What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Chùa Phật Tích còn một bộ gồm 10 con thú đá từ đời Lý cũng là di tích vô giá. Mười con thú xếp thành hàng hai bên lối lên chùa, mỗi bên 5 con, xếp từ giữa ra gồm: Nghê (hoặc sư tử), voi, trâu, tê giác, ngựa.

Một số con đã bị hư hại, một số còn khá nguyên vẹn. Nhưng những chi tiết như tai ngựa, tai trâu... là được tạc riêng, rồi lắp vào thân tượng, thì đều mất cả.


picture.php


picture.php




Nhân nói về việc phục chế! Hôm trước ra HN đi cùng anh bạn bên VTV đi làm cái phóng sự phục chế chùa chiền! Thấy rõ 1 điều là ..." Tất cả chúng ta đang cùng phá". Ngoài 1 phần do tham lam thì 1 phần quan trọng khác là kém hiểu biết mà ra thôi!

Mỗi thời đại đều để lại dấu ấn bác ạ. Thời đại hiện tại để lại dấu ấn của sự gọi là "đểu", nên không tránh khỏi đểu trong rất nhiều việc, làm đểu, đồ đểu tràn lan, trùng tu thì cũng là trùng tu đểu thôi.
 
Last edited:
Mỗi thời đại đều để lại dấu ấn bác ạ. Thời đại hiện tại để lại dấu ấn của sự gọi là "đểu", nên không tránh khỏi đểu trong rất nhiều việc, làm đểu, đồ đểu tràn lan, trùng tu thì cũng là trùng tu đểu thôi.


Có nặng nề quá thế không bác? Đồng ý là người đểu thì sinh ra đồ đểu. Nhưng mà chả lẽ tất cả mọi người đều đểu hết sao để sinh ra cái thời đại đểu?

Vẫn nhớ câu nói của Lenin: Nhiệt tình cộng với ngu dốt bằng phá hoại. Nhưng vẫn tin rằng vẫn còn có nhiều người tâm huyết và cái topic này là một ví dụ.

Gần đây báo chí lên án vụ phá di tích được xếp hạng là Đền Rồng-thờ vua bà Lý Chiêu Hoàng ở Bắc Ninh thì lập tức có bài khác nói rằng cái đền 700 năm kia chả còn gì về mặt giá trị vật chất, chỉ là giá tinh thần thôi. Những người ngoại đạo chả biết nghe ai.

http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2009/4/187603/

Sẽ có lúc hệ giá trị hiện tại được nhìn nhận lại và các giá trị truyền thống kia sẽ được trường tồn như nó vốn có.
 
Địa Tạng Bồ tát là của Phật giáo từ Ấn Độ.

Địa Tạng Vương Bồ tát tên là Mục Kiền Liên, là một trong 10 Đại đệ tử của Phật Thích Ca, nhiều khả năng là một người có thật. Ông được tôn là "thần thông đệ nhất".

Truyền thuyết thần thoại hóa kể rằng sau khi tu hành đắc đạo, ông tìm mẹ là bà Thanh Đề thì thấy mẹ đã sa địa ngục. Trái ngược với con trai tu hành theo Phật, bà này rất ác độc và tạo vô vàn ác nghiệp, nên khi chết luân hồi xuống ngục A Tỳ, là ngục sâu nhất, chịu hình phạt thảm khốc.

Dù rằng rất thần thông, nhưng Mục Kiền Liên cũng không thể cứu mẹ một cách dễ dàng. Ông phải xuống tận địa ngục thuyết pháp cho mẹ, để mẹ hồi tâm chuyển hướng ăn năn sám hối, loại bỏ dần ác nghiệp, đồng thời cầu xin chư Phật gia trì cứu mẹ. Cuối cùng bà Thanh Đề cũng được thoát địa ngục, luân hồi lên làm người.

Nhưng cũng chính vì xuống địa ngục, thấy cảnh vô vàn chúng sinh ở đó đau khổ, nên Mục Kiền Liên phát tâm ở lại Địa ngục để cứu độ cho tất cả chúng sinh đó. Phát nguyện của ông là : "Nếu còn chúng sinh phải sa địa ngục thì không lên Niết Bàn". Do đó dù đã đắc quả nhưng ông không thành Phật, mà chỉ là Bồ tát.

