What's new

[Chia sẻ] Bình Tiên - Sơn Hải - Kê Gà có gì lạ?

Chuyến đi được bắt đầu từ 19h ngày 28.10.2013, bọn mình hướng về bến xe Miền Đông. Vé đặt trước đó qua điện thoại của nhà xe Quang Hạnh với hành lý kèm theo là chiếc Win100 mình vẫn đi - giá cước cho nó còn mắc hơn cả người (250k - 180k).

Tấm ảnh đầu tiên của chuyến đi, trước đó lo vật lộn với đường xấu, trời lại còn tối nên quên bẳng:

DSCN4214_042.jpg


Dù giờ xe chạy là 21h nhưng mình vẫn đi sớm do ngại kẹt xe. Chen chúc trên đường, mãi đến 20h, bọn này mới đến được bến. Do đã có kinh nghiệm rồi nên lần này vào BXMĐ chỉ mua vé 6k*, chuyện bốc vác con xế lên xe đò đã có nhà xe lo - xăng trong Win cũng chả còn bao nhiêu do mình đã dự tính trước.

Dự định chuyến đi của mình sẽ trở lại Bình Tiên rồi theo con đường mới mở đi Vĩnh Hy, về Phan Rang. Tại đây sẽ tiếp tục đường ven biển đi Sơn Hải, vượt đồi cát Phước Dinh đi Mũi Dinh. Đường này tương lai sẽ phá núi mở đường kéo dài đến Cà Ná. Do biết chắn chắn đường chưa thể thông tuyến được nên mình sẽ gắng chạy đến đoạn cuối cùng, sau đó trở ra ngã 3 Sơn Hải, theo con đường đất nhỏ đi Bàu Ngư > ngang qua núi Chà Bang, qua thôn Chăm Play Răm để trở ra QL1 về Cà Ná.

Nói chung, khi đến cua góc nhìn ra vịnh Cam Ranh thì đường đi khá oải, qua cầu Suối Nước Ngọt sẽ vào đoạn 'thiệt oải' như trong hình:

DSCN4216_044.jpg


Cà Ná qua lại nhiều nhưng chưa ở ngày nào, thế nên chuyến ni sẽ nghỉ lại đây 1 ngày. Rời vùng biển đá đẹp có hạng của cả nước này, bọn mình sẽ theo cung đường ven biển đi Phan Rí, Hòa Thắng, Hòn Rơm và dự định sẽ ở lại khu Suối Nước - sau đó về TPHCM theo cung đường ven biển.
Nghe qua thì cũng thấy thường thôi, vậy nhưng 'đi một ngày đàng học một sàng khôn' - hóa ra có nhiều cái mình chưa biết do đến rồi nhưng vẫn bỏ sót.

Các ảnh lờ mờ đầu ngày, mình phải nâng sáng chứ thiệt ra còn khá tối. Lúc chụp ảnh này, mình nhận ra mình đã vào con đường mới và bỏ qua mất đường vào Bình Tiên:

DSCN4215_043.jpg


Con đường xa xa phía trước dẫn ra vịnh Vĩnh Hy. Trước kia, muốn đến đây phải cắt rừng:

DSCN4218_046.jpg


Quay về chuyến đi: Trở ngại bắt đầu khi đối diện chiếc xe Quang Hạnh mà mình sẽ đi: vé chỗ có sẳn như đã đặt trước nhưng vé cho con xế kèm theo thì... không! Nhà xe đề nghị mình dời qua chuyến sau (trễ hơn 1 tiếng) hoặc 'người đi trước, xe ra sau'. Mình không chấp nhận.

Mình leo lên một chỏm đá cao nhìn xuống phía dưới, bạn có nhìn thấy nàng Win và nàng 'bà xã' trong hình không?

DSCN4219_047.jpg


Vậy là 'nửa kia' vào khu phòng vé BXMĐ: hóa ra không đi xe này thì cũng còn rất nhiều chọn lựa khác, xuất bến ngay sau đó. Nửa kia chọn xe Cúc Tùng: chuyến xuất phát 20h30, đồng giá mình đã dự định. Thế là vé mua cái cụp, người và Win đều lên xe - người giường nằm dưới, Win thì vào hầm... và xe cũng lên đường!

