What's new

Chuyến đi ngày cuối tuần (từ Hà Nội)

Chào,

Mình dự định đi lòng vòng Hà Nội vào mỗi 01 ngày cuối tuần, mỗi tuần một địa điểm. Tìm hiểu vài điều muốn tìm hiểu, thăm thú các nơi thú vị và chụp ảnh các chỗ thấy hay.
Đi vào sáng sớm và về vào chiều muộn. Mọi người sẽ tự lo packed lunch (no alcohol or beer, pls!), chuẩn bị phương tiện đi lại phù hợp và các đồ đạc cần thiết khác cho cá nhân.
Hiện bọn mình chỉ có 2 người, mời mọi người đi chung cho vui (nhất là các bạn nữ nhé :) ) Mỗi chuyến đi sẽ dưới 10 người.

Đây là chuyến đi cho tuần tới, t7 28/8
Phương tiện: Xe máy
Điểm đến: Chùa Kiến Sơ - nơi khởi nguồn dòng thiền Vô Ngôn Thông

Chùa Kiến Sơ tọa lạc cạnh đền Phù Đổng (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1975. Chùa do Thiền sư Cảm Thành khởi dựng vào những năm đầu thế kỷ thứ IX và là nơi khởi phát của Thiền phái Vô Ngôn Thông, cũng là nơi tu hành của nhiều bậc danh tăng nổi tiếng trong lịch sử: các Thiền sư Vô Ngôn Thông, Cảm Thành, Đa Bảo, Ni sư Diệu Nhân…

5HBULB_kienso.jpg


Theo sách Thiền uyển tập anh, bấy giờ có một vị phú hào ở hương Phù Đổng, người họ Nguyễn kính mộ việc trì giới đức hạnh cao cả của sư Lập Đức, tự nguyện cúng gia trạch để làm chùa, mời sư đến trụ trì. Ban đầu sư từ chối, nhưng đêm ấy sư chiêm bao thấy thần nhân đến bảo: "Nếu làm theo chí nguyện của nhà họ Nguyễn thì chỉ chừng vài năm sẽ gặp được vận lớn". Vì thế sư bèn nhận lời, đến hương Phù Đổng lập chùa, chính là chùa Kiến Sơ ngày nay, sau này pháp danh của sư Lập Đức được đổi tên là Cảm Thành.

Thiền uyển tập anh chép: "Tháng Chín năm Canh Tý niên hiệu Đường Nguyên Hòa thứ 15 (820), sư (tức Thiền sư Vô Ngôn Thông) đến chùa Kiến Sơ. Ngoài hai bữa cơm cháo, suốt ngày sư chỉ ngồi quay mặt vào tường, không nói một lời, chuyên chú tu tập thiền định làm vui. Suốt mấy năm liền như thế nên người ngoài không ai biết sư, chỉ có sư trụ trì chùa là Cảm Thành hết lòng kính cẩn hầu hạ. Cảm Thành gần gũi bên cạnh sư để học hỏi những điều cơ vi huyền diệu, hiểu rõ yếu chỉ của Thiền tông". Vào ngày 12 tháng Giêng năm Bính Ngọ niên hiệu Bảo Lịch thứ 2 thời thuộc Đường (826), Ngài Vô Ngôn Thông gọi sư Cảm Thành đến truyền bảo: "Ngày trước Tổ ta là Nam Nhạc Hoài Nhượng thiền sư, khi quy tịch có đọc bài kệ rằng: Nhất thiết chư pháp/Giai tòng tâm sinh/Tâm vô sở sinh/Pháp vô sở trụ/Nhược đạt tâm địa/Sở tác vô ngại/Phi ngộ thượng căn/Thận vật khinh hứa. (Tất cả các pháp/Đều từ tâm sinh/Tâm không chỗ sinh/Pháp không chỗ trụ/Nếu đạt đất lòng/Làm gì chẳng ngại/Không gặp thượng căn/Cẩn thận chớ nói)". Mặc dù vẫn đang khỏe mạnh, nhưng nói xong thì Thiền sư Vô Ngôn Thông chắp tay thu thần thị tịch.

Từ đó, Thiền phái Vô Ngôn Thông ra đời, chủ trương đốn ngộ, trao đổi truyền bá đạo pháp không dùng nhiều lời nhưng người nghe vẫn thông (hiểu) được. Vào năm Canh Thìn, niên hiệu Hàm Thông thứ nhất thời Đường (860), sư Cảm Thành không bệnh mà nhập diệt, truyền trao y bát cho Thiền sư Đa Bảo. Đến thế kỷ XI-XIV, từ phái Vô Ngôn Thông phát triển thành một nền thiền học Việt Nam vô cùng rực rỡ, mỗi nhà sư đều trở thành những thi sĩ.

tamquanchuakienso.jpg


Kiến trúc chùa Kiến Sơ ngày nay khá bề thế. Cổng tam quan 5 gian chồng diêm 2 tầng, dóng ngang hàng với cổng đền Phù Đổng. Chùa chính theo kiểu nội công ngoại quốc như nhiều ngôi chùa cổ thường thấy ở Bắc Bộ. Trước tiền đường về phía bên trái có một chiếc khánh đá cổ tạc thô sơ, tuổi ít nhất 400 năm. Ni sư Thích Đàm Truyền, trụ trì chùa cho biết: "Tôi về trụ trì chùa từ năm 1971 đã thấy khánh đá bị vứt nằm chỏng chơ trong nhà Tổ, cột treo khánh bị gãy hết cả. Mãi tới cách đây 10 năm, nhà chùa mới xây mới 2 cột trụ phía trước tiền đường, rồi đem khánh đá ra treo".

Gây ấn tượng nhất đối với khách thập phương khi đến thăm chùa Kiến Sơ có lẽ là tòa động liên hoàn bằng đất thó, tuổi hơn 200 năm. Đây là tác phẩm động Cửu Long nhân tạo cổ xưa có kích thước lớn nhất Việt Nam: dài 8m, cao 3m, dày 2m. Tác phẩm gồm 5 tòa động liên hoàn. Hai bên hông gồm: động tội tái hiện tích truyện Mục Kiền Liên chứng kiến mẹ Ngài bị hành hạ khắc nghiệt dưới địa ngục; và động Tây Du Ký diễn tả thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh. Ba tòa động chính đều có vòm là những mây, rồng xoắn xuýt tạo thành, ngự trên mây có rất nhiều chư Phật, Bồ tát, A Di Đà và các thần tướng nhà trời. Nếu như trung tâm của các tòa Cửu Long bao giờ cũng là Đức Thích Ca sơ sinh, nhưng ở các tòa động nơi đây đã được biến thể khác biệt. Trung tâm của động bên trái là Ngài Đạt Ma tay cầm một chiếc hài; ở tòa động bên phải là Quán Âm quá hải ngự trên đầu rồng.

Trong chùa còn bảo lưu được hệ thống tượng Phật cổ phong phú, bài trí thành 7 lớp tượng. Trong cùng của chánh điện có bàn thờ xây cao áp vào vách, bên trên tọa lạc bộ Tam thế Phật, niên đại thế kỷ XVII. Bộ tượng Tam thế được tạo tác khá giống nhau, tóc xoắn ốc, mặt tròn đầy phúc hậu ngồi trong tư thế tham thiền nhập định trên 3 tòa sen. Áo tượng nhiều nếp gấp chồng lên nhau, phủ kín lòng đùi. Bộ Tam thế được làm từ chất liệu đất thó, sơn son thếp vàng. Tòa sen không có đế bệ (có lẽ đã bị mất) hiện đã bong tróc hết sơn, kết cấu với 3 tầng cánh sen úp. Phật điện được đặt tách rời ra phía trước khỏi bộ Tam thế, với 6 lớp thứ tự từ trên xuống dưới: hàng thứ 1 là tượng A Di Đà; hàng thứ 2 gồm 5 pho tượng (tượng Di Lặc ở giữa); hàng thứ 3 là pho Quan Âm Nam Hải; Đức Thích Ca niêm hoa tôn trí ở hàng thứ tư; kế đến tượng Ngọc Hoàng; dưới cùng có tòa Cửu Long.

