What's new

[Tổng hợp] Các tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt

Tháp cổ Chót Mạt - Tân Biên, Tây Ninh

Theo những ghi chép của ông H. Parmentier năm 1909 về các nét trang trí ở tháp Chót Mạt lúc đó :

- " ...Tượng phía Đông của mặt Bắc (bên trái nhìn từ ngoài vào vách) hầu như không còn gì, nhưng tượng phía Tây (của mặt Băc) thì được bảo tồn tốt hơn. ... tượng thể hiện cái đầu và những cái tay, bàn tay khoanh trước ngực không thể nhìn thấy. Chúng mang một chiếc ngà voi mà mũi nhọn vượt cao hơn bờ vai ...".


IMG_9588.jpg

Bức tượng trên tường phía Tây của mặt Bắc tháp - sau 101 năm, so với những gì Parmentier ghi chép lại, cũng đã mờ nhạt đi nhiều.


- " ... Trên mặt tường phía Tây (mặt sau tháp) còn hai hình người trong tình trạng bảo tồn tốt. Tượng phía Bắc được thấy ba phần tư, cánh tay phải đưa về trước ngực, cánh tay trái để dọc một "phương trượng" cán dài,... Tượng còn lại cũng nhìn được ba phần tư, hai tay giữ một cây kiếm nhô cao hơn đầu."
Đến nay - 101 năm sau - bức tường phía Tây (phía sau) cua tháp đã bị sụp mảng phía Nam, làm biến mất bức tượng cũ mà H.Parmetier miêu tả là "... Tượng còn lại cũng nhìn được ba phần tư, hai tay giữ một cây kiếm nhô cao hơn đầu.".


IMG_9602.jpg

Tượng ở phía Bắc trên mặt tường phía Tây tháp (mặt sau tháp) được H.Parmentier miêu tả lại ở trên


IMG_9601.jpg

Tượng ở phía Nam của tường Tây, được "phục dựng" lại hồi 2004 theo miêu tả xưa của H.Parmentier


- "... Trên mặt tường phía nam chỉ còn lại một tượng người, nó được nhìn thẳng, tay phải cầm đinh ba, trang phục giống các tượng khác. Chỉ có đồ đội đặc biệt, nhưng gần như không thể nhận biết được..."
Tuy nhiên đến khi trùng tu năm 2004 (đúng ra là đợt trùng tu kéo từ năm 2001 đến năm 2004) thì bức tượng ấy cũng đã sụp đổ mất, người ta theo những ghi chép xưa của H.Parmentier mà khắc lại hai bức tượng ở mặt tường phía Nam của tháp.


IMG_9605-1.jpg

Tượng người cầm đinh ba, theo ghi chép của H.Parmentier, ở mặt Nam tháp


IMG_9611.jpg

Tượng còn lại giống bức tượng mặt sau tháp mới phục dựng lại
 
3. Nhóm tháp Bằng An - làng Bằng An, xã Vĩnh Diện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
4. Nhóm tháp Mỹ Sơn - xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
5. Nhóm tháp Chiên Đàn - làng Chiên Đàn, xã Tam An, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
6. Nhóm tháp Khương Mỹ - làng Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
14. Tháp Nhạn - thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
16. Nhóm tháp Po Nagar - thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
17. Nhóm tháp Hòa Lai - làng Tam Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
18. Nhóm tháp Po Klong Garai - phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
19. Nhóm tháp Po Rome - làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

Trong số các nhóm bạn Tunbo liệt kê, tớ đến và chụp ảnh chi tiết được các tháp trên. Nếu chỗ nào mà tớ đóng góp được thì tớ sẽ tham gia với.
 
Tháp cổ Chót Mạt - Tân Biên, Tây Ninh

IMG_9592.jpg

Khung cửa giả ở mặt Bắc tháp là phần diện tích còn nguyên vẹn lớn nhất...


IMG_9593.jpg

... còn giữ được tượng người bên trên nóc cửa, cùng các hoa văn xưa


IMG_9600.jpg

Tường phía Tây tháp cũng là một phần còn nguyên vẹn, nhưng lại bị sụp mất hai trụ cửa giả


IMG_9604.jpg

Tường phía Nam gần như mới được dựng lại sau này - giống như tường mặt trước.


IMG_9629.jpg


IMG_9630.jpg


IMG_9623.jpg

Mặt tường trong lòng tháp phẳng lỳ, không có các gốc lõm như một số tháp khác. Các dấu vết tường cũ và phần mới được trùng tu sau này, nhìn rất rõ.
 
