Hai hộ pháp Thiện và Ác, có trường hợp gọi là Thiện Hữu và Ác Hữu, lại cũng có những câu chuyện khác.
Thiện Hữu là một vị hoàng tử, cũng là ứng thân trước của Phật, phát nguyện cứu giúp chúng sinh.
Ác Hữu là Đề Bà Đạt Đa, (hay Đạt Điêu) là em họ của Phật Thích Ca, cũng là bậc tu hành, học giáo pháp của Phật, thu thập tăng đồ, tìm về chính đẳng chính giác. Nhưng Đạt Đa không chịu tuân theo một số điều của Phật, và muốn lãnh đạo tăng đoàn theo cách riêng, muốn lập hệ phái riêng của mình ngay khi Phật còn tại thế. Để củng cố vị trí của mình, Đạt Đa nhiều lần tìm cách làm hại Phật, như sai người ám sát, thả thú dữ,..., nhưng Phật đều hóa giải.
Tăng đoàn mà Đạt Đa lãnh đạo - xét theo nghĩa nào đó - cũng vẫn là học theo Phật pháp, nhưng có những giáo luật khác, và không nhận mình là từ Phật. Do đó, Đạt Đa tuy làm ác với Phật, nhưng vẫn có công trong việc giáo hóa chúng sinh. Hơn nữa, từ hành động của Đạt Đa, Phật mới đặt thêm những quy định nhiều hơn để củng cố tăng đoàn của mình, làm cho bộ Luật thêm chặt chẽ.
Cho nên xét về khía cạnh giới định, thì Đạt Đa cũng có công hộ pháp. Và theo truyền thuyết thì Đạt Đa cũng vẫn được thác sinh vào hàng các vị Thiên vương trên cõi trời. Giờ đây, Ác Hữu Đạt Đa trở thành người hộ vệ Phật pháp tại chùa. Cái Ác hay cái Thiện chung quy lại cũng không phải là thường trụ.
Tất nhiên là mọi người vào chùa thường cũng không cần hiểu sâu xa đến thế.
;.
Thiện Hữu là một vị hoàng tử, cũng là ứng thân trước của Phật, phát nguyện cứu giúp chúng sinh.
Ác Hữu là Đề Bà Đạt Đa, (hay Đạt Điêu) là em họ của Phật Thích Ca, cũng là bậc tu hành, học giáo pháp của Phật, thu thập tăng đồ, tìm về chính đẳng chính giác. Nhưng Đạt Đa không chịu tuân theo một số điều của Phật, và muốn lãnh đạo tăng đoàn theo cách riêng, muốn lập hệ phái riêng của mình ngay khi Phật còn tại thế. Để củng cố vị trí của mình, Đạt Đa nhiều lần tìm cách làm hại Phật, như sai người ám sát, thả thú dữ,..., nhưng Phật đều hóa giải.
Tăng đoàn mà Đạt Đa lãnh đạo - xét theo nghĩa nào đó - cũng vẫn là học theo Phật pháp, nhưng có những giáo luật khác, và không nhận mình là từ Phật. Do đó, Đạt Đa tuy làm ác với Phật, nhưng vẫn có công trong việc giáo hóa chúng sinh. Hơn nữa, từ hành động của Đạt Đa, Phật mới đặt thêm những quy định nhiều hơn để củng cố tăng đoàn của mình, làm cho bộ Luật thêm chặt chẽ.
Cho nên xét về khía cạnh giới định, thì Đạt Đa cũng có công hộ pháp. Và theo truyền thuyết thì Đạt Đa cũng vẫn được thác sinh vào hàng các vị Thiên vương trên cõi trời. Giờ đây, Ác Hữu Đạt Đa trở thành người hộ vệ Phật pháp tại chùa. Cái Ác hay cái Thiện chung quy lại cũng không phải là thường trụ.
Tất nhiên là mọi người vào chùa thường cũng không cần hiểu sâu xa đến thế.
;.
Last edited: