What's new

[Chia sẻ] Bình Tiên - Sơn Hải - Kê Gà có gì lạ?

Chuyến đi được bắt đầu từ 19h ngày 28.10.2013, bọn mình hướng về bến xe Miền Đông. Vé đặt trước đó qua điện thoại của nhà xe Quang Hạnh với hành lý kèm theo là chiếc Win100 mình vẫn đi - giá cước cho nó còn mắc hơn cả người (250k - 180k).

Tấm ảnh đầu tiên của chuyến đi, trước đó lo vật lộn với đường xấu, trời lại còn tối nên quên bẳng:

DSCN4214_042.jpg


Dù giờ xe chạy là 21h nhưng mình vẫn đi sớm do ngại kẹt xe. Chen chúc trên đường, mãi đến 20h, bọn này mới đến được bến. Do đã có kinh nghiệm rồi nên lần này vào BXMĐ chỉ mua vé 6k*, chuyện bốc vác con xế lên xe đò đã có nhà xe lo - xăng trong Win cũng chả còn bao nhiêu do mình đã dự tính trước.

Dự định chuyến đi của mình sẽ trở lại Bình Tiên rồi theo con đường mới mở đi Vĩnh Hy, về Phan Rang. Tại đây sẽ tiếp tục đường ven biển đi Sơn Hải, vượt đồi cát Phước Dinh đi Mũi Dinh. Đường này tương lai sẽ phá núi mở đường kéo dài đến Cà Ná. Do biết chắn chắn đường chưa thể thông tuyến được nên mình sẽ gắng chạy đến đoạn cuối cùng, sau đó trở ra ngã 3 Sơn Hải, theo con đường đất nhỏ đi Bàu Ngư > ngang qua núi Chà Bang, qua thôn Chăm Play Răm để trở ra QL1 về Cà Ná.

Nói chung, khi đến cua góc nhìn ra vịnh Cam Ranh thì đường đi khá oải, qua cầu Suối Nước Ngọt sẽ vào đoạn 'thiệt oải' như trong hình:

DSCN4216_044.jpg


Cà Ná qua lại nhiều nhưng chưa ở ngày nào, thế nên chuyến ni sẽ nghỉ lại đây 1 ngày. Rời vùng biển đá đẹp có hạng của cả nước này, bọn mình sẽ theo cung đường ven biển đi Phan Rí, Hòa Thắng, Hòn Rơm và dự định sẽ ở lại khu Suối Nước - sau đó về TPHCM theo cung đường ven biển.
Nghe qua thì cũng thấy thường thôi, vậy nhưng 'đi một ngày đàng học một sàng khôn' - hóa ra có nhiều cái mình chưa biết do đến rồi nhưng vẫn bỏ sót.

Các ảnh lờ mờ đầu ngày, mình phải nâng sáng chứ thiệt ra còn khá tối. Lúc chụp ảnh này, mình nhận ra mình đã vào con đường mới và bỏ qua mất đường vào Bình Tiên:

DSCN4215_043.jpg


Con đường xa xa phía trước dẫn ra vịnh Vĩnh Hy. Trước kia, muốn đến đây phải cắt rừng:

DSCN4218_046.jpg


Quay về chuyến đi: Trở ngại bắt đầu khi đối diện chiếc xe Quang Hạnh mà mình sẽ đi: vé chỗ có sẳn như đã đặt trước nhưng vé cho con xế kèm theo thì... không! Nhà xe đề nghị mình dời qua chuyến sau (trễ hơn 1 tiếng) hoặc 'người đi trước, xe ra sau'. Mình không chấp nhận.

Mình leo lên một chỏm đá cao nhìn xuống phía dưới, bạn có nhìn thấy nàng Win và nàng 'bà xã' trong hình không?