Bài đã post trong Phuot:

Bình Tiên - Sơn Hải - Kê Gà có gì lạ?
Bà Rá: nắng cháy và mây mù.
Cập nhật tình hình QL20 đi Đà Lạt
Từ Vạn Giã: gió biển, mưa dầm lên Đạ Sar
Liên Nghĩa - Nam Ban đến bãi hoang hòn Hồng
Đi Mũi Né bằng đường... đèo!
800 cây số từ Đông sang Tây
Đầu năm chơi làng an dưỡng Ba Thương (Củ Chi)
Vượt hai đảo về Long Hải
"Phượt vặt" sửa travel guide books
Madagui - Đạ Tẻh: hành trình tìm thác và đèo...
Phượt từ Sàigòn đi Lagi - Bàu Thêu - Phan Thiết - Phan Rang
Bò lech xứ Tuy Hòa
Dọc đường gió bụi: Cà Ná về Sài Gòn theo đường ven biển.
Sáu ngày đêm dzọc nát Bình Tiên, Bình Lập
 
Ngồi tán chuyện thêm một hồi nữa, bọn mình từ giã chị giữ nhà, trở ra ngoài ngã 4 trung tâm thôn và rẽ vào con đường chính rời thôn Sơn Hải.
Trong này nhìn ra, vẫn thấy đoạn đất đỏ được rải 2 bên đường.


IMG_2107.jpg


Ra đến ngã 4. Quẹo phải để lại về Phan Rang à? Không có chuyện đó đâu.
Chạy thẳng là con đường lạ để ra QL1, mình đã dự tính trước nhưng bây giờ thì chưa thể đi được...


IMG_2109.jpg


... do điều tuyệt đối phải làm lúc này là hướng về đồi cát Phước Dinh, đi Mũi Dinh.
Liệu con đường mới đã mở xong đến đâu? Bạn chờ xem tiếp nhé.
À, bạn biết những đống vuông vuông ven đường là cái gì không? Gạch lát đấy, sau này người ta sẽ lát toàn bộ vỉa hè trên đường này, hứa hẹn một con đường thật khang trang ven biển với những 2 nhà máy điện hạt nhân hiện đại (lạy Trời đừng là 'hại điện!).


IMG_2111.jpg
 
Theo cách nói của các chuyên gia khí tượng, nếu Ninh Thuận được ví như 'sa mạc' của VN thì xã Phước Dinh - huyện Ninh Phước chính là 'vùng sa mạc' của Ninh Thuận.

Rời Sơn Hải, con đường mới mở đi Mũi Dinh dài ngút ngàn, hết cả tầm mắt:

IMG_2112.jpg


Nhiều thế kỷ qua, ngoài xương rồng thì không một loại cây trồng nào có thể sống sót nổi trên vùng thung lũng núi cát khô cằn và rất nóng tại Phước Dinh khi nhiệt độ trung bình ở đây thường ở mức xấp xỉ 40°C.
Gió mạnh khiến những bãi và đồi cát khô cằn hầu như bao phủ mọi vật trên đường xâm lấn của nó. Người ta ủi đường đất kéo dài gần đến Mũi Dinh thì đầu đường đoạn mở đầu lại bị cát phủ lấp.

Đoạn này người ta đã lát gạch vỉa hè. Phía xa là những rặng núi chập chùng của xã Phước Dinh và Phước Diêm:

IMG_2119.jpg


Một số dân phượt ta hiểu rõ điều này lắm khi muốn chinh phục Mũi Dinh. Họ từ Văn Lâm chạy miệt mài giữa hai hàng xương rồng, gió lạc tay lái, núi non trọc lóc, khô đặc… vượt qua vô số những đá tảng đủ mọi hình thù, vượt núi Đại Bàng và cứ thế tiếp tục vi vu trên đoạn đường đầy nắng gió và cát, đi từ cát trắng sang cát đỏ lè, thậm chí còn có cung đường phân nửa đường là cát trắng và nửa còn lại là cát đỏ…

Chạy phăng phăng trên con đường thẳng băng cho đến khi vào một cua dốc, tít xa vẫn là đồi núi. 'Gió như phang và nắng như rang' vẫn có... nhưng mùa này đã dịu đi.

