What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

bác Chitto cho e hỏi là có phải chùa Cầu Đông vừa là đền lại vừa là chùa không ạ? tại sao ban đầu nó là đền sau lại thành chùa ạ? e cảm ơn bác!
 
bác Chitto cho e hỏi là có phải chùa Cầu Đông vừa là đền lại vừa là chùa không ạ? tại sao ban đầu nó là đền sau lại thành chùa ạ? e cảm ơn bác!

Tôi chưa thấy ở đâu nói chùa Cầu Đông (phố Hàng Đường) là đền cả. Các nguồn thông tin đều nói đó là ngôi chùa từ xa xưa, có nguồn gốc từ đời Lý, được dựng lại đời Lê, chứ không có ngôi đền nào bị biến thành chùa ở đó hết.

Có thể nhầm lẫn vì trong chùa có tượng thờ Thái sư Trần Thủ Độ và Quốc mẫu Trần Thị Dung, nhưng với hình thức là thờ người có công với chùa, kiểu "hậu phật" chứ không phải thờ theo kiểu là đền.

Đạo quán của Đạo giáo trở thành chùa thì tôi gặp ít nhất là 5 nơi rồi, và đền sát cạnh chùa thì cũng nhiều, nhưng còn đền biến thành chùa (mà mất dấu đền) thì chưa nhớ ra chỗ nào.

Các làng cổ đồng bằng Bắc bộ, nếu đủ điều kiện thì thường làm cả ba: Đình, đền, chùa; đền có thể bị phá, hỏng, mất, nhưng biến thành chùa thì có lẽ là khó xảy ra. Những cụm đình - đền - chùa còn có thể gặp khá nhiều.
 
Tượng chùa Phật Tích

Sắp tới Phật Đản, lại tiếp tục với chủ đề này. Bắt đầu từ đây tôi sẽ kể về một ố pho tượng cổ đặc biệt của các ngôi chùa, và về những ngôi chùa nổi tiếng mà tôi đã từng qua.

Đầu tiên, không thể không quay lại với pho tượng Phật cổ nhất, đẹp nhất của Việt Nam, mà tôi đã từng viết. Pho tượng chùa Phật Tích.

24348049242e3e58.jpg

(Hiện trạng pho tượng khi chùa đang làm lại, ảnh Zanghoang)

picture.php
 
Theo sử sách, năm 1057, vua Lý Thánh Tông cho dựng chùa, làm pho tượng vàng cao 6 thước, đặt trong một ngôi tháp cao vút. Hàng thế kỷ trôi qua, tháp đổ xuống, thì pho tượng lộ ra. Ngày nay ta còn thấy pho tượng tạc bằng đá xanh, thời Lý có lẽ được dát vàng.

Tượng của vị Phật nào, thì sử sách không ghi rõ. Các tài liệu đều cho rằng là tượng Phật A Di Đà, tuy nhiên vị sư trụ trì hiện nay thì cho là tượng Đại Nhật Như Lai - Tỳ Lô Xá Na - Vairocana.

Tượng nguyên bản ra sao, không ai hoàn toàn chắc chắn. Tôi đọc nhiều tài liệu cho rằng tượng hiện tại đã trải qua nhiều thay đổi. Chẳng hạn tòa sen có vẻ quá nhỏ so với tượng, các nếp áo bị đứt giữa tượng và đài sen, do đó có thể là cho rằng đài sen là do đời Lê làm lại. Và giữa tòa sen và bệ bát giác của tượng dường như bị hẫng, ở giữa phải có một khối đệm nữa mới đúng.

Tiếp theo là thế ngồi của tượng: Pho tượng được tạc rất khéo, dáng ngồi không hoàn toàn thẳng, mà nghiêng ra phía trước khá rõ. Nếu theo cùng tư thế đó, thì đầu tượng cũng phải cùng hướng, là nhìn xuống dưới.

Tuy nhiên, năm 1947, khi Pháp đốt chùa, pho tượng lộ ra giữa trời, quân Pháp đã lấy tượng là bia ngắm bắn, và khiến đầu tượng đổ xuống. Phần cổ và tai của tượng bị gẫy, cũng như có rất nhiều vết hỏng trên thân tượng, nên bây giờ trông tượng đầy vết sẹo, cũng như có vết của việc kết nối chống vỡ.

Khi lắp lại đầu tượng, thì vì cổ đã gãy, không thể giữ nổi đầu tượng cúi xuống nữa, người ta đành phải làm cho đầu tượng thẳng đứng lên thì mới giữ được. Do đó dáng vẻ của Đức Phật đang cúi xuống chúng sinh đã bị mất.

Tượng khi chùa bị phá hủy, lộ thiên giữa núi Lạn Kha

picture.php

Và dáng cúi về phía trước, cùng những vết thương trên thân tượng

picture.php
 
Last edited:
Khuôn mặt đức Phật đời Lý, với phần tai đã bị gãy, và đầu được gắn lại


picture.php


Và pho tượng phục chế để trong bảo tàng, trông nuột nà hơn rất nhiều, cũng như có phần đế không hoàn toàn giống tượng ở chùa.

picture.php
 
Last edited:
Đóa sen Phật ngự được trang trí rất đẹp, mỗi cánh sen có hai con rồng chầu vào giữa. Bên dưới các tầng bát giác cũng có trang trí rồng đời Lý, và các họa tiết sóng nước rất đẹp. Có thể nói mỹ thuật đời Lý là đỉnh cao của mỹ thuật Việt Nam, với những đặc trưng riêng có.

Đài sen Phật ngự có phải là nguyên từ đời Lý không? Không ai dám chắc.

