What's new

[Chia sẻ] Bình Tiên - Sơn Hải - Kê Gà có gì lạ?

Chuyến đi được bắt đầu từ 19h ngày 28.10.2013, bọn mình hướng về bến xe Miền Đông. Vé đặt trước đó qua điện thoại của nhà xe Quang Hạnh với hành lý kèm theo là chiếc Win100 mình vẫn đi - giá cước cho nó còn mắc hơn cả người (250k - 180k).

Tấm ảnh đầu tiên của chuyến đi, trước đó lo vật lộn với đường xấu, trời lại còn tối nên quên bẳng:

DSCN4214_042.jpg


Dù giờ xe chạy là 21h nhưng mình vẫn đi sớm do ngại kẹt xe. Chen chúc trên đường, mãi đến 20h, bọn này mới đến được bến. Do đã có kinh nghiệm rồi nên lần này vào BXMĐ chỉ mua vé 6k*, chuyện bốc vác con xế lên xe đò đã có nhà xe lo - xăng trong Win cũng chả còn bao nhiêu do mình đã dự tính trước.

Dự định chuyến đi của mình sẽ trở lại Bình Tiên rồi theo con đường mới mở đi Vĩnh Hy, về Phan Rang. Tại đây sẽ tiếp tục đường ven biển đi Sơn Hải, vượt đồi cát Phước Dinh đi Mũi Dinh. Đường này tương lai sẽ phá núi mở đường kéo dài đến Cà Ná. Do biết chắn chắn đường chưa thể thông tuyến được nên mình sẽ gắng chạy đến đoạn cuối cùng, sau đó trở ra ngã 3 Sơn Hải, theo con đường đất nhỏ đi Bàu Ngư > ngang qua núi Chà Bang, qua thôn Chăm Play Răm để trở ra QL1 về Cà Ná.

Nói chung, khi đến cua góc nhìn ra vịnh Cam Ranh thì đường đi khá oải, qua cầu Suối Nước Ngọt sẽ vào đoạn 'thiệt oải' như trong hình:

DSCN4216_044.jpg


Cà Ná qua lại nhiều nhưng chưa ở ngày nào, thế nên chuyến ni sẽ nghỉ lại đây 1 ngày. Rời vùng biển đá đẹp có hạng của cả nước này, bọn mình sẽ theo cung đường ven biển đi Phan Rí, Hòa Thắng, Hòn Rơm và dự định sẽ ở lại khu Suối Nước - sau đó về TPHCM theo cung đường ven biển.
Nghe qua thì cũng thấy thường thôi, vậy nhưng 'đi một ngày đàng học một sàng khôn' - hóa ra có nhiều cái mình chưa biết do đến rồi nhưng vẫn bỏ sót.

Các ảnh lờ mờ đầu ngày, mình phải nâng sáng chứ thiệt ra còn khá tối. Lúc chụp ảnh này, mình nhận ra mình đã vào con đường mới và bỏ qua mất đường vào Bình Tiên:

DSCN4215_043.jpg


Con đường xa xa phía trước dẫn ra vịnh Vĩnh Hy. Trước kia, muốn đến đây phải cắt rừng:

DSCN4218_046.jpg


Quay về chuyến đi: Trở ngại bắt đầu khi đối diện chiếc xe Quang Hạnh mà mình sẽ đi: vé chỗ có sẳn như đã đặt trước nhưng vé cho con xế kèm theo thì... không! Nhà xe đề nghị mình dời qua chuyến sau (trễ hơn 1 tiếng) hoặc 'người đi trước, xe ra sau'. Mình không chấp nhận.

Mình leo lên một chỏm đá cao nhìn xuống phía dưới, bạn có nhìn thấy nàng Win và nàng 'bà xã' trong hình không?

DSCN4219_047.jpg


Vậy là 'nửa kia' vào khu phòng vé BXMĐ: hóa ra không đi xe này thì cũng còn rất nhiều chọn lựa khác, xuất bến ngay sau đó. Nửa kia chọn xe Cúc Tùng: chuyến xuất phát 20h30, đồng giá mình đã dự định. Thế là vé mua cái cụp, người và Win đều lên xe - người giường nằm dưới, Win thì vào hầm... và xe cũng lên đường!