Tháp cổ Chót Mạt - Tân Biên, Tây Ninh

Xét về niên đại, tháp Chót Mạt được xác định là xây từ thế kỷ thứ VIII, nghĩa là có thể nó thuộc về phong cách Mỹ Sơn E1, nhưng do khi được các nhà khảo cổ tìm thấy lại hồi cuối thế kỷ XIX, nó bị sụp đổ quá nhiều, các hình tượng trên các vách tường cũng bị mờ nhiều, khó có thể nhận rõ.
Tuy nhiên có một chi tiết nhỏ gợi đến Mỹ Sơn E1 : phiến đá dưới cùng của bậc cấp vào tháp (mà ông già coi tháp nói rằng, nó là phiến đá từ ngày xưa) trông hình thù giống với phiến đá ở bậc cấp của đài thờ ở tháp Mỹ Sơn E1 (hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng điêu khắc Chăm - Đà Nẵng). Tuy nhiên nó chỉ giống về hình dạng, chứ ở tháp Chót Mạt, phiến đá bậc cấp không có khắc họa hoa văn gì.

IMG_9626.jpg


IMG_9625.jpg

Phiến đá dưới cùng của bậc cấp, có hình dạng khá giống với bậc cấp ở đài thờ của tháp Mỹ Sơn E1(cái mỏm nhọn ở giữa và hai cái xoáy hai bên)


Trong lòng tháp không còn gì, ngay cả lớp nền lát gạch cũng là mới lát lại, nhưng trong khuôn viên tháp Chót Mạt lại có nhiều phiến đá khác - những di tích của bệ thờ. Đó là những Yoni, có tới 6 - 7 phiến đá lớn nhỏ hình chữ nhật như vậy. Không thấy còn cái Linga nào cả.


IMG_9638.jpg


IMG_9636.jpg

Những phiến đá - di vật tìm thấy trong đống đổ nát của tháp hồi người ta phát hiện được tháp.


IMG_9641.jpg

Một Yoni, với rãnh thoát nước khi tắm tượng (Linga) mỗi dịp tế lễ


Hiện tại, lãnh công việc trông nom quét dọn tháp Chót Mạt là một ông cụ ngoài 70 tuổi. Nhà ông cụ ngay chỗ ngã ba từ con đường đất lớn bên ngoài rẽ vào tháp. Cứ thấy có khách vào tháp là ông cụ lại lóc cóc leo lên chiếc Chaly cũ kỹ chạy vào, đem theo chai nước suôi và một tờ giới thiệu về tháp. Dĩ nhiên mùa mưa thì đoạn đường từ nhà ông cụ vào tháp chỉ có cách đi bộ, và vì là ngôi nhà gần tháp nhất, nên người ta thường vào trúng nhà ông để gửi xe.


IMG_9644.jpg

Ông già trông coi tháp, bên căn phòng phía góc phía Tây Bắc khuôn viên tháp - phòng của người bảo vệ.
 
Tháp cổ Bình Thạnh - Trảng Bàng, Tây Ninh

Trên đất Tây Ninh hiện còn lại hai ngôi tháp cổ, ngoài tháp Chót Mạt ở Tân Biên, còn tháp Bình Thạnh ở Trảng Bàng. Cả hai ngôi tháp này đều (được cho là) có niên đại từ thế kỷ thứ VIII. Tháp Bình Thạnh tuy hiện tại cũng đã được trùng tu lại, nhưng nó còn "nguyên vẹn" hơn nhiều so với tháp Chót Mạt.

Tháp Bình Thạnh nằm trên đất Trảng Bàng, nhưng ngay khu vực biên giới với Campuchia, và sát đất huyện Gò Dầu.
Từ Sài Gòn, theo QL22 qua thị trấn Trảng Bàng, đi tiếp đến thị trấn Gò Dầu, rồi tiếp theo QL22 hướng tới cửa khẩu Mộc Bài. Qua cầu Gò Dầu 3,5km - qua tấm biển báo "Chợ đường biên cửa khẩu Mộc Bài 6km" chừng 300m - bên trái đường QL22 có một ngã ba đường nhựa lớn, rẽ vào con đường ấy, đi qua hết xã Phú Lưu (huyện Gò Dầu) thì lại vào đất Trảng Bàng - ấp Bình Hòa. Đúng 7,5km từ ngoài ngã ba vào, là đến giữa ấp Bình Hòa, xã Bình Thạnh. Ở đó có một ngã tư, rẽ tay phải 800m thì hết con đường ấy, nó bắt vào một con đường nhựa lớn tai một ngã ba. Rẽ trái vào con đường nhựa lớn ấy (đường đi Đức Hòa - Long An). Đi tiếp 1,5km là đến tháp, ngay bên phải đường.


IMG_9568.jpg

Biển báo tháp Bình Thạnh


IMG_9570.jpg

Nếu vừa đi vừa nhìn tìm, có khi thấy tháp trước khi thấy tấm biển ven đường. Tháp nằm cách đường một khu ruộng.


