What's new

Cao nguyên Đồng Văn - Sau những bờ rào đá

Em mở thớt này, để mọi người viết về mảnh đất nơi địa đầu Tổ Quốc.

Sau những bờ rào đá, có những người Mèo quanh năm cúi mặt xuống đất, ăn xôi ngô và uống rượu ngô, có tiếng đàn môi tuy xa mà gần, có gió quẩn trên mái nhà lợp ngói máng, có khói bám đen đặc mảnh tường trình...

Tóm lại là, có quá nhiều thứ để viết ra... mà thật khó để có thể viết ra..

Tóm lại là, sau những bờ rào đá...;) (c)
 
Trời mưa - Mù - Thiếu sáng - Mở khẩu to - Ảnh không nét sâu tức là DOF mỏng.

híhí, quá chuẫn , thật tuệ trí và tin xì

em có cái ảnh em bé ở cụm xã Phố Cáo


 
Thật quá đáng, các thầy thôi đi, dậy dỗ không đến nơi đến chốn nên hậu quả đúng là sản phẩm của một nền giáo dục không đầy đủ :D:D:D

Xem ảnh của bạn Windy, có phải thầy muốn trò biết, đấy là DOF mỏng, phỏng ạ???

Chỉ bảo phải chỉ tận tay, day tận trán chứ, chứ cứ úp úp mở mở thế này, còn kêu ca nỗi gì???
 
Cái này là, hôm trước sau khi đọc comment trong Blog, em ko hiểu DOF là cái gì, mới hỏi mấy anh, thì đc đại khái nó là "Độ sâu trường ảnh" (Tam sao thất bản ko biết về đến miệng em nó có còn đúng không nữa)...

Thế là em rút ra mối liên hệ giữa trời mưa và DOF và Black

Trời mưa - Mù - Thiếu sáng - Mở khẩu to - Ảnh không nét sâu tức là DOF mỏng.

Phỏng các đại ca, em nối chúng lại với nhau có sai ở đâu thì chỉ cho em với hì hì

Anh ghét đứa nào không biết còn dấu dốt. :LL Đã thế tìm hiểu còn không đến nơi đến chốn. DOF là DOF, trời mưa là trời mưa. :gun

DOF của cô đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Depth_of_field. Nếu đọc tiếng Anh khó hiểu quá thì chịu khó nhìn ảnh nhá.

Trời mưa: Mưa định nghĩa là gì thì anh không biết. (Ngu mà:D). Nhưng điều chắc chắn là anh chẳng nhìn rõ cái giè cả. Lý do đại khái là hơi nước (độ ẩm) trong không khí cản trở ánh sáng xuyên qua. Mắt người nhìn không rõ thì cái ống kính cũng vậy. Phỏng?

Mở khẩu hết cỡ khi chụp trời mưa là đúng. Vì ánh sáng yếu, nên phải mở hết cỡ để ảnh đủ sáng. Mà khẩu tỷ lệ thuận với DOF. Khẩu càng lớn (mở to) DOF càng mỏng và ngược lại. Chú ý "khẩu mở lớn" nó ngược so với cách hiểu thông thường. Giả sử một ống kính nào đó có độ mở lớn nhất là 2.8, mở nhỏ nhất là 22. Tại sao lại nói vậy? Vì mở 2.8 giống như cô mở hết các cánh cửa trong nhà lấy ánh sáng vào. Còn mở 22 nghĩa là cô khép gần hết các cánh cửa lại. Lúc đó nhà tối đi, phải không?

Còn theo ý cô, trời mưa và DOF có liên quan. Ừh thì đúng. Vấn đề ở chỗ cô muốn chụp cái gì? Và muốn nó nét sâu hay nông. :D :LL

@ windy: Tinh vi. :LL Nhìn ảnh anh hiểu nông thế nào rồi. Mặt mấy thằng ku mỏng dính. Mỗi tội vẫn hơi out. :LL

@pvc: Post bài xong mới nhìn thấy bài bác. Bác ơi em trêu nhà black một tí. Có gì mạo phạm bác bỏ qua nhá. :D
 
Last edited:
Đang buồn ngủ, đọc bài anh GL tỉnh hẳn.

Em có giấu dốt ở đâu đâu nào? ;) Ko biết vẫn hỏi đấy chứ hí hí.

