What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Chùa Tứ Pháp

Trong các chùa miền Bắc, có một "dòng" đặc biệt. Tôi tạm gọi là Dòng, vì đây là một phong cách chùa riêng, có nguồn gốc xa xưa, được nhiều người cho rằng có trước cả khi Phật giáo vào Việt Nam. Dòng chùa này chỉ có duy nhất ở đồng bằng sông Hồng. Đó là dòng chùa Tứ Pháp.

Những cư dân trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng từ xa xưa đã tôn thờ các vị thần thiên nhiên, thể hiện qua bốn vị Nữ thần: Mây - Mưa - Sấm - Chớp, và gọi là Tứ Pháp: Pháp Vân - Pháp Vũ - Pháp Lôi - Pháp Điện.

Mặc dù truyền thuyết về Tứ Pháp và Phật Mẫu Man Nương là ở vùng Bắc Ninh, truyền thuyết từ thời Sĩ Nhiếp - thế kỷ 2-3, nhưng chùa Tứ Pháp thì trải trên một diện rộng hơn nhiều, từ Bắc Ninh qua Hưng Yên, cả Hà Nội, Hà Nam và dọc sông Hồng ra đến Nam Định cũng có.

Điểm đặc biệt của những ngôi chùa Tứ Pháp là Thần tượng của Nữ thần thưởng rất lớn, được đặt trang trọng và có khi còn cao hơn tượng Phật. Trong những ngôi chùa cổ xưa nhất như chùa Dâu, chùa Đậu, tượng Nữ thần đặt chính giữa điện, chiếm vị trí cao nhất, còn tượng Phật chỉ đặt ở phía sau, nhỏ và thấp hơn nhiều.

Những ngôi chùa Tứ Pháp này đã thể hiện tín ngưỡng dân gian lúa nước của người Việt cổ rất khéo léo, lồng một tôn giáo vào niềm tin cổ xưa, không hẳn là Phật giáo thuần khiết, cũng không hẳn là thần thánh đơn thuần.
 
Về hệ thống chùa Tứ Pháp ở Bắc Ninh, tôi đã có viết trong topic "Kinh Bắc", chỉ nói qua.

Vùng Dâu - Luy Lâu - nơi Phật giáo được truyền vào đầu tiên, có chùa Dâu thờ Pháp Vân, được coi là chùa cổ nhất Việt Nam. Vùng Dâu có truyền thuyết Phật Mẫu Man Nương, người đã sinh ra 4 chị em Nữ thần, vì vậy có đủ 5 ngôi chùa thờ. Các vùng khác chỉ có tối đa 4 chùa. Cũng vì thế, bộ tượng Pháp ở Dâu là đẹp và đầy đủ nhất.

Một số chùa Tứ pháp nổi tiếng nhất:
- Chùa Dâu ở Bắc Ninh - thờ Pháp Vân (nay thêm cả Pháp Vũ)
- Chùa Keo ở Gia Lâm - thờ Pháp Vân
- Chùa Thái Nhạc ở Hưng Yên - thờ Pháp Vân
- Chùa Đậu ở Hà Tây (cũ) - thờ Pháp Vũ
- Chùa Bà Đanh ở Hà Nam - thờ Pháp Vân

Trong 4 bà, thì Pháp Vân được thờ nhiều nhất. Ngay trong nội thành HN cũng có hai chùa Pháp Vân, mà một chùa nằm ngay đầu đường cao tốc, và đường đó cũng mang tên chùa: Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Tôi cũng chụp ảnh được chục pho tượng Nữ thần dạng này, pho cổ nhất có niên đại thế kỷ 17.

Điều đặc biệt của chùa thờ Tứ Pháp là tượng Bà Tứ Pháp được ngồi trên tòa sen, điều chỉ dành riêng cho Phật hoặc Đại Bồ tát (nhiều chùa Bồ tát cũng không được ngồi tòa sen).

Tượng Pháp Vân chùa Dâu - Bắc Ninh.

picture.php
 
Tượng Tứ Pháp ở Dâu đều bị bọc trong vải vóc, mũ khăn kín mít, nên không thể thấy được bên trong. Rất may là ở một số chùa khác những phục trang mới thêm này không có, do đó có thể nhìn rõ các cụ xưa đã tạc tượng các Bà thế nào.

Hầu cận bên bà Pháp Vân là hai pho Kim Đồng và Ngọc Nữ cũng rất độc đáo. Pho Ngọc Nữ thể hiện người con gái thuần Việt, đội khăn vấn tóc, đứng trong một điệu múa hầu Bà.

picture.php
 
Trong ảnh dưới, ảnh nhỏ là tượng Pháp Vân chùa Dâu (sưu tập), và hai pho Pháp Vân chùa Keo Gia Lâm.

Có thể thấy tượng Pháp Vân chùa Dâu rất đặc biệt, mình trần, chỉ có xiêm từ thắt lưng trở xuống (các tượng ở vùng Dâu đều thế, do đó đều phải "mặc áo"). Tượng chùa Keo thì có khoác tấm phủ vai, mặc xiêm áo đàng hoàng, và không bị phủ vải.

Các pho tượng Pháp này rất đặc biệt, vì là Nữ thần nhưng được mang các dấu hiệu của bậc Đại Phật: Trên đầu có tóc xoắn ốc, có gò nổi giữa đầu, giữa trán có Bạch hào, tai dài, ngồi tòa sen theo thế liên hoa, tay để trong thủ ấn giống Chuyển pháp luân, hoặc ấn Vô úy.
Những biểu tượng này nếu không phải các Đại Phật, bậc Như lai thì không bao giờ có. Ngay như Quán Thế Âm cũng không được có tóc xoắn và gò giữa đầu thế này.

