What's new

[Chia sẻ] Cát bụi Rajasthan

Cát bụi Rajasthan

Sinh ra từ cát bụi, và rồi trở về lại với cát bụi…​



BK301.jpg

Cát bụi ở đây, có thể hiểu là cát từ vùng sa mạc Thar Desert rộng lớn ở phía Tây, hàng năm vào mùa nóng thổi theo từng đợt gió vào khắp Delhi, tạo ra bụi bặm luôn dấy lên từ những bước chân đi ở từng con đường Rajasthan. Và cũng có thể hiểu đó là quá khứ lừng lẫy của để chế Mughal, một trong những triều đại rực rỡ của lịch sử Ấn Độ.

Quay trở lại lịch sử, với 2 từ Mughal, hay còn gọi là Mongul, Mongol, Moal, Tartar, Mông Cổ, đế chế rộng lớn nhất trong lịch sử loài người, với lãnh thổ kéo dài từ Châu Á đến tận Châu Âu. Vậy, người Mông Cổ thì có liên quan gì đến vùng Rajasthan, vùng của những người Raiput anh dũng và kiêu hùng với niềm tin tuyệt đối từ đạo Hindu đến từ phía Nam lục địa Ấn Độ. Có thể Thành Cát Tư Hãn, sau khi chiếm Trung Hoa Đại Lục, đánh đổ mọi sự chống cự ở Trung Á, kiểm soát con đường tơ lụa và chiếm đến miền Trung Pakistan hiện tại (với trung tâm là thành phố Lahore, cổng thành Đỏ Red Fort ở Delhi ngày nay quay hướng về nơi này), thì dừng lại, vì nhiệt độ đã trở lên quá nóng so với người Mông Cổ. Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời vào năm 1227, các hậu duệ của ông vẫn tiếp tục đánh chiếm và thực hiện tư tưởng cả thế giới thành một của ông, với sự đánh bại đế chế Ba Tư (Persia), tiến quân vào Ai Cập và vào Châu Âu. Lúc này, Ấn Độ vẫn chưa thuộc đế chế Mông Cổ. Ba trăm năm sau, các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn sau khi tạo dựng triều đại vững chắc của mình ở Trung Á bắt đầu tiến đánh Ấn Độ. Năm 1526, sau chiến thắng trước quân Ấn tại Delhi, Babur lên ngôi hoàng đế và bắt đầu mở ra một đế chế Mughal rực rỡ trong lịch sử Ấn Độ.

Các triều đại Mughal với sự cải đạo sang đạo Islam (Muslim) đã tạo ra các công trình vĩ đại trong lịch sử nhân loại với kiến trúc Muslim làm nền móng. Hoàng đế Humayun (con trai của Babur) sau khi chết đã được vợ mình xây dựng nên Lăng mộ Humayun Tomb ở Dehli bởi những người thợ đến từ Ba Tư . Lăng mộ này là nền móng về mặt kiến trúc cho Taj Mahal được xây dựng bởi dòng dõi của ông sau này.

Tiếp đến triều đại của vua Akbar, con trai của Humayun. Có thể nói, Akbar là vị vua lừng lẫy nhất trong tất cả các vị vua của đế chế Mughal, với sự bành trướng rộng khắp miền Bắc Ấn. Rajasthan, vùng đất của những người Rajput, lúc này là sự cát cứ, phân chia quyền lực và chiến tranh liên miên của những vị vua từng vùng, với hệ thống thành lũy được xây dựng vô số, tương ứng với từng vùng đất. Chính sự giành giật lẫn nhau đó của các vương quốc nhỏ đó là điểm yếu để Vua Akbar lợi dụng. Với sự đàn áp, đánh chiếm và liên minh riêng với từng thủ lĩnh của từng vương quốc (Akbar có 3 người vợ, một theo đạo Hindu, một theo Islam và một theo Thiên chúa), mà dần dần, vua Akbar thống nhất toàn vùng Rajasthan và phía Bắc Ấn Độ. Quân đội anh dũng và kiêu hùng của những người Rajput sau này trở thành cánh tay phải của ông trong các cuộc đánh chiếm các vùng đất tiếp theo ở phía tây và đông. Khi Delhi ở quá xa, Vua Akbar cho xây dựng và chuyển kinh đô về Agra (Agra Fort) và đời đô về Fatebur Sikri vào năm 1571 sau khi ông được tiên đoán là sẽ có con. Từ một vùng đất hoang vu còn nhiều dã thú, Fatephur Sikri đã nhanh chóng biến thành một thành phố tráng lệ với nhũng cung điện, hồ nước nhân tạo, đài phun nước,… hết sức lộng lẫy. Tuy nhiên năm 1585 Akbar lại dời thiên đô về Lahore. Cuối cùng vào năm 1599 cung đình Mughal lại quay về Agra và Akbar định cư ở đó cho đến khi qua đời.

