What's new

Câu chuyện rừng già

Hàng độc, sợt làm sao được mà sợt chứ. Hàng hiểm, cứ chịu khó kiên nhẫn. Mình đọc mấy lần rồi mà đọc lại vẫn còn thấy phê.

Nhưng mà túm lại nằm nhà xem du lịch qua màn ảnh nhỏ, kết hợp với đọc hồi ức cuả các bạn vẫn sướng hơn (NT). Mình là mình chả thế đâu :))

Em nông dân, cần gì cứ "sợt" tác giả cho nó nhanh! (c)
 
Anh Đạt bắt đầu hót giả tiếng vượn, đầu tiên là con vượn đực đầu đàn, rồi đến con vượn cái và cuối cùng là con vượn con, có lúc anh pha tiếng hót của cả 3 con, chúng tôi di chuyển quanh mỏm núi để giả tiếng hót. Anh Đạt thổi 3 lần cả thảy, quả đúng là tiếng hót của con cái nghe thật phấn khích và có phần man dại.. tuy nhiên không có 1 tiếng hót nào đáp lại.

Sau chừng nửa tiếng vừa di chuyển vừa hót giả tiếng vượn, 3 anh em chúng tôi thận trọng quay về lối cũ, vừa đi đầu óc vừa căng ra quan sát. Tôi cũng kịp tưởng tượng đến tình huống nhóm 3 anh em chúng tôi mà gặp mấy tay thợ săn ở đây thì sao nhỉ? Chắc chỉ dám hỏi thông tin về đàn vượn chứ bắt họ thì không nổi.

Một buổi sáng qua đi, vượn không thấy mà thợ săn cũng không thấy, quá trưa chúng tôi lục tục kéo nhau xuống núi. Về đến lán, điều khác biệt đầu tiên chúng tôi nhận thấy là một tảng đá nằm chềnh ềnh đúng chỗ anh Nhỉ ngủ đêm qua, ai cũng sợ, may mà nó không lăn xuống đêm qua không thì... Nghe anh Thọ kể, có 1 cây khô phía trên vách đá có gió mạnh nên bị gãy, rơi vào phiến đá này, phiến đá lăn ầm ầm xuống phía lán, anh Thọ lúc đó đang nấu cơm gần đó, may mà tránh kịp…
Cơm canh đã bày ra sẵn nhưng có vẻ nguội lạnh vì anh em xuống trễ hơn mọi khi, ai cũng mừng cho anh Nhỉ vì cái cây khô không gãy xuống đêm qua. Trước khi ăn cơm tôi đã tranh thủ dọn dẹp qua lều của tôi để sau bữa trưa nay anh em chúng tôi lại hành quân và dự định dừng chân nghỉ đêm tại lán thảo quả của anh Lử. Trong bữa cơm anh Đạt hỏi cả nhóm có cảm nghĩ của mọi người về đợt điều tra và có thể khẳng định không còn một đàn vượn nào sót lại ở khu rừng này chưa? Tôi không tin là còn vượn, Oánh cũng không tin là còn thế nhưng các anh vẫn tỏ vẻ băn khoăn rằng có thể vẫn còn. Anh Đạt nói rất khảng khái..” nếu trong đoàn còn bất cứ băn khoăn gì về đàn vượn vẫn sống quanh đây thì ta chưa thể về, tôi muốn mọi người phải có cơ sở chắc chắn nhất rồi hãy khẳng định là còn hay không? nếu đã có anh em băn khoăn vẫn còn, ta sẽ ở lại thêm ngày nữa để khẳng định chắc chắn điều mọi người còn băn khoăn, tôi không muốn khi về dưới kia rồi người thì nói có, người thì nói không...” Cả nhóm lặng thinh không ai nói một lời, không khí bữa cơm khá nặng nề, anh Đạt kể thêm về mấy tình hưống anh đã gặp khi mọi người khẳng định không thì nó lại có và ngược lại..Anh Đạt nói biết đâu đấy ngày mai mình lên đỉnh núi hôm nay lại túm được mấy tay thợ săn đi rình bắn vượn.

