What's new

[Chia sẻ] [Bình Nhưỡng Du Ký] Bắc Triều Tiên không tin vào nước mắt

Bởi họ tin vào sức mạnh tự cường, vào nội lực quốc gia, vào những phấn đấu bền bỉ không ngừng của một dân tộc đã có nhiều nghìn năm lịch sử cổ đại, đồng thời trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc kháng Nhật oanh liệt gần 80 năm, ngày nay lại chịu đủ mọi áp lực từ nhiều phía nhưng người dân Bắc Triều Tiên vẫn sống, học tập, lao động, và xây dựng đất nước của mình để tự hào mà nói với Thế giới rằng nước mắt 2 miền chỉ dành cho ngày thống nhất.

Chúng tôi không ai viết báo, làm chính trị, hay thuộc các tổ chức nhân quyền; chúng tôi là những khách du lịch từ Việt Nam đến Bắc Hàn với tinh thần cầu thị, để được biết nước bạn ra sao, để một lần nghe tiếng nói từ phía "bên kia" sau quá nhiều thông tin áp đặt một chiều. Tưởng rằng sẽ là "nghệ thuật sắp đặt và diễn" hay chí ít cũng là "một vé đi tuổi thơ" để thấy lại những khó khăn thiếu thốn của một thời Việt Nam bao cấp nhưng những gì chúng tôi được thấy và tiếp xúc trong chuyến đi ngắn ngày lại khơi nguồn cho những cảm xúc yêu quý, thông cảm, trân trọng, và kính phục những gì người dân Bắc Triều Tiên đã và đang gây dựng từng ngày.

Một vài hình ảnh Bắc Triều Tiên trên đường tàu chạy từ biên giới Trung-Triều vào thủ đô Bình Nhưỡng:

IMG_1000584.jpg


IMG_1000590.jpg


Vũ điệu Arirang hoành tráng đón chào du khách, như lời hướng dẫn viên du lịch của chúng tôi nhắn nhủ trước khi đoàn lên tàu về nước: "Tôi mong các bạn sẽ không bao giờ quên màn trình diễn Arirang, và hãy giới thiệu thêm nhiều bạn bè Việt Nam đến với Triều Tiên!"

IMG_8364.jpg


IMG_01395.jpg


IMG_8824.jpg


Phải chăng người Bắc Triều Tiên chỉ sống trong vinh quang quá khứ?

IMG_0722.jpg


... chắc hẳn rằng không, chúng tôi tin ngày mai tươi sáng hơn đang được họ viết ngay từ hôm nay:

IMG_9486.jpg
 
Ngày 3: DMZ

Bước vào Armistice Talks Hall, viên sĩ quan giới thiệu với chúng tôi đây là những chiếc bàn và chiếc ghế tưởng chừng như rất tầm thường đơn sơ, nhưng đã cùng dân tộc Triều Tiên trải qua biến động kinh người, ngày trước đại diện 2 bên đã ngồi ở vị trí nào và nói với nhau câu chuyện gì:

IMG_0671.jpg


IMG_0672.jpg


Ở tòa nhà bên cạnh, các bạn Bắc Triều Tiên đã cẩn thận lưu lại những dấu tích lịch sử của giai đoạn tọa đàm và ký kết hiệp định ngừng bắn và phân định biên giới cụ thể ra sao:

IMG_01666.jpg


IMG_01669.jpg


IMG_1000785.jpg
 
Ngày 3: DMZ

Trên bức ảnh khổ lớn, các bạn hãy để ý kỹ: bên tay phải là đại diện của Bắc Triều Tiên, và bên tay trái là phái đoàn Mỹ đại diện cho Nam Triều Tiên!

