What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Tiếp theo "Đường mòn tự do" đưa tôi tới Nhà nguyện của Vua (King's chapel). Thôi thì không mất phí thì cũng vào xem nó ra răng?

Thực ra gọi tên là nhà nguyện của Vua cho nó oai chứ chẳng có ông Vua Anh nào mà cất công rời London hoa lệ mà đến xứ thuộc địa khỉ ho cò gáy này cả. Nhà thờ này cũng khá đặc biệt, nó là nhà thờ dòng Unitarian. Để giải thích cái này khá lằng nhằng. các bác chỉ cần hiểu nó là một dòng Tin lành nhưng có quan niệm all in one nghĩa là không như các dòng khác chia làm Chúa ba ngôi (Chúa cha, Chúa con và Chúa thánh thần) thì đây quy vào 1 hết chỉ có mỗi Chúa mà thôi. Còn bác nào muốn tìm hiểu thêm về giáo lý và hành lễ của nó các bác vui lòng tự tìm hiểu thêm.

Bên ngoài




Bên trong





Với bàn thờ chính


 
Vùng New England này cũng phải mở lòng với tôn giáo khác lắm thì nhà thờ này nó mới đặt ở đây được. Đầu tiên nhà thờ này được xây bằng gỗ sau đó khi được xây bằng đá nguời ta không đem gỗ ra làm củi đun mà lại dỡ gỗ đem đến Lunenburg, Nova Scotia tận bên Canada để xây nhà thờ khác. Xem qua mới thấy các bạn này cũng tiết kiệm thật. Chứu như ở VN mình thì chúng nó cho một mồi lửa lâu rồi. Những thứ quý giá gấp vạn chúng nó còn đập phá nữa là đống gỗ mục
Bên trong nhà thờ ngaoif chiếc đàn đại phong cầm này ra còn có một cổ vật rất quý nữa là quả chuông do Paul Revere đúc. Quả chuông này cũng là công trình cuói cùng của Revere đúc sau đó ông tèo.
À mà nói thêm luôn về Paul Revere, tuy là nhà lão thành cách mạng, nhưng sau khi giành được độc lập rồi ông không bon chen chốn nghị trường để rồi là đồng chí quan, đồng chí chức...mà ông lại về ngôi nhà cũ của mình tiếp tục với nghề cũ là thợ bạc. Công trình lớn nhất của đời ông là bọc thép cho tàu của hải quân Mỹ


Cây đàn đại phong cầm






Ngay cửa vào họ đặt một cái bia tưởng niệm những giáo dân ngã xuống vì phục sự tổ quốc




Và lạ chưa có cả hòm công đức nhé


 
Bên cạnh nhà thờ ở đây luôn là nghĩa trang. Nhà nguyện của Vua cũng thế. Bên ngoài cũng có bảng chỉ dẫn rồi thông tin về nơi này. Nhưng có vẻ nghĩa trang này không chôn nhiều nhân vật nổi tiếng mà em biết nên chỉ đi qua loa mà thôi





 
Đi vài bước nữa em đến Trường học La tinh Boston. Đây là một ngôi trường đầu tiên ở thuộc địa bắc Mỹ mở cửa cho các nam sinh không phân biệt giàu hay nghèo. Các nữ sinh thì ít được đến trường này hơn vì thời đó trọng nam khinh nữ nên con gái muốn học thì mời gia sư đến nhà. Và đương nhiên như thế thì chỉ có con nàh giầu mới kham được. Mãi đến năm 1972 trường mới mở cửa không hạn chế đối với nữ.
Vào năm 1775 khi tiếng súng Lexington vang lên, ngôi trường có khẩu hiệu nổi tiếng "Đóng sách vở lại, học hành đã xong, bây giờ là thời chiến"
Học sinh của trường này ngừoi nổi tiếng nhất là ngừoi học ít nhất, chỉ có mỗi 2 năm đó chính là Benjamin Franklin






Ngoài vỉa hè là một mảng tranh mosaic mô tả hoạt động trong trường và câu nói của cựu học sinh sớm bỏ học của trường là: “Experience keeps a dear school, but fools will learn in no other.”