IMG_9569.jpg

Tòa tháp cổ nằm giữa khuôn viên có cây cối xanh mướt


IMG_9465.jpg

Từ đường nhựa vào tháp là con đường thế này


IMG_9468.jpg

Một khu nghĩa địa ngay trước cổng vào khuôn viên tháp


IMG_9466.jpg

Khuôn viên khu tháp có cổng, nhưng không khóa, và không cần khóa, vì khuôn viên tháp không có tường bao, chỉ xây các cột trụ.


IMG_9470.jpg

Các cột trụ bao quanh khuôn viên khu tháp, không có xây tường bao như ở tháp Chót Mạt
 
Tháp cổ Bình Thạnh - Trảng Bàng, Tây Ninh

Ngày nay, tháp cổ Bình Thạnh nằm trong một khuôn viên có cả đình làng Bình Thạnh. Khuôn viên này được giới hạn bằng các cột trụ không xây tường bao, cây cối um tùm mát mẻ.


IMG_9475.jpg

Tháp cổ và đình Bình Thạnh nằm cạnh nhau


IMG_9494.jpg

Đình Bình Thạnh nhìn ngoài vào


IMG_9498.jpg

Từ trong đình nhìn ra


IMG_9474.jpg

Khuôn viên rợp mát bóng cấy. Tòa tháp cổ nằm cạnh ngôi đình.


IMG_9479.jpg


IMG_9484.jpg

Khuôn viên được xác định bằng hàng cột bao quanh, nhưng không có tường bao. Lũ trâu núp nắng dưới tàng cây, cạnh các cột trụ. Trong khuôn viên này, vì thế có nhiều ... kít trâu khô.
 
Tháp cổ Bình Thạnh - Trảng Bàng, Tây Ninh

Cuối thế kỷ XIX, người Pháp tìm thấy lại tháp Bình Thạnh và tháp Chót Mạt. Khi đó, ở Bình Thạnh chỉ còn 1 ngôi tháp. Sau này, trong công tác khảo cổ năm 1994 tại khu vực quanh tháp, người ta mới phát hiện thêm phế tích của 2 ngôi tháp khác sát cạnh ngôi tháp cũ.
3 ngôi tháp nằm trên trục Bắc - Nam. Ngôi tháp còn lại là ngôi tháp phía Nam, ngôi tháp giữa chỉ còn là một đống phế tích gạch (giống ở phế tích Chót Mạt), còn ngôi tháp phía Bắc chỉ còn lại dấu vết một cái hố ở trung tâm tháp, với các vách hố bằng gạch.


IMG_9464.jpg

Ngôi tháp còn lại đến nay (tháp phía Nam, được trùng tu năm 1998 - 1999)


IMG_9500.jpg

Phế tích hai ngôi tháp bên cạnh được dựng mái che để bảo quản, nằm ngay sau lưng ngôi đình