IMG_2123.jpg


... Cho đến khi thấy dãi sóng biển xanh, gần đó là một làng chài nhỏ với chiếc cổng chào: đấy là thôn Sơn Hải. Trong đó có các con đường ngoằn nghèo bên các hàng rào treo đầy các thể loại lưới, các thể loại hải sản phơi khô, các thể loại thùng thúng.

Một đoạn vẫn còn nền đất, chưa láng nhựa nhưng rất bằng phẳng.Thi thoảng có đoạn đang thi công: người ta làm bên kia thì mình chạy bên này vậy...:

IMG_2126.jpg


Khi đi hết con đường làng chài là ra khu vực đồi cát (đó chính là đồi cát di động Phước Dinh) với cát trắng và bãi biển dài nhưng khá dốc, đồi cát di động này luôn luôn thay đổi hình dạng và nó đặc biệt hơn đồi cát khác là có rất nhiều ao nước to với nước trong xanh. Hoang sơ nhưng đẹp tuyệt vời!

Đoạn khác lại vượt qua công trình bê tông trông như một cây cầu. Thật ra nó là một cống lớn, chỉ có nước chảy phía dưới vào mùa mưa. Nước từ đây sẽ thoát ra đầm Sơn Hải:

IMG_2129.jpg


Vượt một đỉnh dốc dài. Đừng lo: đường khang trang nên dốc cũng chả cao:

IMG_2130.jpg


Đổ dốc để thấy con lộ vẫn còn ngút ngàn xa, gió lồng lộng:

IMG_2131.jpg
 
Các đống gạch đang chờ yên vị trên vỉa hè. Mươi năm nữa: biết đâu chăng bên trái mé biển sẽ trở thành các khu du lịch và những đoạn vỉa hè này sẽ trở thành 'phố ăn uống' của Phước Dinh? Hãy chờ xem...:

IMG_2134.jpg


Nhưng đó là chuyện của hàng chục năm trước. Còn giờ đây Phước Dinh đã khác rồi. Khác vì sự xuất hiện của con đường, của các công trình dân sinh, của cây neem (cây xoan chịu hạn) được trồng từ tám năm trước. Mà cây neem là gì nhỉ?

Những bức tường chống cát bằng đá hộc được xây dựng ở 2 bên, phía trên là các rừng neem:

IMG_2137.jpg


Cây neem (tên khoa học là Azadirachta indica ajuss) có nguồn gốc từ Ấn Độ. Người ta ví cây neem như một tặng vật mà thiên nhiên đã ưu ái dành cho những vùng đất có khí hậu khắc nghiệt. Theo một số tài liệu khoa học, toàn thân cây neem là nguồn dược liệu quí, cây càng già thì dược tính càng cao (tuổi thọ của neem có thể đến 200 năm). Neem có thể bào chế để chữa nhiều chứng bệnh như thủy đậu, tiểu đường, loét dạ dày, lao, phong...

Mé trái đường thấp thoáng biển, cực kỳ hoang sơ:

IMG_2138.jpg


Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện Công nghệ sau thu hoạch và Trung tâm Nghiên cứu sản xuất hóa chất nông dược TP.HCM, các sản phẩm được điều chế từ cây neem Ninh Thuận như: thuốc bảo vệ thực vật Vineem 150EC có khả năng diệt trừ bọ trĩ, sâu xanh, sâu tơ trên cây nho và hoa màu; bột lá neem dùng để pha trộn với các loại phân bón khoáng như AG, DP nhằm tăng độ phì của đất, sát khuẩn một số tuyến trùng vùng rễ và tăng độ hấp thụ phân cho cây. Các sản phẩm này không gây độc hại cho người và không làm ô nhiễm môi trường.

Ở đoạn này, chắc chắn là con đường mới mở đã cắt ngang con đường cũ - nền con lộ đất nhỏ trước kia ra Mũi Dinh bây giờ nằm dưới nhiều thước đất, cát... như chôn vùi một quá khứ xưa:

IMG_2140.jpg


Lá cây neem chiết xuất thành nhiều loại mỹ phẩm có giá trị. Đặc biệt với chức năng thanh lọc khí hiếm có, đồng thời giữ được độ ẩm của đất, cây neem được các chuyên gia nông nghiệp xem trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội những vùng khô hạn.
Phước Dinh ngày nay thay đổi bởi thảm xanh bạt ngàn của cánh rừng neem trải dài hơn 5km, từ chân núi Bàu Ngư đến tận thôn Sơn Hải, trung tâm xã. Nông dân hợp đồng với Ban quản lý rừng phòng hộ Ninh Phước trồng neem phủ xanh đồi trọc, vừa chống cát bay, vừa tăng thu nhập.

