What's new

[Chia sẻ] Chuyến đi tìm trường học cho con ở Đức

Cháu nhà tôi năm nay vào ĐH. Cháu đang học ở trường ĐH Bách Khoa HN, nhưng dự định từ trước là cháu sẽ đi du học ở Đức. Thật ra việc đi học ở Đức cũng làm cho tôi trăn trở nhiều năm. Nước Đức là nước có nền kinh tế mạnh vào loại hàng đầu của Thế giới. Nước Đức cũng có nền giáo dục đặc biệt tốt. Bằng cấp các trường của nước Đức cấp được đánh giá rất cao. Đặc biệt là ở nước Đức không có nhiều đẳng cấp đào tạo khác nhau giữa các trường mà chỉ theo một chuẩn chung. Do vậy học ở đây là rất khó, rất ít các bạn ra trường được đúng thời hạn, chưa kể rất nhiều cháu đi học chán chê rồi lại ra về tay không.
Nước Đức cũng là một trong số ít nước châu ÂU không tính hoặc tính rất ít tiền học phí Đại học. Chi phí ăn ở cũng không phải là cao lắm so với các nước khác như Pháp, Anh...
Dù sao cân nhắc chán chê, tôi vẫn quyết định cho cháu nó đi học ĐH ở Đức.
Trước khi quyết định, tôi và bà xã làm một chuyến đi thăm dò và khảo sát đã
Như dự tính, F1 nhà tôi sẽ học ngành Kinh tế của trường ĐH Tổng hợp Nurnberg và ở nhà cùng với cô cháu ở Forchheim, cách Nurnberg hơn 40km.

Ngôi nhà F1 nhà tôi ở đây

2012-09-07%252014.13.27.jpg


DSC_0929.JPG


9h sáng cháu đi xe đạp từ nhà đến nhà ga. Ở Đức có quy định đường dành riêng cho xe đạp ( Cái đường có màu đỏ ấy ạ)

2012-09-13%252014.31.11.jpg


Đến gần ga thì có khu nhà để xe đạp, khóa xe để cả ngày ở đây

2012-09-12%252020.35.31.jpg


Chui xuống cái hầm qua đường

2012-09-13%252014.32.21.jpg


Là tới nhà ga Forchheim

2012-09-13%252014.35.04.jpg


Nhà ga này nhỏ thôi ạ và cũng vắng vẻ

2012-09-13%252014.43.33.jpg
 
Em cũng nói thực tế là chưa thấy du học sinh nào thích ở với họ hàng hết, toàn muốn ở ngoài cho tự do, độc lập. Có trường hợp ở vài tháng, tức tốc xin ra thuê ngoài. F1 các bác đều trên 18 tuổi rồi, chứ có bé bỏng gì nữa đâu. Hãy để các cháu tự lập từ trong suy nghĩ cho đến hành động (mà thực tế sang đó rồi sẽ như vậy thôi), thì các bác mới rảnh rỗi đi phượt được ạ. :D
Nói thật là cháu nó sang bên đó lạ nước lạ cái, ở với họ hàng thì bố mẹ vừa yên tâm vừa đỡ tốn phí. Nói thật với bác là chúng nó thuê nhà ở riêng mỗi tháng hết cỡ 600e thì không phải nhà nào cũng chịu nổi. Sợ nhất như bác nói là được mấy tháng chúng nó bỏ ra thuê nhà ngoài. Lúc đó thì Bố mẹ như ngồi trên lưng cọp rồi
 
Nói chung các bác cứ đi xem trường, tính vào trường này trường nọ, nhưng thực tế nó khác hẳn. Ngoài phụ thuộc yếu tố khả năng qua SK (dự bị) được mấy điểm, còn phụ thuộc SK đó thuộc hệ Uni hay FH, và trường đó thuộc bang nào nữa. Vì lịch tốt nghiệp SK và deadline vào FH và Uni ở các bang khác nhau là khác nhau, độ vênh khá nhiều. Nhiều khi xong SK ở bang này, deadline vào Uni, FH ở bang khác đã trôi qua.