IMG_9507.jpg


IMG_9506.jpg


IMG_9511.jpg

Phế tích ngôi tháp giữa


IMG_9508.jpg

Dấu vết duy nhất của phế tích ngôi tháp Bắc


IMG_9515.jpg

"Bia đi tích" ở tháp Bình Thạnh
 
Tháp cổ Bình Thạnh - Trảng Bàng, Tây Ninh

IMG_9485.jpg

Hình ảnh tổng thể ngôi tháp


Nhìn hình dáng tổng thể, tháp Bình Thạnh trông khá giống với tháp Po Sha Inư ở Phan Thiết, tuy nhiên về cách trang trí trên các cột, vách thân tháp thì lại không giống nhau. Cả hai cụm tháp này đều được cho là có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ VIII.
Lại nói về cách xác định niên đại các tháp Chăm cổ, đọc nhiều tài liệu, tôi thấy hình như các nhà khảo cổ xác định niên đại các ngôi tháp bằng phương pháp ... quy nạp. Không có một tài liệu nào nói về các phương pháp xác định niên đại bằng khoa học hiện đại cả.
Ở một số khu tháp Chăm cổ, người xưa có để lại các bia ký bằng đá, nên có thể dễ dàng xác định niên đại của khu tháp đó. Còn lại, các nhà nghiên cứu phải phân loại các phong cách kiến trúc nghệ thuật của các tháp Chăm, rồi lại dựa vào phân loại ấy để ... xác định niên đại của một ngôi tháp.
Điều đó dẫn đến việc, có một vài ngôi tháp, nếu xác định niên đại theo phong cách, thì lại muộn hơn nhiều nếu so với bia ký tìm được tại khu vực tháp đó.
Nhưng thôi, những việc "lằng nhằng" ấy đề cập sau. Nói về tháp Bình Thạnh, mặc dù được cho là cùng niên đại khoảng thế kỷ thứ VIII như tháp Po Sha Inư, và có hình dáng bên ngoài khá giống nhau, nhưng tháp Po Sha Inư được khẳng định là tháp Chăm (dù sau này tiếp cận được nhiều tài liệu hơn, mới thấy thực tế không đơn giản, có cả những ý kiến nói tháp Po Sha Inư là tháp Khơme, hặc ngay như việc tháp Po Sha Inư thuộc phong cách nào trong các phong cách tháp cổ Chăm cũng vẫn chưa đạt sự đồng thuận trong giới nghiên cứu), thì tháp Bình Thạnh lại không được thừa nhận rõ ràng như vậy.
Dò tìm trên mạng, thấy tháp Bình Thạnh được ghi nhận là tháp Chăm, những người dân bản địa cũng nói đó là tháp Chăm chứ không phải tháp của người Khơme - dù nó nằm trong vành đai biên giới với Campuchia và khu vực ấy hiện cũng không có người Chăm sinh sống. Tuy nhiên, ngay cả tấm bia Di tích của Sở VHTT Tây Ninh dựng lên trước tháp, cũng không nói nó là tháp Chăm hay tháp Khơme.

Trong các tài liệu in trên giấy, thỉnh thoảng cũng có tài liệu nhắc đến, nhưng cực kỳ vắn tắt. Ông Ngô Văn Doanh - một tác giả có nhiều sách về Văn hóa Chăm, tháp cổ Chăm - trong một lần hiếm hoi, có nhắc đến một câu khi nói về tháp Po Sha Inư : "... các tháp Phú Hài có nhiều điểm giống với những ngôi tháp Khơme được phát hiện vào cuối những năm 80 ở vùng Tây Ninh..." ( Ngô Văn Doanh - Tháp cổ Chămpa, sự thật và huyền thoại - NXB Văn hóa thông tin Hà Nội 1994).
Như vậy ông ấy cho rằng tháp Bình Thạnh là tháp Khơme, nhưng nói các tháp ở Tây Ninh được tìm thấy vào những năm 80 (của thế kỷ XX - vì sách đó in năm 1994) thì lại không đúng với thực tế là hai ngôi tháp ở Tây Ninh được tìm thấy lại từ cuối thế kỷ XIX, và một nhà "Chăm học" có tiếng như ông ấy, khó có thể có sự nhầm lẫn như thế.
Trong khi đó, một tác giả khác (có vẻ ít nổi tiếng hơn) cũng nghiê cứu về Chămpa, thì cũng có nhắc đến tháp Bình Thạnh cụ thể : "... tháp Bình Thạnh qua trùng tu đã biến dạng hoàn toàn..." - Nguyến Hồng Sơn - Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chămpa - NXB Đà Nẵng 2008.
Đó là tất cả những gì tôi đọc được trên các tài liệu in, nói về tháp Bình Thạnh. Nên việc "nhét" tháp Chót Mạt và tháp Bình Thạnh vào nhóm tháp Chăm cổ trong topic này, là hoàn toàn do nhận định chủ quan cá nhân của tôi.
 
Em đã đến và chụp ảnh các tháp này

7. Nhóm tháp Cánh Tiên - xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
8. Nhóm tháp Phú Lốc - xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
9. Nhóm tháp Thủ Thiện - xã Bình nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
10. Nhóm tháp Dương Long - xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
11. Nhóm tháp Bánh Ít - thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
12. Nhóm tháp Đôi - thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
13. Tháp Nhạn - thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
15. Nhóm tháp Po Nagar - thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
17. Nhóm tháp Po Klong Garai - phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
20. Nhóm tháp Po Sah Inư - phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Có gì anh ới em nhé, em góp ít câu chữ và ảnh ạ
 
Tháp cổ Bình Thạnh - Trảng Bàng, Tây Ninh

IMG_9523.jpg

Tầng 2 và 3 mặt trước của tháp (quay về hướng Đông)


IMG_9521.jpg

Tầng trên cùng và chóp tháp bằng đá


IMG_9524.jpg

Tượng tạc trên khuôn cửa giả ở mặt trước, tầng 2


IMG_9525.jpg

Hoa văn ô bên phía Bắc mặt trước, tầng 2 - đây là hoa văn cổ xưa, đã mờ, mòn nhiều ...


IMG_9526.jpg

... và được phục chế lại ở ô bên phía đối diện.


IMG_9530.jpg

Cửa tháp mở về phía Đông


IMG_9527.jpg

Các hoa văn bên trên cửa chính.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,161
Members
192,387
Latest member
osteklenie_ceOa
Back
Top