What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Có hai cái này bác ạ, nhưng dáng người của bà cụ không đẹp lắm. Tấm trên chụp khi bà cụ đang lom khom đi, và hai đứa cháu đang chơi bên dưới, trông hay hay

picture.php


picture.php
 
Last edited:
Ngày nay hiểu biết hơn, tôi càng thấm hơn giá trị của ngôi chùa cổ có một không hai này. với những chiều sâu tâm thức của nó.
Vào Chùa Thầy em ưng nhất Chùa Thượng

Điều tôi muốn nói cũng chính là tòa Chùa Thượng của Chùa Thầy. Trong khi chùa Hạ và chùa Trung được nối với nhau bởi ống muống, thì chùa Thượng, hay Thượng điện được tách hẳn ra, và nền cũng cao hơn hai tòa chùa kia, vì đây là nơi thiêng liêng nhất.

Tòa nhà này thờ Di Đà tam tôn, và thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, một vị sư đã được gọi là Thánh Láng, từng được coi là một trong Tứ Bất Tử, sánh ngang với Thánh Tản, Thánh Gióng, Thánh Chử, trước khi nhường chỗ cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh vào thế kỷ 16.

Từ Đạo Hạnh là vị sư đã từng tu ở đây, dựng am Hương Hải. Tương truyền có hai phiến đá, một đen một trắng là do ngài đặt yểm. Tảng đá trắng nằm cuối chùa Thượng, nhô lên khỏi nền; tảng đá đen nằm cuối chùa Trung, ngang bằng nền. Sau vua Lý Nhân Tông xây lại chùa với quy mô lớn, rồi được trùng tu nhiều lần, đặc biệt là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan vào thế kỷ 16, rồi vào thế kỷ 17, còn nhiều lần trùng tu nữa.

Chính vì thế, trong chùa có dấu ấn của tất cả các triều đại phong kiến tập quyền Việt Nam, mà di vật hiện có đều tập trung ở chùa Thượng.
 
Thượng điện chùa Thầy

picture.php

Tòa Thượng điện, được treo tấm hoành "Đại hùng Bảo điện" rất lớn. Thực ra Đại hùng Bảo điện thường là điện thờ Phật Thích Ca, Phật Tam Thế, tức là nên ở chùa Trung, nhưng ở đây lại treo ở chùa Thượng.

Theo dòng lịch sử, thì tại tòa điện này còn những di vật đặc biệt sau:

- Tảng đá trắng, tương truyền do Thiền sư Từ Đạo Hạnh đặt, vào thời Lý Nhân Tông. (Có chỗ nói thì đến đời Lê mới đặt vào).

- Hai cây cột gỗ Chò vẩy và Ngọc am (tức là pơmu), được cho là từ đời Lý Nhân Tông, khi dựng chùa, và đã được gần nghìn năm rồi.

- Bệ đá hoa sen đỡ tượng Từ Đạo Hạnh là tác phẩm đời Lý (đã nói ở bài trước).

- Bệ đá hai tầng để tượng Phật có từ đời Trần, là bệ đá kép duy nhất còn lại từ thời đó đến nay, và là bệ đá lớn nhất. Cùng đời Trần còn có bộ lưng ngai của tượng Thánh Phụ (cha Từ Đạo Hạnh).

- Bệ để tượng vua Lý Thần Tông, và khám thờ tượng Từ Đạo Hạnh là tác phẩm từ thời Lê Sơ.

- Bộ tượng Di Đà Tam tôn từ đời Mạc, là bộ Di Đà tam tôn cổ nhất Việt Nam; tương truyền do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tiến cúng.

- Các bộ án thờ, hương án, hạc phượng thờ, long án, tượng tre Từ Đạo Hạnh đời Lê Trung Hưng

- Tượng Từ Đạo Hạnh ở giữa, vua Lý Thần Tông đời Nguyễn. Và nhiều di vật đời Nguyễn khác nữa.