Đường bê tông nhựa láng lẫy chạy giữa 2 chòm núi. Núi bên trái chính là núi Mũi Dinh đó bạn, trên ấy có hải đăng cùng tên.

IMG_2141.jpg


Có lão nông đã nói: 'Sống ở đây mấy chục năm tôi biết chớ, cái vùng núi đá này làm gì có nước để trồng tỉa. Vậy mà từ sau ngày cây neem mọc được, mạch ngầm ở đâu không biết tự nhiên trồi lên...'. Vậy là lợi dụng sự 'tự nhiên trồi lên của mạch ngầm', ông cứ ung dung thu về vài chục triệu đồng mỗi năm từ mô hình vườn - rừng của gia đình mình. Neem chịu hạn, lại hợp thổ nhưỡng nên phát triển tốt và giữ lại nước. Từ đó, những loại cây cỏ khác ăn theo dần phủ xanh những mảng đồi trọc.
 
Những hòn đá đẹp là 'đặc sản' của Ninh Thuận, nhưng đây chỉ là giai đoạn khởi đầu. Khoảng này, nền đường chưa láng nhựa nhưng vẫn chạy tốt:

IMG_2143.jpg


Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của xã Phước Dinh, quanh khu vực rừng neem giờ đây đã có trên 200ha nương rẫy với đủ loại hoa màu như khoai, bắp, sắn, đậu... của gần 700 nông hộ quanh vùng. Vậy là từ chỗ nhận trồng rừng khoán quản để kiếm thêm chút tiền bù vào sự túng thiếu của gia đình, giờ đây hàng trăm hộ dân Phước Dinh đã biết tận dụng hiệu ứng điều hòa khí hậu, cải tạo môi trường của cây neem để sinh lợi bằng các mô hình nông nghiệp trú ẩn (rừng trên rẫy dưới), chăn thả gia súc ngay trên vùng đất từ bao đời nay chỉ mỗi cây xương rồng là sống được này.

Một trong vô số những ngọn núi đá bên phải, ngày nay cây rừng đã bắt đầu phủ xanh.

IMG_2146.jpg


Ông Trần Xuân Hòa, nguyên giám đốc Sở NN&PTNT Ninh Thuận - người đầu tiên khởi xướng dự án chống sa mạc hóa bằng cây neem chịu hạn, mới đây đã quả quyết: 'Chảo lửa' Phước Dinh đã bắt đầu... 'phát tiết' rồi đó! Có còn ai tỏ ra nghi ngờ nữa không?
Với sứ mệnh không chỉ hoàn thành việc phủ xanh đất trống đồi trọc khô cằn mà còn mang lại nguồn thu nhập khá, cây neem đã bắt đầu... thu hút với một bộ phận không nhỏ nông dân Ninh Thuận để dần thay đổi vùng đất này.

Nhiều đoạn người ta vẫn đang thi công tấp cập, xe lu xe ủi và công nhân lăng xăng làm việc dưới ánh nắng cuối năm:

IMG_2148.jpg


Từ việc đất thay đổi, người ta trồng cỏ, nuôi bò - Màu xanh cây cỏ xưa ít thấy thì bây giờ đã dần phủ xanh đồi cát, núi đá... và chắc chắn là sẽ thay đổi nhiều hơn, nhanh hơn khi con đường tỉnh lộ ven biển nối dài từ Hiệp Kiết xuyên suốt đến Vĩnh Hy, Ninh Chữ, Phước Dinh, Mũi Dinh... đến tận Cà Ná.

Cảnh bên phải đường đây. Có thể bạn chê nhưng mình cho là hoang sơ hoàn mỹ, đẹp đó chứ? Bao giờ có thể trèo lên các ngọn núi này?