Bởi thế Mục Kiền Liên được mang tên Địa Tạng Vương Bồ tát, là Giáo chủ của cõi U Minh. Vì Phật còn ở trên chư Thiên, nên Địa Tạng cũng ở trên Thập điện Diêm vương.

Ngày nay ở chùa, cầu khấn cho người đã khuất thì tìm đến với Địa Tạng.

đâu ,à tôi tớ tưởng địa tạng bồ tát là riêng chứ sao lại liên quan đến Mục liên ở đây. địa tạng bồ tát nói rất rõ trong quyển kinh địa tạng bồ tát bản nguyện í ngài đáng nhẽ thành phật lâu rồi nhưng vì nguyện lực từ bi nên mỡi vẫn làm bô tát còn mục liên chỉ là đại đệ tử cúa đức thích ca thôi cậu ah. Phải chăng cậu nhầm giữa 2 ông vì miền bắc thường đúc tượng 2 vị này đàu trọc cầm gậy tích mà
 
đâu ,à tôi tớ tưởng địa tạng bồ tát là riêng chứ sao lại liên quan đến Mục liên ở đây. địa tạng bồ tát nói rất rõ trong quyển kinh địa tạng bồ tát bản nguyện í ngài đáng nhẽ thành phật lâu rồi nhưng vì nguyện lực từ bi nên mỡi vẫn làm bô tát còn mục liên chỉ là đại đệ tử cúa đức thích ca thôi cậu ah. Phải chăng cậu nhầm giữa 2 ông vì miền bắc thường đúc tượng 2 vị này đàu trọc cầm gậy tích mà

Ôi, đúng là tôi nhầm thật. Lẫn lộn Mục Kiền Liên với Địa Tạng bồ tát.

Vì hai vị có sự tích giống nhau nên bị nhầm lẫn, cùng là phát nguyện cứu mẹ bị sa địa ngục. Nhầm thật, xin lỗi.

Mục (Kiền) Liên cứu mẹ là nguồn gốc của lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng Bảy.

Địa Tạng bồ tát giáo chủ cõi U minh không phải Mục Liên.
 
Có nặng nề quá thế không bác? Đồng ý là người đểu thì sinh ra đồ đểu. Nhưng mà chả lẽ tất cả mọi người đều đểu hết sao để sinh ra cái thời đại đểu?

Vâng, câu này có lẽ tôi cũng hơi quá. Không phải tất cả đều là đểu, nhưng cái đểu lên ngôi và trở thành dòng chảy chính, chủ đạo của cách ứng xử xã hội ở tầm cao. Tôi nhớ đến chuyện người ta nói về đặc trưng của các thời đại, cũng chỉ là câu chuyện vui
- Thời Lý là thời đại từ bi
- Thời Trần là thời đại anh hùng
- Thời Lê sơ là thời đại thịnh
- Thời Lê trung hưng là thời đại loạn
- Thời Nguyễn là thời đại thảm
- Thời nay là thời đại...

Những chuyện lăng nhăng thì dài dòng, cũng không dám viết nhăng trong topic này....
 
Tượng Ông Sấm

Trong những chuyến đi lang thang đồng bằng sông Hồng, tôi để tâm tìm một số di tích cổ. Tượng đời Lý còn ở ngôi chùa Ngô Xá tỉnh Nam Định, tôi chưa đến được. Nhưng tôi tìm được mấy tượng Ông Sấm, cũng là một di tích kỳ lạ.

Như trên có nói, bệ tượng đời Lý sử dụng con sư tử làm bệ đội tòa sen. Có những bệ tượng sư tử rất lớn, nhưng các pho tượng trên đó không còn.

Trong lần đi ở Hưng Yên, nghe người ta nói đến "chùa ông Sấm", lần đầu tiên tôi nghe tên đó, hỏi ra thì biết ngôi chùa đó có pho tượng đá sư tử cổ từ đời Lý, lớn nhất trong số các di tích còn lại. Thế là tìm đến chùa Ông Sấm xem sao.

Tên của chùa là chùa Hương Lãng, xưa kia rất rộng lớn. Ngày nay đất chùa cũng còn đến gần hecta.