Em là thích chụp ảnh cảnh, ko hoặc chưa đủ trình chụp những cái tinh tế, kiểu xóa phông, macro hay vân vân gì đó. Ảnh cảnh thì em cứ khoái là sâu từ trong ra ngoài, nhìn cho nó nét chèn chẹt luôn, vì thế trời mưa là em ghét, em cứ phải mở khẩu hết cỡ luôn và ảnh nhạt cbn nhẽo quá trời. Kiểu như vầy nè:

Phố nhỏ Đồn Cao một buổi chiều


Người Mông đi chợ kiếm tiền tiêu


Đường lên chóp núi sao mà mỏi


Hì hụi em trèo, thực là siêu!!! (c) :LL


P.S: Em dạo này lười rồi, chỉ thích resize ảnh rồi post cho nó nhanh thôi. Anh xấu nhở, đừng vote (-) nhá (BB)
 
Đang buồn ngủ, đọc bài anh GL tỉnh hẳn.

Em có giấu dốt ở đâu đâu nào? ;) Ko biết vẫn hỏi đấy chứ hí hí.

Em là thích chụp ảnh cảnh, ko hoặc chưa đủ trình chụp những cái tinh tế, kiểu xóa phông, macro hay vân vân gì đó. Ảnh cảnh thì em cứ khoái là sâu từ trong ra ngoài, nhìn cho nó nét chèn chẹt luôn, vì thế trời mưa là em ghét, em cứ phải mở khẩu hết cỡ luôn và ảnh nhạt cbn nhẽo quá trời. Kiểu như vầy nè:

Anh đang buồn ngủ cũng tỉnh hẳn ngủ. Tỉnh ngủ vì mấy cái ảnh hoành tráng của cô. Ảnh này mà mở hết cỡ ống kính thì đảm bảo anh đi bằng đầu. Hay là cái ống kính cô dùng mở hết cỡ phải là 6.3? (Anh đi bằng đầu nốt).

Anyway, muốn nét suốt thì phải khép khẩu. Cảnh phong cảnh muốn đẹp thì cũng phải khép cỡ 8.0. Khắc phục vấn đề thiếu sáng bằng cách giảm tốc độ xuống, dùng tripod để chống rung. Bù trừ Ev cũng là một biện pháp hỗ trợ. Hoặc đẩy cao ISO lên. Hoặc đối với máy Cà Nông như cô thì chụp định dạng RAW rồi về dùng Digital Photo Professional trong đĩa kèm theo máy để cân chỉnh lại. Hị hị. Phức văn tạp thế đấy! :LL

P/s: Viết xong anh mới để ý. Cô đã dấu dốt còn chẳng cảm ơn anh nhá! :gun :T :Dam

Anh đi bằng đầu đây! (BB)
 
Last edited:
Nhiều tộc người ở vùng cao có tập tục gói bánh chưng đen. Cây lộc vừng đen phơi khô mua về từ chợ hay hái về từ trên núi sẽ được đốt cháy để lấy tro. Trộn tro với gạo nếp đã ngâm và đãi sạch, dùng chày giã với chủ đích “nhuộm đen” hạt gạo. Tiếp tục sàng sẩy lại chỗ gạo đã trộn tro lộc vừng để lọc bụi và sạn. Sau đó gói bánh chưng dài hoặc vuông với nhân đỗ xanh hoặc đường. Một phụ nữ người Hán cho tôi biết, việc trộn tro vào gạo không hề mất vệ sinh, mà nó sẽ làm cho bánh chưng có mùi thơm đặc biệt, màu sắc cũng đặc biệt, có thể để hàng tháng trời mà không hỏng, phù hợp với thói quen ăn Tết hết tháng giêng của người dân.