Cháu của vua Akbar là vua Shah Jahan, sau này đã xây dựng nên một trong những kỳ quan của thế giới, Lăng mộ Taj Mahal để tiếc thương cho người vợ của mình. Cố cung Red Fort xưa kia của ông cha vô tình lại là nơi giam giữ ông, bởi chính con trai của mình.. và ông sẽ không bao giờ tiếp tục ý định xây thêm một Black Tal Mahal cho riêng mình ở phía bên kia bờ sông, đối diện với Taj Mahal..

Có vẻ như có quá nhiều lịch sử quá nhỉ! Thư giãn nào, đã đến lúc để nói thêm một chút về chuyến đi lần này, và tất cả những gì sẽ có trong topic này lại liên quan đến phần lịch sử trên. Gần nửa tháng cho một chuyến đi đến một số nơi ở bang Rajasthan là quá ít, thường thì sẽ phải mất hơn 1 tháng đến vài tháng để hiểu hết những gì nơi này. Rất muốn đi thêm nhiều nhiều nơi khác nữa ở Rajasthan, song do không có nhiều thời gian, chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, nên trong topic này sẽ nói thêm về một số điểm sau:

I. Jodhpur – Thực sự là thành phố màu xanh (Blue City ) với pháo đài Mehrangart oai hùng

II. Bikaner – Sa mạc, nghệ thuật và thiên đường của những con chuột

III. Jaipur – Pink City, không hẳn vậy, và Amber Fort tuyệt vời.

IV. Agra – nơi không có trần gian, chỉ có thiên đường và địa ngục

V. Delhi – Cũ hay mới, chọn nơi nào?

Chiếc máy ảnh số mang đi trong chuyến này vừa mang ra chụp được 2 cái thì hỏng, chỉ còn chút ảnh máy film, chắc sẽ rất ít và không thật đẹp, nhưng hy vọng mọi người sẽ thích.
 
Last edited:
Hay quá! Ban Thangdong post cùng mình đi ;)


Cậu bé đi cùng ông tham quan Amber

Amber120301.jpg


học sinh xếp hàng vào tham quan

Amber120204.jpg


Amber120404.jpg


Bên ngoài pháo đài chiều về
Amber120405.jpg


Cổng chính đi lên điện, với phù điêu và trang trí với phần lớn đá ốp được vẽ và kính dán tường.

Amber120202.jpg
 
Tấm hoàng hôn với mặt trời ở Jodhpur đẹp quá, vừa thấy xanh của blue city, vừa thấy đỏ hồng của mặt trời sa mạc... Đúng như cảnh vật vùng cửa ngõ sa mạc này. ;) nhưng tấm hồng ở giữa bác thangdong chỉnh màu lên khiếp quá. ;)
 
Hi hi, chắc do tại em hay thích ảnh tự nhiên như cảnh vật vốn có nên sự khác lạ thị giác nhiều quá đâm ra thấy thế nào ý.



Thằng gù ở pháo đài Amber. Chết cười với ông gù này, đang đi lang thang một mình, ông lỏi ngoắc tay và bảo đi theo, và nói sẽ chỉ cho một chỗ có view đẹp nhất ở trên đỉnh. Cứ đi theo, và lên đến nơi, hoá ra mình đã đi qua chỗ này rồi. Tưởng thật thà và tốt bụng, ai dè cũng đề nghị một chút phí dẫn đường :lol:

Amber120305.jpg


Bên trong

Amber120307.jpg


Amber120309.jpg
 
Thực ra trong lòng Amber Fort ko đẹp, thua xa Mehragarh. Kiến trúc trong lòng Amber Fort khá đơn giản và hơi thô. Nhưng dù sao thì cũng vẫn rất hoành tráng, nhất là từ đây nhìn ra xung quanh rất sướng

Phía trước Amber Fort
183207_10150417171350147_589665146_17417924_1188030_n.jpg


Phía sau Amber Fort - Jaigarh Fort
183125_10150417186835147_589665146_17418118_767923_n.jpg


Nhưng dù sao em vẫn thích Mehragarh hơn, đúng nghĩa một pháo đài cổ của vùng Rajasthan.
184801_10150415960935147_589665146_17398977_3114613_n.jpg
 
Last edited:

Mình thích Amber hơn bởi khoảng sảnh rộng trong pháo đài, không gian rộng rãi, mới cả có hồ nước nhìn phong thủy hữu tình hơn. Bao xung quanh Amber là một quần thể nhiều pháo đài khác nữa. Còn Mehrangarh thì quá hùng dũng mà át đi vẻ lãng mạn của một lâu đài.