DSCN4219_047.jpg


Vậy là 'nửa kia' vào khu phòng vé BXMĐ: hóa ra không đi xe này thì cũng còn rất nhiều chọn lựa khác, xuất bến ngay sau đó. Nửa kia chọn xe Cúc Tùng: chuyến xuất phát 20h30, đồng giá mình đã dự định. Thế là vé mua cái cụp, người và Win đều lên xe - người giường nằm dưới, Win thì vào hầm... và xe cũng lên đường!

Bài đã post trong Phuot:

Bình Tiên - Sơn Hải - Kê Gà có gì lạ?
Bà Rá: nắng cháy và mây mù.
Cập nhật tình hình QL20 đi Đà Lạt
Từ Vạn Giã: gió biển, mưa dầm lên Đạ Sar
Liên Nghĩa - Nam Ban đến bãi hoang hòn Hồng
Đi Mũi Né bằng đường... đèo!
800 cây số từ Đông sang Tây
Đầu năm chơi làng an dưỡng Ba Thương (Củ Chi)
Vượt hai đảo về Long Hải
"Phượt vặt" sửa travel guide books
Madagui - Đạ Tẻh: hành trình tìm thác và đèo...
Phượt từ Sàigòn đi Lagi - Bàu Thêu - Phan Thiết - Phan Rang
Bò lech xứ Tuy Hòa
Dọc đường gió bụi: Cà Ná về Sài Gòn theo đường ven biển.
Sáu ngày đêm dzọc nát Bình Tiên, Bình Lập
 
Thành phố Phan Rang -Tháp Chàm (thường được gọi tắt là Phan Rang) là tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận.
Phan Rang cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách Đà Lạt 110 km, cách Nha Trang 105 km và cách Hà Nội 1.388 km.

Chỉ là một ngọn núi nhỏ trông ra bãi biển Ninh Chữ nhưng Phụng Hoàng là một ngọn núi đẹp, có hình dáng như chiếc bát úp:

DSCN4262_090.jpg


Danh từ 'Tháp Chàm' được ghép thêm theo tên cụm tháp Poklong Garai phía bắc thành phố. Vùng đất này ngày xưa từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ.

Đường Yên Ninh rộng rãi chạy dọc theo biển Ninh Chữ. Từ đây ra trung tâm thành phố sẽ mất hơn 7km:

IMG_1977.jpg


Thị xã Phan Rang được thành lập theo đạo dụ của Khải Định ban hành ngày 4 tháng 8 năm 1917. Trước năm 1976, Phan Rang là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận. Từ 1976 đến 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận (kể cả tỉnh Bình Tuy của VNCH) thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang không còn là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận, mà thuộc tỉnh Thuận Hải.

Rẽ phải vào 16 tháng 4, con đường rộng này cắt ngang khu công viên cùng tên với con lộ thật thoáng đãng:

IMG_1982.jpg


Tượng đài Chiến thắng 16-4 tại khu vực Quảng trường 16-4 (thành phố Phan Rang) được khánh thành từ ngày 16.4.2011. Tượng đài được xây dựng trên diện tích 2.730 m2 gồm khối tượng đài và phù điêu cao 24 m, rộng 15,5 m và khán đài 500 chỗ ngồi cùng hệ thống đài phun nước, chiếu sáng và nhiều khu chức năng.

Công trình không những là điểm nhấn trong không gian văn hóa phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa mà còn là nơi giải trí của người dân vào buổi tối.


IMG_1987.jpg


Đối diện tượng đài là nhà Bảo Tàng Ninh Thuận. Bảo tàng Ninh Thuận được hoàn thành vào cuối tháng 3-2012 gồm bốn tầng, được xây dựng trên diện tích 32.000m², với tổng vốn đầu tư gần 40 tỉ đồng. Phiền nỗi từ lúc khánh thành, nơi này đã từng mang tên gọi là 'bảo tàng 3 không', độc nhất vô nhị vì không có lối vào cổng, không có bãi giữ xe và không trưng bày hiện vật.
Chả biết hiện này ra sao nhưng mình công nhận thiết kế bảo tàng quá đẹp, tiếc...