Bên trong Thượng điện, thẳng hàng với 5 vị Diêm vương phía bên phải, có các pho tượng vô cùng giá trị: tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông, tượng vua Lý Công Uẩn và thân mẫu của nhà vua. Thiền sư Vô Ngôn Thông với thân hình mập mạp, đầu trần để lộ lớp tóc đen rất mỏng, tai to, mũi rộng, trên mép có hàng ria con kiến. Ngài mặc 2 chiếc áo: áo lót bên trong chỉ từ bụng trở xuống, để hở toàn bộ mảng ngực trần; áo khoác ngoài với rất nhiều nếu gấp uốn lượn đăng đối. Chân Ngài xếp bằng tròn, tay để trên đùi trái, tay phải cầm phất trần.

chua3.jpg


Tượng Lý Thái Tổ tạc dáng một ông vua ngồi trên ghế, mình mặc áo long bào, đầu đội mũ miện, chân đi hài, hai tay nâng ngọc khuê ngang ngực. Ông Nguyễn Quang Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Phù Đổng cho biết, người dân ở đây còn truyền tụng nhau sự tích về vua Lý Công Uẩn.

Tương truyền vào thời Tiền Lê, có câu sấm nói rằng một người họ Lý dưới chân có chữ Vương sau này sẽ thay thế họ Lê, vua Lê Đại Hành bèn truy tìm người như vậy để giết đi. Bởi dưới chân Lý Công Uẩn có chữ Vương, nên ông phải tìm về chùa Phù Đổng lẩn trốn để khỏi bị phát hiện. Bấy giờ truyền thừa dòng thiền Vô Ngôn Thông là Đa Bảo đã giấu kín Công Uẩn trong một cái hang bí mật dưới điện Phật. Lấy lý do người tu hành theo thiền phái này là phải học hạnh im lặng (vô ngôn) nên quan quân đến hỏi câu gì sư cũng không nói. Một đêm, Công Uẩn đang ngủ say trong hầm thì mơ thấy một người hiện lên, tự xưng Thánh Gióng là Thành hoàng của làng Phù Đổng. Thánh Gióng nói cho Công Uẩn biết rằng sau này sẽ thành đại sự và Thánh đọc cho câu sấm: "Nhất bát công đức thủy/Tùy duyên hóa thế gian/Quang Quang trùng chúc chiếu/Một ảnh nhật đăng san". Lúc đó, Công Uẩn không hiểu bài sấm này nói gì, nhưng vài trăm năm sau dân gian đã giải được nghĩa rằng, bài thơ dự báo nhà Lý truyền được 8 đời, và sẽ kết thúc vào thời một vị vua có chữ Nhật ở trên chữ Sơn (tức vua Lý Huệ Tông tên là Sảm).

Ngay sau khi Công Uẩn lên ngôi vua và dời đô về Thăng Long, nhà vua đã cho trùng tu chùa Kiến Sơ và xây dựng đền Phù Đổng cạnh đó để tôn thờ Đức Thánh Gióng. Vua cũng nhiều lần đến thăm chùa, và mời Thiền sư Đa Bảo về Thăng Long bàn luận. Như vậy có thể nhận định rằng, truyền thuyết Thánh Gióng ra đời từ thời sư Đa Bảo, được vua Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Đại vương, đến đời Trần được tôn vinh thành một vị thiên tướng thời Hùng Vương.

Nguồn bài viết: Chương Phượng - Báo Giác ngộ
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Tham khảo thêm về dòng thiền Vô Ngôn Thông tại: http://www.thuvien-thichnhathanh.or...chng-02-2-3-thin-phai-vo-ngon-thong?showall=1
 
Last edited by a moderator:
Re: Chuyến đi ngày cuối tuần

Tớ tìm đc một cái rơi đúng vào Chủ nhật theo yêu cầu của các bạn rồi ạ.
Vậy tuần này mình sẽ đi Cn nhé. Một hai đền thờ ở ngoại thành HN trong buổi sáng, sau đó đi đâu buổi chiều tùy các bạn.
(Nếu Cn tớ vẫn chưa đi đươc :(, tớ sẽ gửi các bạn địa điểm và lịch trình cụ thể của hoạt động mà tớ noí, sau đó các bạn sẽ đi với nhau nhé :)
 
