Có nhiều vị phật ở tam thiên thế giới, tây phương cực lạc. Vậy câu nói của phật thích ca khi thành đạo "thượng thiên hạ địa duy ngã độc tôn" phải hiểu như thế nào?
Câu nói này là khi Phật mới
Đản sinh: vừa mới sinh ra đã bước 7 bước, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất nói : "Thượng thiên hạ địa Duy ngã độc tôn"; chứ không phải khi Thành đạo.
Theo tôi, đây là hình thức tôn sùng hóa, thần thánh hóa cho Phật, bởi một đứa trẻ mới sinh, hiển nhiên không có khả năng thần thoại đó.
Phải hiểu câu nói này theo nghĩa khác với nghĩa thông thường. "Ngã" ở đây không phải là vị Phật Thích Ca, bởi Phật giáo
Vô ngã, thì lấy đâu ra cái Ngã mà Độc tôn?
Cái
Ngã này là khái niệm rộng lớn hơn Phật Thích Ca, hoặc các vị Phật từ Quá khứ, Hiện tại đến Tương lai. Ngã ở đây là
Chân Như, Pháp Thân, Phật Tính, là cái cội nguồn sâu thẳm tối thượng của mọi chúng sinh đều có. Cái Cội nguồn Phật Tính đó mới là Độc tôn, chứ không phải chỉ riêng "đứa trẻ sơ sinh" Thích Ca khi đó.
Nên nhớ rằng Phật tính là tồn tại vĩnh viễn, Phật Thích Ca chỉ là người giảng cho mọi người thấy cái bản chất đó, chứ không phải là người "sáng tạo" ra Phật tính. Phật pháp có trước Phật Thích Ca, và Thích Ca nhận thức, truyền đạt lại Phật pháp.
Đây là quan điểm của Đại Thừa, đề cao Phật Tính trong mỗi người, Phật Tính đó là hằng hữu, vốn có. Trước khi Thích Ca ra đời, thời kiếp này thì chưa ai nhận ra Phật Tính đó, khi Thích Ca ra đời, Ngài là người chỉ ra cho nhân loại cái bản chất Độc tôn của Phật tính, do đó mới có truyền thuyết này.