..., chỉ có ánh nến và chút ánh sáng qua ô gió nên nhìn cũng không rõ lắm chứ chẳng nói chuyện chụp ảnh (không mang flash theo). Đành loanh quanh, soi mói bên ngoài.
Bác còn xem và được chụp ảnh đấy. Lần tôi đi không may mắn, gặp ngay một ông "bảo vệ xóm" kè kè bên cạnh, nói luôn mồm, và nhất quyết không cho chụp bất cứ cái ảnh nào, thế mới cú. Kể cả là đứng ở hai bên hành lang để chụp bộ bờ nóc, đầu đao, hay bức cốn, cũng "không không là không" một cách vô cùng bất khuất. Nói thế nào cũng không được.
Giữa sân có đặt một sập đá chân quỳ bốn mặt chạm khắc hình rồng rẩt đẹp.
...thấy có nơi nói đây là sập đá thời Trần. ...
Điều mình còn chưa hiểu là sập đá này cũng như ở những nơi khác có vai trò (công năng) gì trong di tích hay chỉ mang tính trang trí đơn thuần???
Tác phẩm đời Trần là cái Bệ đá đặt tượng ở tận cùng trong thượng điện, không phải là cái sập đá ở sân này bác ạ. Sập đá ở sân này, theo tôi, thì là sản phẩm đời Lê rồi, không thể là của đời Trần. Các bệ đá đời Trần ở các chùa đều là bệ tượng chứ không ở sân.
Sập đá để ở sân này là sập đặt kiệu thánh trong nghi thức lễ hội, là một nét riêng của một số chùa miền Bắc. Một số ngôi chùa như chùa Bối Khê này - bên cạnh thờ Phật - còn thờ các vị Thánh tổ, vừa là Sư tổ vừa là Thánh. Do đó chùa còn có vai trò là đền, hội chùa có hình thức rước kiệu thánh, và khi rước thì để kiệu lên cái sập đá đó cho trang trọng.
Cái sập này còn thấy ở chùa Trăm Gian, cũng thờ Thánh Bối. Hay cái Nhà kiệu ở chùa Láng cũng có cái sập đá ở trong. Nhiều ngôi đền cũng có sập đá để kiệu như thế này.