Phần 3:
Chùa Cổ thạch và … bãi biển dưới chân chùa
Rời chợ Liên Hương, trời trong và bắt đầu có nắng, xe thẳng tiến về Khu du lịch Cổ thạch. Xa xa bên đường là cánh đồng gió của nhà máy điện gió TuyPhong, cô bạn đi cùng đang mơ ngủ đột nhiên sinh động hẳn, ríu ra ríu rít bỏ nhỏ với bé Vycoi “tiện đường ghé chỗ đó cho tham qua quạt gió nghen” (hehe… cái tật méo mó nghề nghiệp không bỏ ). Có lẽ sau 15’, xe chạy đến cổng khu du lịch, liếc sơ toàn cảnh nhận ra ngay khung cảnh quen thuộc của các khu du lịch mới bắt đầu khai thác, nhà cửa còn thưa thớt, chủ yếu là các dãy nhà trọ ven biển, còn lại phần lớn là các lô đất trống, chỉ lác đác vài lô đang khởi công dang dở. Con đường chính to rộng và đường rẽ lên chùa đã rải nhựa hoàn chỉnh. Vé vào cổng 3000đ/người (chắc thu tiền thuế đường ??), chủ thớt Vycoi tận dụng ngay ưu thế “gà nhà” chỉ mua 20vé cho xe 33 chỗ (hihi ). Qua cổng, xe chạy thẳng chừng vài phút là đến “ngã tư trung tâm” (nơi giao nhau giữa đường lên chùa và đường cái chính thẳng xuống biển). Xe dừng lại ngay góc ngã tư… thoáng ngạc nhiên trong tôi qua nhanh vì nhận ra rằng quán của nhà của Vycoi nằm ở ngay góc ngã tư, địa điểm “đắt địa” nhất !
Chúng tôi nhanh chóng nhận 1 phòng để dễ tập trung đồ đạc của toàn đoàn (phòng 2 gian, 2 giường đôi và 1 toilet), phòng đơn giản, mát mẽ và thuận lợi là nằm ngay đầu dãy không làm phiền “hàng xóm” nhiều. Thanks gia đình Vycoi nhiều nhiều vì đã ưu đãi không tính tiền thuê phòng mà chỉ tính chung chi phí dừng chân của toàn đoàn suốt thời gian lưu trú tại Cổ thạch ( nhớ không lầm thì 25k/người). Sắp xếp như thế là ổn vì thời gian đoàn ở phòng cũng không nhiều, lưu lại 1 đêm ở Cổ thạch nhưng có kế hoạch là cắm trại ở bãi biển rồi. “Quán nhà” có sảnh rất rộng, có 2 dãy chừng 14 chiếc võng rất tiện để mọi người nghỉ ngơi buổi trưa và 4 phòng tắm+toilet chung luôn được đoàn sử dụng hết công suất …
30’ ổn định đồ đạc cũng qua nhanh, đoàn bắt đầu hành trình tham quan “chùa Cổ thạch”. Rất nhanh, chỉ cần 5’ leo lên ngọn đồi trước mặt là đến cổng chùa. Công viên trước chùa mới hình thành, cây còn bé và hoa còn ít, nhưng đứng trên đồi nhìn xuống thấy xa xa là bãi biển Cổ thạch với bãi đá bảy màu khá đẹp. Các người mẫu bắt đầu tạo dáng, cô bạn của tôi cũng không “ngoại lệ” và các bác phó nháy bắt đầu bận rộn…
Đến cổng chính vào chùa, bên trái có ngay 1 cái miếu be bé (?), à thì ra miếu này rất linh với tiết mục “cầu duyên” đây. Mọi người đốt nhang và lâm râm … thành kính. Hầu hết các bạn nữ của đoàn đều thắp nhang
) ) chỉ có mình “bé” keomut nhất định không thắp nhang, hông thèm quan tâm đến vấn đề “xin duyên” gì hết (ồ sao thế em??). Tôi thì… hihi… “có tin có lành”, đi chùa thì phải thắp nhang chứ …, thắp đúng 1 cây nhang tôi đi nhanh vào cắm ở chính điện rồi nhanh chóng đi dạo 1 vòng quanh miếu ….