Lúc lượn phố thì em gặp một gia đình người Hán ở Đồng Văn đang chuẩn bị gạo để gói bánh chưng đen, như thế này:
 
Chơi loanh quanh ở Sà phìn

Em rủ rê một anh người Mông, 30K để anh ta cho em ngồi trên cái xe chở nhợn để đi từ TT Đồng Văn ra xã Sà Phìn - nơi đã từng có những thước phim tuyệt đẹp trong "Chuyện của Pao"

Thế xong chụp vớ chụp vẩn được mấy cái - DOF lại mỏng, mỏng tèo hì hì :LL

Đường


Rét thế vẫn ra đồng :(


Và bọn trẻ con vẫn phải lao động (NO)


Em gái này đang mơ về nơi xa lắm


Bà kon tụ tập bàn chuyện "Cái rét nó đuổi xuân đi"

 
Mấy tấm post ở trên toàn là bắn lúc ngồi trên cái xe win lao ầm ầm như đi chết ặc ;)

Ra Sà phìn, việc đầu tiên là ghé nhà Vương nơi có di tích lịch sử nhà vua Mèo Vương Chính Đức. Vua của người Mèo đã xây dựng cho mình và con cháu một dinh thự bề thế nguy nga nằm giữa một thung lũng cực kỳ đắc địa, xung quanh núi non vây tròn thành một bức lũy khổng lồ. Sa mộc lấy giống từ Trung Quốc mọc hiên ngang bất chấp gió mưa và bão tố. Trước đây, ngôi nhà do một người cháu của họ Vương trông coi, nay xã đã biết phát triển du lịch bằng cách bán vé thăm quan và cử một cô hướng dẫn viên trông coi ở ngay tại căn nhà trước cổng.

Dinh thự họ Vương là một tòa kiến trúc được thiết kế tinh xảo và mang phong cách quyền quý. Tòa nhà dựng bằng gỗ, lợp mái ngói âm dương, hệ thống nước mưa được chuyên chở bằng một loại tôn đem về từ Pháp, dẫn ra một chiếc bể khổng lồ sau nhà. Nhà có nhiều phòng riêng biệt cho con cháu và các bà vợ, phòng cho người hầu kẻ hạ và quân lính hộ tống. Phía trên 3 căn phòng quan trọng nhất của tòa dinh thự có hai lô cốt, ngày đêm có lính canh gác, quan sát bốn phía để bảo vệ vua Mèo.

Vương Chí Sình là con trai thứ của vua Mèo, ông là người nổi tiếng hơn hai người anh em là Vương Chí Tinh và Vương Chí Chư, bởi đã giác ngộ và đi theo cách mạng, trở thành đại biểu quốc hội khóa I và II của nước Việt nam. Nhắc đến dinh họ Vương, nhiều người cũng gọi là nhà vua mèo Vương Chí Sình, nhưng thực ra người làm vua không phải là ông mà là bố của ông, Vương Chính Đức.

Chợ Sà Phìn là chợ lùi, nghĩa là chợ họp luân phiên ngược lại các thứ trong tuần, ngay dưới chân bậc thang đá trước cổng nhà vua Mèo. Ví dụ tuần này chợ họp vào chủ nhật, thì tuần sau sẽ họp vào thứ bảy, tuần tiếp tới sẽ họp vào thứ sáu. Xung quanh ngôi nhà Vương chỉ có khoảng hơn chục nóc nhà của người H’mong. Những cây đào cổ thụ khẳng khiu chĩa cành chọc lên nền trời, nụ vẫn đang ngậm chặt miệng. Sau rằm tháng giêng, khi trời ấm lên, hẳn những ngôi nhà nơi đây sẽ ngập trong sắc hoa đào.

Cô bé hướng dẫn xuýt xoa kể, đêm qua trời mưa, sáng nay người trên Lũng cú về nói băng đọng khắp trên núi, dưới đường. Rồi cô chỉ cho em nhìn lên hai đỉnh núi cao ngất ngưởng, trên đó vẫn còn đọng lại những lớp băng mỏng chưa kịp tan trông như những bông hoa tuyết được gắn vào vách núi. Núi cao quá, ống kính của em không thể zoom lên tới nơi, em chỉ biết lặng ngắm mỏm núi trắng. Những ai biết nơi này có băng, trong khi đỉnh Mẫu Sơn đang tắc nghẽn vì du khách. Thế mới thấy đường đến nơi đây dài và cách trở đến nhường nào.
 
Cổng nhà bác Vương


Nhìn xuyên tường ra cổng


Bể tắm sữa dê của Vua (làm từ một hòn đá nguyên khối)


Một góc nhà Vương


Mái ngói âm dương


Mặt chính của Vương phủ


Còn đây, đào ngủ quên xuân, vắt mắt từ cổng nhà Vương nhìn lên cao nguyên đá

 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,136
Members
192,382
Latest member
Khoa11zz
Back
Top