What's new

Cào cào ký sự

Một chuyến phượt dài nhiều tập của đoàn cào cào 12 chiếc sẽ xuất phát lúc 14 h hôm nay, thứ Sáu, 16.11.2007, tại chân cầu Hà Đông. Điểm đến đầu tiên là Bản Lát.

Đó cũng là thời điểm bấm máy của một bộ phim truyền hình nhiều tập về dân phượt, sẽ lần lượt tới tất cả các miền, các điểm du lịch trên cả nước, mô tả và lý sự về văn hóa du lịch theo kiểu phượt.

Nhân vật chính của phim sẽ là các tay phượt trên những con ngựa sắt cào cào.

20h tối hôm qua, đoàn làm phim lỉnh kỉnh từ Sài Gòn ra đã tề tựu tại Hà Nội. Các đoàn tiền trạm cũng đã từ các điểm xa xôi trở về đêm qua.

Sáng nay, công việc chuẩn bị đã được rà soát xong xuôi.

Dự kiến tập đầu sẽ lên sóng trước hết trên HTV7 (Sài Gòn) vào tháng 12.

Một nữ MC mới lạ sẽ được trình làng. Hy vọng không phải là kiểu làm đỏm thường thấy, mà là người đồng hành "chịu được" của dân phượt đầy cá tính tinh tướng.
 
Một hồi tất tả ngược xuôi, đôi mắt hút dán vào bóng người lờ mờ vừa xuất hiện. Nhưng trong cơn lạc ở nơi rừng sâu núi cao, mây mịt mù này, thấy một cái bóng vật vờ chuyển động như ma rừng, mừng đấy mà lại sờ sợ.

Chắc ăn, em nép người vào bụi, im lặng giương mắt theo dõi và từ từ áp sát…

- Ai?! …Ai đấy? – Bác biên phòng hô vang như quát, hỏi theo phong cách quân sự, như hỏi mật khẩu.

Lẳng lẳng tiến sát nữa, thấy mặt, thấy rõ cả tia mắt cảnh giác của cái bác Nghi này, xác định đúng người của mình rồi, em mới xồ ra, reo lên nhận.

Em mừng quá, còn mấy bác biên phòng chưa hết tái mét mặt.

Thì ra em đã lạc khoảng vài trăm mét gì đó, chẳng biết theo hướng nào. Tối tăm thế, cách mấy mét còn chả nhìn thấy nhau, xa cỡ đó trong rừng núi chắc là cũng xa lắm.

Các bác biên phòng không rời em quá nửa bước nữa, theo nghĩa đen, áp giải em như tù binh hay là như một gã binh nhì ngơ ngác vừa được giải cứu.

Năm cùng tháng tận, thách thức đeo bám đến tận cuối. May, mọi chuyện kết thúc có hậu trong một chiều cuối năm đóng lại quá khứ…
 
Xuống đến chân núi, ngả ngốn một lúc lâu cho nhớt hồi về đầu gối củ lạc. Một đám phờ phạc chợt trở lại với thực tế của mình: về đồn bằng gì?

Đồi núi chập chùng, những con đường đất mới mở đỏ au, vắt vẻo quanh co. Yên lặng đến tĩnh mịch. Không câu trả lời.

Chiếc xe Uaz lúc sáng chở mọi người tới chân núi đã vội quay ra huyện để kiếm xăng cho cả đoàn. Chiếc cào cào còn lại đến được chân núi, đã nhường cho bác quay phim vất vả được về đồn sớm. Cả bọn còn lại lếch thếch kéo ghệt. Cứ lóc cóc đi về phía bản Tá Miếu, để ngược về đồn 317, dù chả biết sẽ kéo được đến đâu.

Nghĩ cũng chả được, đoán cũng chả được, thôi thì cứ túc tắc tự kíu mình. Lững thững đi, tay súng tay hoa, trên con đường không phải trong làng lúa làng hoa:

11734788233cacbd3.jpg


Vòng qua mấy quả đồi, thấy bản Tá Miếu hiện ra xa xa bên chân núi mà đắn đo. Đường về xa xăm. Trên cái ảnh này, bên phải, khúc giữa, có chừng hai chục cái chấm trăng trắng nhỏ li ti, không biết lên mạng có nhìn rõ hơn không. Đó là những nóc nhà dân ở bản Tá Miếu:

1173478c33b23de75.jpg
 
Ha ha, vụ đậu phộng trong rừng của bác Dudi hay đáo để! Nhưng vụ sợ mẹ mìn bắt còn hay hơn! :D
 
Đường còn xa, nhưng nhìn thấy được nó đã là mừng rồi. Bản (hoặc đồn) là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt- cái khẩu hiệu ấy tưởng là chỉ để hô, nhưng sống trong cảnh ấy mới thấy nó thật và gần gũi:

1173478c36d5dc171.jpg


Đi theo đường to thì vòng vo tam quốc, không biết đến bao giờ, nhưng có khả năng được xe đến đón. Đi theo đường tắt, lối mòn qua núi qua khe thì gần hơn, nhưng nếu xe đến thì cũng chịu.