Qua đó có thể thấy sự tôn sùng của cư dân với các Nữ thần, xếp ngang hàng, hay cho các Nữ thần chính là hóa thân của Phật. Điều này chỉ xuất hiện ở đồng bằng Sông Hồng thôi.

picture.php
 
Chùa Thái Lạc ở Hưng Yên là một trong những ngôi chùa hiếm hoi còn lại cả tòa điện từ đời Trần, với những cột kèo, trạm chổ từ 700 năm. Chùa cũng thờ bà Pháp Vân, được đặt giữa các tượng khác. Nhưng cũng dễ nhận ra tượng Bà vì pho tượng có màu nâu gụ khác hẳn những pho tượng Phật thếp vàng khác.

picture.php


Tượng bà Pháp Vũ chùa Đậu (Hà Tây cũ), để trong 1 khám kính tối om, nhện chăng đầy. Pho tượng này có vẻ đặc biệt, với tay bắt ấn giơ lên trời, và đôi mắt được thếp vàng sáng rực lên so với toàn bộ màu nâu gụ xung quanh. Tòa sen cũng rất đẹp. Pho tượng này nổi tiếng linh thiêng.

(Chụp qua kính lại tối, không thể lấy được, hic).

picture.php
 
Mặc dù đã nói đến Đại Bồ tát Quán Thế Âm khá kỹ ở phần trước, phần này tôi muốn nói đến những pho tượng Quan Âm Nghìn mắt nghìn tay cổ ở chùa miền Bắc mà tôi đã gặp.
Cũng may mắn mà tôi đã chụp ảnh được một số pho tượng cổ quý nhất thuộc loại này còn lại ở Việt Nam, là tượng chùa Hội Hạ, chùa Đào Xuyên, chùa Bút Tháp, chùa Mễ Sở, chùa Tam Sơn.

Tượng chùa Hội Hạ được coi là cổ nhất, làm từ đời Mạc, dáng chắc khỏe. Chùa đã đổ nát, tượng được đưa vào Bảo tàng Mỹ thuật.

Từ dưới lên, phần bệ lục giác có những tượng nhỏ ở góc tượng trưng cho Địa ngục, đỡ bên trên là mặt biển cả. Giữa biển nổi lên đầu con thủy quái khổng lồ, đỡ lấy tòa sen (đến chùa Bút Tháp thì thành con rồng). Hai tay con thủy quái đỡ lấy toà sen cũng để cho tòa khỏi đổ.

Từ mặt biển cũng vượt lên hai cuộn mây nhỏ, với hai bông sen nhỏ đỡ cho Thiện Tài đồng tử và Long Nữ, hai hầu cận của Quan Thế Âm. Phật Bà ngồi nghiêm trang trên đài sen, có tổng cộng 42 tay cầm một số loại pháp khí. Tượng đội mũ, ở giữa mũ là hình Phật A Di Đà, tượng đeo hoa tai dài nặng to tướng.


picture.php
 
Last edited:
Pho tượng thể loại "cực nhiều tay" đầu tiên được xác định là ở chùa Đào Xuyên, tuổi thọ gần 400 năm, có đến hơn 600 tay.

Pho tượng này phải nói rất đặc biệt, và tớ rất thích, bởi những cánh tay kỳ lạ, độc đáo. Các cánh tay được tạc đều uốn cong vòng, ôm lấy thân tượng chính, các cánh tay phía sau lại thẳng như mái chèo.

picture.php
 
Last edited:
Tòa tam quan chùa độc đáo nhất mà tớ từng thấy là tam quan chùa Kim Liên ở Hồ Tây.

Chắc bác nào học kiến trúc, mỹ thuật đều biết cái cổng này. Hic, đi tìm thì 2 bộ ảnh chụp chùa Kim Liên đều đã mất ở đâu không tìm thấy. Chiều chạy qua đó thì than ôi, toàn bộ chùa đang được bao bọc bởi sắt thép, do đang đại trùng tu.

Thế thôi, đành lấy ảnh trên mạng nho nhỏ này vậy...


Tòa tam quan này độc đáo ở chỗ : Toàn bộ cấu kiện gỗ nặng cả chục tấn được dồn lên 4 chiếc cột gỗ đứng thằng hàng. Những cột gỗ này không chôn xuống đất, mà chỉ được đặt thăng bằng lên 4 phiến đá kê chân.

Nghĩa là chiếc cổng phải cực kì cân bằng. Tưởng tượng rằng nếu chỉ cần có một sự mất thăng bằng nào đó dù nhỏ, thì cổng cũng đổ từ lâu rồi. Thế nhưng hơn 200 năm trôi qua rồi, cổng vẫn đứng đó, với lớp mái ngói nặng nề nhưng lại thanh thoát như muốn bay lên.

Cổng chùa rất đúng với hình ảnh bông sen vàng bay lên.

Tớ chưa thấy chiếc Tam quan nào ở Việt Nam độc đáo sánh được với cổng này.

Vụ này em chả tin, học vật lý mãi rồi không tìm la luận cứ nào bảo vệ cả, em cho rằng cột được trồng xuống đất, vì đọc trên mạng không thấy chỗ nào nói về việc cột đặt trên các bệ đá lộ thiên cả.

Nếu như thế chịu sao nổi gió bão, trừ khi có sức mạnh ... thần bí thì không kể.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,428
Bài viết
1,175,846
Members
192,099
Latest member
ledinhhiep
Back
Top