Bữa trưa thứ năm trong rừng, anh Đạt tranh thủ phổ biến cách quan sát và nghe Vượn cho lần thực tập buổi chiều

 
Last edited:
Một buổi chiều tự do, tôi ngủ để lấy sức cho chuyến hành quân ngày mai, mấy anh em trong nhóm vẫn tiếp tục leo lên núi để thực tập phương pháp nghe và quan sát cho nhuần nhuyễn. Bữa tối nay anh Thọ kiếm đâu được ít rau chua về nấu cá hộp, mới nghe anh nói tôi đã thèm lắm rồi, con gái hay thích ăn đồ chua vậy mà cả tuần nay tôi phải nhịn. Mấy hôm ở rừng bữa tối hôm nay tôi chén cũng nhiều nhất, nồi canh cá hộp nấu rau chua hết veo, có bao nhiêu rượu anh em đem ra tổng kết hết.

Mấy ngày leo núi không có thời gian ngủ trưa mà sáng nào cũng phải dậy sớm nên sau bữa tối ai nấy đều chui vào lều nằm, tôi bật MP3 to để anh cũng được nghe, cậu Tiến yêu cầu tôi hát 1 bài tiếng Anh cho cả nhà.. thế là “.. I am glad the day I found you, I want to stay around you..” – một bài tôi suốt ngày ỉ ôi hát mà không biết chán. Đêm nay là đêm cuối cùng chúng tôi còn ở gần nhau trong khu rừng này, anh Đạt hỏi thăm hoàn cảnh mọi người rồi lân la hỏi đến chuyện tình yêu tình báo của các anh.
Câu chuyện về người Dao có tục lệ..được vợ lấy từ rất sớm, người H’mông đi cướp vợ còn người Dao, phụ nữ lại đi tìm chồng. Cậu Nhất kể có con bé trong bản 11 tuổi đã thích theo giai, mới tí tuổi nó đã vấn tóc cao lên, 13 tuổi nó đã có con. Thường thì các anh trai bản tuổi thanh niên nhầng nhầng sẽ chọn 1 bản gần đó có nhiều cô gái đẹp, chàng ta đi làm rừng về kiếm cớ đến ngủ nhờ 1 người quen ở bản đó, tối đến các cô gái của bản, dù đã quen biết hay chưa quen biết sẽ đến cạy cửa buồng của chàng trai để xem mặt và tâm sự. Nếu họ ưng nhau sau một vài lần cô gái sẽ ở lại cùng chàng trai, cứ thế, gái bản này sẽ lấy các chàng trai bản khác. Anh Quang nói, ngày trước khi anh đến ngủ ở bản bên, con gái đến, bật diêm xem mặt khiến anh xém cả da mặt.. Tình yêu của họ cứ hồn nhiên như cây cỏ, không tính toán, không có bố mẹ ngăn cấm, lúc nào thấy ưng nhau thì về báo cáo trước 1 năm mới được cưới, khi đó cô gái chỉ có mỗi việc là ở nhà dệt vải, thêu áo cho bản thân cô và cho gia đình mới.

Cậu Nhất đang ngâm nga 1 bài hát bằng tiếng Dao, giai điệu nghe nao nao buồn, tôi hỏi với sang hỏi Nhất về nội dung bài hát, Nhất nói “nhớ con quá em hát bài hát ru con của người Dao..”, năm nay Nhất mới bước sang tuổi 23, vợ cậu mới sinh con trai được mấy tháng. Tiếng hát của Nhất khiến ai cũng trạnh lòng nhớ nhà, nhớ vợ con. Anh Đạt nói “mai xuống núi, nhà anh em nào gần Nậm Xi Tan thì cứ chạy ù về thăm vợ con 1 tí cho đỡ nhớ rồi lại đi.. ”, ai cũng lặng thinh, nửa muốn về thăm vợ con nhưng được ít thời gian, nửa muốn ở lại tối mai quây quần cùng anh em tại nhà anh Lử vì hôm sau lại sớm lên đường. Cả đoàn có tôi, Tiến và Oánh là chưa có gia đình, mọi người hỏi tôi đi xa thường nhớ ai, thú thực là tôi hay đi xa, sống xa bố mẹ đã lâu, bạn trai không có, tôi nằm nghĩ lại không biết mình có nhớ ai không nhỉ? Tôi cũng thấy chạnh lòng vì không...nghĩ ra ai để nhớ!

