What's new

Cameron Highland & những cuộc gặp bất ngờ

Với Phượt, tớ vốn chỉ là “quan sát viên” hơn là “phát ngôn viên”. Có thể sẽ có bạn nói vậy là ích kỷ, chỉ muốn nhận mà không muốn cho, chỉ muốn thu lượm thông tin mà không muốn chia sẻ thông tin.

Có lẽ cũng không nặng nề đến thế, bởi tớ chưa từng tham gia cùng đoàn nào trên Phượt, nên nhu cầu trao đổi với các bạn cũng chưa nhiều. Vả lại, tớ cũng chưa đi được nhiều, chưa đến được những nơi mới lạ, nên những gì tớ biết, tớ trải nghiệm đã được các bạn khác chia sẻ đầy đủ cả trên này rồi, tớ không cần phải lên tiếng nữa.

Bởi vậy, dù biết đến Phượt đã bao năm, tớ vẫn chỉ dõi theo các bạn vậy thôi, nhưng lần này, tớ quyết định phải lên tiếng, vì muốn nhờ vả các bạn, muốn các bạn giúp một việc, không hẳn là cho tớ, vì bản thân tớ, mà có thể nói là cho người khác, vì người khác. Một việc nho nhỏ mà rất có ý nghĩa và mang lại nhiều niềm vui với người được nhận.

Cụ thể là việc gì, tớ sẽ nói rõ khi đến đoạn Cameron Highland, bởi nói ra vào lúc này khá lộn xộn và khó hiểu. Vì vậy, tớ sẽ nói về chuyến Malaysia của mình theo trình tự và những gì tớ đã trải qua, để có thể giúp ích chút thông tin nào cho các bạn đi sau thì giúp, và để các bạn dễ hiểu và cảm thông hơn với những nhờ vả của mình.
 
Last edited:
Hi, Happypack.

Cảm ơn các thông tin của bạn. Bạn cứ thoải mái đi, gì mà khách sáo thế. Trang này là của chung, thông tin là của chung, càng nhiều tiếng nói thì càng xôm tụ, thông tin càng đa dạng phong phú càng tốt chứ sao. Nhất là khi có "thổ dân" tham gia update, chỉnh trang thông tin thì còn gì bằng.

Bạn có ảnh thì cứ khoe với mọi người chứ, thêm góc nhìn, thêm cảm nhận, tránh được trường hợp các bạn cứ phải nhìn ảnh theo góc nhìn của tớ, vừa phiến diện, vừa nhàm chán.

Welcome bạn.
 
úi, ảnh của axitchanh mà nhàm chán thì ảnh tớ ai thèm xem đây ;-)
axitchanh đã mở lời thì tớ rón rén "nhảy xổ" vào nhé :-D (nhưng mờ vẫn theo nguyên tắc đi theo mạch viết của bạn thôi)

một số hình ảnh bổ sung cho đoạn Chinatown và đền thờ Hindu

DSCF9176.jpg

Dãy nhà xưa khi vừa xuống monorail bến Chinatown. Từ góc đường này, rẽ phải sẽ gặp Chinatown - miếu người Hoa - đền thờ Ấn, còn đi thẳng sẽ gặp Khu chợ trung tâm (tiếng Malai là Pasar Seni, thực chất là một khu thương mại giống như chợ Bến Thành mà thôi)

DSCF9194.jpg

Chinatown (tên chính thức là Petaling Street) bao gồm hai con đường giao nhau thành hình chữ thập và khu ngoại vi gần đó, bán đủ thứ đồ thượng vàng hạ cám, mặc cả tha hồ. Petaling Street trở thành câu đùa cửa miệng của dân địa phương khi nói về một món đồ chất lượng thấp nào đó. Nhưng thực ra khu vực này cũng có những nét riêng cho cảm nhận của mỗi người. Mình thì thích đánh võng trong khu vực này để thưởng thức ẩm thực người Hoa. Ở điểm cuối đường tập trung mấy tiệm massage bình dân có một tiệm bán cơm heo, gà, vịt quay tẩm mật ong khá ngon. Đặc biệt vào dịp gần Tết ta, mình hay lên đó, tìm vào các tiệm bán đồ trang trí để mua mấy tấm giấy đỏ viết chữ Hán, lồng đèn hoặc tranh cắt giấy về nhà...đi lên đó để thấy lòng mình nôn nao ngày về sum họp bên người thân.

