What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Đền ông Sơn (Thomas Jefferson)


Ông Sơn này là một trong bốn người cha lập quốc (The founding fathers) của nước Mỹ. Chúng ta thường biết ông với tác phẩm để đời là bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ mà sau này nó là nguồn cảm hứng cho các dân tộc bị áp bức với những câu như "Trong tiến trình lịch sử nhân loại, khi một dân tộc thấy cần rũ bỏ những mối liên hệ chính trị ràng buộc họ với một dân tộc khác và cần giành lấy một địa vị riêng biệt, bình đẳng với các nước khác trên trái đất này - địa vị mà các quy luật của thiên nhiên và của đấng cai quản muôn loài cho phép họ được hưởng" hay như: "Chúng tôi khẳng định những chân lý này là hiển nhiên, mọi người sinh ra đều bình đẳng, con nguời được Tạo hoá ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"

Những câu đanh thép đó đã công nhận cho những dân tộc, những con người bị áp bức những quyền được làm người, là ánh sáng chỉ đường thôi thúc người ta đấu tranh giành độc lập, chứ dek phải cách mạng tháng 10 Nga như chúng ta được tuyên truyền. Và ngay cả uncle Ho nhà ta cũng lấy làm trích dẫn để đưa vào Bản Tuyên ngôn độc lập của VN.

Khi lập quốc, làm bộ truởng bộ Ngoại giao của Liên bang, chủ trương của ông đối ngược với chủ trương của Alexander Hamilton - bộ trưởng bộ tài chính. Trong khi Hamilton muốn quyền hành tập trung về tay liên bang, đảm bảo cho một chính quyền liên bang vững mạnh. Thì Jefferson lại muốn chia quyền cho các tiểu bang vì ông sợ sự chuyên chế dẫn tới bạo chúa. Hamilton sợ một tình trạng vô chính phủ và suy nghĩ về tính trật tự, còn Jefferson sợ nền độc tài và suy nghĩ về tính tự do.

Nước Mỹ non trẻ cần cả hai tư tưởng đó, nó bổ sung, cho nhau. Thật may mắn khi nước Mỹ có cả hai con người như vậy. Nó là nền tảng cho sự phát triển đa nguyên và nó là là mầm mống cho hai chính đảng của nước Mỹ sau này. Hamilton theo đảng Liên bang, còn Jefferson cùng với James Madison lập đảng Dân Chủ - Cộng hoà (Democratic - Republican Party) tiền thân của đảng Dân chủ sau này.
Chính vì thế nên đến thời tổng thống Roosevelt - tổng thống của đảng dân chủ, ông mới cho xây đài tưởng niệm Jefferson này nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông.

Trong nhiệm kỳ làm tổng thống, với tầm nhìn vượt trội, công lớn nhất của ông là mua vùng đất Lousiana (Ruthana) từ Pháp. Mở rộng gấp đôi diện tích lãnh thổ nước Mỹ, gạt bỏ hoàn toàn sự có mặt của Pháp ở mạng sườn và mở toang cánh cửa sang miền viễn tây của nước Mỹ
Về hưu ông bỏ tiền ra và quyên góp mọi người rủ hai ông cùng đảng phái và cùng làm tổng thống là James Madison và James Monroe lập nên trường Đại học đầu tiên của nước Mỹ độc lập: Trường Đại Học tổnhg hợp Virginia.
Về tôn giáo, ông chủ trương xây dựng luật cho bang Virginia là tất cả mọi tôn giáo đều được sống dưới một mái nhà. Thế nên, khi ông mất, theo ý nguyện của ông trên bia mộ ông đề dòng chữ:

"Nơi đây an nghỉ Thomas Jefferson. Người chấp bút bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ. Cấp bút luật tự do tôn giáo bang Virginia và sáng lập Đại học tổng hợp Virginia"

Vâng! Vị thổng thống thứ 3 của nước Mỹ, với hai nhiệm kỳ không được nhắc tới một dòng nào trên bia mộ. Ông cho rằng không đáng phải nhắc tới, hay ông cũng bị kỷ luật mà cắt mất chữ "Nguyên"



