹ thoát ra khủng hoảng. Chứ thêm một vài năm nữa khủng hoảng thì cũng chưa biết chừng.
Tương lai đảng CS Mỹ (hiện tại chỉ có 5.000 đảng viên) để chiếm ghế trong quốc hội đã khó, lên làm tổng thống điều hành chính phủ khó hơn lên giời. Còn tạo được một thể chế toàn trị chắc chỉ có những người cộng sản lạc quan nhất mới mơ thấy điều này. Nhưng biết đâu đấy, các bạn dư luận viên hãy chờ xem. Nhưng trong lúc chờ tôi khuyên các bạn hãy kiếm nghề gì lương thiện, cố cày cuốc đi ra nước ngoài rồi biết đâu lúc về các bạn lại nghĩ khác










 
Thôi em tiếp tục đi trên con đừog Freedom trail.

Ngay bên cạnh nhà thờ Park Street là một cái nghĩa trang. Nếu như không có đánh dấu điểm dùng thì em cũng rất dễ bỏ qua. Nhưng có dấu đồng đánh dấu nên em vào xem sao. Hoá ra nơi đây kiểu như nghĩa trang Mai dịch của mình ấy các bác ạ. Nơi đây toàn chôn những nhà cách mạng, những người con ưu tú của Boston, những người hùng....... Tưởng rằng như thế thì rất hoành tráng. Nhưng không kể cả ngôi mộ cho các vị lão thành cách mạng đều nhỏ nhắn khiêm tốn và lặng lẽ như bao ngôi mộ người dân khác.
Hoá ra các bạn Mỹ dại, cứ di dời các ngôi mộ mấy ông lão thành này về một nơi nào đó rồi xây mỗi ông một ngôi đền. Sang Việt Nam kiếm một ông Đại đức, kiểu gì chẳng kiếm được vài tỷ USD. Em sang đây nhìn mà cứ thấy tiếc tiếc là.....








 
Ở giữa là đài tưởng niệm cha mẹ của Benjamin Franklin được xây như một chiếc cột obelisk. xung quanh họ chia ra làm 8 khu. Và khu nào có bản đồ dẫn đến từng khu đó, cùng với những ngôi mộ chính thì ghi cả công trạng những người được chôn tại đây. Các làm này khá hay đối với khách du lịch đi kiểu backpacking và ham tìm hiểu














 
Đây là mộ James Otis nhà cách mạng nổi tiếng với câu: " Đánh thuế mà không có đại diện là chuyên chế" Mộ của một cán bộ lão thành thời tiền khởi nghĩa mà trông như hòn đá ven đường các bác ạ. Nếu không có cái biển kia chắc hẳn em không biết là ngôi mộ và rất có thể tưởng nhầm đó là viên đá rồi ngồi lên. Mà hình như an quản trang ở đây họ cũng bị nhiều người tưởng nhầm rồi nên phải làm cái xích sắt để cấm ngồi lên chăng?






Mộ của Paul Revere - Người đã cữoi ngựa suốt đêm báo cho dân quân Concord






Mộ của người giầu nhất nước Mỹ lúc bấy giờ Peter Faneuil. Ông này có công trạng là tài trợ xây cho Boston một toà hội trường lấy tên ông Faneuil Hall. Đến nay vẫn dùng tốt



 
Đài tưởng niệm John Hancock - Cán bộ lão thành cách mạng, chủ tịch quốc hội đầu tiên. Người ký chữ ký to đùng trong bản tuyên ngôn độc lập






Mộ Samuel Adams - nhà cách mạng đầu tiên mà trông nhếch nhác lắm


 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,502
Members
192,528
Latest member
NTD007
Back
Top