Chấp nhận đi tắt là chấp nhận đi hết quãng đường và bất quá cũng chỉ về đến được bản Tá Miếu, cái bản có người gần đường biên nhất. Về được đến đấy, chắc cũng là tối mịt, phải nghỉ lại và ăn Tết tây luôn.

Phân vân chọn lối, vì phải phụ thuộc một yếu tố lúc đó không ai biết. Liệu chiếc xe Uaz về huyện có lấy được xăng không? Liệu cả huyện Mường Nhé đã có xăng chưa để mà mua? Nếu xe không có xăng để đến đón được thì chỉ còn cách đi bộ…

Mới từ mốc số 0 xuống, cái mệt đã qua, cái ngại cũng không tới được. Chỉ ức là không có thông tin để quyết định đi hay chờ và đi đường nào. Tất cả các máy bộ đàm trong đoàn cũng thành vật trang sức bất đắc dĩ, vật vã lủng lẳng trên cổ.

Đào rừng đã nở. Phàm là cái gì của rừng cũng đẹp và ngon hơn đồ nhà. Cây đào rừng này được các bác công nhân làm đường đánh từ rừng về cắm tại lán trại của mình. Nó to cao như cây khế và hoa cực đẹp:

11734788233caeb12.jpg


Xin một nắm đào rừng, vui với nó trên con đường bất tận.
 
Kẻ thẫn thờ đi, người nằm vật, phó mặc cho hoàn cảnh. Chả còn gì để sốt ruột nữa, mốc số 0 đã chinh phục được, bây giờ “vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng”. Bụi là chấp nhận bụi toàn phần…

Bỗng có tiếng “tin tin” yếu ớt từ góc núi nào xa lắm vọng lại. Những đôi mắt đang thẫn thờ bỗng dướn lên, ném những cái nhìn cầu vồng qua núi. Chả thấy gì, chỉ thi thoảng vẫn nghe văng vẳng tiếng tin tin, to từ từ.

Mọi người cả đoán rằng bác Khoa (Nguyễn Đăng Khoa, người sĩ quan biên phòng lái xe Uaz quả cảm, tận tụy và chu đáo hiếm thấy) muốn bắn tin cho anh em yên lòng bằng cách thi thoảng nhấn kèn tin tin.

Không sai. Và chiếc xe quen thuộc xuất hiện, bé như con kiến leo cành đào, lọ mọ nghiêng ngả trèo lên vệt dốc như dải lụa đào uốn quanh những ngọn núi và rồi trồi lên giữa khe núi:

1173478ea894ef318.jpg


Nỗi mừng vui không chỉ là sẽ về được đến đồn biên phòng 317 trong đêm giao thừa, mà xe đến nghĩa là có xăng rồi, những con cào cào sẽ lại được khừng khực chạy…

Về đến bản Tá Miếu thì trời lặng nắng:

1173478c804680900.jpg


Có xăng rùi, chả sợ gì nữa, lại la cà vào bản Tá Miếu chơi. Lúc ra khỏi bản thì chỉ còn nhìn thấy chiếc xe như thế này:

1173478c804682457.jpg


Về đến đồn, trời xầm xập tối (chả biết tại sao ở Tá Miếu thì tối thế, về đến đồn chỉ cách vài cây số lại sang sáng ra, mây trời đúng là đổi theo phút giây), tặng lại nhành đào rừng cho các bác biên phòng cũng đang vừa mừng trút được một nỗi lo:

11734788233cb0a51.jpg


Bữa cơm tất niên đã được dọn sẵn từ lúc nào. Cái rét băng gía của đợt gió mùa lạnh trùm lên biên cương bị phá tan. Rừng núi âm vang lên tiếng hô: “Hai ba nào!”