IMG_2150.jpg


Lộ thênh thang tạm chấm dứt, lúc này chỉ là con đường đất cát. Vậy nhưng mình vẫn vượt qua được:

IMG_2152.jpg


Cát khiến nàng Win loạng choạng, vậy là nửa kia xuống xe. Vậy nhưng lối đi vẫn còn phía trước, chạy được...

IMG_2153.jpg


Bà xã đây, đang chống chọi với các cơn gió lồng lộng:

DSCN4294_122.jpg


Nhưng trước mặt vẫn còn đường lên điểm cao hơn...:

DSCN4293_121.jpg


Vậy là mình lại nổ máy chạy tiếp...:

IMG_2157.jpg
 
Chạy cho đến lúc không thể 'bơi' được nữa thì dừng. Lối đi vẫn còn đấy, nếu bạn không chở nặng, nếu xe có chắn xích: bạn có thể chạy tới nữa đấy! Trên ấy người ta đang phá vách núi mở đường. Vậy nhưng cần cẩn thận vì khúc trên sẽ có đá nhọn rất nhiều, vô ý là tét vỏ là toi luôn!

IMG_2158.jpg


Điền Gia Dũng mình đây, còn nửa kia đang lót tót đi bộ lên. Vị trí nơi này tại đây, rất gần với núi Dinh và bãi biển cùng tên.

IMG_2163.jpg


Từ vị trí này, mình thấy núi Dinh rất rõ, thấy cả đường mòn lên hải đăng Mũi Dinh - bên kia là bãi biển cùng tên.
Vị trí bãi biển này ở đây.


IMG_2160.jpg


Nhìn xuống triền đồi cát. Chẹp, nếu có thể vứt xe tại nơi này, ta có thể lội bộ đến bãi biển ấy vì chỉ cách xa tầm hơn 600m. Vậy nhưng nơi đây đang xây dựng, công nhân tứ xứ chạy qua lại hà rầm: vứt xe, xe 'bốc hơi' thì cũng tiêu luôn cái nàng Win già!

IMG_2171.jpg


Cái cô nàng Win đây, xin lỗi đã gọi em là 'già' - nhưng dù có già, em vẫn còn xinh gái đó chứ?

DSCN4298_126.jpg


Đi thì không dám, vậy nên ngắm cho thỏa rồi trở xuống:

IMG_2159.jpg


Vậy nhưng chưa rời nơi này đâu, mình còn phải ghé chỗ ni. Nó to vật vã thế nào thì hồi sau bạn sẽ thấy.

DSCN4300_128.jpg
 
Đá Voi, bọn này gọi như vậy, mà bạn có thấy nó giống con voi, có đầu, có vòi... không? Tảng đá nằm yên vị nhưng trông thật chơi vơi, cứ ngỡ như nó sắn sàng rớt xuống bất kỳ lúc nào trong những cơn gió giật lồng lộng.
Đây cũng là chốn mà một số phượt thủ ngày xưa, khi lết xe hết nổi thì tấp vào bóng râm của ông voi này... vứt xe tránh nắng rồi lội bộ lên hải đăng Mũi Dinh đấy.


DSCN4302_130.jpg


Nói về đồi cát, Ninh Thuận không chỉ có các bãi biển đẹp, có nhiều tháp Chàm đầy giá trị lịch sử vẫn tồn tại qua bao năm mà còn có những đồi cát hoang sơ tuyệt đẹp. Là vùng nắng nóng, nhiều nơi bị sa mạc hóa từ xưa đã tạo ra cho Ninh Thuận nhiều cồn cát và bình nguyên tuyệt đẹp, thích hợp cho du lịch phiêu lưu.

Cận đó là bãi cát mênh mông trông ra biển, phần bãi biển phía Bắc Mũi Dinh. Từ đây lội bộ ra biển phải tầm nửa cây số:

IMG_2198.jpg


Ở đây có những cồn cát cao 20-30 mét, bên thoải bên dốc chạy dài nối tiếp nhau thành những sóng cát. Do ảnh hưởng của gió nên hàng ngày những cồn cát này có thể lùi vào đất liền hoặc tiến ra biển khiến cho địa hình thay đổi liên tục, một hiện tượng tự nhiên mà du khách cực kỳ thích thú.