IMG_1000787.jpg


IMG_1000788.jpg


Vĩ tuyến 38 được vạch ra từ đây:

IMG_1000786.jpg


- Bàn ký kết hiệp định của phía Bắc Triều Tiên: bản gốc tiếng Hàn và cờ của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên:

IMG_01670.jpg


IMG_1000782.jpg


- Bàn ký kết hiệp định của phía Nam Triều Tiên: bản gốc tiếng Anh và cờ của Liên Hợp Quốc. Theo giới thiệu chúng tôi được biết Mỹ muốn dùng cờ của mình nhưng Bắc Hàn không công nhận và yêu cầu phải để cờ LHQ thay thế! Vì sợ người Mỹ lật lọng, người Bắc Triều Tiên đã giữ lại toàn bộ chứng cứ như vậy:

IMG_01671.jpg
 
Ngày 3: DMZ

Một số hình ảnh phía Bắc Triều Tiên ghi nhận là những vi phạm mang tính khiêu khích của Mỹ đối với chủ quyền đất nước diễn ra sau thời gian ký kết hiệp định đình chiến (mà trong chiều ngày 3 chúng tôi có dịp mục kích cụ thể hơn, sẽ giới thiệu thêm với bạn đọc trong bài post tới):

IMG_1000789.jpg


IMG_1000790.jpg


IMG_1000791.jpg


Và những minh chứng cho việc xây dựng ổn định xã hội phía Bắc, hướng đến thống nhất Tổ quốc:

IMG_0678.jpg


IMG_0677.jpg
 
Ngày 3: DMZ

Rời khỏi Armistice Talks Hall, chúng tôi chạy xe thêm vài phút nữa đến điểm dừng cuối cùng và quan trọng nhất: J.S.A, khu vực được mệnh danh là "tưởng như yên bình nhưng một bước đi sai có thể trả giá bằng tính mạng", nơi mà chiến binh cùng 1 dòng máu đứng cạnh nhau qua lằn ranh nhưng không nhìn vào mắt đối phương.

Bước vào khuôn viên khu vực này, khách du lịch sẽ gặp tấm biển đá lớn kỷ niệm những bút tích cuối cùng của Kim Nhật Thành khi ông ký 1 tài liệu có liên quan đến việc thống nhất 2 miền vào ngày 7/7/1994, cũng là lúc ông mất vì cơn đau tim, mà người Triều Tiên luôn tự hào nói rằng "he died on his post"

IMG_9298.jpg


Đi tiếp du khách sẽ đến được tòa nhà lớn mà phía Bắc Triều Tiên xây dựng nhìn ra đường biên giới phi quân sự:

IMG_4443.jpg


IMG_4448.jpg


IMG_4444.jpg


IMG_4447.jpg
 
Ngày 3: DMZ

Nếu bạn mang máy ảnh thì không cần chần chờ hay hỏi han ai cả, bạn cứ thoải mái tự do mà bấm máy bởi những người lính Bắc Hàn dường như bất động đứng quay lưng về phía Nam Hàn, bởi phía này mới là phần đất thuộc chủ quyền và cần họ canh giữ. Phía bên kia lằn ranh, chúng tôi không thấy bóng dáng người lính nào, có vẻ như vì bên này đã có tour du lịch nên bên kia rút lính đi chăng? sự thỏa thuận bất thành văn này chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng, nhưng cũng không phải là điều chúng tôi quan tâm vì chúng tôi đang đứng trên phần đất của Bắc Triều Tiên nhìn vào đường biên giới lịch sử thật sự bẳng mắt!

IMG_0693.jpg


IMG_0694.jpg


IMG_0695.jpg


Viên sĩ quan đưa chúng tôi vào trong tòa nhà màu xanh (Conference House) là nơi du khách cho dù đến từ phía Bắc hay phía Nam đều có thể tự do đi lại và thực sự đi qua biên giới 2 miền Nam Bắc ^^

IMG_01679.jpg


IMG_01681.jpg


IMG_01687.jpg
 
Ngày 3: DMZ

Phía cuối căn phòng tất nhiên là cánh cửa thông sang Nam Hàn được 2 lính Bắc Hàn canh giữ, cửa có mở được không thì không ai rõ, nhưng chắc là không ai dám thử:

IMG_1000805.jpg


Từ trong phòng bạn cũng có thể hướng ống kính ra ngoài chụp ảnh: phần đất nện thuộc Bắc Triều Tiên, phần rải sỏi thuộc Nam Triều Tiên, nghe bảo rằng 1 bước từ bên này sang bên kia là hứa hẹn ăn đạn từ cả 2 phía :D