Tiếng rè rè từ cái đài bán dẫn của anh Đạt lại cất lên, câu chuyện về hoàn cảnh của từng người cũng thưa dần, có anh đã thở đều đều, ngày mai, sau 1 buổi sáng quan sát trên núi, nếu anh em khẳng định 100% không còn con vượn nào ở khu vực này chúng tôi sẽ dời đi sớm và cố gắng đến được bản Nậm Xi Tan truớc khi trời tối, Nậm Xi Tan là gần bìa rừng nhất, nhà anh Lử cũng ở đó. Ngày kia anh em lại tiếp tục hành trình sang dãy núi còn lại nằm trên đất Nậm Xé và Nậm Xây, còn tôi phải chia tay mọi người, quay về Sapa bởi còn nhiều việc đang còn dang dở. Không được đi tiếp cùng anh em để nghe vượn hót, để được chinh phục những đỉnh cao tôi lấy làm tiếc lắm, tôi tự an ủi mình vì từ giờ đến tháng 6/2007, tháng nào anh em cũng đi 1 chuyến, khi đó tôi muốn tham gia nữa cũng chưa muộn.
 
Last edited:
Khi không có " gi lét" thì các bác giai nên làm gì?(NT)
Anh Nhỉ nhà ta có cách cạo râu...cần cấp bằng sáng chế gấp gấp! Anh dùng một mảnh nứa, chẻ mỏng hình răng lược ( càng mỏng thì hiệu quả làm sạch râu ria càng cao thì phải). Anh Nhỉ để mảnh nứa sát vào cằm rồi uốn cong, râu ria cứ gọi là đứt phừn phựt! 100% lìa khỏi cằm!




( xin lỗi, lại out nét)
 
Thứ 4 ngày13 tháng 9/2006.

Sáng nay tôi không tham gia buổi quan sát cuối cùng trên núi cùng anh em, tôi ở lại lều để giữ sức và chăm sóc cho đôi chân, hôm nay hứa hẹn một ngày hành quân sẽ mệt mỏi. Tối qua chúng tôi bàn nhau sẽ quay về đường cũ, đến đoạn gần khu rừng tre hôm đầu tiên chúng tôi gặp có một đoạn rẽ đi tắt về bản Nậm Xi Tan, chúng tôi sẽ đi theo đường đó. Anh Lử nói nếu tích cực đi khoảng 5h chiều sẽ ra được khỏi rừng.

Buổi sáng cuối cùng trên núi, không còn một chút hi vọng nào có thể nghe thấy tiếng vượn hót, 8h30, các anh em đã về tới lán, 2 anh nuôi vẫn chuẩn bị bữa trưa, tổng kết mọi thứ chúng tôi mang theo, những anh em khác đi dỡ lều và thu vén hành lý. Bữa trưa nhanh chóng, 9h30 hành lý được san đều cho mọi người, lúc về không phải gùi theo lương thực nên ai cũng nhẹ gánh, anh Nhỉ tình nguyện vác giúp tôi cá balô. Trước khi đi anh Tiến không quên dập bếp lửa và nhắc nhở mọi người cời xới đám cỏ chúng tôi lấy về lót chỗ nằm, anh Tiến nói phải cời lên không cái hồn mình cứ quanh quẩn ở đây, về nhà rồi mà hồn vẫn cứ ở lại trong rừng.