IMG_5414.jpg


Ghé vườn hoa Phan Rang nghỉ chân, uống nước. Nơi này trong chuyến trước cách đây vài năm mình đã ghé 1 lần. Đây là một chốn bình yên.

DSCN4269_097.jpg
 
Ngày 27 tháng 4 năm 1977 thị xã Phan Rang bị chia hai và hạ cấp xuống thành thị trấn Phan Rang, huyện lỵ huyện Ninh Hải, và thị trấn Tháp Chàm, huyện lỵ huyện An Sơn. Thị trấn Phan Rang là địa bàn 6 phường Mỹ Hương, Tấn Tài, Kim Định, Thạnh Sơn, Phủ Hà, Đạo Long của thị xã cũ, còn thị trấn Tháp Chàm là địa bàn 3 phường Đô Vinh, Bảo An và Phước Mỹ của thị xã cũ.

Khách sạn Ninh Thuận nằm phía đối diện:

DSCN4271_099.jpg


Ngày 1-9-1981: Thị xã Phan Rang được tái lập với tên mới là thị xã Phan Rang -Tháp Chàm, theo Quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, đồng thời với việc tái lập ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước trên cơ sở 2 huyện An Sơn và Ninh Hải. Lúc đó thị xã Phan Rang -Tháp Chàm gồm 9 phường: Bảo An, Đô Vinh, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài, và 3 xã: Văn Hải, Khánh Hải và Thành Hải...

Nửa kia đây...:

DSCN4274_102.jpg


Khi tỉnh Ninh Thuận được tái lập (1992), thị xã Phan Rang hợp nhất cùng với Tháp Chàm thành thị xã Phan Rang -Tháp Chàm, đồng thời trở thành tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận.
Đầu tháng 2 năm 2007, thị xã Phan Rang -Tháp Chàm trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ. Năm 2008, các phường Mỹ Hải, Mỹ Bình và Văn Hải được thành lập. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có 15 phường và 1 xã như hiện nay.

Người đàn ông dân tộc Chăm đang dỗ con ngủ trưa nằm trong địu, xe của anh đang dựng gần đó:

DSCN4266_094.jpg


Phan Rang có nhiều rặng núi bao quanh phía Bắc, phía Nam, phía Tây khiến cho gió mùa Đông-Bắc và gió mùa Tây-Nam là những gió đem mưa tới bị ngăn cản lại trước khi thổi đến Phan Rang. Các rặng núi trọc quanh Phan Rang đều phản chiếu lại nhiệt vào giữa lòng đồng bằng nên khí hậu nóng.

Ghé quán Trí Tâm. Bạn còn nhớ nơi này không? Quán chuyên thịt dê Ninh Thuận nằm trên đường Thống Nhất.
Đến Phan Rang mà không 'măm' ông 35 thì hoài của. Chỉ chín mươi ngàn là no nê với món dê né + bia + đậu phọng...


DSCN4275_103.jpg


Độ ẩm trung bình hàng năm chừng 80% vào các tháng khô khan nhất là từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch. Vào các tháng này, gió thổi rất mạnh. Vì đặc điểm này mà dân địa phương thường ví von "Gió như Phang, Nắng như Rang". Do đặc điểm này nên Phan Rang thích hợp trồng Nho, hành tỏi và có nhiều tiềm năng về điện gió.

Trở ngược đường Thống Nhất, ngang qua chợ, hướng về cầu Đạo Long:

IMG_2005.jpg


Khí hậu Phan Rang rất khô và có lẽ là vùng khô hạn nhất Việt Nam. Lượng mưa hàng năm rất ít. Các chất “baz” trao đổi không bị nước mưa cuốn trôi xuống sâu do đó pH của đất rất lớn: thường đất đai có pH trên 6 (những nơi khác do mưa nhiều nên pH của đất trung bình khoảng 5). Có những loại đất đặc biệt nhưng đất kiềm chỉ có ở vùng Phan Rang. Đó là đất cà-giang.