 
Vì Benjamin Franklin học ở đây nên đương nhiên ông có bức tượng trong khuôn viên trường. Tượng bằng đồng mầu đen không lớn lắm, không đứng trên một cái bục nhìn xuống hiền từ như muốn nói với các cháu học sinh là hãy làm theo 5 điều bác Ben dạy





Dứoi chân đế tượng là 4 bức tranh phác hoạ cuộc đời hoạt động cách mạng của bác Ben.
Bức tranh này kiểu như là: "Từ khi còn nhỏ, làm thợ sắp chữ cho xưởng in của người anh, nhưng bác Ben đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng và bác bí mật viết các bài báo đăng trên tờ báo làm cho anh trai bác suýt vào tù"




Bức ảnh tiếp theo "Lớn lên bác Ben gặt hái được rất nhiều thành công, nhất là trong việc "Thu sét của Chúa" nhưng thấy đồng bào mình còn rên xiết dưới gót giầy ngoại xâm, bác bỏ đi làm cách mạng" (Trong ảnh Benjamin Franklin đang cầm dây thả diều để làm thí nghiệm về sét)








Ở Philadelphia khi hội nghị lục địa lần 2 diễn ra, bác tham gia vào tổ soạn các văn kiện và quan trọng nhất là chỉnh sửa và hiệu đính bản tuyên ngôn độc lập






Và bác ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở bắc Mỹ là sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Anh, cứu nước, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đi đến thắng lợi hoàn toàn.



 
Các bác cứ bảo Mỹ nó giầu chứ em không tin. Giầu gì mà toà thị chính đặt ngay trong khuôn viên trường học La tinh. Khuôn viên thì chật hẹp, hơn thế nữa ngày xưa ở đây từng là toà án quận, rồi lại chuyển thành toà thị chính linh tinh cả. Sang xứ ta mở mắt mà xem, cái uỷ ban nhân dân xã miền núi thôi cũng phải to gấp 50 lần như thế này.
Ấy nói thế thôi chứ em thấy Toà thị chính này cũng đẹp phết đấy các bác ạ ;)






Đối diện với bác Ben đại diện cho trường thì bên này cũng có một bức tượng. Ông có lé là một trong những thị trưởng đầu tiên của Boston thời kỳ độc lập






Có tới 38 ông thị trưởng trong suốt chiều dài lịch sử 128 năm toà thị chính đứng ở đây. Có tới 20 ông thuộc đảng Dân chủ, chỉ có 10 ông thuộc đảng Cộng hoà. Thế nên các ông đảng dân chủ các ông ấy dựng cmnl cái biểu tượng con lừa của các ông ấy tại đây, như thể Boston là đất thang mật của các ông ấy vậy


 
Đi tiếp theo đường mòn tự do, đến cái nhà hàng này thấy có dấu đồng. Em dừng lại ngó quanh, chẳng thấy di tích gì có mỗi cái nhà hàng. Đầu tiên em nghĩ ngay đến việc chắc ông chủ nhà hàng này hối lộ quan chức Boston để đặt cái dấu đồng trước cửa nhằm thu hút khách đây. Nhưng khi mở cuốn sách Lonely Planet ra đọc thì không phải các bác ạ.
Toà nhà này là toà nhà thương mại cổ nhất Boston, nó được xây dựng năm 1718 và nó được gọi là Old corner Bookstore (Hiệu sách góc phố cổ) Tính đến nay nó đã 301 tuổi. Ban đầu nó là toà nhà ở rồi chuyển đổi công năng sang là nơi bán thuốc lá, cửa hàng may đo, nàh hàng, bán bánh Pizza...Nhưng nó nổi tiếng nhất là vào thế kỷ 19 nó trở thành trung tâm phát hành sách với những cuốn sách rất nổi tiếng như: Bức thư của Scarlet, Cuộc cưỡi ngựa lúc nửa đêm của Paul Rivere...nhưng quan trọng nhất nơi đây phát hành đầu tiên cuốn "Túp lều bác Tôm" của nữ nhà văn Harriet Beecher Stowe. Trong đó bà đã vạch trần sự vô lương của chế độ nô lệ. Nó tạo ra làn sóng chống đối và là nguồn cảm hứng cho những ngừoi tiên phong giải phóng nô lệ.