IMG_01683.jpg


Bên trong phòng bạn cũng được thoải mái chụp ảnh cùng các chú lính canh nhưng phải tranh thủ nhanh bởi số lượng khách có thể đông và khi các bạn lính đã dứt khoát là chắc chắn sẽ mời bạn ra khỏi phòng:

IMG_1030945.jpg


Rời khỏi Conference Hall, viên sĩ quan dẫn chúng tôi leo lên nóc tòa nhà Bàn Môn (Panmun Hall) - vị trí rất đẹp để nhìn toàn cảnh JSA cũng như phía Nam:

IMG_01688.jpg


IMG_01691.jpg


IMG_0697.jpg
 
Ngày 3: DMZ

Trên nóc Panmun Hall là nơi nhóm Việt Nam chúng tôi chụp chung tấm ảnh đẹp với viên sĩ quan trẻ đã nhiệt tình giới thiệu thông tin cho cả đoàn, 1 người lính thực thụ. Các bạn Trung Quốc và nước ngoài sau khi thấy chúng tôi chụp được cũng xúm lại xin chụp nhưng viên sĩ quan từ chối và đi xuống tầng luôn nên các bạn ý cụt hứng, lại xoay ra ban công nhắm vào tòa nhà Tự do (Home of Freedom) to tướng bên Nam Triều Tiên mà chụp ảnh :D Chúng tôi vì không có ống ngắm xa hay ống nhòm nên không chụp rõ được phía bên ấy có gì, chắc cũng lại là những người lính đã được tập cho bất động trong mọi hoàn cảnh để ngày đêm canh giữ phần đất thuộc về mình ...

IMG_01690.jpg


Xong xuôi hết rồi, chúng tôi không nán lại lâu. Xe bus nhanh chóng đưa chúng tôi ra khỏi khu vực Bàn Môn Điếm. Bạn có thể thấy nơi này yên bình, đơn giản, và thực sự không có gì đặc biệt. Chúng tôi cũng đồng tình với nhận định đó phần nào, đáng lẽ nó phải giản đơn và yên bình hơn nữa khi người ta có thể bước đi tự nhiên không ràng buộc. Thông tin nhiều chiều cho biết đây là khu vực phi quân sự nhưng có mật độ đóng quân 2 bên dày đặc và nguy cơ chiến tranh cao nhất hành tinh!

==

Đôi dòng tản mạn lịch sử, nặng nhẹ đúng sai xin miễn chấp:

- Nhật Bản thua trong thế chiến thứ 2, cờ Thái Dương tắt trên vũ đài chính trị quốc tế, Triều Tiên được giải thoát khỏi ách thống trị của phát xít Nhật lại hoang mang trong chính thể Nam-Bắc dưới ảnh hưởng sâu đậm của Xô-Trung phía Bắc và Mỹ phía Nam. Bắc Triều Tiên khi đó do Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) lãnh đạo, còn Nam Triều Tiên do Lý Thừa Văn (Yi Seungman) đứng đầu; 2 ông đi theo đường lối phát triển hoàn toàn khác nhau nhưng đều chung mục đích thống nhất 2 dải đất.

- Năm 1949, Liên Xô và Mỹ rút ra khỏi Triều Tiên

- Joseph Stalin bật đèn xanh cho Bắc Hàn trước, rồi đến Mao Trạch Đông, ôi những con người có thể làm thay đổi lịch sử ... Ngày 25/6/1950, Bắc Triều Tiên khai pháo mở đầu cuộc chiến nồi da nấu thịt, quân đội phía Bắc tràn qua vĩ tuyến 38 nhắm vào Seoul. Trang bị vũ khí hạng nặng và tổ chức quân đội tốt, lại được Xô-Trung chống lưng, Bắc Triều Tiên chiếm được Seoul chỉ sau 3 ngày tiến quân. Chiến thắng phải chăng đã gần kề?