Nên quan điểm của em là các bác đừng nên đặt mục tiêu F1 phải vào trường này, trường nọ làm gì. Các bác chỉ cần chuẩn bị hậu cần tư tưởng cho tốt giai đoạn ở VN và cung cấp euro cho các cháu yên tâm học hành, còn lựa chọn học Uni hay FH nào còn do khả năng thực tế và sở thích của các F1 lớn lắm đấy. Em từng gặp mấy đứa em ở VN, bố mẹ hướng trường này, sang học xong SK lại thích vào trường khác, ở tp khác, bang khác luôn so với dự định bố mẹ, họ hàng.

Em cũng nói thực tế là chưa thấy du học sinh nào thích ở với họ hàng hết, toàn muốn ở ngoài cho tự do, độc lập. Có trường hợp ở vài tháng, tức tốc xin ra thuê ngoài. F1 các bác đều trên 18 tuổi rồi, chứ có bé bỏng gì nữa đâu. Hãy để các cháu tự lập từ trong suy nghĩ cho đến hành động (mà thực tế sang đó rồi sẽ như vậy thôi), thì các bác mới rảnh rỗi đi phượt được ạ. :D

Nhà chị rơi đúng vào trường hợp em nói. Định trường này trường nọ nhưng xem hạn hồ sơ lại không kịp. KHông cẩn thận lỡ năm tới :(
 
Nói thật là cháu nó sang bên đó lạ nước lạ cái, ở với họ hàng thì bố mẹ vừa yên tâm vừa đỡ tốn phí. Nói thật với bác là chúng nó thuê nhà ở riêng mỗi tháng hết cỡ 600e thì không phải nhà nào cũng chịu nổi. Sợ nhất như bác nói là được mấy tháng chúng nó bỏ ra thuê nhà ngoài. Lúc đó thì Bố mẹ như ngồi trên lưng cọp rồi

Em chưa làm phụ huynh nên chưa hiểu cảm giác khi có con đi du học, nhưng em từng là du học sinh nên em hiểu tâm trạng du học sinh như thế nào, mà cụ thể là ở Đức, nên em chia sẻ với tư cách là cựu du học sinh về những điều mà chắn chắn các bác chưa nghĩ tới tại thời điểm này, nhưng chắc chắn sẽ diễn ra nếu các bác để F1 ra khỏi tầm tay (ra khỏi gia đình).

Các trường hợp đi Đức học, đa số là có anh em họ hàng bên đó mới cho sang Đức và đều định hướng là gần họ hàng, nhưng rồi chẳng ai ở với họ hàng hết. Và khi ra ngoài, thế hệ F1 sẽ phải tự lo cho bản thân, thỉnh thoảng mới về họ hàng chơi, hoặc các bác bắt về thăm, F1 mới về thôi. :D

Thực tế dự tính mỗi tháng 600euro, nhưng thực tế có người tiêu nhiều hơn, có người tiêu ít hơn. Con số này chỉ tương đối và năm đầu tiên không dùng đến nhiều vậy đâu. Chỉ từ khi con bác quen với môi trường mới, các chi phí ngoài học hành mới phát sinh thêm nhiều thôi. Tuy nhiên, hầu hết du học sinh, mà cụ thể ở Đức đều tự vận động làm thêm tự nuôi mình (bắt đầu từ năm thứ hai đặt chân đến Đức), thậm chí có bạn còn gửi tiền về cho gia đình. Tất nhiên có trường hợp này, trường hợp nọ, nhưng đại đa số là vậy. Cái đấy là từ trong suy nghĩ của F1 các bác khi sống ở Đức, các bác có ngăn cản cũng khó lắm.

Môi trường xung quanh nó thế, buộc F1 các bác nó phải suy nghĩ, không thể cứ lấy tiền bố mẹ mãi trong khi bạn bè như mình có thể tự nuôi mình. Ở nhà, F1 các bác có thể được chăm sóc, nhưng sang đó, chuyện con bác đi làm quần quật dưới cái lạnh âm chục độ (ngoài trời) hay nóng nừng nực (trong bếp) kiếm từng đồng để kiếm tiền nuôi thân là bình thường. Đó là những điều đã đang và sẽ diễn ra với những ai đi học ở Đức, không phải chỉ có màu hồng trường đại học trong lâu đài, bên thảm cỏ cạnh con sông đâu. Ngoài giờ, con các bác vẫn quần quật như chị lao công bình thường ấy ạ.:)