DSCF9217.jpg

một góc phố gần đó

DSCF9282.jpg

cũ và mới

DSCF9284.jpg

tòa công sở với kiến thúc thanh thoát mà mình rất thích

DSCF9294.jpg

Quảng trường Độc Lập (Merdeka Square)
 
DSCF9328.jpg

hoa cúng dường

DSCF9330.jpg

những chuỗi hoa trái này sẽ được các tín đồ trao cho tu sĩ trong đền thờ để choàng lên các pho tượng. Vào dịp Thaipusam, nhiều tín đồ thậm chí còn đeo hoa quả lên người bằng các xiên sắt, rất ấn tượng. Bạn nào có dịp đến KL vào ngày lễ Thaipusam, nên đến tham quan Batu Cave để thấy các tín đồ sùng đạo như thế nào. Thaipusam là ngày lễ tôn giáo rất thiêng liêng của đạo Hindu, và Batu Cave giống như Mecca mà mỗi tín đồ Hindu sinh sống ở KL và khu vực quanh đó đều cố gắng đến dâng lễ hằng năm.

DSCF9335.jpg

hoa chuối trang trí trước cổng đền. Cây chuối mang ý nghĩa may mắn trong văn hóa người Malay nói chung. Đám cưới ở quê thể nào cũng trang trí cây chuối hai bên cổng chào.

DSCF9337.jpg

phù điêu khi chưa tu bổ

DSCF9363.jpg

tết hoa cúng

DSCF9362.jpg

lễ vật

DSCF9357.jpg

đeo hoa cho tượng

mình ngưng, chờ axitchanh viết tiếp
 
Malacca với ngõ nhỏ, phố nhỏ như những đô thị xưa cũ khác.

Thành phố khá sạch sẽ, thanh bình và xinh xắn nhưng có điều làm tớ không thấy thích lắm, là nhà cổ, phố cổ, các công trình cổ ở đây không được cổ lắm.

Không hiểu mới được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào cuối năm 2008 mà các công trình ở đây mới được trùng tu, xây dựng lại như Lệ Giang hay mới được khoác lớp sơn mới như phố cổ Hà Nội đợt 1000 năm vừa rồi hay với một đất nước phát triển hơn Việt Nam, có nhiều các cao ốc cao rộng hơn Việt Nam, thì những ngôi nhà nho nhỏ và thấp tầng như vậy đã xếp vào hàng cổ rồi?

Tớ không chắc về điều ấy, chỉ có điều tớ cảm thấy không khí ở đây, cảnh sắc ở đây không có vẻ cổ kính lắm so với lịch sử và với các công trình di sản từ thế kỷ XV, XVII. Hay tại mình quá khó tính và quá bảo thủ, khi đã đi sâu vào tiềm thức tư tưởng cổ nghĩa là phải mái ngói rêu phong nhuốm mầu thời gian, là không gian yên tĩnh không có sự hiện diện của các phương tiện cơ giới?

Màu sắc đặc trưng của phố cổ Melaka (tên tiếng Malaysia của Malacca) là mầu sơn đỏ.

5154618406_151cc5f419.jpg


5154621982_d98b0a0a16.jpg


5154620446_52c98b217d.jpg


5154012013_7d8c1e4498.jpg


5154010095_9420e69285.jpg


5154013331_7a88c5e891.jpg

Những con phố cổ có lẽ được tạo lập từ lâu đời nên khá nhỏ, ngày nay được mở rộng ra hết cỡ nên hầu như không có vỉa hè. Đây là hiên nhà mặt phố, đồng thời cũng là vỉa hè cho người đi bộ luôn.