Bài đã post trong Phuot:

Bình Tiên - Sơn Hải - Kê Gà có gì lạ?
Bà Rá: nắng cháy và mây mù.
Cập nhật tình hình QL20 đi Đà Lạt
Từ Vạn Giã: gió biển, mưa dầm lên Đạ Sar
Liên Nghĩa - Nam Ban đến bãi hoang hòn Hồng
Đi Mũi Né bằng đường... đèo!
800 cây số từ Đông sang Tây
Đầu năm chơi làng an dưỡng Ba Thương (Củ Chi)
Vượt hai đảo về Long Hải
"Phượt vặt" sửa travel guide books
Madagui - Đạ Tẻh: hành trình tìm thác và đèo...
Phượt từ Sàigòn đi Lagi - Bàu Thêu - Phan Thiết - Phan Rang
Bò lech xứ Tuy Hòa
Dọc đường gió bụi: Cà Ná về Sài Gòn theo đường ven biển.
Sáu ngày đêm dzọc nát Bình Tiên, Bình Lập
 
Đất trời mênh mông, lại nghĩ đến Sàigòn, nơi đất chật người đông, nơi của các tòa nhà cao chọc trời...
Lúc này mình mới nhận ra mép đường có lề bê tông.


IMG_2284.jpg


Người Chăm Văn Lâm xây dựng làng Palei trên sự cố kết của các dòng tộc, bố trí – cấu trúc khuôn rào liên cư theo trục Nam – Bắc và cửa ra vào khuôn viên nhà được mở theo hướng Tây – Nam vì theo họ, đó là hướng sinh tạo của con người.

Có đúng là đường đi Văm Lâm không nhỉ, chỉ thấy chạy miệt mài. Lúc này lộ lại láng nhựa, thẳng tắp...

IMG_2288.jpg


Hôn nhân trong xã hội Chăm ngày nay dưới ảnh hưởng của nền văn minh thời đại đã tiến bộ rất nhiều, nhất là trong nhận thức về nếp sống mới đẩy lùi trong số hủ tục. Ngoài ra quan niệm hôn nhân “con cô, con cậu” vốn xưa được ưa thích, hiện nay đã giảm đi rất nhiều.

Cái gì sẽ đến cũng phải đến, bắt đầu xuất hiện những nóc gia, rồi trường tiểu học Phước Lập thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.

IMG_2292.jpg


Hầu hết trên 90% nhà cửa ở đây được xây dựng kiên cố. Về kinh tế: 85% dân số làm nghề nông: trồng trọt, chăn nuôi. Về thiết chế xã hội: Người Chăm Văn Lâm ảnh hưởng văn hóa Hồi giáo, đậm nét văn hóa bản địa. Hai nền văn hóa ấy chi phối khá rõ nét đời sống xã hội của người Chăm ở đây: theo chế độ mẫu hệ, trong làng có thánh đường, và hàng năm diễn ra nhiều lễ hội đậm nét tín ngưỡng dân gian.

Làng Chăm Văn Lâm đây, tiếng địa phương gọi là Palei Ram:

IMG_2296.jpg


Bầy bò phía trước kéo xe hàng phía sau...:

IMG_2295.jpg


Chợ Văn Lâm, giấc xế chiều nhưng vẫn có buôn bán đấy - mình tiếc là không phải giờ cơm...
Vị trí chợ ở đây.


IMG_2298.jpg
 
Rồi mình gặp quốc lộ 1 cắt ngang: rẽ trái, bọn này về Cà Ná:

IMG_2304.jpg


Quốc lộ thì không có gì đáng kể, cái đáng nhìn là một bầy cừu bên đường.

IMG_2313.jpg


Và đây là chốn dừng chân tại Cà Ná, lúc này đã quá 16h30 ngày 29.10.2013. Giá phòng từ 150k, thường thôi, tiện nghi đủ (tủ lạnh, nước nóng, TV, wifi...) nhưng giá này không đòi hỏi gì hơn - địa điểm thì rất tuyệt.

DSCN4318_146.jpg
 
Nhiều người yêu du lịch vẫn cho rằng Cà Ná là vùng biển đẹp nhất nước. Có thể chủ quan nhưng ý kiến của mỗi người mỗi khác, không rõ được trừ khi có một cuộc bầu chọn chính thức về một vùng biển đẹp.