Các bác chưa biết chứ khi sang bên kia, F1 các bác sẽ được cấp resident permit, trong đó có quy định nói rõ sv được phép làm việc thêm 90 ngày trong năm, gần đúng với số ngày nghỉ trong năm: hè (2 tháng), Noel (2 tuần) và Phục sinh (trên dưới 1 tuần tùy bang). Đó là chưa kể các ngày cuối tuần. Thời gian đó, không đi làm thêm, F1 các bác ngồi nhà chơi có mà tự kỷ hết, khi đó còn đáng lo hơn ấy ạ. Với lại, F1 luôn có tư tưởng làm kiếm tiền để đi phượt quanh châu Âu khi được nghỉ nên sẽ hăng say kiếm lắm ạ. Tất nhiên, khi đi học, xác định học là chính kiếm tiền là phụ, nhưng có một số bạn quá đà vào kiếm tiền (vì thấy dễ quá:D) nên sao lãng học hành. Việc của các bác là hãm phanh những trường hợp này lại thôi. Động viên con cân đối thời gian, còn để ngăn cấm hoàn toàn, em e hơi khó, nhất là khi các bác ở xa F1 nửa vòng trái đất. :D

Nhà chị rơi đúng vào trường hợp em nói. Định trường này trường nọ nhưng xem hạn hồ sơ lại không kịp. KHông cẩn thận lỡ năm tới :(

So sánh kinh nghiệm chính bản thân: chuẩn bị đi Anh hết tầm 2-3 tháng, nhưng để đi được Đức cũng ngót ghét không dưới 6 tháng đâu. Nên chị cần nắm rõ những mốc cơ bản và chuẩn bị trước để đến ngày là thực thi luôn chứ không có thời gian tìm hiểu nên thế này, nên thế kia nữa đâu, không lỡ là lỡ luôn cả kỳ, cả năm đấy ạ.
 
Cám ơn bạn Entidi. Đúng là tâm sự của bạn mới là thực tế mà chúng tôi không hiểu được khi cho con đi du học. Rất bổ ích, mong tiếp tục được bạn tư vấn - tham mưu những suy nghĩ như vậy.
 
Nhanh quá cơ các bác ạ, tôi mới nộp hồ sơ APS trưa hôm qua mà sáng nay họ đã trả kết quả rồi. Thế là xong một bước

IMG-20121122-00042.jpg
 
Nói thật là cháu nó sang bên đó lạ nước lạ cái, ở với họ hàng thì bố mẹ vừa yên tâm vừa đỡ tốn phí. Nói thật với bác là chúng nó thuê nhà ở riêng mỗi tháng hết cỡ 600e thì không phải nhà nào cũng chịu nổi. Sợ nhất như bác nói là được mấy tháng chúng nó bỏ ra thuê nhà ngoài. Lúc đó thì Bố mẹ như ngồi trên lưng cọp rồi

1.Cháu đang học tại ĐH Kỹ thuật Munich, khoa của cháu bác cũng có chụp hình qua ( Khoa mechanical engineeing ). 1 tháng tiền nhà ở Munich tầm 170-300 thôi, làm gì tới 600e. Thêm nữa ở chung có những cái rất bất tiện. Bạn bè cháu ai ở chung với họ hàng 1 thời gian đều chịu ko nổi mà phải bỏ ra ngoài hết hihi !

2. Mặc dù bác lo lắng và quan tâm cho quí tử bằng cách sang đến tận nơi lo trường thầy cho em nó, nhưng mà bác làm vậy thì đang hạn chế sự tự lập của em nó, điều này ở đây sv nào cũng phải tự làm hết. Ngày xưa lúc cháu đi là 19t và lúc đó phải pv đợt APS đầu tiên ở VN. Từ A đến Z ( giấy tờ từ VN, giấy tờ bên Đức, sang đến Đức đặt vé tàu xe đi từ Frankfurt đến TP ra sao, đăng ký nhà cửa bên này trước khi sang ..v..v..) đều phải tự lo hết. Bố mẹ chỉ cung cấp EURO cho thôi :D.
Nói chung thông tin trên mạng có rất nhiều, và người sống ở vùng đó hoặc sống ở Đức từ trước sẽ có nhiều thông tin tốt hơn một người đi sang đây du lịch tìm hiểu, vì ko thể nào trong vài ngày biết được hết những vấn đề sẽ có là gì. Ví dụ như anh bạn ở trên nói rất đúng: Tại sao phải xác định trường đại học sẽ học ngay từ bây giờ ? Vấn đề đầu tiên em nó cần là đi học dự bị, mà dự bị thì ở đâu dễ thi đầu vào là cứ xúc tiến thôi. Học xong thì có điểm thì nộp vào đại học. Ở Munich này SK cũng rất khó thi vào, nếu em nó trượt đầu vào thì lại chờ tiếp nửa năm/ một năm có mà ốm. Do đó các em nên nộp hồ sơ SK nhiều vào, rải bomb cũng được, sang đây thi, đậu càng nhiều trường càng tốt, lúc đó thay hồ chọn lựa. Sau đó có điểm Sk rồi thì muốn nộp Uni nào thì nộp. Qua đến đây em nó đi vòng vòng nước Đức cũng sẽ tìm được thành phố nào mình thích để mà chọn học. Và thời gian học 1 năm SK thì em nó cũng sẽ có được nhiều thông tin về các trường ĐH bên này hơn là ở VN. Do đó đừng nên giới hạn bản thân vào phải trường này trường kia, gần họ hàng này gần họ hàng kia. Làm như vậy là đang tự đánh mất cơ hội của mình!