Cầu Đạo Long đây. Song song với cầu này phía hạ lưu (gần cửa sông Dinh) có cầu An Đông đang xây dựng để kết nối tuyến đường ven biển Ninh Thuận:

IMG_2007.jpg
 
Qua cầu 450m, đến ngã rẽ trái có cây xăng kề cận thì mình quẹo vào. Đây là con đường đi An Hải, Phú Thọ, Sơn Hải...:

IMG_2008.jpg


Tỉnh Ninh Thuận còn nhiều di tích kiến trúc cổ của người Chăm là các tháp, các làng nghề truyền thống. Hiện nay, tỉnh còn ba tháp cổ là: tháp Pôklông Garai, tháp Hòa Lai, tháp Pôrômê được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia, nơi đây vẫn là điều bí ẩn đối với nến kiến trúc đương đại.

Thôn đầu tiên trên con lộ này là thôn An Thạnh, mình đang hướng về đấy.
Vài năm trước, đây cũng là đoạn đường mà bọn này đã qua - vậy nhưng khi đến Phú Thọ thì đường quá xấu nên bỏ cuộc, bọn này bèn rẽ vào động cát thôn Tuấn Tú.


IMG_2011.jpg


Tháp PôKlông Garai

Di tích tháp PôKlông Garai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, nằm trên đồi Trầu thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 9 km về hướng tây bắc. Đây là một công trình độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chăm.
Tháp PôKlông Garai gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhưng hiện nay còn lại ba ngôi tháp xây bằng gạch Chăm. Đó là tháp Cổng (cao 8,56m), tháp Lửa (cao 9,31m) và tháp Chính- tháp thờ vua PôKlông Garai (cao 21,59m, mỗi cạnh rộng hơn 10m).

Thôn An Thạnh đây dù chỉ là vùng ven. Trung tâm của thôn khá đông nhà đấy:

IMG_2015.jpg


Bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được chạm khắc trang trí bằng các hoạ tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần. Tất cả công trình chạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm.

Cây cầu có dốc cao cao bắt ngang sông Lu, dòng sông này sẽ hòa trộn với sông Dinh rồi đổ ra cửa biển:

IMG_2020.jpg


Tháp Hòa Lai

Cụm tháp Hòa Lai còn có tên là Ba Tháp, nằm ven quốc lộ 1A, cách Phan Rang 14km về phía bắc, được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ IX. Cụm tháp được các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá là kiến trúc tháp cổ và đẹp nhất của dân tộc Champa.
Đáng tiếc là ngày nay tháp chính đã bị sụp đổ, chỉ còn lại tháp Bắc và tháp Nam, nhưng cũng trong tình trạng hoang tàn. Một thân tháp hình khối lập phương khỏe khoắn, nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả hệ thống các tầng tháp nhỏ dần. Các tháp còn lưu lại những hoa văn được điêu khắc rất tỉ mỉ, tinh xảo và tuyệt đẹp trên vòm cửa, trụ ốp, diềm mái...

Qua cầu, qua ngã 3 thôn Tuấn Tú thì gặp đoạn đường đang nâng cấp. Trong chuyến lần trước, đường cũng tốt nhưng nhỏ thôi.

IMG_2024.jpg


'Gió như Phan và nắng như rang' thì có nhưng không quá nóng trong mùa cuối năm: chạy ầm ầm, mặc 2 lớp áo nhưng không có giọt mồ hôi nào.

IMG_2035.jpg


Tháp Pôrômê

Được coi là phiên bản của tháp PôKlông Garai. Có thể thấy sự thừa hưởng có tính sáng tạo rất rõ nét ở công trình nghệ thuật kiến trúc này. Trong đó, Linga tám tay với khuôn mặt của vua thần hóa Pôrômê là một ví dụ. Hình bà Thu Chí (bà Trinh Nữ), vợ của vua ở miếu thờ với bộ ngực tròn, đầy đặn, nở nang và đôi mắt vô cùng sống động của một cô gái Chăm cũng nói lên điều đó.

