tunbo
Lãnh Chúa
Tháp cổ Bình Thạnh - Trảng Bàng, Tây Ninh
Bức phù điêu bên trên khung cửa chính
Tượng tạc trên ô tường phía Nam của mặt trước tháp - tượng xưa đã bị mòn quá nhiều ...
... và được phục chế bên ô đối diện
Trong số các ngôi tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt, có một số tháp/cụm tháp khiến các nhà khoa học gặp rắc rối trong việc xếp phong cách và xác định niên đại. Chủ yếu vì những đặc điểm khá khác biệt của chúng so với các tháp khác (tháp Bằng An, tháp Dương Long, tháp Đôi, ...). Điểm chung nhất của các cụm tháp này, là chúng mang nhiều ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Khơme.
Điều đó người ta có thể giải thích được do những mối quan hệ lịch sử giữa người Khơme và người Chămpa xưa (cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII, có đến mấy chục năm, Chămpa bị nước Chân Lạp của người Khơme xâm chiếm, biến thành một tỉnh của Chân Lạp)
Hai ngôi tháp ở Tây Ninh lại nằm ngay khu vực biên giới Campuchia, có thể vào thời điểm (được cho là) tháp được xây dựng, thậm chí đất ấy là đất của người Khơme, thì việc bị ảnh hưởng phong cách Khơme là chuyện bình thường.
Ơ tháp Bình Thạnh, khung cửa chính nhô ra ngắn, không dài ra như các tháp phong cách Hòa Lai ở đầu thế kỷ IX, các khung của giả cũng vậy. Vòm trên cửa chính và các cửa giả cũng không tạo thành vòm hình mũi giáo như các tháp Chăm ở miền Trung.
Nếu coi niên đại của nó khoảng thế kỷ VIII, thì có thể nó nằm trong phong cách cổ (Mỹ Sơn E1), nhưng rủi một điều, cho tới trước khi tìm ra tháp Mỹ Khánh bị vùi trong cát ở Huế, thì các nhà khoa học chỉ được biết về phong cách cổ qua lời miêu tả, hoặc các hình vẽ của các nhà khảo cổ Pháp hồi đầu thế kỷ XX. Nhưng sau này phát hiện ra tháp Mỹ Khánh, vòm cửa của nó cũng được vuốt nhọn lên chứ không như ở tháp Bình Thạnh. Tuy nhiên các hoa văn, và cách tạc hoa văn, tượng trực tiếp lên gạch trên tháp, lại mang đặc trưng Chămpa.
(Tất nhiên, nếu thực sự hai ngôi tháp ở Tây Ninh là tháp Khơme thì các "lý luận" trên là chả có giá trị gì . Lạ một điều là, ở Tây Ninh, dân sở tại đều nói 2 ngôi tháp này là tháp Chăm, còn ở tháp Hòa Lai, ngày trước dân ở đó vẫn gọi đó là tháp của Khơme)
Bức phù điêu bên trên khung cửa chính
Tượng tạc trên ô tường phía Nam của mặt trước tháp - tượng xưa đã bị mòn quá nhiều ...
... và được phục chế bên ô đối diện
Trong số các ngôi tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt, có một số tháp/cụm tháp khiến các nhà khoa học gặp rắc rối trong việc xếp phong cách và xác định niên đại. Chủ yếu vì những đặc điểm khá khác biệt của chúng so với các tháp khác (tháp Bằng An, tháp Dương Long, tháp Đôi, ...). Điểm chung nhất của các cụm tháp này, là chúng mang nhiều ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Khơme.
Điều đó người ta có thể giải thích được do những mối quan hệ lịch sử giữa người Khơme và người Chămpa xưa (cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII, có đến mấy chục năm, Chămpa bị nước Chân Lạp của người Khơme xâm chiếm, biến thành một tỉnh của Chân Lạp)
Hai ngôi tháp ở Tây Ninh lại nằm ngay khu vực biên giới Campuchia, có thể vào thời điểm (được cho là) tháp được xây dựng, thậm chí đất ấy là đất của người Khơme, thì việc bị ảnh hưởng phong cách Khơme là chuyện bình thường.
Ơ tháp Bình Thạnh, khung cửa chính nhô ra ngắn, không dài ra như các tháp phong cách Hòa Lai ở đầu thế kỷ IX, các khung của giả cũng vậy. Vòm trên cửa chính và các cửa giả cũng không tạo thành vòm hình mũi giáo như các tháp Chăm ở miền Trung.
Nếu coi niên đại của nó khoảng thế kỷ VIII, thì có thể nó nằm trong phong cách cổ (Mỹ Sơn E1), nhưng rủi một điều, cho tới trước khi tìm ra tháp Mỹ Khánh bị vùi trong cát ở Huế, thì các nhà khoa học chỉ được biết về phong cách cổ qua lời miêu tả, hoặc các hình vẽ của các nhà khảo cổ Pháp hồi đầu thế kỷ XX. Nhưng sau này phát hiện ra tháp Mỹ Khánh, vòm cửa của nó cũng được vuốt nhọn lên chứ không như ở tháp Bình Thạnh. Tuy nhiên các hoa văn, và cách tạc hoa văn, tượng trực tiếp lên gạch trên tháp, lại mang đặc trưng Chămpa.
(Tất nhiên, nếu thực sự hai ngôi tháp ở Tây Ninh là tháp Khơme thì các "lý luận" trên là chả có giá trị gì . Lạ một điều là, ở Tây Ninh, dân sở tại đều nói 2 ngôi tháp này là tháp Chăm, còn ở tháp Hòa Lai, ngày trước dân ở đó vẫn gọi đó là tháp của Khơme)