Dạo bước nốt trong thành

Amber120203.jpg


Amber120206.jpg


Xin chào Amber, xin chào những chú voi... Chúng tôi quay trở lại Jaipur - thành phố được gọi là Pink City... Thành phố Hồng.

Amber120403.jpg
 
Jaipur - Pink City, Không hẳn thế!

Từ Agra …

Pink City, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ là Thành phố màu hồng, đúng nghĩa như dịch ra từ Pink City, nhưng nếu hiểu “Hồng” theo nghĩa Hồng Hà – Sông Hồng – Red River thì Pink ở đây nghĩa là đỏ, nâu đỏ,.. và cách hiểu đó có vẻ như là đúng nhất với Pink City.

Như dự định ban đầu, chúng tôi sẽ bắt chuyến tàu tối từ Agra đến Jaipur, vé tàu đã được đặt và tất cả đã sẵn sàng. Nhưng ngay hôm đầu tiên ở Agra, một tin không vui chút nào đã ập đến khi tất cả mọi người ở Agra, từ chủ khách sạn, các phòng vé, nhà ga Agra,… đều báo là mọi chuyến tàu từ Agra đến Jaipur đều bị hủy bỏ, vì một vụ bạo động lớn ở một thị trấn nằm giữa chặng đường. Đi đâu hỏi cũng được câu trả lời là Impossible, nơi thì bảo đi Bus được, người thì bảo phải đi Taxi, và cẩn thận đi đường bị ném đá, mọi đường ray tàu hỏa đã bị lấp đá. Và như theo những thông tin trên báo về sự khủng bố đánh bom diễn ra, và nhìn đội ngũ bảo vệ lúc nào cũng lăm lăm súng thật ở Agra khiến tôi thêm hoang mang. Đi Jaipur hay là không đi? Liệu đến Jaipur được thì thành phố tiếp theo liệu có đi được?

Agra604.jpg

Một góc Agra với Tal Mahal

Agra cách Jaipur khoảng 250km, và ở Ấn thì đi tàu một cách di chuyển tốt nhất, khôn ngoan nhất. Cùng với những rắc rối với sự lừa đảo của đám cò mồi mà tôi gặp trước đó ở Agra, ít nhất là 3 lần bị lừa, mà hơn nữa, những người lừa mình lại là những người mình tin nhất. Đó là một ông già gần 70 tuổi, một cậu thanh niên lái taxi rất nhiệt tình… tất cả đã mang lại một ấn tượng rất xấu về những ngày đầu ở Ấn Độ. Một chuyến xe đêm được nhanh chóng quyết định, vé tàu bị vứt đi mà không hoàn được tiền. Và lại một lần bị lừa nữa khi mua vé bus. Đại lý vé nói: “xe Vip nhất, tất cả là khách du lịch, không có một người Ấn nào.. Yên tâm đi.. Cứ đến đây rồi chúng tôi sẽ đưa các bạn ra xe. Nhớ đến đúng giờ”. Và giá vé cũng Vip. Vâng, yên tâm, tất nhiên những người lạc quan nhất đều có quyền yên tâm. Nhưng mọi việc xảy ra lại không như vậy, đúng giờ chúng tôi đến nơi, và không ai dẫn ra bến xe cả. Người lái xe tuktuk được thể lại vòi thêm 50 Rupies để chở chúng tôi ra địa điểm đón xe ngay gần đó. Lại tiền, lúc nào cũng vòi tiền, mấy ngày ở Agra mà chúng tôi đã chán ngấy. Đến nơi, tôi nháo nhác mắt tìm Bến xe và cái xe Vip mà chúng tôi đã mua vé. Tất cả chỉ là đám bụi mù và một đống người cuốn đầy vải quanh người ngồi la liệt ở lề đường trong cái lạnh kinh người. Bến xe là đây sao, một người đàn ông với một cái bàn ngồi bán vé ở ven đường, và rất lạnh lùng khi chúng tôi hỏi liệu đây có phải là đúng là nơi để chờ xe. Chiếc xe bus cũng tệ không kém. Nhưng đối với một backpacker người Pháp duy nhất cùng mấy đứa bọn tôi trong hơn 50 Ấn người chờ ở bến, thì đó được coi như là một cái bus tốt nhất. Đối với cậu người Pháp này, anh ta bĩu môi: “Các bạn mới chỉ ở đây vài ngày và chưa biết nhiều đâu. Tôi đã ở gần một tháng, và they try to Fool me everytime, all about money…”. Anh ta làm vài ngụm rượu trước khi bước lên chiếc bus này cùng chúng tôi với mục đích để ngủ ngay lập tức.