Chạy ngang Cà Ná nhiều lần nhưng lần đầu tiên bọn mình ở lại:

DSCN4316_144.jpg


Riêng mình, cái nhìn đơn giản về một vùng biển đẹp đơn thuần nó không bị chi phối bởi quá nhiều sự can thiệp của con người. Biển đẹp nếu tương đối vắng người, biển đẹp nếu có cát trắng - nước trong xanh, đẹp nếu biển đối diện với núi, nếu được thiên nhiên tô điểm thêm nhiều cụm đá thì tuyệt vời.

Sau khi sắp xếp sơ hành lý, cần tắm rửa giũ bụi đường do đã chạy cả ngày.
Khỏe khoắn rồi thì mình chạy vào cảng cá Cà Ná (đây là cảng cũ - vị trí tại đây, cảng mới ngoài kia).
Tàu rất nhiều, cá lên xuống nhộn nhịp nhưng quán ăn lại không có (chỉ có buổi sáng hoặc vào trung tâm Lạc Nghiệp).
Vậy nên bọn mình vào nhà hàng của hotel Sơn Biển - Cà Ná.


DSCN4320_148.jpg


Và bạn biết không, Cà Ná có đủ những thứ ấy đấy. Lợi thế hơn nữa là biển Cà Ná nằm ven quốc lộ 1A, ven tuyến đường sắt Bắc Nam, cách trung tâm thị xã Phan Rang 30km về phía nam - nơi phía tây quốc lộ là dãy Trường Sơn nhô ra gần sát bờ biển. Bãi biển Cà Ná dài trên 8km có hình cong lưỡi liềm, được chia ra thành nhiều đoạn...

Từ nhà hàng, nhìn ra bãi biển nơi bọn mình ở. Sắp hoàng hôn rồi còn gì...
Vị trí nơi này tại đây.


DSCN4321_149.jpg


Cầu tàu của hotel Sơn Biển, dưới là bãi tắm với cát trắng, nước trong xanh. Nhưng bọn này không thích tắm lúc này.

DSCN4328_156.jpg


Cái lẩu hải sản là đủ no, giá 120k với mực, cá tươi rói. Bếp đốt bằng cồn khô, thêm lon 333 để tăng khẩu vị cho đời lên hương.

DSCN4324_152.jpg
 
Bãi biển Cà Ná dài trên 8km có hình cong lưỡi liềm, được chia ra thành nhiều đoạn...

- Đoạn từ Lạc Nghiệp đến bãi đá Cà Ná: đây là nơi có một số khách sạn, nhà hàng - không quá nhiều nhưng đủ cho các đoàn khách nếu muốn dừng chân nghỉ lại. Giá phòng tại đây khá mềm như bạn thấy: từ 150k đến 300k.

No lòng, mát dạ... Tối lang thang trên đường, lếch thếch ngắm sao, thậm chí leo lên cả sân thượng hotel để nghe tiếng sóng biển dạt dào như những lời ru - một đêm thật yên bình.

DSCN4330_158.jpg


- Đoạn từ bãi đá Cà Ná đến quá đèo Vĩnh Tân: Gọi là đèo nhưng thật ra chỉ có một đoạn cong, địa hình hiểm trở nhưng đẹp. Đoạn bãi biển này dài tầm cây số, ít đá ngoại trứ khúc giáp với bãi đá Cà Ná. Có nhà hàng, resort.

- Đoạn từ đèo Vĩnh Tân đến nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân: có chiều dài khoảng 5km, cũng là đoạn biển yên tĩnh với những bãi đá đẹp. Khách sạn và quán vẫn có, nằm ngay cạnh bãi biển và cũng không quá nhiều. Do vậy cảnh quan đẹp hoàn mỹ.

Bình minh của ngày mới, nhìn từ hành lang Sơn Biển ra cây cầu tàu. Mặt biển lăn tăn không sóng:

DSCN4335_163.jpg


Bãi biển Cà Ná quanh năm trong suốt và thường có độ mặn cao hơn những vùng khác từ 3-4 độ. Vậy nên vùng ruộng muối công nghiệp Cà Ná rất nổi tiếng trong nước. Đối diện bãi biển là núi Điện Bà cao ngất. Do có dãy núi Trường Sơn sát bên nhiều mỏm đá nhô ra sát mép biển, vì vậy ngoài tắm biển du khách còn có thể được leo núi, chụp những bức ảnh lưu niệm đẹp nơi đây.

Hướng Đông, nơi mặt trời ló dạng phơi ánh sáng đầu ngày:

DSCN4339_167.jpg


Giá cả được đấy chứ, Cà Ná chỉ tầm giá này thôi - khá mềm cho một dãi biển đẹp cùng nơi nghỉ tương đối tốt.

IMG_2322.jpg


Lấy xe chạy qua bên kia đường QL1, bên ấy có ngôi miếu nhỏ trên triền núi. Mình vứt xe trước cổng...

IMG_2327.jpg
 
Rồi theo những bậc xi măng lên cao, cao hơn nữa. Trên ấy, nếu nhìn xuống thấy rất hiu. Mong rằng bạn không sợ độ cao vì thang dốc đứng.

DSCN4343_171.jpg


Bãi biển Cà Ná quanh năm trong suốt và thường có độ mặn cao hơn những vùng khác từ 3-4 độ. Vậy nên vùng ruộng muối công nghiệp Cà Ná rất nổi tiếng trong nước. Đối diện bãi biển là núi Điện Bà cao ngất. Do có dãy núi Trường Sơn sát bên nhiều mỏm đá nhô ra sát mép biển, vì vậy ngoài tắm biển du khách còn có thể được leo núi, chụp những bức ảnh lưu niệm đẹp nơi đây.

Nhìn xuống, thấy đoàn tàu Thống Nhất đang đến, tiếng còi vang vọng trong sự tĩnh lặng ban mai.

DSCN4345_173.jpg


Ẩn sâu bên trong núi là những thảm rừng nhiệt đới nơi có nhiều muông thú sinh sống. Ở ngay lưng chừng núi có một ngôi chùa nhỏ, leo lên núi thì bạn hãy vào đây viếng thăm chùa. Đứng ở chỗ này, du khách sẽ ngắm được toàn cảnh non nước Cà Ná tuyệt đẹp.
Bãi tắm trải dài xa hút, cát trắng tinh anh và rất sạch. Từ bãi tắm, chỉ cần lội ra khơi chừng 20 mét với độ sâu chỉ khoảng 1-1,5 mét, bạn có thể thỏa sức ngắm các rạn san hô rất đẹp ẩn sau tầng nước. Rất nhiểu bãi đá đẹp đủ mọi hình thù giúp cảnh quan Cà Ná nổi bật giữa rừng bãi biển trên toàn cõi VN.

Một trong nhiều tượng thờ trên đây, nếu bạn muốn lên cao nữa thì xin cất bước chân. Vậy nhưng giờ sớm này, cửa lên cao hơn vẫn còn khóa.

DSCN4347_175.jpg


Không khí ở đây trong lành, mát mẻ. Đêm ở Cà Ná rất đẹp, nhất vào những ngày có trăng, gió biển lồng lộng vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào, mọi thứ như hòa vào đất trời, thiên nhiên. Những ghềnh đá ven biển điểm xuyến thêm nét đẹp đặc trưng của Cà Ná. Chính những ghềnh đá này tạo nên nhiều hang động kỳ bí như: hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, giếng Đục...

Trên này, nhìn ra một một khoảnh trời mênh mông... nhưng mặt trời vẫn như còn ngái ngủ, chưa lên.

DSCN4350_178.jpg


Bọn mình trở xuống, băng ngang qua đường sắt. Bạn có đi thì cẩn thận nhé. Tuy nhiên, tàu đến khu vực này sẽ phát còi và chạy không nhanh.

IMG_2335.jpg
 
Vào Lạc Nghiệp uống cà phê, lúc này nắng đã lên rồi. Cà phê đá 7k, uống được.

IMG_2347.jpg


Tít xa xa ngoài khơi Cà Ná lờ mờ hiện ra một hải đảo nho nhỏ, xinh xinh - đó là hòn Lao (cù lao Câu - cù lao Chàm). Đây là một hòn đảo nhỏ giữa biển, cách đất liền khoản 9km. Bạn có thể đến đảo từ nhiều điểm khác nhau như xã Phước Thể, xã Vĩnh Hảo, xã Bình Thạnh hoặc từ Cà Ná. Tùy theo từng bến đi nhưng trung bình đi ghe máy độ 40 phút sẽ đến đảo.

