Trong bảo tàng có khá nhiều phòng: phòng thì nói về hoà ước giữa người Mỹ và người da đỏ, phòng thì nói về các phong tục, các bộ lạc của nhiều tộc người, rồi vinh danh những người da đỏ thành công trên đất Mỹ... Nhưng chẳng phòng nào nói về sự diệt chủng của người da đỏ cả. Khi xem xét một vấn đề, ta phải nhìn nhận từ nhiều góc cạnh. Nhất là đối với các sự kiện lịch sử phải nghiêm túc, chứ không thì bị nhồi sọ cũng chẳng khác gì đàn cừu. Nước Mỹ có những cái văn minh mà cả thế giới phải học, nhưng nước Mỹ cũng có nhiều vấn đề và cách hành xử với người da đỏ là một trong nững vấn đề lớn của nước Mỹ mà họ muốn quên đi
Như em đã nói, ông tổng thống Andrew Jackson mà người Mỹ rất ngưỡng mộ được in trên đồng 20 USD chính là người mà ban hành đạo luật Indian Removal Act, trong đó bắt tất cả những người da đỏ đủ các sắc tộc phải bỏ mảnh đất của mình, nơi ông cha họ sinh sống từ ngàn đời nay để lại cho những người Mỹ da trắng. Còn họ bắt buộc bị di dời tới một vùng đất sâu hơn trong lục địa, nơi mà họ chưa từng đặt chân đến. Đạo luật này bị coi là một hành động diệt chủng có hệ thống và là đạo luật phân biệt chủng tộc đầu tiên của chính phủ. Nó tạo ra "Đường mòn nước mắt" nơi mà xác hàng nghìn người da đỏ nằm rải rác suốt 1.600 km trên đường này
Đầu tiên, có 5 bộ lạc văn minh nhất trong số người da đỏ bản địa này nằm trong đất mà ngừoi da trắng chiếm, đó là các bộ lạc Cherokee, Chickasaw, Choctaw, Muscogee và Seminole. Họ như là một khu tự trị trong lòng nước Mỹ. Các tổng thống ban đầu như Washington, Jefferson...vỗ về họ, khuyến khích họ làm nông nghiệp, thậm chí cho quyền họ sở hữu nô lệ....nhưng nhu cầu của những ngừoi da trắng muốn mở rộng đồn điền, vướng phải đất của người da đỏ. Dẫn đến những tình trạng tranh chấp, va chạm...mà người da đỏ bao giờ cũng thiệt thòi. Nhưng họ quyết ở lại giữ đất đến người cuối cùng. Trước thực trạng đó Jackson được bầu lên làm tổng thống. Ông thấy nếu người da đỏ họ cố bám trụ lại đất của họ thì họ cũng sẽ chết, nhất là khi người ta phát hiện ra vàng trên đất của người Cherokee. Chính vì thế ông quyết định đổi đất vùng xa hơn về phía tây (bang Oklahoma ngày nay) cho tất cả 5 tộc người này. Và hỗ trợ cho các bộ lạc này đi tới đó. Đổi lại người da đỏ ký lại hiệp ước nhường toàn bộ vùng đất họ đang sở hữu lại cho các tiểu bang.
Đầu tiên chính quyền cưỡng ép các bộ tộc Choctaw, Seminole, Muscogee (Creeks) và Chickasaw. Mặc dù có hiệp ướp giữa các tộc trưởng với người Mỹ, nhưng cũng có nhiều người da đỏ không chịu đi theo, trốn lại....Nhưng quá trình di chuyển là cả một cực hình, đói rét, bệnh tật là chết tới gần 4.000 người Choctaw với dịch tả, bộ lạc Muscogee mất hơn 3.000 người. Hai bộ lạc Seminole và Chickaswa mất ít người hơn những cũng gần 1.000 người/ bộ tộc
Nhưng vấn đề pháp lý lại xảy ra với người Cherokee. Người Cherokee sống ở bang Georgia và một phần phía tây của bang bắc Carolina và họ đã ký hiệp ước với người Mỹ từ năm 1781 về quyền được sinh sống trên mảnh đất của họ (Nghe vô lý nhưng nó là sự thật). Đen cho họ là vào năm 1829 người ta lại vô tình tìm thấy vàng trên đất của người Cherokee vậy là rắp tâm cướp đất của họ bắt đầu.
Trải qua các cuộc đàm phán với chính phủ, không nhượng bộ không được. Kiện cáo cũng không xong. Cuối cùng người Cherokee cũng phải đầu hàng và chấp nhận rời bỏ mảnh đất của tổ tiên. Mùa đông năm 1838 họ chính thức bước chân lên đường đến Oklahoma mà sau này được gọi với tên Trail of Tears (Con đường nước mắt)
Con đường dài có 1.600km nhưng có tới 8.000 người Cherokee nằm rải rác lại. Thế mới biết những sự ghê gớm như thế nào khi người Cherokee phải trải qua. Họ ra đi vào mùa đông, quần áo sơ sài với đôi chân đất. Mà dã man nhất là họ không được đi vào các thị trấn làng mạc của người da trắng trên đường vì sợ lây bệnh tật. Họ phải ngủ qua đêm trên những hẻm núi phủ đầy tuyết. Hơn thế nữa họ thường xuyên bị người da trắng tấn công và giết hại.
Đến bờ con sông Ohio họ phải đợi phà phục vụ hết ngừoi da trắng xong mới được lên phà vượt sông và ban đêm với giá tiền 1$/người.
Họ mất tới 3 tháng chỉ để đi 60 dặm trên đất liền khu vực đầm lầy giữa hai con sông Ohio và Mississippi. Họ phải băng qua sông băng, lấy tuyết làm lều ủ ấm. Và khi màn đêm xuống, cái đói rét và cả những đàn sói chỉ chầu chực hết lửa là lao vào tấn công. Sống trên đầm lầy cơ thể họ chưa quen, từ đời ông cha chưa sống bao giờ, cùng với điều kiện thiếu vệ sinh nên dịch bệnh là không thể tránh khỏi. Lần lượt những người Cherokee lại âm thầm ngã xuống. Bộ tộc họ vội vàng chôn sơ sài bên đường rồi tiếp tục lên đường đi tiếp
Những con đường nước mắt của người da đỏ