Ngoài ra còn vô số di vật khác không kể hết được, và tôi cũng không nhớ hết được. Nhưng chỉ những gì phía trên thôi, đã có thể thấy đây có lẽ là tòa điện duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được di vật của tất cả các triều đại phong kiến Việt Nam, một kho đồ cổ vô giá.

(Sản phẩm đời nay thì cũng lắm, và mới nhất có lẽ là cái "donation box")
 
Last edited:
All 2 bác, rất mong có ngày được cùng 2 bác quay lại nơi đây để vừa được chụp, được hỏi, được nghe (em có cơ sở CM ở đây), chụp phải hiểu mới thích. Số ĐT của em luôn "dính" ở trên, mong tin của các bác.

OK bác, có gì em sẽ alo trước. Em cũng chẳng biết gì đâu nhưng có người cùng sở thích là vui thôi. Nhìn cái ảnh sen cuối của bác thấy có bụi bẩn giống bụi trên film nên em cứ tưởng bác dùng máy film ;).
 
Chủ đề này rấy hay mong Chitto "rảnh rổi" viết tiếp cho anh em mở mang kiến thức (c)
Thiệt tình lâu nay đi chùa mình cũng chẳng buồn xem chùa đó xây vào năm nào, có lịch sử thế nào, mấy ông Phật ngồi đó là những vị nào, ... đọc topic này xong thấy mình thiếu xót nhiều quá :T
 
Bộ Di Đà Tam tôn chùa Thầy được xác định là bộ tượng loại này cổ nhất ở Việt Nam. Có người xác định niên đại là đầu Lê Trung Hưng, cũng có tài liệu cho là tượng thời Mạc. Lại có thuyết cho là tượng do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tiến cúng. Dù thế nào thì tượng cũng trên 400 năm tuổi.

Điều đặc biệt của bộ tượng này là nó không giống bất kỳ bộ tượng Di Đà tam tôn nào về sau.

Bày chính giữa, cao nhất là tượng Phật A Di Đà rất lớn. Bên dưới lại có một pho A Di Đà khác nữa nhỏ hơn có niên đại muộn hơn gần trăm năm, và pho Thích Ca sơ sinh.

Tượng A Di Đà lớn không có chữ Vạn ở ngực, mà đeo nhiều đồ trang sức, hoa tai, vòng ngọc giữa ngực, khuôn mặt được điêu khắc rất đẹp và cân đối.

picture.php
 
Last edited:
Hai bên tượng A Di Đà là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Các pho này ở chùa khác nếu trong bộ Di Đà Tam tôn thì bao giờ cũng tạc giống nhau và có tính đối xứng. Nhưng bộ tượng chùa Thầy thì không.

Pho nhìn từ ngoài vào phía bên trái ngồi xếp bằng trên đài sen lớn, hai tay chắp lại. Quanh mình có rất nhiều dây anh lạc (như chuỗi ngọc), áo trùm ra cả đài sen mềm mại.

Còn pho ngồi phía bên phải thì ngồi chân phải co chân trái thả xuống thoải mái, tay trái để ngửa trong lòng còn tay phải cầm một cái phất trần, dáng ung dung tự tại thoải mái. Trên áo cũng rất nhiều dây anh lạc. Pho tượng không ngồi trên đài sen mà ngồi trên bục, áo trùm xuống. Pho này về kích thước cũng nhỏ hơn pho bên trái một chút.

Do đó bộ Tam tôn này mỗi pho có bệ ngồi khác nhau, đài sen của tượng Phật A Di Đà và đài sen tượng bên trái cũng khác nhau. Tôi có cảm giác rằng mỗi pho do một hiệp thợ làm, có cùng quy chuẩn nhưng được sáng tạo nên phong thái tượng khác nhau, do đó vừa độc đáo vừa thống nhất.

Ở tất cả các chùa khác, tôi chưa thấy bộ tượng nào được như thế.

picture.php

(Tôi vẫn nghĩ rằng pho bên phải cầm phất trần là Quán Thế Âm bồ tát, pho bên trái chắp tay là Đại Thế chí bồ tát. Tuy nhiên lại có nguồn tư liệu nói ngược lại. Vì không đủ thông tin kiểm chứng chính xác nên chưa dám khẳng định).
 