- Với sự hậu thuẫn của Hội đồng Bảo An và chục nước chư hầu, Mỹ đưa bộ binh, hải quân, và đặc biệt là không quân vào miền Nam. Thiện chiến trên không và đặc biệt là kẻ yêu bom, Mỹ ném bom trải thảm liên tục, uy hiếp quân đội Bắc Triều Tiên nặng nề, mặc dù phía Nam lúc này chỉ còn giữ được 10% diện tích. Stalin đưa MiG vào cuộc, nhưng đã quá muộn!

- Thuỷ quân lục chiến tinh nhuệ của Hoa Kỳ tái chiếm Seoul, đẩy lui làn sóng của Bắc Triều Tiên qua cả vĩ tuyến 38. Lý Thừa Văn tưởng như đã nhìn thấy cuộc đổi cờ ngoạn mục nên gia tăng tấn công lên phía Bắc, tiến thẳng vào Bình Nhưỡng tháng 10/1950. Sông Áp Lục (Yalu River) phân đôi Trung-Triều đang ở ngay trước mắt liên quân Mỹ-Nam Hàn. Quá tự tin trong chiến thắng, họ bỏ qua cảnh báo của Bắc Kinh về phản ứng của Trung Quốc khi đó đang sở hữu những cái đầu "lạnh" nhất của Chu Ân Lai, của Bành Đức Hoài.

- Quân đội Trung Quốc đi vòng đường bộ và âm thầm tập kết trên đất Bắc Triều Tiên, tấn công vào sườn quân Mỹ, giáng đòn chí tử chớp nhoáng vào quân đội Hoa Kỳ đang say ngủ. Hoa Kỳ rút ra khỏi Bắc Triều Tiên nhanh hơn cả lúc họ tiến vào. Lực lượng Cộng sản lại tái chiếm Seoul tháng 1/1951 cho đến khi bị đẩy lùi lần nữa vào tháng 3/1951. Giằng co xảy ra xung quanh vị trí 38 một lần nữa.

- Bế tắc cứ thế tiếp diễn từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 7 năm 1953, tiếng súng dường như lắng dịu nhưng không một hoà đàm nào đem lại hướng giải quyết suôn sẻ cho bán đảo Triều Tiên. Liên quân Mỹ-Nam Hàn-LHQ tổn thất hơn 700,000 binh sĩ; con số đó của Xô-Trung-Bắc Hàn là hơn 1,2 triệu; nhưng tổng lại vẫn còn kém xa thương vong mất mát của thường dân Triều Tiên (hơn 2,5 triệu người chết hoặc bị thương).

===

Tiếng súng gươm của cuộc nội chiến tương tàn đã ngưng sau giai đoạn 1951-1953, nhưng vết thương vĩ tuyến 38 vẫn chưa nguôi cho cả 2 miền Nam Bắc Triều. Những năm tháng vinh quang, khổ đau bất tận đó đã đi sâu vào lòng người dân Triều Tiên chứ không chỉ nằm ở dải đất rộng 4 cây số này nữa ...

... Khoảng vài phút sau khi xe chạy ra khỏi JSA, nếu có thể bạn hãy nhoài ra cửa kính xe để quay nhìn lại và hướng máy ảnh về phía tấm biển treo bên lề đường bên trái, trên đó viết: "Seoul 70km", một khoảng cách không quá xa cho một nền hòa bình toàn vẹn thống nhất lãnh thổ nhưng sẽ là bao giờ và có khả thi hay không?

IMG_00414.jpg
 
Last edited:
Em cũng theo dõi Topic này ngay từ ngày đầu đến giờ,cũng chẳng định tham gia hay nói gì đâu vì tuổi em còn trẻ và hiểu biết cũng chưa được đầy đủ như các bác. Nhưng khổ nỗi đang đọc hay,xem ảnh rất thú vị thì lại phải đọc những comment chả liên quan gì đến tiêu chí của diễn đàn này nên cũng ngứa mồm tham gia vài câu nếu có gì mạo phạm các bác bỏ quá cho và Mod xóa đi nếu thấy khó nghe hoặc chật đất.
Em thiết nghĩ đây là diễn đàn du lịch,chỉ để dành cho những bài viết và chia sẻ về du lịch. Bác nào nếu vô tình vào đọc phải thấy không thích,không hợp thì lẳng lặng mà đi ra. Để cho mọi người còn có hứng viết tiếp hết những cảm nghĩ ,chia sẻ những chiêm nghiệm của mình sau chuyến đi. Các bác quan tâm nhiều đến tình hình nhân quyền,kinh tế,chính trị,quân sự..v..v thì đi tìm chỗ khác phù hợp mà thể hiện,khoe khoang cái sự uyên thâm hiểu biết của mình. Trong diễn đàn này nói chung và topic này nói riêng chả ai quan tâm,ghi nhận và đánh giá cao cái sự uyên thâm đó của các bác cả. :shrug:
 