Riêng ăn sáng không được rẻ do không hỏi giá trước, lại lấy máy ảnh ra bấm ầm ầm. 50K cho 2 tô cháo lòng (cháo lỡ ăn hết lòng rùi) + dĩa bánh hỏi lòng heo.
Kinh nghiệm cho bạn là hỏi giá trước rồi gọi món, biết giá rồi thì mới móc máy ảnh trong túi ra và chụp hình.
Nhớ nhé, căn bệnh 'bán hơi mắc' cho khách du lịch đã tiêm nhiễm đến mọi nơi.


IMG_2407.jpg


Hòn Lao có chiều dài 1.500m và nơi rộng nhất gần 700m, nơi cao nhất hơn 7m, từ đất liền nhìn ra như một chiến hạm lớn. Toàn đảo bao quanh bởi hàng vạn khối đá có nhiều màu sắc và hình thì khác nhau, trông như những đàn thú với nhiều loại lớn nhỏ, thật là kỳ thú khi có điều kiện quan sát kỹ hết đảo.Xung quanh Cù Lao Câu nước trong xanh, khi thủy triều xuống, bờ biển làm lộ ra vô vàn vỏ sò, vỏ ốc đẹp làm say mê nhiều du khách.

Mình vòng xe ngược lại, trở ra bãi đá Cà Ná. Lúc này mới thấy xã Vĩnh Tân thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

IMG_2353.jpg


Hòn Lao rất nổi tiếng với giếng Tiên và thạch động bảy đầu lâu, nghe cái tên thôi cũng thật là kỳ bí. Nét độc đáo của Hòn Lao còn ở những đàn khỉ hàng trăm con được thả tự nhiên trên đảo với những tiếc mục biểu diễn đầy thú vị.
Ngoài những đặc sản nổi tiếng như muối, nước mắm nhĩ… , du khách đến Cà Ná còn được thưởng thức những món ăn ngon được chế biến từ rất nhiều loại hải sản như: tôm, cua, sò, ốc, hến tươi rói.

Người ta gọi là đèo Vĩnh Tân nhưng thật ra cũng không có dốc gì, cua cũng không gắt.

IMG_2356.jpg


Bọn mình tấp vào bãi đá Cà Ná. Đây là lần ghé thứ 2 tính từ vài năm nay. Chốn này có thể chạy xe xuống được, khóa lại rồi thì tha hồ đi lang thang.
Không mất đâu miễn là đừng đi xế xịn (hi hi).


DSCN4354_182.jpg
 
Một góc biển Cà Ná đây:

DSCN4351_179.jpg


Cà Ná thưa dân? Có lẽ vậy. Tuy nhiên, nếu điều nghiên trước kỹ, bạn có thể vào làng chài Cà Ná để rồi nhận ra một vùng dân cư sung túc, trù phú... chỉ cách miền du lịch này vài cây số thôi.
Này nhé: từ Cà Ná, bạn chạy ngược theo QL1 về hướng Bắc, qua các hãng nước mắm (nước mắm ở đây ngon có tiếng đấy), bỏ qua ngã 3 đường xuống cảng cá (cảng cũ)...

Quanh mình chỉ có đá và đá, xa hơn là một phần của núi Điện Bà:

DSCN4356_184.jpg


Chạy thẳng thêm gần 2km nữa, bạn sẽ thấy nhánh rẽ bên phải (đây chính là ngã 3 Cà Ná): bạn rẽ vào đấy rồi chạy ngang qua các ruộng muối bao la cho đến khi gặp ngã 3 đầu tiên: nếu rẽ phải sẽ vào trung tâm xã Lạc nghiệp (có chợ cá, có đình chùa, làng chài) - nếu chạy thẳng là vào thôn Thương Diêm, ra bờ kè cảng cá mới.

Cà Ná đẹp có hồn cũng chính nhờ những bãi đá đủ mọi hình thù này đó, bạn ạ.

DSCN4358_186.jpg


Bên cạnh bãi biển Cà Ná là cánh đồng muối Thương Diêm (thuộc xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam) khá nổi tiếng xưa nay. Ruộng muối làm nên muối thì rõ rồi. Nhưng còn một thứ được sinh ra từ ruộng muối là con 'ạc-tê', hay còn gọi là con 'ti-mi' - loài vật này giống như con lăn quăn sinh ra từ những vũng nước tù, nhưng nhỏ hơn nhiều. Thứ này dùng để nuôi ốc hương. Xúc ở đây xong, người dân mang ra ngoài mấy trại nuôi ốc hương để bán. Mỗi kg khô bán được 50.000 đồng.