Ngã 3 Phú Thọ đây, rẽ phải là đi Sơn Hải - Mũi Dinh...:

IMG_2037.jpg
 
Ngoài ra, tỉnh cũng có nhiều bãi tắm sạch đẹp nổi tiếng cả nước như bãi tắm Ninh Chữ, Cà Ná, Vĩnh Hy và Bình Tiên. Những đồi cát đẹp được nhiều người biết đến như đồi cát Phước Dinh, đồi cát Tuấn Tú, động cát Nam Cương...

... Còn rẽ trái là ra cầu An Đông đang xây dựng: cây cầu sẽ nối liền tuyến đường ven biển Ninh Thuận, cung đường trong tương lai sẽ có những 2 nhà máy điện hạt nhân.

IMG_2039.jpg


Ninh Thuận là một tỉnh có điều kiện khí hậu khô ráo, nắng nóng nhất nước. Chế độ khí hậu này rất thích hợp cho các lọai cây trồng và vật nuôi chịu hạn như cây nho, mía đường, cây thuốc lá, cây bông (vải) và các vật nuôi như dê, bò, cừu… Vì vậy, đến Phan Rang bạn không thể bỏ qua món thị dê đặc sản truyền thống.

Mình rẽ phải đi Phước Dinh, con đường hai năm trước khiến xe mình 'cà tưng' hết mức, giờ phẳng phiu như đại lộ...:

IMG_2043.jpg


... mặc dù đèn đường, dải ngăn cách, lề đường... vẫn chưa hoàn thiện. Khi hoàn thành: dải ngăn cách là bồn cây, lề sẽ lát gạch đó bạn.

IMG_2052.jpg


Nhìn bên trái đường, mình thấy biển. đồng cỏ và những đàn bò...

IMG_2058.jpg


Còn bên phải là núi và rừng bụi thấp: một đặc trưng của Phan Rang:

IMG_2069.jpg


Đoạn dự kiến sẽ có nhà máy điện hạt nhân: ngoài biển sẽ có 1 vòng cung đê chắn sóng lớn:

IMG_2068.jpg
 
Nhiều đoạn vẫn đang trong quá trình thi công tường chắn cát, biên lề đường.

IMG_2077.jpg


Thôn Sơn Hải đã xuất hiện phía xa xa trong tầm mắt, ven biển. Còn xa hơn nữa chính là núi Dinh và mũi Dinh.

IMG_2085.jpg


Mình rẽ trái theo đường vào thôn Sơn Hải, cũng là một làng chài lâu năm. Ghé vào đây cốt ý thăm một người quen, ghé vào cũng để cho biết...

IMG_2086.jpg
 
Dù chỉ là một thôn, trước kia là làng chài nhưng Sơn Hải ngày nay phát triển khá nhanh thành một khu dân cư đông đúc.

Đường vào Sơn Hải đây: đường nhựa, hai bên người ta đổ nền đất đỏ, có vẻ con đường sẽ được mở rộng trong tương lai?:

IMG_2087.jpg


Sơn Hải thuộc xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận - phía Đông giáp biển, Tây giáp đầm Sơn Hải, phía Bắc tương lai sẽ là nhà máy điện hạt nhân 1, phía Nam là đồi cát Phước Dinh và đường ra Mũi Dinh, một trong 2 vùng mũi cực Đông.

Những nhà đầu thôn. Nếu ta cứ chăm chăm vào các bản đồ vệ tinh như Googlemap, Wikimapia... thì sẽ thấy bản đồ... trật lất do nơi này thay đổi quá nhanh trong khi bản đồ lại rất chậm cập nhật:

IMG_2089.jpg


Từ Phú Thọ, ta đã thấy bạt ngàn những hồ nuôi tôm giống trên các triền cát. Đây là trung tâm tôm giống của Ninh Thuận và thành phẩm từ nơi này sẽ cung cấp tôm giống cho các tỉnh Nam Bộ.
Lâu nay con tôm post Ninh Thuận vốn đã nổi tiếng trên thị trường trong cả nước về chất lượng. Phong trào nuôi tôm giống thành công dần dần được mở rộng xuống miệt phía Nam... cho đến tận Sơn Hải...