Bạn Sơn thân mến, tôi lớn lên trong thời bao cấp ở VN. Sổ gạo, tem phiếu hay bo bo, mỡ cừu chẳng xa lạ gì với tôi. Tôi không chê bai thời bao cấp nhưng cũng chẳng bao giờ lãng mạn hóa nó cả.

Tôi biết các bạn đến được BTT khá khó khăn và rất, rất tự hào về chuyến đi của mình. Điều đó hoàn toàn chính đáng.

Cá nhân tôi, tích góp từng đồng để đi du lịch thì phải lựa chọn nơi để đi cho đáng tiền. Tôi không thể chọn một nơi chán ngắt như BTT chỉ để thỏa tò mò hay để khoe với bạn bè là tôi đã từng đến Bình nhưỡng. Với tôi nó quá xa xỉ.

Thứ nhất là mình rất phục thằng Trung, ra đòn phát là thằng Quạt sùi bọt mép nhe cả răng ra giãy đành đạch. Điều mà anh chưa bao giờ làm được.

Thứ 2 là tâm sự thêm với bạn galangthang một tẹo cho thêm tình thân mật.
- Ở đây ta không chê bai cũng không lãng mạn hoá, chính xác là thế. Nhưng chuyến đi gợi lại cho chúng tôi (nhiều người lớn lên trong thời bao cấp) những kỉ niệm thân thương của một thời thơ ấu, một giai đoạn phát triển của đất nước... cái mà hầu như không một điểm đến nào có được
- Bạn hiểu thế nào là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá và du lịch ăn chơi?
Cá nhân tôi thì có mấy mục tiêu ở điểm đến cho từng chuyến đi, nếu đạt đươc hết thì là 10 điểm...
Một là: Nhìn ngắm mãn nhãn (có thể là phong cảnh, có thể là cuộc sống đời thường, có thể là công trình kiến trúc...)
Hai là: Ăn uống thoả thích, tối về ngủ ngon (ăn thì ăn no và ngon, chú trọng thử các món địa phương...)
Ba là: Độc đáo về văn hoá... (bao gồm các phong tục tập quán, trang phục, sinh hoạt, cách giao tiếp....)

Ba tiêu chí trên có lẽ là chính yếu nhất để đánh giá mỗi chuyến đi. BTT có gì, theo các tiêu chí trên? Chắc hẳn các bạn cũng tự đánh giá được. Tất nhiên còn có một số chỉ số phụ nữa như chi phí... Thì... Thôi, ko bàn nhỉ.

Thứ 3 là, tớ muốn bày tỏ sự chia sẻ và cảm thông sâu sắc với bạn galangthang khi mà bạn đang phải vật lộn hàng ngày với cuộc sống đời thường thì việc bỏ ra một mớ không nhỏ như thế chỉ để đi BTT khoe hàng (từ của bạn nhé) thì cũng đúng là quá xa xỉ, bạn nên chọn điểm đi khác, nếu bạn cần thì cứ đề xuất lên đây tớ nói riêng và anh em Phượt nói chung sẽ tư vấn giúp bạn sao cho bạn có một chuyến đi cực kì khoe hàng. Tớ cũng hơi ngại không post luôn 1 số điểm mà tớ đã từng đến cho bạn tham khảo ngay đựoc vì như thế thì... Khoe khoang quá, sẽ gây cho bạn cảm giác không tốt...kiểu bất lực ấy, tớ vốn hay thông cảm với mọi người mà.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,433
Bài viết
1,175,899
Members
192,104
Latest member
lyhoangbaothy
Back
Top