Tôi đã từng tìm đến một ngôi chùa nghèo nhỏ bé bên chân núi Trầm, là chùa Một Mái. Tại đây có pho tượng đời Lý thứ hai còn sót lại. Theo tài liệu, thì chỉ còn đúng 3 pho tượng Phật đời Lý còn lại mà thôi. Pho chùa Phật Tích tạc năm 1057, pho chùa Một Mái năm 1099.

Pho tượng chùa Một Mái nhỏ hơn tượng chùa Phật Tích nhiều. Tiếc rằng tượng đã bị Pháp chặt đầu mang đi, và tay cũng bị hỏng trong thời chiến tranh loạn lạc. Hiện nay người làng dùng đất trộn để đắp đầu và tay mới, sơn thếp lên trên, nên không ăn khớp.

Tuy vậy, qua pho tượng này, cũng có thể thấy một tòa sen Phật đời Lý thế nào: Từ dưới là các tầng bát giác, rồi có một con sư tử khoanh tròn, trên đó mới đội tòa sen.

Pho tượng hơn 900 năm tuổi

picture.php
 
Last edited:
Một bệ tượng đá đời Lý nữa tại chùa Thầy, là bệ để pho tượng của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Tượng thì mới từ thời Nguyễn nhưng bệ thì rất cổ.

Một lần nữa, cấu trúc con sư tử nằm giữa bệ bát giác và đài sen được xác nhận. Ngoài ra còn bệ tượng ở chùa Dâu cũng vậy.

Qua đó, có thể cho rằng bệ tượng chùa Phật Tích đã bị mất phần ở giữa là con sư tử cuộn tròn (có thể là 1 hoặc 2 con).


picture.php
 
Last edited:
Cũng không khó để tìm thấy những di vật bằng đá đời Lý ở chùa Phật Tích. Ngay đằng sau chùa để lăn lóc một chân cột bằng đá, một đài sen, một con sư tử đá (nằm ở giữa bệ của một pho tượng khác). Có điều thấy đáng buồn là những di vật quý giá này bị bỏ ngoài mưa gió hoang phế.

Cách đây mười mấy năm tôi lên đây đã thấy thế, năm đó thấy có 1 mảnh đá bằng ba ngón tay bong ra từ một bệ cột, nằm thảm hại dưới đất, trên mảnh đá đó có điêu khắc hoa dây. Lần đó đã định, hic, thó mang về. Nhưng bạn đi cùng khuyên không nên, và không lấy. Tất nhiên sau đó quay lại thì không thấy mảnh đá đó đâu nữa.

Nhìn thấy di vật nằm lăn lóc mà xót. Hoặc giả đây chỉ là đồ phiên bản không có giá trị lịch sử, còn bản gốc đã nằm trong bảo tàng rồi chăng?

Tấm chân cột (ảnh dưới cùng) là tảng chân cột đẹp nhất của điêu khắc cổ Việt Nam, với những hình vũ công, nhạc công nhảy múa, đã được in trên rất nhiều cách. Nếu ngày xưa các tảng chân cột đều được điêu khắc cầu kỳ thế này thì ngôi chùa này hẳn phải đẹp lắm lắm.


picture.php
 
Last edited:
Con rồng chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích còn có một điều đặc biệt nữa, mà có lẽ cũng ít người để ý, đó là Con rồng nằm dưới chùa. Ắt hẳn nghe đến Long mạch thì nhiều người biết, nhưng ở chùa Phật Tích thì khái niệm Long mạch rất đặc biệt.

Đằng sau chùa, cũng là lưng chừng núi Lạn Kha, có một bể đá sâu hình chữ nhật, không biết xưa kia có nước không, nhưng giờ thì cạn rồi. Bể đá được gọi là Long trì - Ao rồng

Và dưới đáy bể có một khối đá lớn hình bán nguyệt, ở giữa khối đá có chạm một khúc thân rồng, với hai chân rồng ở hai bên. Có thể tưởng tượng đó là một con rồng nằm sâu dưới đất, chỉ lộ hai chân lên dưới đáy bể đá này.

Hai chân rồng này đã được biết đến lâu rồi, nhưng gần đây, khi nạo vét cái giếng cổ dưới chân núi trước đường lên chùa, người ta đã phát hiện ở dưới cùng của đáy giếng sâu có một đầu rồng lớn được chạm thẳng xuống khối đá đáy giếng. Chỉ khi khô cạn nước, mới có thể đứng bên trên soi đèn nhìn xuống được, còn không thì đầu rồng chìm dưới nước.

Như vậy, thời Lý khi xây chùa, người ta đã tạo ra Long mạch của chùa, là một con rồng rất lớn có đầu ở đáy giếng dưới chân núi, thân mình uốn lên núi, để lộ hai chân ở ao sau chùa. Pho tượng Phật như vậy nằm trên đúng giữa lưng rồng. Rộng hơn, cả ngọn tháp cổ, ngôi chùa cổ cũng đều đặt trên lưng rồng. Rất có thể trên núi, ở nơi nào đó còn ẩn chứa đuôi rồng mà chưa phát hiện ra.

Điều đặc biệt này, có lẽ không ngôi chùa nào có được.


Đôi chân rồng dưới đáy Long Trì sau chùa Phật Tích.

picture.php
 
Last edited:
Lâu rồi không thấy bài mới của bác Chit! Đang chờ xem có gì mới đấy!
Nhân nói về việc phục chế! Hôm trước ra HN đi cùng anh bạn bên VTV đi làm cái phóng sự phục chế chùa chiền! Thấy rõ 1 điều là ..." Tất cả chúng ta đang cùng phá". Ngoài 1 phần do tham lam thì 1 phần quan trọng khác là kém hiểu biết mà ra thôi!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,689
Bài viết
1,135,334
Members
192,420
Latest member
Bonca
Back
Top