Những lối mòn tại đây dẫn ra nhiều khu vực riêng biệt mà nơi này chả thấy nơi kia:

DSCN4359_187.jpg


Trên QL1 đoạn Cà Ná - trước kia vẫn thấy người ta bán ven đường các nhánh san hô nhiều màu sắc, trang trí vỏ ốc đủ màu thật đẹp. Vậy nhưng nếu nó có màu sắc quá sặc sỡ (ví dụ màu đỏ) thì bạn có đặc nghi vấn đây là màu nhuộm vì san hô đỏ rất hiếm.
Điều cũng cần nên biết là mua bán các sản phẩm từ san hô (cả trăng hay đỏ) là vi phạm pháp luật VN đấy. Vậy nên lần đi này không thấy cũng là điều đáng mừng.

Một chốn khác đây:

DSCN4360_188.jpg


Cà Ná còn gì lạ nữa không? Thì đây:

Nhà nghiên cứu động vật Ngô Văn Trí, phòng công nghệ và quản lý môi trường, viện Sinh học nhiệt đới (thuộc viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) và tiến sĩ Tony Gamble, khoa di truyền – sinh học tế bào và phát triển, trường đại học Minnesota (Mỹ) vừa công bố thêm một loài tắc kè đá mới ở khu vực núi đá thuộc mũi Cà Ná, tỉnh Bình Thuận.

Do biển lặng nên không có tiếng sóng vỗ bờ, thật yên tĩnh.

DSCN4363_191.jpg


Loài tắc kè này được đặt tên theo địa danh thu mẫu – Tắc kè đá Cà Ná – Gekko canaensis Ngô & Gamble, 2011. Công trình này được công bố trên tạp chí phân loại động vật quốc tế Zootaxa 2890, số ra cuối tháng 5.2011. Tắc kè đá Cà Ná Gekko canaensis có đặc điểm tương tự như loài tắc kè đá Grossmann – Gekko grossmann nhưng có mắt đỏ và cơ thể lớn hơn.

Có nơi toàn là đá với những loài cá nhỏ bơi lăn tăn trong các khe...

DSCN4369_197.jpg


Chiều dài đầu mình lớn nhất 108,5 mm, màu nâu vàng, xen kẽ những đốm nâu thẫm trên đầu và lưng. Chạy dọc theo sống lưng từ sau gáy đến cuống đôi có năm đến bảy đốm trắng, dọc hai bên hông có sáu đến bảy cặp vạch trắng nhạt ngắn ở khoảng giữa chân trước và chân sau, có 14 – 18 lỗ trước huyệt ở con đực, đuôi có những vạch nâu thẫm và nâu trắng nhạt xen kẽ...
Việc khám phá thêm loài bò sát mới cho thấy sự đa dạng loài ở Việt Nam và còn rất nhiều loài mới sẽ được nghiên cứu và công bố trong những năm tới.

Vậy nhưng tại bãi đá vẫn có nơi có cát, nước trong khe nhìn thấu tận đáy.
Tắm biển thì ok nhưng không đem theo chai nước để tắm tráng lại, vậy nên thôi.


DSCN4374_202.jpg
 
Mình làm phó nháy.

IMG_2373.jpg


Phó nháy chụp luôn cả nửa kia.

DSCN4371_199.jpg


Và chụp luôn cả ánh bình minh...

DSCN4364_192.jpg


Hơi tiếc là bác mặt trời hôm nay thiếu màu sắc. Dùng Photoshop thêm màu vô à? Thôi, cứ để tự nhiên vậy: 'đồ giả' vẫn không ham.

DSCN4375_203.jpg


Vài phút tịnh tâm. Có lẽ hơi điên nhưng nói thật: khung cảnh này thì bọn mình có thể 'đốt thời gian' hàng tiếng, thậm chí cả buổi cũng được đấy.

IMG_2397.jpg


Vậy nhưng cuối cùng cũng phải trở ra, nắng đã lên cao rồi:

DSCN4357_185.jpg


Cô nàng Win vẫn lẻ loi chờ đấy, thầm lặng một mình và ngóng trong hai kẻ lãng du.

IMG_2395.jpg


Trở về Sơn Biển, bọn mình soạn hành lý, trả phòng rồi đi.
Nói chung: 150k tiền ở cho 1 ngày là khá rẻ, vừa ý.