Re: Chuyến đi ngày cuối tuần

Mấy cái ảnh này rất đẹp anh T ạ.
Em cũng đứng đúng ở góc này mà chụp rất tệ :((

Chùa Bổ như 1 công trình quân sự phong kiến, đâu đâu cũng tường bao kiên cố và hào nước. Diện tích của chùa cũng thật là rộng, đường đi lối lại rất loanh quanh như mê cung.
 
Re: Chuyến đi ngày cuối tuần

Ngày 01 tháng 10 năm 2010: Ngày khai mạc

08h00: Lễ khai mạc 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội và đón nhận bằng công nhận Di sản Văn hóa Thế giới khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long tại Vườn hoa Lý Thái Tổ.
09h30: Biểu diễn nghệ thuật tại 5 sân khấu xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
14h00: Triển lãm các tác phẩm Văn học- Nghệ thuật qua các thời kỳ tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng.
15h00: Khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Nội tại Vườn hoa Giám, Đống Đa và 45 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm.
19h30: Khai mạc Tuần lễ phim lịch sử, cách mạng tại Trung tâm chiếu phim quốc gia, 87 Láng Hạ, Đống Đa.
20h00: Khai mạc Triển lãm thành tựu kinh tế- xã hội Việt Nam và Thăng Long- Hà Nội tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam, 148 Giảng Võ, Ba Đình.
20h00: Biểu diễn nghệ thuật Đêm Hồ Gươm lung linh và trình diễn áo dài truyền thống tại xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm.
20h00: Chương trình hòa nhạc Hội nhập Quốc tế- Niềm tin hướng tới tương lai do NSND Đặng Thái Sơn biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Ngày 02 tháng 10 năm 2010

08h00: Khai mạc trưng bày hiện vật lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, số 9 và 18 Hoàng Diệu, Ba Đình.
08h00: Khánh thành rạp Công nhân Hà Nội, 42 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm.
09h00: Lễ ra mắt Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến tại Thư viện Quốc gia, 31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm.
19h30: Khai mạc Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long- Hà Nội tại khu du lịch Thiên Đường Bảo Sơn, Hoài Đức.
19h30: Lễ hội Rồng do Bộ VHTT&DL và Đại sứ quán Tây Ban Nha phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức tại Quảng trường Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.
20h00: Biểu diễn các ca khúc chọn lọc sáng tác mới chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Ngày 03 tháng 10 năm 2010

07h00: Giải chạy truyền thống Báo Hà nội mới vì Hòa bình xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
09h00: Khánh thành tượng đài Bác Hồ và Bác Tôn tại Công viên Thống Nhất.
20h00: Chương trình nghệ thuật Thăng Long- Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh tại Vườn hoa Lý Thái Tổ.

Ngày 04 tháng 10 năm 2010

08h30: Tổng kết và trao giải Cuộc thi tìm hiểu Thăng Long- Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng tại Nhà hát lớn Hà Nội.
09h00: Khánh thành Cung Trí thức thành phố tại Cầu Giấy.
15h00: Khai mạc Triển lãm Anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa Việt Nam tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm.
15h30: Khai mạc Triển lãm các trận đánh và chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử quân sự Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, 28A, Điện Biên Phủ, Ba Đình.
17h00: Khai mạc Triển lãm và Liên hoan Thư pháp Thăng Long- Hà Nội tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám.
20h00: Trao Giải Báo chí toàn quốc về 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình.
20h00: Biểu diễn các điệu múa cổ Thăng Long- Hà Nội tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm.