Chợ Sơn Hải đây. Buổi sáng có lẽ đông đúc như bao khu cho khác nhưng trưa này thì tàn rồi. Chút nữa, bọn mình lại trở lại chợ này lần 2 do hỏi nhà người muốn tìm:

IMG_2090.jpg


Đường ở Sơn Hải có dạng ô carô, khá thuận tiện. Mình rẽ nhánh ngang, dự định trước tiên sẽ qua cây cầu nhỏ rồi theo đường thử đến đồi cát Phước Dinh. Mẹ ơi, ra đồi cát giữa trưa? Khá điên rồ!:

IMG_2102.jpg


Ra khỏi thôn, mé phải đường là thế này đây. Tình cờ gặp cậu bé đạp xe đi học về, nửa kia hỏi cậu trong thôn có nhà trọ không thì gặp cái lắc đầu: 'dạ không'.
Hè hè, không có thì vào... lồng chợ ngủ à? Bọn này mê cái đồi cát hoang vu, nhất là vào giấc sáng sớm mát lạnh...


IMG_2091.jpg


Vậy nhưng cứ đi cái đã, chuyện ở thì hạ hồi phân giải. Nếu muốn, về Ninh Chữ thuê nhà nghỉ, sáng sớm lạ vào đây cũng ok. Còn nếu không ngại thì tìm nhà người quen ở tá túc cũng xong, hi hi...:

IMG_2093.jpg


Cuối đường thấp thoáng cổng gác của Viện Nghiên cứu Thủy sản 1, vậy là dừng bước.
Xem kỹ lại, bọn mình thấy nhánh nhỏ bên trái: đường đi Mũi Dinh cũ là đây!


IMG_2096.jpg
 
Tháng 8/2013 rồi em có đi một vòng từ Đà Lạt - Krong Pha - Ninh Chữ - Vĩnh Hy, đường đi Vĩnh Hy từ Tp.Ninh Chữ đang sữa chữa nên khó đi lắm, còn đường đèo mới từ Vĩnh Hy ra QL1 đoạn cuối chưa xong rất ngổn ngang, em đi ban đêm tối như mực mà đường trồi sụt quanh co tưởng nó dẫn mình thẳng xuống biển, lại đi lần đầu nên em rất sợ. Tình hình bác kể hình như tuyến này giờ vẫn như cũ, tết này em tính làm chuyến nữa nên hơi băn khoăn.
Bác viết bài này công phu quá, hiểu tường tận những nơi đã đi
 
Tháng 8/2013 rồi em có đi một vòng từ Đà Lạt - Krong Pha - Ninh Chữ - Vĩnh Hy, đường đi Vĩnh Hy từ Tp.Ninh Chữ đang sữa chữa nên khó đi lắm, còn đường đèo mới từ Vĩnh Hy ra QL1 đoạn cuối chưa xong rất ngổn ngang, em đi ban đêm tối như mực mà đường trồi sụt quanh co tưởng nó dẫn mình thẳng xuống biển, lại đi lần đầu nên em rất sợ. Tình hình bác kể hình như tuyến này giờ vẫn như cũ, tết này em tính làm chuyến nữa nên hơi băn khoăn.
Bác viết bài này công phu quá, hiểu tường tận những nơi đã đi

Đường từ Mũi Dinh đi Phước Diêm do phải phá núi nhiều nên chắc chắn phải kéo dài bác ạ. Tuy nhiên bây giờ đi Mũi Dinh từ Phan Rang hay Văm Lâm đã thật dễ dàng rồi.
 
Gọi là 'đường' nhưng hiện nay nó thía này - cát lấp hết cả rồi!
Vị trí nơi này tại đây.