9h15 chúng tôi lên đường, đoạn đường về dốc xuống là chủ yếu nên ai cũng mang theo một cái gậy để chống trượt, trời nắng, lối đi khô ráo, ai nấy rảo bước rất nhanh. Hôm đi chỉ thèm được đi dốc xuống nhưng hôm nay khi về nhiều dốc xuống mới thấy chân đau, gối chùn, xuống dốc tôi ngã còn nhiều hơn là lên dốc nhưng rất may lần nào tôi cũng bám được vào cây. Cái chai đựng nước tôi mang theo không hiểu thế nào mà ngày cuối lại tìm không thấy, thế nên cứ đến con suối nào tôi lại tranh thủ uống nước. 1 nhóm gồm 4 anh đi trước rất nhanh, các anh muốn về sớm đoảng qua nhà xem có chuyện gì rồi buổi tối vẫn quay về tập trung ở nhà anh Lử, các anh đi trước mang theo lương khô còn lại của cả đoàn. Đến gần giữa trưa khoảng cách giữa 2 nhóm cách nhau khá xa, nhóm chúng tôi 6 người băn khoăn sợ các anh quên mất mình đang mang bữa trưa của cả đoàn thì khốn. Đi chừng 3 tiếng tôi bị trượt chân ngã 1 cú rất mạnh, cái đầu gối kêu “khục” 1 cái, rồi đau như muốn rời ra. Cách đây 3 năm tôi bị ngã xe máy, đầu gối bên phải từ bấy cũng có vẫn đề, cứ vận động mạnh nó kêu “khục” như muốn trật ra. Mỗi lần như thế tôi phải ngồi im 15 phút không cử động rồi mới đi lại được bình thường. Tôi nói với cả đoàn đi chậm lại 1 chút để đợi tôi, cái chân chưa kịp hồi phục mà tôi vẫn phải sải bước theo các anh, tôi bước tấp tểnh, bước cao bước thấp và dồn trọng lượng cơ thể vào chân trái, mọi người đi vẫn nhanh nên tôi bị tụt lại sau cùng, mỗi lúc phải xuống dốc với cái chân đau rất khó, tay chống gậy, tay bám cây mới tụt được xuống. Cái đầu gối cứ trong trạng thái đau âm ỷ mãi không đỡ, có lẽ vì mấy ngày nay tôi đi nhiều quá nên đã đến lúc nó lăn ra “ăn vạ” mất rồi. Đi thêm 1 tiếng nữa mà không thấy con suối nào, tôi lại đang khát nước khô cổ. Đang lúc muốn đi nhanh để tìm suối uống nước vậy mà chân lại đau, tôi gọi với anh Lử đi chậm lại, dọc đường đi tìm chỗ nào có lán thảo quả, chỗ đó sẽ có khe nước, mọi người cũng giảm tốc độ để đợi tôi. Đến được lán thảo quả ai nấy đều mệt, chui vào lán để tránh cái nắng giữa trưa, cái khe nước gần lán bé quá, nếu vục tay xuống nước sẽ bị vẩn đục, tôi hái 1 cái lá rồi múc nước uống thoả thuê tôi mới nhường chỗ cho Oánh. “Em cần ít nhất 15 phút để cho cái đầu gối đỡ đau hẳn rồi mới tiếp tục lên đường được” tôi nói, mọi người cũng tranh thủ dựa lưng vào vách lán chợp mắt và thư giãn cái lưng, đôi chân.

Nghỉ ngơi bên lán thảo quả

 
Last edited:
Cảm thấy đầu gối đã đỡ đau tôi giục anh em dậy lên đường, từ lán thảo quả đi chừng 30 phút tới 1 con suối nhiều đá lớn, anh em đi nhóm trước để lại 6 thanh lương khô cho 6 anh em chúng tôi trên 1 hòn đá ngang suối, cũng đã quá 12h, ai cũng đói, mọi người dừng chân bên bờ suối để nghỉ ngơi và ăn lương khô. Lần đầu tiên ăn luơng khô tôi thấy ngon như vậy, vừa ăn vừa múc nước suối uống, chả mấy chốc thanh lương khô đã nằm gọn trong bụng, bây giờ mà có thanh nữa tôi cũng chén nhanh gọn. Cả tuần trời không được tắm gội nhìn thấy suối tôi thèm tắm lắm nhưng lại bất tiện vì có mình tôi là nữ, tôi lôi dầu ra gội đầu, mấy anh cũng gội theo. Nước mát, vục cả đầu xuống nước gội tỉnh cả người, đầu nhẹ bẫng, anh Đạt biến đi đâu 1 lúc, quay về thấy thông báo anh đã tắm xong. Trời còn nắng, sau màn tắm táp chúng tôi vẫn nán lại bên bờ suối ngồi chuyện trò, anh Lử rất cao hứng kể chuyện “thằng con gái Thái ở Tú Lệ đi tắm suối, vừa tắm vừa quấn váy cao dần lên, 1 lúc đã thấy váy nằm ở trên đầu, mông trắng bốp..” nói xong anh cười cười giòn tan. Tôi nói đùa với anh Lử “em phải thu âm lại tiếng cười của anh mất thôi, nghe anh cười em thấy xả láng lắm!” đúng là tôi chỉ nhớ đến gương mặt của ai đó khi họ đang cười, nụ cười hồn hậu, sảng khoái của anh Lử có ý nghĩa hơn cả trăm thang thuốc bổ chứ chả đùa.

