What's new

[Chia sẻ] Chuẩn bị cho XE MÁY khi đi phượt

Chà nhiều người hóng quá ^^ dạo này bận quá không viết lách gì đc. Giữa tháng 8 mình thư thả sẽ viết tiếp :D

bạn có thể cho mình biết tút lại yên ở hà nội chỗ nào tốt nhất ko?

Bạn google hoặc tìm hiểu những người có kinh nghiệm làm xe ở HN xem sao. Mình ở SG nên không rành ngoài ấy lắm
 
1) Đầu xe :

a] Đèn xe :

Mình chạy em Wave đời cũ. Đèn đóm chỉ mang tính chất báo hiệu khi đi trong phố. Chứ đi vào chỗ nào không có đèn đường, hay không có nhà dân thì chỉ dám bò 30km/h.
Cách đây 4th, mình độ lại đèn Cenon + Halogen (chiếu gần là cenon, chiếu xa là hal, 2 bóng chung 1 đui) và chuyển dùng điện máy sang dùng acqui. Giờ chạy đêm yên tâm hẳn.
 
Èo, để lâu quá nên forum hết cho edit bài luôn. Mod nào vô tình thấy bài này thì sửa dùm mình chỗ chừa chỗ nha.

2) Thân xe :

a] Yên xe :

Thớt dùng xe nào vậy? Thớt làm yên ở đâu thế, cho em xin cái địa chỉ với. Trước mình cứ nghĩ mỏi lưng là do cái giảm xóc! :(
 
Bài viết rất hay và bổ ích. Đặc biệt là với những người mới đến với phượt, không rành về điện cũng như ống nước như...em. Like mạnh bài viết và tác giá
 
Aiya gần đúng 1 năm rùi. :D okay để mình viết tiếp 1 tí nhé

3) Phụ tùng xe :

A] Bánh xe :

Bánh xe là 1 bộ phận rất … nhạy cảm :D nếu như bánh xe bị xì hơi hoặc có bất kì sự cố nào thì cũng sẽ làm cho việc di chuyển bị ảnh hưởng khá nhiều. Bánh xe gồm có vành, ruột (săm) và vỏ (lốp).

Nếu bạn thường xuyên phượt xe máy, điều đầu tiên bạn cần học đó là vá (hoặc thay ruột xe),bơm bánh xe. Lý do tại sao phải học ? tưởng tượng bạn đang chạy lúc tối mịt, các cửa tiệm đều đóng cửa, hoặc ở 1 vùng hoang vắng không có tiệm sửa xe, xe bạn lại bị xì hơi do cán đinh, vậy thì phải làm sao ??? Câu trả lời là : bạn phải tự xử lý thôi !! Nếu như bánh xe bạn sử dụng loại vỏ không ruột thì việc xử lý đơn giản hơn được 1 chút, vì ngoài thị trường có bán loại keo để vá cho bánh xe không ruột : chỉ cần rút đinh ra, chọt miếng cao su vào, bơm bánh xe căng lên, okay thế là xong. Còn nếu bánh xe bạn sử dụng loại vỏ có ruột, thì bạn phải học cách vá hoặc thay ruột thôi. Để thay được ruột thì phải tháo cả bánh xe ra, lấy ruột cũ ra, thay ruột mới vào, rồi lại gắn bánh vào. Hơi phê, nhưng phải ráng thôi ^^ Chi tiết cách tháo bánh, thay ruột, gắn bánh thì sẽ tùy từng loại xe,bạn có thể đem xe ra tiệm quen, nhờ họ chỉ 1 khóa ^^

Cách nhận biết bánh xe của bạn là loại có ruột hay không ruột : Nhìn vành bánh xe. Nếu vành bạn xài căm, 100% bánh xe bạn CÓ ruột, nếu vành bạn là loại mâm, có thể xe bạn không ruột. Sao chỉ là có thể ? Àh vì đối với loại vành mâm, bánh xe có thể xài cả loại có ruột và không ruột. Nếu nhà sản xuất tiết kiệm chi phí sẽ sử dụng loại có ruột khi xe xuất xưởng. Trong trường hợp này, bạn nên ra tiệm hỏi xem vỏ bạn có ruột hay không. Nếu không ruột sẵn thì tốt, còn nếu có ruột thì bạn nên thay loại vỏ không ruột để tiện bề vá sửa khi đang phượt.

Còn đối với những xe xài vành căm (không thể sử dụng vỏ không ruột) thì đành phải học cách thay ruột thôi. Nếu bạn dư dả tiền bạc thì cứ thay cả bộ bánh mâm rồi sau đó tha hồ vi vu vỏ không ruột ^^ giá 1 bộ bánh mâm dao động khoảng 2tr trở lên

B] bugi :

Bugi là bộ phận đánh lửa khi xăng tiếp xúc với buồng đốt, tạo ra lực đẩy piston di chuyển, làm cho xe chạy. Chạy lâu ngày, bugi sẽ bị dính dơ (cặn xăng không cháy, bụi bặm trong không khí, v..v) bám vào đầu đánh lửa, làm cho bugi khó đánh lửa hơn. Xe di chuyển khoảng 7000 km bạn nên thay bugi 1 lần. Nhà sản xuất nói rằng 20.000 km mới phải thay, nhưng chúng ta đi phượt, đi những cung đường đôi khi không phải đẹp đẽ gì, bụi bặm nhiều, thì bugi sẽ mau dơ hơn. Giá 1 con bugi khá rẻ (loại bugi zin theo xe chỉ vài chục tới 100k tùy xe), cứ thay cho khỏe !!

C] Nhông sên dĩa :
Hệ thống này chỉ tồn tại trên xe số, xe tay ga sử dụng 1 hệ thống khác gọi là dây curoa. Vì đa số xe phượt là xe số nên mình nói về phần này 1 chút.
Nhông là bộ phận gắn với với máy,
Dĩa là bộ phận gắn trên bánh xe sau
Bộ phận nối liền nhông và dĩa là sên
Khi động cơ hoạt động, nhông sẽ xoay, kéo sợi sên xoay, kéo dĩa xoay, và bánh xe có thể di chuyển. vậy sên nhông dĩa sẽ là hệ thống truyền lực tới bánh xe làm cho bánh xe di chuyển. Hệ thống này khá quan trọng, hãy bảo dưỡng bảo trì thường xuyên để xe luôn trong tình trạng hoạt động tốt. Sên chạy lâu sẽ bị chùng, nên ra tiệm căng sên trước và sau khi đi phượt nhé bạn. Khoảng 15.000 km nên thay sên nhông dĩa 1 lần. cả bộ SND tầm khoảng hơn 300k

D] bình ắc quy :

Ắc quy hay còn gọi là bình điện, là nơi chứa điện năng của xe, giúp bạn đề máy, sử dụng đèn và kèn xe. Sử dụng những thứ đó sẽ làm tiêu hao điện năng của ắc quy. Đừng lo, vì khi xe vận hành, hệ thống điện sẽ tự động sạc lại. Bình ắc quy rất quan trọng, vì nó duy trì độ sáng của đèn xe, mà đèn xe quan trọng thế nào thì các bạn đã biết. Bình ắc quy có thể hư hỏng, vì vậy nếu bạn không đề được, đèn mở không sáng hay kèn không kêu thì có khả năng là bình ắc quy đã hư. Hãy thay bình mới nhé. Giá bình ắc quy loại tiêu chuẩn 12V 3.5 Amp khoảng 200k.

Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng hệ thống điện trên xe để sạc điện thoại nữa. Phần này mình sẽ để dành lần tới. giờ đi ngủ đây. G9 mọi người :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,101
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top