IMG_2350.jpg


Rời Cà Ná, cung đường kế tiếp hôm nay mình dự định vẫn theo đường ven biển về Phan Rí rồi vượt Hòa Thắng để đến Mũi Né - đích đến sẽ là khu Suối Nước: một chốn 'chưa từng ở'.
Vậy nhưng trước khi đến 'chốn chưa từng ở', mình phải vượt Hòa Thắng rồi thấm mùi gian truân dù đã qua con đường đất đỏ ven biển này nhiều lần!


IMG_2410.jpg
 
Trên quốc lộ 1, hướng về Vĩnh Hảo. Trong ảnh là nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đang được xây dựng bên bờ biển - đoạn cuối của biển Cà Ná.

IMG_2423.jpg


Rời vùng biển đẹp và yên bình Cà Ná, bọn mình theo QL1 hướng về Liên Hương. Diện mạo Liên Hương ngày nay có nhiều thay đổi so với dăm bảy năm trước. Đường sá giao thông bây giờ thuận lợi - Cửa tiệm, hàng quán khang trang mọc ra dọc hai bên đường nói lên đời sống kinh tế của người dân đã khá hơn nhiều.

Vượt núi Tàu, nơi mà cụ Tiệp đã và đang truy tìm 4.000 tấn vàng từ nhiều năm nay: tiền của mất đi nhưng vàng vẫn... chưa thấy.

IMG_2426.jpg


Qua các con phố Nguyễn Huệ, Võ Thị Sáu… ta cũng sẽ bắt gặp những hình ảnh tương tự.
Hình ảnh khu thương mại và chợ Liên Hương nhộn nhịp đông người qua lại càng tạo thêm sự phấn khởi. Ở đó, bạn có thể mua bất kỳ món hàng gì mình cần. Vậy nhưng, tại Liên Hương vẫn còn tồn tại những khu phố cổ, bạn có biết không?
Nơi ấy có những dãy nhà xưa nằm san sát. Lối kiến trúc nửa ta, nửa Tây vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Nổi bật nhất là khu phố xưa nằm đối diện miếu Thanh Minh. Nhiều ngôi nhà cao lớn, mang nét rêu phong, như thách thức với thời gian...

Ngã 3 Liên Hương đây, gọi theo thói quen chứ ngày nay nó đã thành ngã 4 từ lúc nào rồi. Nếu rẽ phải sẽ đi hồ Lòng Sông (hồ thủy lợi), đi xã Phú Lạc.
Còn quẹo trái như bọn này thì đến Liên Hương.


IMG_2438.jpg


Long Hương là tên cũ của vùng đất này, còn Liên Hương là do chế độ Sài Gòn đặt lại vào năm 1956. Từ một vùng đất ven biển ngập mặn, hoang vắng, Long Hương nhanh chóng trở thành thôn ấp trù phú, kinh tế phát triển. Long Hương được chọn làm lỵ sở của nhiều thời kỳ lịch sử là vì có được ba yếu tố: “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”.
Từ thời Minh Mạng, Long Hương đã có chợ. Chợ được xây dựng ở gần miếu Thanh Minh và đình làng. Ban đầu, chợ lộ thiên có nhiều khum nhỏ, quầy hàng kết bằng tre lá theo kiểu mỏ quạ. Thời Pháp thuộc, năm 1910 chợ có diện tích 800m², có hai gian, mái che 400m² xây theo lối song hành. Sân trước, sân sau chợ đều lót gạch.

Liên Hương thay đổi quá nhiều, lạ lẫm đến mức mình chạy quá chợ một đỗi rồi phải bọc vòng lại, tìm đường đi Cổ Thạch.

IMG_2442.jpg


Dọc hai bên đường lớn có khoảng mười tiệm tạp hóa của người Hoa. Phố chợ bán đủ mặt hàng từ cá khô, nông sản cho đến hàng mỹ nghệ... Những dãy phố sầm uất mà chúng tôi đi qua cũng được hình thành từ thời xa xưa ấy. Những gia đình làm ăn khá giả người Việt lẫn người Hoa đã chọn những vị trí đẹp gần chợ để xây cất nhà cửa.

Con đường năm kỉa năm kia còn lộn xộn vì đang nâng cấp, nay đã phẳng phiu với 2 làn riêng biệt. Đây chính là đường Võ Thị Sáu, thị trấn Liên Hương.