Gần đó cũng là những tảng đá khác, hầu như tất cả đều tròn trịa qua sự bào mòn của cát sau nhiều thế kỷ. Chen giữa nó là những cây bụi sẳn sàng chịu khô hạn nhưng trường tồn.

IMG_2176.jpg


Từ đây nhìn ra Núi Dinh...:

DSCN4307_135.jpg


Có thể kể ra đây những đồi cát mà bọn mình biết đến như: động cát Nam Cương, đồi cát Phước Dinh, đồi cát Tuấn Tú, đồi cát Thành Tín, đồi cát Phú Thọ...
Cách để đến được những đồi cát bay là bạn điều nghiên trước bằng phần search trong Dulichgo, xem trước bản đồ Wikimapia và cái không thể thiếu khi đến đây là hỏi người dân địa phương: đường trong miệng mà.

... và đá Voi. Vậy nhưng nhìn theo hướng này thì voi đã trở thành rùa, ngộ chưa?:

DSCN4309_137.jpg


Nửa kia tự sướng. Giờ, bạn mường tượng thấy đá Voi lớn đến thế nào không? Nó mà 'trở mình' một phát thì... thôi rồi!:

DSCN4314_142.jpg
 
Luyến tiếc chưa chịu đi. Có lẽ khi nào xong đường, mình sẽ ra đây cắm trại đôi ngày, cảnh vật tuyệt diệu quá đi thôi:

DSCN4313_141.jpg


Bọn mình trở lại xe, các công nhân vẫn chăm chỉ làm phần lề đường. May mà đường không đâm thẳng vào đá Voi, nhưng dễ dầu gì di chuyến được nó chứ... ngoại trừ những thỏi bộc phá.

IMG_2194.jpg


Bọn mình trở ra. Thi công khá nhanh thay vì tốc độ 'rùa' lúc khởi đầu. Có lẽ chỉ đôi năm nữa, tuyến đường nối từ Sơn Hải đi Cà Ná sẽ hoàn thành.

IMG_2214.jpg


Đồng cỏ xanh, trên đó là những đàn bò. Vài năm trước không có cảnh này đâu.

IMG_2222.jpg


Chạy một hồi, cuối cùng cũng trở về ngã 4 Sơn Hải. Bây giờ sẽ chạy ngược về Đạo Long để ra QL1 à, không đâu...

IMG_2224.jpg


Do bọn mình đã dự định một tuyến đường ra khác. Vậy là rẽ trái ngã 4, đây là con đường đi Bàu Ngư, chạy vòng núi Chà Bang rồi vượt làng Chăm Văn Lâm để ra QL1.

IMG_2225.jpg
 
Nối liền thôn chài Sơn Hải với thành phố Phan Rang thì đã có con đường mình đã qua, tương lai sẽ được rút ngắn hơn bằng cây cầu An Đông đang được xây dựng chạy thẳng vào khu trung tâm TP để hoàn tất cung đường ven biển từ Hiệp Kiết đến tận Lạc Nghiệp, Cà Ná.

Đường đi về hướng QL1 đây, bên phải là phần lộ sẽ được mở rộng: hiện người ta chuẩn bị làm nền.

IMG_2230.jpg


Một con đường nhỏ khác đã có từ lâu nối thôn Sơn Hải chạy thẳng vào đường QL1 đoạn thuộc thị trấn Phước Nam, huyện Thuận Nam - Ninh Thuận sau khi chạy ngang làng Chăm Văn Lâm (gọi theo tiếng địa phương là Play Răm - Palei Ram), một trong rất nhiều làng văn hóa Chăm thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Sau vài trăm mét, đoạn mở rộng không còn, trước mắt vẫn là con đường cũ, thảm nhựa xa tít tắp:

IMG_2233.jpg


Làng Văn Lâm (thuộc xã Phước Nam, huyện Ninh Phước - tỉnh Ninh Thuận) bao gồm 4 thôn: Văn Lâm 1, Văn Lâm 2, Văn Lâm 3 và Văn Lâm 4 với đa số là đồng bào người Chăm sinh sống.