Sau tiết mục cầu duyên, mọi người bắt đầu hành trình khám phá chùa Cổ thạch. Lúc mới gặp có nghe rkenshin bàn tán “chùa Cổ thạch rộng lắm, đi cả ngày còn k0 hết, và có thể rất dễ bị lạc”, tôi cũng khá hiếu kỳ. Hăm hở leo lên mọi hang cùng ngỏ hèm trong chùa, cũng ham vui lắc lắc ống xin xăm để xin quẻ (tiếc là 3 lần gieo đều là quẻ hạ hạ nên k0 đi nghe kỹ thầy giải), nhưng cô bạn đi cùng thì nhất quyết chờ sắp hàng để “điều tra chuyện tương lai”. Trong tiết mục xin xăm và giải xăm này, bé Keomut lại là người “thành kính” nhất…. hehe.
Chân dung thầy giải các quẻ xăm đây nè
Chùa Cổ thạch có đủ cả: phật Như lai nằm, phật Bà quan âm đứng nhìn ra biển, một số miếu thờ với kết cấu bằng mảnh sành ghép…, từng góc từng góc đều có bàn tay con người chăm chút… và đó chính là nguyên nhân làm tôi…. không thích !!! Có cái gì đó hơi “quá màu”, hơi nhàn nhạt - không đặc sắc vì cách sơn phết trùng tu chung của “kiểu chùa mới”! Khuôn viên chùa rất rộng, địa hình rất tốt để “dễ đẹp”, có hang có núi, có đá có cây…. nhưng tôi vẫn cảm thấy có cái gì đó thiêu thiếu.! À thì ra là… thiếu nước! Có lẽ tôi đã bỏ sót chăng, 1 góc nào đó của khe suối lượn lờ, hay 1 hồ nước nho nhỏ với sen với cá??? .
Đã trót yêu những ngôi chùa với tông màu khói lam, mái chùa cong vút hình tháp, kết cấu đơn giản bằng chất mộc của gỗ của bùi nhùi rơm và sắc lạnh của đá, màu xanh mát rượi và các thế cây tĩnh lặng “kiểu Nhật”, đến chùa này tôi … thật lòng “không cảm”! Có thể có nhiều bạn trong đoàn không cùng suy nghĩ với tôi sẽ có cảm giác khác, nhìn chùa với các khía cạnh “tích cực” hơn chăng …
Đã ngắm nghía từ trước cái bãi đá dưới biển nằm bên hông chùa, khi rời chùa chúng tôi quyết định xuống núi bằng con đường núi-rừng “đâm thẳng xuống biển”. Không có đường mòn rõ rệt nhưng cũng không quá khó đi, đôi lúc cũng nhầm đường chui vào nhánh cụt phải quay lại…. Sau khoảng 15’ chúng tôi cũng xuống đến biển. Đây là địa điểm tôi cảm thấy “ưng ý” nhất trong hành trình lần này, và bây giờ ngồi đây mà tiếc thay cho 2 “bác” lớn tuổi nhất đoàn không “ham vui theo tụi nhỏ” mà lại xuống núi bằng cách quay lại đường vào chùa cũ...
Tạm mượn lời bài thơ “ Ở 1 nơi núi thò chân xuống biển” để miêu tả cảnh nơi này nhé !
"Ở một nơi núi thò chân xuống biển
Khoảng trống nhỏ nhoi là bãi cát ta ngồi
Em yêu núi còn anh thì thích biển
Tự bao giờ núi và biển sinh đôi
Núi lấn biển cứ nhoài người ra mãi
Biển xô vào nên sóng vỗ âm vang
Em yêu núi nên ngồi ngăn sóng lại
Anh dang tay sợ núi lấn ra dần
....Nếu lỡ hẹn, biển vẫn nằm nguyên đấy
Sóng ra khơi rồi sóng lại quay về
Núi giận dỗi, núi chẳng đi đâu được
Trói buộc rồi tình ái với nhiêu khê
Hehe... đành đứt khúc ở đây nhé, viết xong cũng chưa kịp xem lại nữa, mình hết time để "thơ thẩn" rồi, chạy đây (BB)