À, mà nếu được thì học tiếng Đức ở Vn thật chắc rồi hẵng sang. Nhiều người bị cái 400-600 tiết và cứ nghĩ đạt được số chỉ đó là ok. Thật ra đi học con cái các bác 5đ thôi là lên lớp rồi, nhưng đâu ai muốn 5đ, ai cũng thích 10đ. Do đó nên đầu tư tiếng Đức thật kỹ trước khi sang. 50% SV sang đây học ko theo được là do tiếng, 20% còn lại là tư chất ( nói thẳng ra là dốt ), 30% còn lại là Motivation. Sang đây là nhảy vào thi STK rồi học luôn, khỏi học tiếng 3 4 tháng làm gì phí tiền ra, vào STK học lại từ đầu cũng rứa !


3. Munich là đất ... dữ, vào khó mà ra càng khó, cho dù có ra được cũng hiếm ai lành lặn ;). Học ở đây thì các bác yên tâm là khó nhất nước Đức rồi ( mặc dù mặt bằng chung của Đức là đã rất khó so với nhiều nước nói tiếng Anh ). Cả LMU và TUM là 2 trường ĐH Elite của Đức, kế đó có Hochschule Munich cũng to thừ 2 Germany sau cái Hochschule của Cologne. Cho nên quyết định cho con của bác ( hoặc em nó tự quyết ) xuống Munich học thì nên lượng trước khả năng của mình trước ( biết mình biết ta trăm trận trăm thắng mà). Ng VN học ở đây ko ít người giỏi, từ HN sang hoặc Chu Văn An, Ams, hoặc phía miền Nam thì cũng toàn Nguyễn Thượng Hiền, Lê Hồng Phong, Năng khiếu nhưng mà số lượng người theo ko nổi là .... đa số, và bắt buột phải chuyển ngành, chuyển trường ..v.v.. Theo cá nhân thì cháu nghĩ nếu em thi đại học trên 24 đ thì có thể học dưới này, nếu tầm 20 đ thì nên học ở những vùng trên ( Berlin, Leipzig ..v.v.. ) nó dễ hơn, còn dưới 18 đ thì .... ở nhà chứ đừng sang học vì học ko ra đâu, tiết kiệm tiền bạc cho bố mẹ, thời gian và công sức cho bản thân. Đó là vài lời khuyên với tư cách cá nhân, dĩ nhiên bác và em vẫn còn nhiều thời gian để quyết định !

Cảm ơn những chia sẻ của bác!
em hơi thắc mắc tí là cháu nhà bác học bách khoa, cháu học ngành gì mà khi sang Đức đăng ký học kinh tế?
Nếu là khối kỹ thuật thì theo em biết việc chuyển nghành học là không được, hoặc rất khó. Em đang mắc vụ này

Chuyển được tuốt, nhưng phải có trick. Bác lên ttvnol hoặc FB hội svvn ở Đức ngta tư vấn cho !
 
Last edited:
Cám ơn bạn oDKNYoo. Bạn là người đang trong cuộc thì bao giờ cũng hiểu nhất. Tư vấn của bạn rất hay đấy, những gì cần tìm hiểu thêm tôi sẽ hỏi bạn nhé. Mong bạn nhiệt tình giúp.
 