Có bạn đã gọi Malacca bằng cái tên rất dễ thương “Thành phố đỏ thắm” quả không sai.
 
Malacca với hàng đoàn ô tô nối đuôi nhau chạy đầy phố cổ và đỗ đầy dọc bên đường khi chiều xuống, đêm về.

5154765344_7d1479df31.jpg

Có lẽ đó là điều đương nhiên phải chấp nhận khi cuộc sống đầy đủ hơn, xã hội phát triển hơn. Nhưng đây cũng là điều tớ cảm thấy gờn gợn và không khỏi so sánh với Hội An, với Lệ Giang, nơi phố cổ dường như khoác thêm một chút không khí cổ, dường như thêm chút níu kéo lịch sử, níu kéo những ngày xưa cũ khi không có bóng dáng hiện đại của ô tô, xe máy.

Phải khó khăn lắm mới canh máy bấm được những khoảnh khắc hiếm hoi này, khi đường phố không có bóng dáng một chiếc ô tô hoặc có ít ô tô hơn bình thường.

5154154887_3631f22fbd.jpg


5154155661_2b9256f07a.jpg


5154767086_92d0792188.jpg


5154766346_5b0831d760.jpg

Hôm tớ đến là ngày rằm nên cũng bắt gặp cảnh đốt vàng mã như nhà mình.
 
Mình thì thích đánh võng trong khu vực này để thưởng thức ẩm thực người Hoa. Ở điểm cuối đường tập trung mấy tiệm massage bình dân có một tiệm bán cơm heo, gà, vịt quay tẩm mật ong khá ngon.

Mình nhớ món sữa đậu và tào phớ ở đây. Rất dễ ăn vì hương vị y xì như nhà mình, mỗi tội thơm ngon hơn.
 
Thành phố khá sạch sẽ, thanh bình và xinh xắn nhưng có điều làm tớ không thấy thích lắm, là nhà cổ, phố cổ, các công trình cổ ở đây không được cổ lắm.

Không hiểu mới được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào cuối năm 2008 mà các công trình ở đây mới được trùng tu, xây dựng lại như Lệ Giang hay mới được khoác lớp sơn mới như phố cổ Hà Nội đợt 1000 năm vừa rồi hay với một đất nước phát triển hơn Việt Nam, có nhiều các cao ốc cao rộng hơn Việt Nam, thì những ngôi nhà nho nhỏ và thấp tầng như vậy đã xếp vào hàng cổ rồi?

Tớ không chắc về điều ấy, chỉ có điều tớ cảm thấy không khí ở đây, cảnh sắc ở đây không có vẻ cổ kính lắm so với lịch sử và với các công trình di sản từ thế kỷ XV, XVII. Hay tại mình quá khó tính và quá bảo thủ, khi đã đi sâu vào tiềm thức tư tưởng cổ nghĩa là phải mái ngói rêu phong nhuốm mầu thời gian, là không gian yên tĩnh không có sự hiện diện của các phương tiện cơ giới?