Ngày 05 tháng 10 năm 2010

09h00: Khánh thành Tượng đài Thánh Gióng tại khu Đền Sóc, Phù Linh, Sóc Sơn.
09h00: Khánh thành đường nối Quốc lộ 3 tới khu công nghiệp Nguyên Khê tại Đông Anh.
09h00: Giới thiệu công trình nghệ thuật Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại đường Yên Phụ, Ba Đình.
14h00: Khai mạc Triển lãm Nghề gốm Bát Tràng- cổ truyền và hiện đại tại làng Bát Tràng, Gia Lâm.
15h00: Biểu diễn võ thuật cổ truyền Hào khí Thăng Long tại Cung thể thao Quần Ngựa, Ba Đình.
20h00: Biểu diễn âm nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam tại Nhà hát lớn Hà Nội.
20h00: Chương trình Văn hóa nghệ thuật Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long tại Vườn hoa Lý Thái Tổ.

Ngày 06 tháng 10 năm 2010

08h00: Khai mạc Liên hoan nghệ thuật Diều- Hà Nội tại Quảng trường sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.
08h30: Khánh thành Bảo tàng Hà Nội và khai mạc Triển lãm Hà Nội xưa tại đường Phạm Hùng, Từ Liêm.
09h00: Khai mạc Triển lãm Những tấm lòng với Thăng Long- Hà Nội tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị.
20h00: Chương trình ca nhạc tổng hợp “Hùng khí Thăng Long- Bài ca đất nước” tại Vườn hoa Lý Thái Tổ.
20h00: Khai mạc Liên hoan ẩm thực Hà Thành tại Công viên nước Hồ Tây.

Ngày 07 tháng 10 năm 2010

09h00: Tổng kết và trao giải Cuộc thi quốc tế tìm hiểu “Thăng Long- Hà Nội, điểm hẹn của bạn” tại Nhà hát lớn Hà Nội.
14h00: Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển bền vững Thủ đô Văn hiến, Anh hùng, vì Hòa bình tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình (bế mạc ngày 09/10).
20h00: Biểu diễn âm nhạc dân tộc tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Ngày 08 tháng 10 năm 2010

07h00: Chương trình văn hóa nghệ thuật của Tuổi trẻ Thủ đô và cả nước xung quanh hồ Hoàn Kiếm và các sân khấu ngoài trời trên địa bàn Thành phố.
09h00: Khánh thành Công viên Hòa Bình tại Xuân Đỉnh, Từ Liêm.
09h00: Khánh thành Trung tâm đào tạo vận động viên cấp cao Hà Nội tại Mỹ Đình, Từ Liêm.
20h00: Chương trình giao lưu Thăng Long- Hồn thiêng sông núi với sự tham gia của 1000 Anh hùng và Mẹ Việt Nam Anh hùng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
20h00: Chương trình Lễ hội đường phố của tuổi trẻ Thủ đô và cả nước tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám.

Ngày 09 tháng 10 năm 2010

06h00: Đua xe đạp xuyên Việt quốc tế xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
07h30: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, UBMTTQ Việt Nam, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, Thành phố Hà Nội và 62 tỉnh, thành phố vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tượng đài Liệt sỹ.
09h00: Động thổ xây dựng Nhà hát Thăng Long tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Xuân Đỉnh, Từ Liêm.
09h00: Khánh thành rạp Đại Nam tại 29 phố Huế, Hai Bà Trưng.
20h00: Biểu diễn của các Đoàn nghệ thuật quốc tế tại các sân khấu ngoài trời trên địa bàn Thành phố.

Ngày 10 tháng 10 năm 2010: Ngày Đại lễ

08h00: Lễ mít tinh trọng thể, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Quảng trường Ba Đình.
20h00: Đêm hội Văn hóa Nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.
Ngoài các hoạt động nói trên, trong suốt thời gian diễn ra Đại lễ tại các quận, huyện, thị xã đều sẽ có những hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ quần chúng nhân dân.
 
Re: Chuyến đi ngày cuối tuần

Trong ngày diễn ra lễ khai mạc (1/10) ở vườn hoa Lý Thái Tổ, các phương tiện bị cấm lưu thông ở khu vực này và sẽ có 15 chốt trực và hướng dẫn giao thông tại tuyến đường Bà Triệu - Lý Thường Kiệt - Ngô Quyền - Tràng Tiền - Tông Đản - Lò Sũ - Đinh Tiên Hoàng.