Cũng như bao đoạn đường phượt bọn này đi: con đường nhỏ vắng lặng, không bóng người. Từ đây đến làng Văn Lâm: số xe, số người thấy được chỉ đếm trên đầu ngón tay. Lúc này khoảng 2h30:

IMG_2237.jpg


Người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận là cư dân bản địa sinh sống rất lâu đời ở vùng đất Panduranga thuộc miền Nam vương quốc Champa cổ đại - Vương quốc đã biến mất trên bán đảo Đông Dương vào nửa đầu thế kỷ 19 với sự kiện lịch sử: biến cố của vương quốc Champa vào thời Minh Mạng 1934. Vào thời kỳ ấy, nhiều làng mạc Chăm trên vùng đất Phan Rang không còn nguyên vẹn mà tản mác vào núi rừng sâu thẳm. Thậm chí có bản làng lên lên tận Đơn Dương ngày nay (Dran).

Rồi 'cái sự hết' của đường nhựa xuất hiện: dài ngoằn trước mắt sẽ là đường đất. Đất thì đất, chạy cũng tốt thôi, mình tống ga tầm 50km/h và vẫn đừng khi có cảnh đẹp, bóng mát tốt:

IMG_2246.jpg


Vậy nhưng nếu bạn đi cũng cần cẩn thật do những 'chiếc xe tăng' có thể xuất hiện bất ngờ. Vật nuôi chăn thả như bò, dê... ở Ninh Thuận là chuyện thường, nhiều địa phương khác còn lỉnh nghĩnh cả đàn trâu với sừng cong vút:

IMG_2249.jpg


Làng Chăm Văn Lâm được hình thành từ sau thời vua Thiệu Trị - nhà Nguyễn. Lần theo di chỉ, nhất là những khu mộ táng cách đây hàng trăm năm, ta thấy rằng làng Văn Lâm đã thổ táng người quá cố ở 2 nơi cách xa nhau hàng chục cây số với tục danh là Ghur Dil thuộc xã Phước Dinh (Sơn Hải) và Cà Ná thuộc xã Phước Diêm, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Lên một dốc cao. Tầm dăm cây số đã qua vẫn chưa hề thấy bóng dáng một ai cả, thật tự do!

IMG_2252.jpg
 
Núi Chà Bang ư? Mình cho rằng không đúng vì núi này phải nằm bên trái đường, vả lại lúc này chưa thể thấy được. Đây chỉ là những dãy núi thấp ở phía Đông, cách Chà Bang tầm 5km đường chim bay.
Xương rồng phủ đầy ven đường, đặc trưng của vùng đất nắng gió Ninh Thuận:


IMG_2254.jpg


Tương truyền: người Chăm Văn Lâm quy ấp lập làng như hiện nay vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bởi hiện nay, một số dòng tộc của người Văn Lâm xưa vẫn còn ngụ cư ở nơi làng khác cách đó từ 8-10km, như làng Hữu Đức, Vụ Bổn… thuộc huyện Ninh Phước ngày nay.

Một trong vài căn nhà hiếm hoi trên cung đường, người ta đang chăn cừu:

IMG_2256.jpg


Vào nửa đầu thập kỷ XX của thế kỷ XX, người Chăm Văn Lâm tụ cư trên một vùng gò đất tương đối cao gần đập Kiak hiện nay. Với sự kiện thực dân Pháp thành lập đường sắt Phan Rang – Sài Gòn, đặc biệt với sự có mặt của một số người Việt buôn bán, vài hộ người Chăm đã di dời về phía đông cũng trên vùng đất gò cạnh một cái bàu rộng khoảng 2ha nên mới có tục danh là Xóm Bàu (đây chính là Bàu Ngư?). Qua một thời gian khoảng 100 năm, Văn Lâm đã hình thành hai vùng tụ cư cách xa nhau bởi cánh đồng lúa nước khá rộng và có đường quốc lộ 1A chạy qua.

Chiếc xe du lịch lao vút ngang để lại làn bụi mờ, đánh tan sự cô quạnh. Đường đất nhưng rộng đó chứ?

IMG_2257.jpg


Hiện nay người Chăm Văn Lâm gọi nhau với tục danh người Văn Lâm xóm ngoài – Tambôk Gah, người Văn Lâm xóm giữa – Tambôk Krưh, và người Văn Lâm xóm trên – Ram Ngaok. Người Chăm Văn Lâm tuy phân biệt xóm trên, xóm dưới, xóm giữa nhưng họ thương yêu đùm bọc lẫn nhau qua những thăng trầm của dân tộc.