DSCN4277_105.jpg


Ngày nay, thôn Sơn Hải không chỉ đơn thuần là một làng chài mà còn là một trong những địa chỉ nuôi tôm giống công nghiệp lớn tại Ninh Thuận. Các hồ nuôi tôm tập trung ở ven đầm Sơn Hải, nhất là ở phía Nam đầm.Sơn Hải cũng là địa phương phát triển khá tốt nghề nuôi rong sụn làm thực phẩm cung cấp cho các tỉnh lân cận...

Gặp một chị phụ nữ đang đóng bao 'đạn' của bò, bọn mình lân la hỏi rồi được chị chỉ tận tình: Đường này khó đi lắm, nhất là hiện nay (vì cát lấp hết). Anh chị ra đường mới để đi, nghe nói đã mở ra gần đến Mũi Dinh rồi.

DSCN4278_106.jpg


Riêng với dân phượt: Sơn Hải là nơi không thể bỏ qua nếu muốn thưởng lãm đồi cát Phước Dinh hay chinh phục Mũi Dinh, một trong 2 vùng cực Đông của Việt Nam.
Bọn mình không đủ sức 'bơi cát' vượt Phước Dinh, một trong những sa mạc cát lớn nhất Ninh Thuận. Cũng không muốn 'thử lửa' ra Mũi Dinh, một chốn có thể vượt sức mình. Vậy nhưng ghé Sơn Hải trong chuyến này và sẽ đi xa hơn nữa âu cũng là có lý do của nó cả.

À, 'đạn' của bò tức là phân bò khô đó ạ. Ngày xưa người ta vẫn dùng tô vách nhà tranh, làm chất đốt rất tốt. Còn nay có lẽ dùng làm phân bón.

IMG_2098.jpg


Mình đây. Nghiền ngẫm: ham đường khó nhưng 'khó' kiểu này thì 'pó' luôn tay. Xe chở nặng, sên trần... lội cát cho nàng Win tan nát đời hoa à?:

IMG_2099.jpg


Vậy là mình trở lại đường cũ: qua cầu, rẽ vào thôn Sơn Hải. Lúc này cần thực thi 'kế hoạch' 2: tìm nhà bà Mười bán cà phê - bác chính là má của chị sui gia tương lai của bọn mình.
Chạy dọc bờ kè, hỏi nhưng không ai biết bác - có lẽ do mình nói sai thứ bậc hay sai tên thường gọi...


IMG_2103.jpg


Vậy theo bạn, trường hợp như trên thì bạn xử lý thế nào?
Bọn mình thì thế này: Tìm đường ra chợ (ngôi chợ khi nãy chạy ngang). Chợ là nơi tập trung dân nhiều nhất, những người ở xóm chợ biết nhau nhiều nhất bởi ai ai cũng phải đi chợ hàng ngày.
Bà Mười bán cà phê không có đâu, vậy là chắc bà TT có con ở Sàigòn làm nghề... vân vân và vân vân. Anh chị đi hướng kia, đến nhà này này đó chính là nhà bà.


IMG_2104.jpg
 
Vậy là từ một vài thông tin phong phanh, bọn mình cũng tìm ra được nhà bà, chỉ hơi tiếc là bác đi vắng. Còn nhà gởi cho người láng giềng trông coi, chị ấy mời bọn mình vào nhà.

DSCN4280_108.jpg


Vài năm trước, đường ra Sơn Hải cũng là con đường nhựa. Nhỏ thôi, nhiều đoạn trong đó bị cát bay phủ mất nhưng thực tế vẫn chạy được. Riêng đoạn từ Sơn Hải đến Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản và TT Tôm giống Ninh Thuận vẫn còn khá ổn do được duy tu. Tuy nhiên, từ đoạn từ nơi này trở đi đến Mũi Dinh, đường đất bị cát xâm lấn rất dữ dội đến mức đoạn cuối mất hẳn lối đi, giống như ta lọt vào sa mạc.