Toà hậu điện để ông Sấm, dài gần 2m, cao hơn 1m, được tạc nguyên từ một khối đá. Tòa sen bên trên bị vỡ nhiều, mới đắp thêm bằng ximăng.

picture.php
 
Last edited:
hôm rồi em lượn Hưng Yên, có tiện đường rẽ qua chùa Nhạn Tháp - Văn Giang, chùa này nằm chơ vơ ngoài bãi sông Hồng, trong chùa cũng có bệ đá to, đẹp vào loại nhất nhì miền Bắc, nghe các cụ già trong làng nói: miền Bắc có 3 bệ đá thì bệ đá chùa Nhạn Tháp là to nhất, đẹp nhất, em có mon men vào chiêm ngưỡng, nhưng lại đúng ngày rằm, các cụ lễ nên không ghi lại được cận cảnh, chỉ ghi được 1 phần

P1030551.jpg

ở Hưng Yên, em thấy có mấy chùa có các công trình kiến trúc đá cổ cũng nổi tiếng, như chùa Hương Lãng bác Chít to nói ở trên ( ngoài bệ đá ra, chùa này còn có hơn chục cái tay vịn đá cũng hay phết ), chùa Nhạn Tháp... (mấy cái chùa nữa, dưng em toàn quên tên )...

xét về tổng thể, em đoán chùa Nhạn Tháp này không thể có từ đời Lý, nhưng cái bệ đá thì ít nhiều em thấy có dáng dấp đời Lý.

- thứ nhất: cánh hoa sen trang trí có nhiều nét giống cánh sen đời Lý

- thứ hai: cũng có sử dụng hình ảnh sư tử đội bệ đá, tuy nhiên là em đoán thế chứ ở 4 góc của bệ đá quả có 4 cái đầu nhô ra nhưng trông chả giống ai, nửa quỷ nửa người, trông dị nhân lắm :)...

chắc em nhầm, chùa này cũng mới xây thôi...
 
xét về tổng thể, em đoán chùa Nhạn Tháp này không thể có từ đời Lý, nhưng cái bệ đá thì ít nhiều em thấy có dáng dấp đời Lý.

Bệ đá chùa Nhạn Tháp là từ đời Trần.

Đời Trần để lại nhiều bệ đá lớn ở nhiều nơi: Chùa Nhạn Tháp, chùa Khúc Lộng, chùa Dương Liễu, chùa Thầy, chùa Viên Nội, chùa Thông, chùa Bối Khê...

Bốn con vật ở bốn góc các bệ đá đời Trần mà Zanghoang nhìn thấy là hình chim thần Garuda, vốn có nguồn gốc Chiêm Thành, do các vua Lý, vua Trần có nhiều nô lệ là tù binh Chiêm Thành, trở thành các thợ thủ công chuyên làm các công trình cho triều đình, nên để lại dấu ấn đó.

Các di tích đời Lý chỉ còn di tích bằng đá, đời Trần còn một số di tích gỗ và gạch như chạm khắc chùa Thái Lạc, cổng chùa Phổ Minh, tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn.
 
Tượng ông Sấm (tiếp)...

Ông Sấm trong chùa Lạng (tên nôm của của Hương Lãng) chỉ được tạc phần đầu và phần đuổi thôi, khúc giữa còn nguyên là một khối đá xù xì.

Đầu con sư tử được chạm khắc rất đẹp, mắt lồi ra, có các trang trí hình mây, hình lửa cuộn tròn, giữa trán nổi hình hoa cúc, miệng ngậm một viên ngọc. Trên trán còn có một hình phù chạm chữ Vương, ngụ ý Sư tử là vua các loài thú, mà cũng phải quỳ để làm bệ.

picture.php


Đuôi của ông Sấm có đeo dây nhạc, thể hiện là sư tử đã bị thuần hóa

picture.php
 
Last edited:
Một vấn đề là vào thời xưa, bệ đá này để kê cái gì? Nếu cái đài sen nguyên bản to đúng như phần người ta mới làm lại bằng xi măng, thì pho tượng Phật bằng đá trên đó hẳn phải to lắm. Nhưng tôi không tìm được chính xác tài liệu nào nói, chỉ có giả thuyết rằng pho tượng rất lớn đã bị phá hỏng hoàn toàn.

Hiện tại, trên tòa sen sư trụ trì đặt tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn theo mẫu của chùa Bút Tháp. Đài sen vừa là bệ tượng vừa là bàn thờ.

Kích thước bệ đá so với bà vãi trông chùa.

picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,688
Bài viết
1,135,318
Members
192,415
Latest member
nitricboost12
Back
Top