Chỏm núi nhỏ nhưng đầy đá lớn, một điều tương phản đến ngác nhiên. Có thời gian thì mình muốn được đứng trên tảng đá trên cùng.
Vậy nhưng bây giờ phải tranh thủ về Cà Ná: chạy xe từ sáng sớm đến đầu giờ chiều rồi còn gì?


IMG_2262.jpg


Tên Chăm của vùng đất này là Palei Ram. 'Palei' là làng, 'răm' là rừng già. Qua tục danh ấy, chúng ta có thể hình dung được làng Chăm Văn Lâm hình thành giữa rừng già bao bọc. Trên vùng đất tụ cư làng Văn Lâm hiện nay, xung quanh có rất nhiều phế tích đền đài, lăng tẩm của vương quốc Chăm xưa với YANG DRAI nổi tiếng bị đạo quân Java đốt phá vào thế kỷ VIII.

Đoàn quân phía trước đang tung bụi mù... À, một người chăn dê khác, 'quân' là cả bầy dê. Tự nhiên thấy 'sao đường tấp nập quá'.

IMG_2263.jpg


Năm 1997, người dân ở đây đã tìm thấy những bức tượng Visnu còn nguyên vẹn và nhiều đồ dùng, gốm sứ khác, những gò đất rộng hơn hecta rải rác là những gò gạch Chăm thường dùng để xây dựng đền tháp. Ngày nay, làng Chăm Văn Lâm là một trong 3 làng Chăm lớn có số dân trên 10.000 người. Cụ thể: có 1.182 hộ với 7068 nhân khẩu.

Mà đông đảo thật đó chứ: nào nhà, nào xe máy, cả xe hơi...
Tự dưng thấy Ninh Thuận như quê hương thứ 2 của mình, thật thân thương!


IMG_2265.jpg
 
Đột nhiên, đường đất lại trở thành đường nhựa (vị trí tại đây), mà đất với nhựa cũng không khác nhau gì mấy, chỉ có thêm tý bụi đường thôi mà.
Núi trước mặt bây giờ mới đích thị là núi Chà Bang đây. Đồng bào Chăm tại đây nối liền tín ngưỡng với ngọn núi này.


IMG_2268.jpg


Quanh co với lối quẹo trái rồi phải, bóng cây neem xanh bất ngờ phủ mát như vỗ về hai kẻ lãng du...

IMG_2270.jpg


Đá ở Ninh Thuận thì hoàn toàn không khó tìm, chỉ có điều ta có cảm nhận - có thích ngắm nhìn được những tác phẩm mà thiên nhiên đã dựng xây từ hàng ngàn năm trước hay không.
Phí sau là hồ nước, sau này về xem kỹ, mình mới biết đó là một góc nhỏ của Bàu Ngư.

Từ Bàu Ngư, sẽ có đường dẫn vào thôn Thành Tín (qua đồi cát đỏ cùng tên), dẫn đến thôn Thành Tín, Phước Hải, Mỹ Nghiệp... rồi ngoặc ra thị trấn Phước Dân trên QL1.


IMG_2277.jpg


Gặp ngã 3, bây giờ đi lối nào đây? Mở netbook ra xem bản đồ offline sẽ khá lâu trong khi nắng chói chang, khó nhìn màn hình - vậy nên mình chọn 'bản đồ miệng'.
Sẳn có chiếc tải nhỏ chạy ngược vào, nửa kia chận hỏi đường ra QL1 ngõ nào thì người ta chỉ ngay hướng trái.
Vậy thì hướng phải là đường vào Bàu Ngư, ngày nay là một hồ nước thủy lợi trên vùng đất khô hạn. Cái 'cục bê tông' trong ảnh chính là máy bơm và nơi điều hành.


IMG_2279.jpg


Mình thì rẽ trái hướng về thôn Palei Ram. Phía trước lại là một chiếc xe tung bụi mù, chạy theo hướng ngược lại:

IMG_2280.jpg


Một trong nhiều đỉnh của núi Chà Bang đây, thấp thoáng giữa các tán cây neem.

IMG_2281.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,288
Bài viết
1,174,894
Members
192,024
Latest member
MienPham
Back
Top