Theo trên vé, xe chạy 21h, đến 22h hơn thì mới thấy xe đến. Sắp xếp, chờ khách, đổi khách và đuổi một số người bị trùng vé xuống, hơn 23h thì xe mới bắt đầu lăn bánh. Chúng tôi lại lang thang không một chiếc bus và hy vọng may mắn rằng chuyến xe này sẽ không gặp vấn đề gì trên đường với vụ bạo động kể trên. Chiếc xe phải đi theo đường vòng để tránh đường cấm khá nhiều và đường thì nhỏ, xóc kinh khủng. Chiếc kính xe thì lại rung và đập liên hồi tạo ra một sự hỗn loạn trong cái bóng đêm đen kịt. Chợp mắt được một lúc. Trong chiếc xe bus vẫn lầm lì tiến lên trong cái bóng tối vô mang, xung quanh tôi, trên sàn xe la liệt những người. Chiếc sleeper bed bên cạnh lẽ ra dành cho một người, nhưng đã có 3,4 người chen chúc ở đó. Tôi yên vị với chiếc ghế ngồi của mình và không thể chợp mắt nổi. Xung quanh vẫn là con đường nhỏ với hàng dài xe tải đang xếp hàng đi qua con đường vòng để tránh bạo động. Khi nào trời mới sáng?


...đến Jaipur.

Gần 5h30 sáng, xe đến bến, trời vẫn tối như mực. Từng cơn gió lạnh tê người vẫn từng đợt ào thổi. Và cái bến xe này cũng rất nhộn nhạo, cũng ở ven đường, nhưng Jaipur là một thành phố lớn nên chúng tôi thấy an tâm hơn. Như mọi khi, đám cò mồi, xe tuktuk, taxi lao vào mời mọc, và đã quá cảnh giác, chúng tôi bỏ ngoài tai tất cả. Nhìn bản đồ, bến xe này cách nhà ga khoảng 2km, tất cả quyết định đi bộ đến đó.

Khung cảnh khu từ bến nơi chúng tôi xuống đến ga tàu cũng đáng lo sợ không kém. Tất cả đều nhếch nhác. Một người đàn ông sẵn sàng chỉ và dẫn chúng tôi tìm khách sạn, và qua hàng loạt khách sạn đã kín người vì rất nhiều hành khách phải ở lại vì bạo động, với giá 10 Rupies (khoảng 5000 vnd). Chúng tôi càng hoang mang với câu hỏi, liệu với mức sống và sự nghèo đói kinh khủng như này thì những điều gì sẽ xảy ra sắp tới với sự an toàn của chúng tôi. Nhưng may thay, mấy tiếng thất thểu trên đường lúc rạng sáng này lại là những ấn tượng xấu sau cùng mà chúng tôi gặp ở Ấn Độ.

Amber101.jpg

Sáng sớm lang thang ở đường phố gần nhà ga Jaipur

Hơn 10h sáng, chúng tôi bắt đầu vào Pink City… Cái ánh nắng mặt trời như sưởi ấm tất cả, như bỏ lại sự mệt mỏi, chúng tôi như được lấy lại nguồn năng lượng mới. Cổng thành Pink City xuất hiện từ xa với màu nâu đỏ, hơn pha da cam nhẹ nhẹ… Những con phố lúc nào cũng sầm uất và nhung nhúc người đi lại, tuktuk, richshaw, bò và từng đàn chim lại nhao nhác vỗ cánh. Ngồi trên tuktuk, tôi có thể dễ dàng nhận ra trên đường đi, đây là khách sạn Hawal Mawal với kiến trúc riêng biệt rất nổi tiếng. Từng dãy nhà với kiến trúc riêng biệt của Pink City, nơi nào cũng nhang nhác như nhau, tất cả đều là nơi buôn bán tấp nập. Mọi ấn tượng xấu của những ngày trước của chúng tôi đã bị xoa tan với không khí nơi đây.. Một thành phố, một khu thành cổ hàng trăm năm vẫn còn nguyên vẹn, một cung điện nằm giữa lòng hồ, mọi hoạt động diễn ra ồn ào, kinh doanh buôn bán sầm uất, và tất nhiên mọi người như cho phép chúng tôi hòa mình vào cuộc sống như những người bản địa. Chúng tôi đã lấy lại được niềm tin tốt đẹp về một nền văn minh của nhân loại.
 
Công nhận màu film nhìn hay thật ;)

Tiếp tục góp với bác 1 tấm về Jaipur

Một góc Pink City nhìn từ Hawa Mahal (Palace Of The Wind)
182070_10150417176890147_589665146_17418004_2807571_n.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,674
Bài viết
1,171,061
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top