Flickr​
 
Đài tưởng niệm của ông được thiết kế giống điện Pantheon. Cũng những cột Ionic cao, uy nghiêm sừng sững, cũng mái vòm ở chính giữa.....vào bên trong bức tượng của ông cao gần 6m. Dưới chân có dòng chữ: "Tôi đã tuyên thệ trước bàn thờ Thiên Chúa về lòng thù địch vĩnh viễn dưới mọi hình thức chuyên chế đối với tư tưởng con người"
Tư tưởng con người là phải tự do sáng tạo, chuyên chế dưới hình thức nào với tư tưởng cũng là tội ác đúng không các bác? Có lẽ chính vì thế mà nước Mỹ luôn dẫn đầu về các phát minh chăng?







 
Jefferson là một con người đa tài. Không chỉ có nhãn quan chính trị giỏi mà ông còn là nhà phát minh. Ông đã từng phát minh ra rất nhiều máy móc vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Và một điều đặc biệt nữa, ông là một kiến trúc sư tài ba, dựa vào trường phái kiến trúc tân cổ điển (Neo-Classical) ông cho xây dựng trường Đại học tổng hợp Virginia mà cho đến nay còn nguyên giá trị kiến trúc


Cột và vòm






 
Ấy đi vào mấy cái memorial chỉ để biết vậy thôi. Cái hay nhất của Washington DC không phải là mấy thứ đó, mà là một loạt các hệ thống bảo tàng. Mà toàn bộ hệ thống bảo tàng Smithsonian hoàn toàn miễn phí. Thế mới hay.
Hôm nay em dành cả buổi chiều ở bảo tàng Lịch sử nước Mỹ để tìm hiểu xem "Người Mỹ - Anh là ai"