IMG_2447.jpg


Ngày nay khi đến Liên Hương, càng đi sâu vào khu trung tâm huyện lỵ cũ, ta không khó nhận ra quang cảnh sầm uất của thời điểm lịch sử vài trăm năm trước. Những ngôi nhà cổ được xây từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX với ngói âm dương, bây giờ đã ngả màu. Vậy nhưng những kiến trúc này vẫn còn nguyên vẹn như mãi trường tồn với thời gian. Con cháu của họ vẫn còn gìn giữ và coi đó như là di tích của gia tộc cho đến ngày nay. Điều ấy đáng quý vô cùng.

Có lẽ bạn biết rồi, cổng khu du lịch Cổ Thạch đây. Mình rẽ vào định chụp ít tấm ảnh nhưng thấy quầy vé vẫn hoạt động nên trở ra: chơi thì được nhưng ngắm sơ sịa mà phải mua vé thì thôi.

IMG_2454.jpg
 
Rời Cổ Thạch, mình chạy theo đường ven biển đi Phan Rí. Biển nơi này thuộc xã Bình Thạnh.

IMG_2460.jpg


Từ giã thị trấn Liên Hương, mình trực chỉ về Phan Rí theo đường ven biển. Nhưng trước khi đến Phan Rí Cửa, mình phải ngang qua Cổ Thạch, vượt xã Bình Thạnh, qua Chí Công... cái đã. Cổ Thạch là một khu du lịch tâm linh và biển, trong Du lịch, GO! đã có rất nhiều thông tin nên mình không đề cập lại. Vậy 2 địa danh còn lại thì sao?

Đường ven biển đa phần nơi nào cũng đẹp, xã biển Bình Thạnh này cũng vậy: con lộ phẳng phiu, hai bên rợp mát bóng cây.

IMG_2464.jpg


Trước tiên, xin đề cập đến địa danh Tuy Phong. Tuy Phong là huyện phía bắc của tỉnh Bình Thuận, giáp với tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 90 km. Huyện ly là thị trấn Liên Hương. Trong huyện còn một thị trấn nữa là Phan Rí Cửa. Các xã của huyện gồm: Phan Dũng, Phong Phú, Phú Lạc, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân, Phước Thể, Bình Thạnh, Chí Công, Hoà Minh, Hoà Phú.

Trào lưu 'du lịch' khiến mọi nơi có bãi biển tốt đều trở mình: nhà nghỉ, nhà hàng, resort đã mọc lên khá nhiều trên cung đường này.

IMG_2466.jpg


Bình Thạnh là một xã thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Xã Bình Thạnh có diện tích 27,74 km², dân số năm 1999 là 2509 người, mật độ dân số đạt 90 người/km². Trước kia, khi nói đến xã Bình Thạnh huyện Tuy Phong thì người ta sẽ nghĩ ngay đến mũi La Gàn (Lá Gan), nơi có chùa Hang, có bãi biển Cổ Thạch.

Nhà nghỉ phục vụ cho cái này, bãi biển Bình Thạnh. Biển Bình Thạnh kéo dài từ mũi La Gàn đến tận Hòn Son, dài khoảng 10km.

DSCN4383_211.jpg


Ngày nay, kỹ nghệ không khói phục vụ du lịch xanh, du lịch biển nở rộ khắp nơi thì Bình Thạnh cũng không nằm ngoại lệ. Được thiên nhiên ưu đãi, Bình Thạnh có hàng chục kilômét bãi biển đẹp kéo dài từ mũi La Gàn, vượt Gành Rái đến tận Gành Son của phường Chí Công... với địa thế như cánh cung khổng lồ, phía ngoài là biển Đông, phía trong có cánh đồng điện gió tuyệt đẹp Tuy Phong.

Nửa kia của mình đây. Thúng để sẳn, ta chèo ra biển khơi không nào?

DSCN4382_210.jpg


Nàng Win, con xế còi vượt vạn dặm.

DSCN4384_212.jpg


Mình đây, đang đứng trên gò. Cái tật thích những nơi cao cao... nhưng vừa phải thôi, cao quá trèo không xuể.

IMG_2475.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,578
Bài viết
1,169,187
Members
191,431
Latest member
tranquyetdoan
Back
Top