(Tiện đây em xin nói rõ thêm một chút: trong vài bài trước đây một số bác viết là khi uống rượu ở vùng này người ta hô “Hãy bắt đầu”. Mới đầu em cũng nghe thấy giông giống như vậy, nhưng nghe mãi mới thấy khác. Rồi đi hỏi mấy lần cho rõ nguồn cơn, mới hay không phải “Hãy bắt đầu”, mà là “Hai ba nào!”.

Người hô thường là có vai vế một chút, như là nhạc trưởng, có giọng cổ họng, đầy hơi, giõng dạc, lại phải khàn khàn, nhừa nhựa lái sang như là “Hây Be Nìu!”. Giống như bộ đội hô: Nghiêm, nghỉ, hay buổi sáng tập thể dục hô Rèn luyện thân thể nhưng nghe chả rõ ra là gì…)

Thôi thì, Hây Be Nìu!

Và nhớ phải hô ba lần, giữa những tiếng đồng thanh tương ứng đáp lại như sóng trào: Dzô!!!
 
Bác Dudi nói đoạn Hây Be Nìu rất tinh tế và chính xác , có một tốp đi sau nhóm chúng em về luôn miệng nói "Hãy bắt đầu", em cũng thắc mắc ko hiểu sao lại khác nhau như thế!

Nhưng cái câu "hết nước sờ tay, sờ tay ra nước" thì chắc đoàn nào cũng đúng nhỉ ?
 
Uống cạn ly, mọi người bắt tay nhau, chằng chéo, theo tục lệ người Hà Nhì, gọi là hết nước xờ tay, xờ tay ra nước…

Mọi người chúc nhau đủ vòng, trên dưới, dưới trên, ngang hàng…mỗi lần chúc là một lần cạn chén, bắt tay…

“Cù ly cù la”, tiếng Hà Nhì, nghĩa là có qua có lại. Đó là cái đuôi cuả thủ tục này. Được chúc một tuần rượu, nghỉ một tý rồi chọn lúc thuận lợi, phải rót rượu chúc lại và bắt tay người chúc rượu mình.

Được chúc rượu nhiều mà không chúc lại, e không phải phép lắm. Các bác biên phòng thường chân tình thông cảm cho khách chưa quen phong tục, nhiều khi chỉ biết uống rượu mà ngớ người ra khi nhìn thấy tay người chúc rượu đang chìa ra chờ bắt.

Dường như không có khái niệm “nhậu”, chỉ có khái niệm vui, vui thiệt tình và chân tình.

Bữa tất niên này cũng coi là bữa liên hoan mừng đồn 317 vào tuổi thôi nôi, nên niềm vui tăng gấp đôi…

Trong bữa tiệc cuối năm này, một chuyện tình được tình cờ nghe lại. Đó là có một cô nhà báo, trong một đoàn lên đó, gặp một anh biên phòng. Kết quả: vài tháng sau họ nên vợ nên chồng, vài tháng sau nữa, họ chuyển về Hà Nội…

Chuyện do bác Khoa, người sĩ quan lái xe Uaz quen thân với tất cả các đồn, kể. Theo bác Khoa này, sau khi hai người quen nhau, đều dùng cách tỏ tình thông qua bác í (viết thư, điện thoại…, để nhờ bác í oánh tín hiệu chuyển tiếp…hì).

Hây Be Nìu!

Chuyện có đủ tên tuổi địa chỉ, các chi tiết, rôm rả, nhưng lúc í do cả ngày leo núi, đi bộ… cơ thể khát nước, nốc vài cái Hây Be Nìu là đã choáng, nên em không nghe và nhớ hết được các chi tiết, chỉ nhớ bác Khoa bẩu về Hà Nội hỏi là có người biết…

Có bác nào ở Hà Nội biết chuyện tình này và kể tiếp không ạ? Nghe nói cũng cỡ Rô Méo – Duy Lét lắm…

Hây Be Nìu, em xỉn củ tỉn. Lơ mơ tỉnh thì thấy “tiệc” đã tan, mọi người loạch xoạch dọn dẹp. Nghĩ đến giao thừa sắp đến lại lọ mọ dậy, rủ rê nhau rửa ráy, thay quần áo sạch, sức dầu thơm rồi… để đấy. Hít hà không khí giao thừa cho khoẻ thêm một tuổi.

Chui vào tấm chăn dày cộp mà các bác biên phòng nhường cho, định ngủ tiếp cho rồi. Một bác chỉ huy lúc đó mới có thời gian rảnh, vào trò chuyện “gặp nhau cuối năm”. Dưới ánh đèn lờ mờ chạy bằng thủy điện tự tạo, người chỉ huy hằng ngày oai phong trước hàng quân, đêm giao thừa trở về người thường bình dị, với miên man những câu chuyện đời lính biên phòng gian nan và thú vị.