Phút nghỉ ngơi bên đầu nguồn con suối Hô Nậm Mu

 
Anh Tiến




tiếp tục hành quân




Lại nghỉ



Lại hành quân



và lại nghỉ




Chỗ này chúng tôi phát hiện ra dấu vết của gấu nên anh em dừng lại " hóng hớt" anh Đạt đang xác định dấu vết của loại gấu gì
 
Last edited:
Hơn 1 tiếng nghỉ bên suối, giờ cũng đã đến lúc chúng tôi phải lên đường nếu không đến bản trời sẽ tối. Đi mãi đến 3h hơn rừng tre đã hiện ra trước mắt, đường đi qua rừng tre là đoạn đường dốc lên dài nhất trong cả cuộc hành trình, tuy nhiên, dốc thì dốc nhưng vẫn có đoạn bằng phẳng để nghỉ ngơi lấy sức. Vượt qua đoạn rừng tre chúng tôi bắt đầu đi theo lối mới, đoạn rừng này ít cây to, nhiều cỏ gianh và độ nghiêng dốc xuống rất kinh khủng, đấy là lí do tại sao khi đi lên anh Lử không dắt chúng tôi đi qua lối tắt này vì lúc đi nó sẽ là con dốc lên cao nhất và dài nhất.

Không có cây to nên nắng ở khu đồi gianh rất gay gắt, tôi lại khát nước mà đồi gianh thì kiếm đâu ra nước, dốc xuống khiến cho cái đầu gối lại ì ra không muốn bước. Tôi đà đẫn đi xuống, vừa đói, vừa khát vừa nóng và mệt khiến tôi đi trong trạng thái bồng bềnh không còn tỉnh táo, cỏ gianh sắc, cứa vào chỗ nào buốt chỗ đó. Anh Đạt vừa đi vừa nói chuyện để tôi được tỉnh táo, chắc nhìn tôi đi lẹo dẹo như thế anh cũng đoán ra tôi đã rất mệt. Có đoạn dốc quá anh Nhỉ phải đưa gậy ra để tôi bám vào mới xuống được. Tôi đi lờ vờ trước mọi người nên hạn chế tốc độ của anh em, tôi nói Anh Lử, Tiến, và anh Nhỉ cứ đi trước, kiểu gì tôi cũng mò được tới bản vì có đường mòn.
3 anh rảo bước đi trước, 3 anh em còn lại vừa đi vừa nghỉ, đi hết đồi cỏ ranh chúng tôi nhìn xa xa có nhiều lùm cây như cây bụi, khi lại gần tôi phát hiện ra một bãi đất rộng có rất nhiều táo mèo và ổi mọc hoang, mắt tôi sáng lên khi nhìn thấy quả ổi chín căng mọng đầu tiên. Dốc là thế! ấy vậy mà tôi cứ chạy phăm phăm không hề ngã, anh Đạt với Oánh cũng chạy theo. 3 anh em đu lên cây ổi, thân to cỡ cổ chân tôi, vừa hái vừa ăn nhồm nhoàm “trong đời chưa lần nào ăn ổi lại thấy ngon đến thế!”anh Đạt nói, những quả ổi găng vàng ruộm trĩu chịt trên cành, tôi ăn liền 1 lúc cả chục quả. Thế rồi những quả trong tầm tay với cũng hết dần, tôi vẫn chưa thấy đã, anh Đạt và Oánh cũng vậy, anh Đạt lấy cây gậy mang theo khều 1 cành xuống thấp rồi đu mình lên để vịn cây xuống, Oánh hái quả, tôi chỉ có việc mang mũ ra đựng. Lấy đầy 1 mũ ổi, anh em chúng tôi mang nhau xuống gốc cây táo mèo ngồi ăn hồn nhiên như 1 lũ trẻ con, ăn cho thoả thuê rồi mới đi tiếp, mấy cây táo mèo quả bé tí xíu nên tôi chả thèm để mắt tới.
 