Chị láng giềng đang tiếp chuyện bà xã. 'Bác đi vắng xế chiều mới về, anh chị cứ ra võng sau vườn nằm nghỉ cho khỏe':

DSCN4281_109.jpg


Ngày ấy, người địa phương ngồi xe kéo ga rầm rú để đến bãi biển Mũi Dinh, nơi trú gió cho tàu và thúng - họ đi được do quen rồi. Còn dân phượt, muốn vượt cung đường cát này thì phải xì bớt bánh xe tăng độ tiếp xúc với cát, giảm lún. Có khi chỉ tầm hơn cây số nữa là đến núi Dinh, họ pó tay vì xe không thể chạy tiếp...

Vườn sau nhà mát thiệt đó: rộng, đầy cây và hoa cùng nhiều chiếc võng đong đưa theo gió, trông thấy mà mê:

DSCN4284_112.jpg


Vậy là bỏ xe ven các chỏm đá tránh nắng, các phượt tử nhà ta cuốc bộ để đến và lên được Mũi Dinh. Có lúc, phong trào 'vượt cát' thân quen đến mức người địa phương nẩy ra nghề 'xe ôm vượt cát': chở khách là những dân phượt đi Mũi Dinh, người khác lại lợp chòi lá ở nơi 'không thể chạy nổi' để giữ xế cho các phượt thủ.

Sứ Thái Lan bác trồng khá nhiều, đây một chậu, kia lại một chậu, chậu nào chậu nấy đầy hoa:

DSCN4285_113.jpg


Giờ đây thì hết rồi (dù bạn vẫn có thể chạy xe vượt cát), con đường từ Phú Thọ thênh thang đã kéo dài đến tận ngưỡng cửa Sơn Hải... rồi ngày lại qua ngày: cung đường phẳng phiu vẫn lẵng lặng bò dần đến Mũi Dinh, tương lai sẽ nối thẳng đến Lạc Nghiệp và nối vào QL1 để hoàn thành cung đường ven biển của Ninh Thuận nối từ Hiệp Kiết đến tận Cà Ná.
Phát triển giúp Sơn Hải thay đổi theo chiều hướng tích cực, từ một làng chài nhỏ thì nay đã trở thành một thôn sung túc, nhà cửa san sát...

Đây cũng là chỗ bác bán cà phê, nước giải khát cho những người buôn gánh bán bưng, bán vé số có võng nằm nghỉ đỡ chân.

DSCN4283_111.jpg


Năm 2013, Sơn Hải vừa thực hiện xong kè chống sạt lở khu vực bờ biển. Toàn tuyến công trình xây dựng có chiều dài hơn 3.500m; rộng 5,49m; chiều cao đỉnh kè 3m. Mái kè thiết kế theo dạng bậc thang, kết hợp mố hắt sóng nhằm giảm chiều cao sóng leo.

Chị giữ nhà mời thêm vài lần nữa nhưng nằm phễng lên võng, gió hiu hiu, lá xào xạc, rủi nằm đánh luôn một giấc tới chiều thì... kỳ quá. Thôi hẹn lần sau, khi bác trở thành 'người thân' thời sẽ ghé lại lần 2 thăm bác.
Có lẽ khi ấy đường đi Mũi Dinh đã hoàn hảo rồi.


DSCN4288_116.jpg


Người dân bị mất đất khi làm bờ kè cũng an tâm vì trước đó, Ninh Thuận đã đầu tư xây dựng khu tái định cư. Nếu bạn vượt cây cầu nhỏ của thôn rồi chạy hướng về phía CTy tôm Khang Thạnh sẽ nhìn thấy bên phải có rất nhiều những căn hộ khang trang, xinh xắn cạnh các con đường nội bộ vuông vắn: nhà tái định cư đấy, được phát không cho dân cho dù mất hết nhà hay chỉ mất một phần nhà do xây kè.
Khẹc khẹc, sao muốn về Sơn Hải ở quá, hi hi...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,288
Bài viết
1,174,894
Members
192,024
Latest member
MienPham
Back
Top