Năm mới 2008 ập đến lúc nào không biết…

Đêm khuya khoắt, tiếng rừng rì rào, tiếng côn trùng trầm bổng như dàn hợp xướng, thi thoảng một chú thuộc loài gì đó rít lên lĩnh xướng bất chừng. Em đánh cái quần đùi lồng lộng ra đứng giữa sân cho hai ống sậy giỡn chơi với sương gió biên thùy. “Lái” một cái, đánh dấu hoành cháng…

Lạnh sun vòi và sưng cả mũi. Sương dày đặc phả như khói thuốc lào, quấn quít reo quanh. Gió rít qua khe cửa. Cái cửa gỗ vênh vênh lập cập với gió, thi thoảng kẽo kẹt, khẽ đong đưa.

Đêm giao thừa nơi biên thùy, khi nào mới lại có một dịp như thế…
 
Sáng mồng 1 Tết (Tây, 2008)…Xuất hành từ đồn 317. Buổi tiễn đưa lưu luyến. Những chiếc khăn rằn miền Nam choàng vào cổ các chiến sĩ biên phòng, gửi nắng cho anh, gửi ấm cho anh…

1173479077ca44daa.jpg


Tiếng nhạc reo lên trong đầu, theo giai điệu của bài Tiểu đoàn 307: “Buối (dấu sắc, không phải dấu hỏi) xuất quân cào cào năm mới, đoàn cào cào thề dưới sao vàng, người phượt sĩ xá gì gian truân…”.

1173479077ca46901.jpg


Năm mới xuất quân, tinh thần rất hăng. Tạm biệt các bác biên phòng đầy tình cảm, mang theo quyết tâm không quản ngại khó khăn. Khí thế lên vùn vụt, xe đủ xăng, thì đèo nào cũng chơi, suối nào cũng băng. Quyết chí càn lướt mọi trở ngại, đạp bằng mọi ngọn sóng…lăn tăn.
 
Oạch…Gian truân ập đến mau lẹ, chả phải đợi thách thức nhều…

Mới đến suối đầu bản Tả Kố Khừ một chiếc xe nghiêng mình trầm trọn trong suối. Rồi nó lăn quay ra, không chịu khóc nữa, làm như đột ngột mắc bệnh tả, có kố đẩy mãi vẫn khặc khừ.

117347908681e92d6.jpg


Các loại thầy lang xúm xít thay nhau bắt mạch kê đơn: nào ướt bu gi, nào hỏng đề, nào ắc quy tịt… Bà con xí xọn móc đít:

117347907b21f1848.jpg


Được cái năm sớm nên tinh thần vẫn cao vun vút, vẫn cười hớn hở ngực nở đầy rôm:

117347907b21f3788.jpg


Chả ai chuyên trị sửa xe, lại chẳng mang theo đồ sửa chữa. Đến một cái túyp mở bu gi cũng không có, phải chặn đường, năn nỉ mượn khách qua đường lâu lâu mới có một người đi qua:

1173479077ca48459.jpg


Chịu, vì không vừa… Xe nào tuýp nấy. Cào cào to thì bu gi cũng phải to cỡ cào cào.

Chỉ còn cách đẩy, đẩy vãi cả các thứ. Nào máy ảnh, nào bộ đàm, nào kính mũ bút máy… cái gì văng được thì văng hết. Lên dốc, đẩy, xuống dốc chia nhau mà tranh thủ đẩy…

Vô vọng. Những bộ mặt méo dần…

11734791545a37cc3.jpg


Bữa sáng đầu năm xơi tại đồn 317 là mỳ gói và cơm lam chấm muối vừng trôi tuồn tuột. Ngay cả những thành viên khỏe và lạc quan nhất cũng lặng lẽ cúi đầu nhắm mắt xuôi tay:

11734791545a3981a.jpg


Ơ, có con trâu trắng này! Bác kia bảo: sic, tưởng gì, trâu trắng em xơi hòai chứ gì.

11734791545a3b372.jpg


Hè hị, cơ mà ngày xưa các cụ bẩu: gặp trâu trắng là mất mùa. Chả biết, nhưng khi gặp được con trâu trắng này, chợt nảy ra ý tưởng mới… Hì…
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,700
Bài viết
1,135,515
Members
192,445
Latest member
khanhhuyen1234
Back
Top