Cạnh đó là quán cafe Starbuck, nhìn hệ thống Starbucks này em lại tiếc cho anh Vũ Trung Nguyên. Anh cũng khát khao, cũng muốn dựng một đế chế cafe trên khắp thế giới....nhưng sa vào mấy thứ dị đoan rồi mất ý chí. Để rồi cho đến nay đi khắp thế giới em phải uống thứ cafe dở ẹc



 
Bên này đường là quảng trường nhỏ, họ dựng lên hình bức tượng những ngừoi dân Ai len nhập cư. Cái này em đã nói ở post trước rồi nhưng nay xin phép nhắc lại.
Vào thế kỷ thứ 18 Ai Len mất mùa, cánh đồng họ bị bệnh dịch phá hoại. Có cả mấy trăm ngàn người chết đói. Đứng trước tai hoạ bị diệt chủng thì may quá, những con tàu đến chở họ đi đến miền đất mới này. Họ không phải bỏ chi phí cho chuyến đi, chỉ cần ký vào cái hợp đồng lao động được soạn sẵn. Sang tới nơi, làm một vài năm trả hết nợ, họ trở thành người tự do. và từ đó họ xây dựng một cuộc sống mới, ấm no hạnh phúc.
Nội dung của hai bức tượng này nó thế





Ở quê nhà chết đói





Sang tới Mỹ ngon ngay




Và ngày nay thì bị chim ỉa lên đầu. Nói vui vậy thôi, nhưng các bác để ý, gia đình này gồm 3 người lại không cùng nhìn về một hướng. Ngừoi vợ luôn nhớ nhung quê nhà, nên tác giả để ngừoi vợ quay lại nhìn về quá khứ người chồng tất bật với công việc hiện tại nên nhìn ngang. Còn ngừoi con trẻ tuôit thì phải nhìn về phía trước, hướng tới tương lai.


 
Từ đây đi vài bước là tới toà nhà hội trường phía nam. Đây cũng là một trong những toà nhà cổ nhất Boston. Ngaoif ra đương nhiên nó phải gắn với các sự kiện lịch sử thfi mới được gắn dấu đồng.
Toà nhà này xây từ năm 1729 ban đầu là toà nhà truyền giáo của những người Thanh giáo nên nhìn nó giống nhà thờ. Toà nhà này khi xây xong nó là toà nhà lớn nhất thành phố Boston này, nên nó là nơi tổ chức những sự kiện, những cuộc họp lớn. Khi nước Anh áp thuế trà thì 5.000 ngừoi dân Boston tụ tập đến đây để phản đối với băng rôn "No tax on tea!" (Không thuế trà). và ở đây cũng là cơ sở cách mạng. Nơi Samuel Adams và các đồng chí bàn bạc nhau trước đêm 16/12/1773 và xảy ra bữa tiệc trà khi 340 thùng trà của người Anh bị hất xuống biển.
Sau này toà nhà này cũng là nơi ra mắt Tập thơ của Philis Wheatley - Người da đen đầu tiên xuất ản một cuốn sách.
Ngày nay cái không ổn của toà nhà này mỗi cái là muốn vào trong xem là phải mua vé :(






 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,480
Members
192,526
Latest member
8xbetirish
Back
Top