 
Người Mỹ - Anh là ai

CÓ lẽ chỉ duy nhất trên thế giới, khi bạn đến đây, đứng giữa thủ đô của nước Mỹ mà hét lên "I am a American" thì chẳng ai để ý đến bạn, họ coi đó là chuyện bình thường, là đương nhiên. Trên thực tế trong suốt những ngày ở Mỹ, tôi không bị coi là người nước ngoài cho đến khi nào tôi nhờ trợ giúp (Hỏi đường, nhờ nhặt hộ tiền xu.....) thì tôi phải nói "I am foreigner", lúc đó người ta mới biết. Mặc dù từ bên ngoài đến bên trong tôi đặc sệt là người đông Á
Những người đầu tiên đến đây lập quốc là những người có dòng máu Ăng lô xắc xông (Anglo - Saxon). Họ thường là những tín đồ Thanh giáo, chạy trốn khỏi sự bất ổn tôn giáo ở quê hương, sang đây lập nghiệp. Dần dần những người không còn được quê hương dung túng họ cũng bán thân vong quốc sang vùng tân thế giới. Trải qua quá trình lập quốc đến nay cả mấy trăm năm, những dòng người từ khắp nơi trên thế giới, đủ mọi mầu da, giống nòi đều kéo đến đây tìm kiếm cơ hội mới.
Nghe tả thì có vẻ như một lũ ô hợp, không bản sắc nhưng không nước Mỹ có bản sắc riêng, mỗi dân tộc, mỗi mầu da chỉ là những miếng ghép trong bức tranh mosaic lên bản đồ nước Mỹ. Được như thế do nước Mỹ có khái niệm Melting pot (Nồi hầm nhừ các dân tộc).
Khi tới nước Mỹ, bất kể bạn là ai. Quý tộc hay dân thường, đĩ điếm hay phu nhân, giáo sư hay trộm cướp....bạn phải gạt bỏ toàn bộ những giá trị xưa cũ mà khoác lên người những bộ cánh mới mang dòng chữ Made in USA.
Quý tộc ư? hãy bỏ kiểu lề lối suốt ngày khệnh khạng đó đi, ra đường lao động, nếu anh thành công anh được đánh giá cao, còn anh thất bại thì cái mác quý tộc từ châu Âu cũng chẳng giúp được gì.
Kẻ phạm tội hoàn lương hoàn toàn có cơ hội vươn lên nếu anh chăm chỉ và có trí tuệ. Ở Mỹ người ta thường tự hào rằng mình đi lên từ hai bàn tay trắng, từ nghèo khó, chứ không tự hào về nguồn gốc, dòng giống như châu Âu.
Chính phủ, các tổ chức...luôn đánh giá cao tính sáng tạo cá nhân, đầu óc thực tiễn không vướng mắc hệ tư tưởng. Nhưng do đất rộng người thưa nên thời kỳ đầu người ta phải dựa vào nhau mà sống. Nên nó có tinh thần làm việc nhóm rất tốt, dần dần nó thành tính cách người Mỹ: "Tốt bụng, hay giúp đỡ người khác"
Như mấy post trên tôi đã nói, khi lập quốc, những người cha lập quốc đã đề ra một Hiến pháp rất văn minh, với những quyền tự do của con người rồi chấp nhận cho đa nguyên đa đảng từ rất sớm, nên xã hội Mỹ sớm phát triển và lấy đó làm nền tảng. Ở Mỹ không ai có quyền cấm bạn nói nên chính kiến của mình cả.
Chính với tư tưởng thoáng đãng khá sớm, nên người Mỹ thường đơn giản và phóng khoáng hơn người châu Âu. Tinh thần quốc gia của họ cũng khác. VD người Pháp thì tinh thần quốc gia của họ thường dựa vào cơ sở huyết thống, lịch sử văn hoá trong dĩ vãng....Người Mỹ không có cơ sở ấy. Trên tinh thần cộng đồng, nền tảng chính trị tự nguyện..họ sẵn sàng bỏ hết chức tước, địa vị để trở thành một người mới, và từ đó xây dựng tinh thần quốc gia dự trên những giá trị sẵn có
Hồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Henry Ford - cha đẻ hãng xe Ford. Nhân dịp lễ tốt nghiệp học tiếng Anh cho những công dân di cư sang Mỹ của ông. Ông cho làm một vở kịch. Một bên ông vẽ con tàu đậu trên bến cảng, những người nhập cư đi ra từ đấy. Ở giữa ông cho đặt một cái lò, người nhập cư khi từ bến tầu đi ra qua cái lò, họ bỏ hết những bộ quần áo cũ bẩn, rách rưới lại. Mặc lên người những bộ quần áo tươm tất , mặt mũi ai đấy đều vui mừng hớn hở đi ra khỏi lò. Mọi người hỏi người vừa đi ra: "Anh là người Ba Lan à?" "Chị là người Ý à?"......Tất cả đều trả lời "Không! Tôi là người Mỹ".
Ở chân tượng Nữ thần Tự do có một cái biển đồng gắn một bài thơ 14 dòng nói về những người nhập cư với những dòng chữ như sau (đoạn trích)
"Hãy đưa đến cho ta những người mệt mỏi, cơ cực
Co ro mà vẫn ao ước được thở không khí tự do
Ta giơ ngọn đuốc lên bên cạnh tấm cửa vàng"

Ý nói những mảnh đời đói khổ ở trên thế giới hãy đến đây, sẽ có ánh sáng của thần soi đường cho đến bến bờ hạnh phúc
Nói thế chứ nước Mỹ không hầm nhừ hết được, họ chỉ hầm được những cái tính cách, tạo thành một tinh thần Mỹ chung. Chứ trong các cộng đồng họ vẫn giữ những nét văn hoá riêng của họ. Và tiếng Anh là cầu nối chung.
Nhưng nhóm nhỏ trong những người da trắng nhập cư đầu tiên xuất hiện những quan điểm hẹp hòi. Họ hạn chế nhập cư và đề cao dân da trắng gốc Anglo Saxon theo Tân giáo. Bộ phận này gọi là WASP viết tắt của các từ; W; White (Da trắng) - A: Anglo - S: Saxon - P: Protestant
Nhưng đó chỉ là nhóm nhỏ, ở Mỹ bạn hoàn toàn được bình đẳng về cơ hội, nhưng không bình quân về lợi tức. Cái bình quân về lợi tức chỉ có ở chủ nghĩa Cộng sản mà thôi

Bức ảnh này tôi chụp ở Boston, trong đó nói về gia đình người nhập cư trước khi đến Mỹ và sau khi đến Mỹ









 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,431
Bài viết
1,175,892
Members
192,104
Latest member
lyhoangbaothy
Back
Top