Xe đạp, xe máy của nhân dân sẽ được tổ chức trông giữ tại vị trí vỉa hè các tuyến phố Trần Nguyên Hãn, Ngô Quyền, Hàng Vôi, Lò Sũ, Hàng Bông, Hàng Trống, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Lê Phụng Hiểu ngoài khu vực bảo vệ. Xe ô tô được trông giữ ở Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nguyên Hãn, Lê Phụng Hiểu.

Trong ngày tổng duyệt (3/10 và 7/10) và ngày diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành (10/10) tại Quảng trường Ba Đình, các tuyến đường Yên Phụ - Âu Cơ - Lạc Long Quân - Bưởi - Láng - Trường Chinh - Đại La - Minh Khai - đê Nguyễn Khoái - Trần Khánh Dư - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật sẽ bị cấm và được bố trí chặt chẽ nhằm đảm bảo giao thông.

Riêng 2 ngày diễn ra Đại lễ (từ 20h ngày 9/10 đến 23h ngày 10/10) sẽ cấm các phương tiện giao thông đi vào 30 tuyến đường và đoạn đường sau:

Hàng Đậu, Hàng Than, Cửa Bắc, Thanh Niên, Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám, Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh (đoạn gần hồ Ngọc Khánh), Kim Mã, Nguyễn Thái Học (Đoạn từ ngã tư Kim Mã, Nguyễn Thái Học đến ngã tư Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn), Lê Duẩn (Đoạn từ ngã tư Lê Duẩn - Nguyễn Thái Học đến ngã ba Lê Duẩn - Điện Biên), Cửa Nam, Tràng Thi, Hàng Khay, Tràng Tiền, Lý Thường Kiệt - Hai Bà Trưng (đoạn từ Ngô Quyền đến Lê Thánh Tông), Lê Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Quảng trường Cách mạng tháng 8, Phố Phan Đình Phùng, Quán Thánh Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Chu Văn An, Cao Bá Quát, Trần Phú.

Lễ Bế mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 10/10 tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) nên tuyến đường Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Láng - Hòa Lạc - đường 70 (đoạn từ xã Tây Mỗ - ngã tư Nhổn) sẽ được tổ chức bảo vệ và hướng dẫn giao thông.
 
Re: Chuyến đi ngày cuối tuần

Ngày mai 8:00am, sẽ có lễ giỗ Tổ nghề hát xẩm, tại đình Hào Nam (gần Nhạc viện)
Bạn nào rỗi thì đến nhé. Bạn sẽ được gặp nhiều người mà thông tin và nhận xét của họ ko chỉ về hát xẩm mà còn về các loại hình âm nhạc dân tộc khác là đủ tin cậy để lắng nghe
Tớ rất muốn đến, với điều kiện khỏe hơn một chút :)
 
Re: Chuyến đi ngày cuối tuần

Vì sao?
Chắc do ống kính, ko phải do mình :LL

Đúng rùi. Phải lên đời DSLR thôi.

Chỉ riêng cái sensor của máy ảnh DSLR đã to hơn gấp mấy lần PnS rồi, lại còn có thể lắp được các ống kính xịn. Ảnh DSLR cho phép chỉnh sửa photoshop rất nhiều trong khi ảnh chụp bằng PnS rất có giới hạn khi chỉnh sửa.

Được cái ảnh có chất màu và độ nét tốt cũng bõ công mang vác nặng.(c)
 
Re: Chuyến đi ngày cuối tuần

Ngày mai 8:00am, sẽ có lễ giỗ Tổ nghề hát xẩm, tại đình Hào Nam (gần Nhạc viện)
Bạn nào rỗi thì đến nhé. Bạn sẽ được gặp nhiều người mà thông tin và nhận xét của họ ko chỉ về hát xẩm mà còn về các loại hình âm nhạc dân tộc khác là đủ tin cậy để lắng nghe
Tớ rất muốn đến, với điều kiện khỏe hơn một chút :)

Sáng mai mình bận rồi, chiều thì không biết có còn không. Nghe hát xẩm hay phết.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,766
Bài viết
1,137,656
Members
192,662
Latest member
luongnm
Back
Top