Phía duới chân núi phía xa kia là bản Nậm Xi Tan, con suối trong vắt chảy qua giữa bản, từ đây tôi có thể nhìn thấy bọn trẻ trong bản đang đùa nghịch bên suối. Thèm tắm quá, tôi đi như chạy để nhảy xuống suối tắm, chỉ kịp vứt túi đồ lên bờ, quần áo nguyên như thế tôi chạy ào xuống suối, trời đã về chiều, nước suối lạnh ngắt, tôi rét run lên 1 lúc rồi cũng quen. Hôm nay tôi quyết định đãi bọn cá suối 1 “món ăn” bằng mồ hôi, bằng sự nhọc nhằn dọc đường đi mà suốt tuần qua tôi tích tụ đuợc mang về đây để “biếu” chúng nó.

Nhóm anh em về trước bây giờ cũng mới ra suối tắm, tôi phì cười khi thấy anh Lử cọ cọ lưng vào đá để kì, động tác của anh tự nhiên giống như mấy con hươu con hoẵng cọ lưng vào cây khi bị ngứa. Có bao nhiêu trẻ con trong bản chúng kéo nhau hết ra suối xem người lạ, chúng rụt rè như những con thỏ rừng, ban đầu còn nem nép vào tảng đá, lấp ló những gương mặt ngơ ngác và nhọ nhem để quan sát chúng tôi, tôi vẫy tay gọi mấy đứa đến để cho ổi, một đứa, hai đứa, rồi cả đám xúm vào chỗ tôi để lấy ổi và lại tản đi rất nhanh. Có đứa lấy được ổi xong, cắp đứa em nhỏ vào nách, nhảy thoăn thoắt trên những tảng đá để sang bờ suối bên kia, cứ như 1 lũ khỉ con tinh nghịch..
Bây giờ tôi mới có cơ hội ngắm nghía mình 1 chút, khắp mình mẩy chỗ nào cũng có vết bầm tím, 2 ống chân cơ man nào là..hoa cà, ngâm mình dưới nước, cảm giác ê ẩm khắp người thật nhanh tan biến, tôi thấy đầu óc lại tỉnh táo, tinh thần phấn chấn chỉ có đôi chân và lưng còn đau, tối nay tôi sẽ nấu 1 bữa tươi ra trò mời các anh em để bù đắp những ngày ở rừng vất vả…
 
Chuyến đi đầu tiên vào sâu trong rừng già với vai trò như 1 thành viên nhóm CBMG, một tuần trong rừng đã qua đi, những điều lắng lại trong tâm tưởng tôi về công việc của một cán bộ sinh học, một nhà bảo tồn thiên nhiên quả là có vô vàn thách thức! nếu không có những đam mê hẳn là không thể theo đuổi một công việc đòi hỏi nhiều hi sinh và cả những rủi ro có thể xảy đến cho tính mạng. Đối với phụ nữ, làm nghề bảo tồn lại càng là một sự đánh đổi không dễ lấy lại, sức khoẻ, tuổi tác, gia đình và các mối quan hệ.. Tôi không có ý định trở thành một nhà nghiên cứu sinh học chuyên nghiệp nhưng dù là bất cứ công việc gì trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã, tôi vẫn sẽ tiếp tục say sưa, tiếp tục đam mê vì ít nhất nếu tôi còn ham muốn với rừng già, cơ hội còn rất nhiều và Tôi_Lại_ Đi!
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,808
Bài viết
1,138,733
Members
192,756
Latest member
WilliamShirley
Back
Top