Last edited:
em thấy chùa Thầy đẹp, nhiều tích hay, leo trèo cũng thú... nhưng mỗi lần đi chùa Thầy em ghê nhất là cái khoản nhân dân làm dịch vụ.

bấy lâu nay nghe dân tình bào nhau: láo nháo nhất trong khoản du lịch, dịch vụ là dân Hà tây ( cũ ), còn cá nhân em tự oánh giá, xếp hạng thì ở chùa Hương và chùa Thầy là nhất.

lần nào đi chùa Thầy cũng nơm nớp, kể cả khi mình vào chùa mà thấy có đứa cứ lẽo đẽo đi theo là cũng phải cẩn thận đứng lại chả dám đi nữa, khéo không rồi lúc đi hết chùa hay chui ra khỏi cửa hang nó lại đòi tiền dẫn đường...

vì thế mà cũng lâu lắm rồi em chửa có đi chùa Thầy
 
bác chit cho em hỏi em tưởng tượng Đức Đại Thế Chí bắt ấn mật phùng còn Đức Quán Thế Âm cầm cái phất trần. Em có đọc bài nào đấy của bác viết ko biết ở trang phuot.com này hay langven.com j j đấy thì em nhớ là bác ca ngợi đây là bộ tượng Tam Thế đẹp nhất, độc đáo nhất và cổ nhất VN. Nhưng em đọc 1 số kinh sách mật tông thì Đức Quán Thế Âm bắt ấn mật phùng còn Đức Đại Thế Chí thì ít được nhắc đến. Với lại em tưởng cái phất trần đó là cho thêm vào chứ thực ra cái pháp khí đã bị mất rồi. Vơi lại theo em được biết Tam Thánh thì Đức Quán Thế Âm hầu bên tả Đức A Di Đà còn Đức Đại Thế Chí hầu bên hữu. Nếu như bác nói thì ở chùa Thầy và Chùa Tây Phương người ta đều đặt ngược tượng sao?? em băn khoăn khoản này quá. Bác có thể làm rõ hơn được ko?? thanks bác nhiều lắm
 
Đúng là cho đến trước khi viết bài trên, tôi vẫn nghĩ pho ngồi tòa sen là Đại Thế Chí, pho ngồi thõng chân là Quán Thế Âm. Tôi cũng đã từng thấy pho Quán Thế Âm ngồi thõng chân như vậy, cũng như trong các hình tướng của Quán Thế Âm cũng nhắc đến hình tướng này nhiều. Và trong bài trước kia tôi cũng viết thế.

Tuy nhiên, gần đây đọc trên một chỗ khác, theo link này: http://giacngo.vn/vanhoa/2009/07/09/77C440/ thì nói rất rõ pho Quán Thế Âm ngồi trên tòa sen, pho Đại Thế Chí ngồi thõng chân. Tuy rằng nó trái với suy nghĩ của tôi, nhưng vì là báo đăng trên tạp chí có uy tín, nên tôi lại viết theo đó.

Do vậy, chính bản thân bài viết của tôi cũng có mâu thuẫn. Bản thân tôi cũng không tin là tượng "ngồi thõng chân" cầm phất trần từ 400 năm trước, vì phất trần không thấy xuất hiện mấy trong tượng Phật. Thế nhưng do bài báo trên tạp chí kia có vẻ đáng tin cậy, và tôi cũng chưa tìm được nguồn nào chính xác hơn, nên đành viết theo đó.

Quán Thế Âm vốn có rất nhiều hình tướng, có thể nói là nhiều nhất trong số các vị Phật và Bồ tát. Do đó tượng bắt ấn mật phùng, ấn hiệp chưởng, ấn cát tường, hay cầm pháp khí, ngồi, đứng... đều có thể xảy ra cả.

Về vấn đề này, có lẽ phải tìm nguồn khác chính xác và đáng tin cậy hơn nữa chăng?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top