axitchanh nhận xét có phần đúng đấy! nhưng thực ra công việc trùng tu các công trình kiến trúc cũ/ cổ ở Malacca mang tính dài hơi trong quy hoạch hơn so với ở ta (theo quan sát của riêng mình thôi nhé). Ở đây, nhìn chung là chế độ tư hữu đối với đất ở và công trình kiến trúc trên đó trao quyền tự quyết nhiều hơn cho chủ nhân, nhưng vẫn phải đám bảo quy hoạch chung của cả khu vực. Hầu hết các căn nhà trong khu Old Town đều thuộc quyền chiếm hữu và sử dụng của người dân, việc sứa sang xây dựng nội thất tùy vào điều kiện kinh tế và nhu cầu (sinh sống, kinh doanh) của từng hộ, nhưng ngoại thất bên ngoài nhất thiết phải giữ nguyên theo kiến trúc ban đầu để đảm bảo không khí chung của khu vực. Quan điểm phát triển Old Town ở đây là đảm bảo tiện nghi cuộc sống của cư dân, cũng như đảm bảo cảnh quan và bầu không khí chung để thu hút khách đến khu vực. Vì thế, không như ở Hội An khi chính quyền địa phương không khuyến khích (đôi khi cấm) các hộ thực hiện việc sửa sang tu bổ (tin này mình đọc mấy năm trước, ko rõ hiện giờ ra sao); ở đây chỉ một số công trình kiến trúc trọng điểm là mở cửa cho khách vào tham quan, khi đó chính quyền hoặc các công ty tư nhân sẽ tham gia đầu tư chỉnh trang dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo sự hài hòa chung của cảnh quan kiến trúc. Còn những căn còn lại trong khu chủ nhà có toàn quyền sử dụng.

Vì lý do đó mà nhiều hộ dân ở đây sơn mới căn hộ của mình, chắc axitchanh cũng từng bắt gặp một dãy nhà liên kế với màu sắc khác nhau cho từng căn nhỉ :) đương nhiên nét hoài cổ sẽ không còn, nhưng có khi lại mang màu sắc riêng và tươi mới, kiểu như những gì du khách thấy vẫn đang hòa vào dòng chảy của cuộc sống, chứ không mãi rêu phong và lụi tàn một lúc nào đó :)

nhưng mà hoài cổ có nét quyến rũ riêng (oái, vậy cuối cùng mình theo xu hướng nào, tự soi gương thấy mình ba phải quá :)))
 
Có thể nói, tất cả các đô thị vinh quang trong quá khứ đều neo mình bên một dòng sông, tất cả các thương cảng vinh quang trong quá khứ đều neo mình bên một cửa sông. Malacca, khi chưa mất vị thế vào tay Singapore, là một thương cảng quan trọng bậc nhất trong khu vực, giữ vai trò cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ngày nay Malaysia vẫn âm thầm giành lại vị thế đầu mối giao thương của mình với Singapore bằng việc mở rộng, nâng cấp và phát triển sân bay quốc tế KL. Trên thực tế, Malaysia đã dần trở lại là một đối thủ đáng gờm khiến Singapore lo ngại phải nhanh chóng xây dựng và mở rộng sân bay quốc tế Changi, dù sân bay này đã có những nhà ga rộng lớn, tối tân và hiện đại, để giành vị thế sân bay trung chuyển quốc tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Sông Malacca còn đó nhưng tầm quan trọng của con đường thông thương Đông Tây và những tấp nập trên bến dưới thuyền đã trở thành vàng son quá vãng.

Về đường không, nếu sân bay KL vẫn ít nhiều có thể cạnh tranh với sân bay Changi thì về đường biển, Malacca đã hoàn toàn thất thế về tay Singapore. Tất cả các con tàu chở container hàng từ Châu Âu, Châu Mỹ về Đông Nam Á đều transit ở cảng Singapore, sau đó mới bốc xếp lên các con tầu khác chở về các nước trong khu vực. Hàng hóa ship về Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Sông Malacca tuy không còn đóng vai trò to lớn như nó đã từng nhưng hiện tại nó vẫn là mạch sống trong thành phố duyên dáng đẹp xinh.

5158038015_875cb5c910.jpg


5158646948_e9b58a67fb.jpg

Sông Malacca đoạn này rất giống sông Singapore.

5158039057_644326e152.jpg

Guồng nước

5158039503_8951bf7f9a.jpg

Bến thuyền du lịch đi dọc dòng sông

5158040095_f62ff35e51.jpg

Một nhành hoa vươn mình bên sông
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,090
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top