1.Cháu đang học tại ĐH Kỹ thuật Munich, khoa của cháu bác cũng có chụp hình qua ( Khoa mechanical engineeing ). 1 tháng tiền nhà ở Munich tầm 170-300 thôi, làm gì tới 600e. Thêm nữa ở chung có những cái rất bất tiện. Bạn bè cháu ai ở chung với họ hàng 1 thời gian đều chịu ko nổi mà phải bỏ ra ngoài hết hihi !

2. Mặc dù bác lo lắng và quan tâm cho quí tử bằng cách sang đến tận nơi lo trường thầy cho em nó, nhưng mà bác làm vậy thì đang hạn chế sự tự lập của em nó, điều này ở đây sv nào cũng phải tự làm hết. Ngày xưa lúc cháu đi là 19t và lúc đó phải pv đợt APS đầu tiên ở VN. Từ A đến Z ( giấy tờ từ VN, giấy tờ bên Đức, sang đến Đức đặt vé tàu xe đi từ Frankfurt đến TP ra sao, đăng ký nhà cửa bên này trước khi sang ..v..v..) đều phải tự lo hết. Bố mẹ chỉ cung cấp EURO cho thôi :D.
Nói chung thông tin trên mạng có rất nhiều, và người sống ở vùng đó hoặc sống ở Đức từ trước sẽ có nhiều thông tin tốt hơn một người đi sang đây du lịch tìm hiểu, vì ko thể nào trong vài ngày biết được hết những vấn đề sẽ có là gì. Ví dụ như anh bạn ở trên nói rất đúng: Tại sao phải xác định trường đại học sẽ học ngay từ bây giờ ? Vấn đề đầu tiên em nó cần là đi học dự bị, mà dự bị thì ở đâu dễ thi đầu vào là cứ xúc tiến thôi. Học xong thì có điểm thì nộp vào đại học. Ở Munich này SK cũng rất khó thi vào, nếu em nó trượt đầu vào thì lại chờ tiếp nửa năm/ một năm có mà ốm. Do đó các em nên nộp hồ sơ SK nhiều vào, rải bomb cũng được, sang đây thi, đậu càng nhiều trường càng tốt, lúc đó thay hồ chọn lựa. Sau đó có điểm Sk rồi thì muốn nộp Uni nào thì nộp. Qua đến đây em nó đi vòng vòng nước Đức cũng sẽ tìm được thành phố nào mình thích để mà chọn học. Và thời gian học 1 năm SK thì em nó cũng sẽ có được nhiều thông tin về các trường ĐH bên này hơn là ở VN. Do đó đừng nên giới hạn bản thân vào phải trường này trường kia, gần họ hàng này gần họ hàng kia. Làm như vậy là đang tự đánh mất cơ hội của mình!

À, mà nếu được thì học tiếng Đức ở Vn thật chắc rồi hẵng sang. Nhiều người bị cái 400-600 tiết và cứ nghĩ đạt được số chỉ đó là ok. Thật ra đi học con cái các bác 5đ thôi là lên lớp rồi, nhưng đâu ai muốn 5đ, ai cũng thích 10đ. Do đó nên đầu tư tiếng Đức thật kỹ trước khi sang. 50% SV sang đây học ko theo được là do tiếng, 20% còn lại là tư chất ( nói thẳng ra là dốt ), 30% còn lại là Motivation. Sang đây là nhảy vào thi STK rồi học luôn, khỏi học tiếng 3 4 tháng làm gì phí tiền ra, vào STK học lại từ đầu cũng rứa !


3. Munich là đất ... dữ, vào khó mà ra càng khó, cho dù có ra được cũng hiếm ai lành lặn ;). Học ở đây thì các bác yên tâm là khó nhất nước Đức rồi ( mặc dù mặt bằng chung của Đức là đã rất khó so với nhiều nước nói tiếng Anh ). Cả LMU và TUM là 2 trường ĐH Elite của Đức, kế đó có Hochschule Munich cũng to thừ 2 Germany sau cái Hochschule của Cologne. Cho nên quyết định cho con của bác ( hoặc em nó tự quyết ) xuống Munich học thì nên lượng trước khả năng của mình trước ( biết mình biết ta trăm trận trăm thắng mà). Ng VN học ở đây ko ít người giỏi, từ HN sang hoặc Chu Văn An, Ams, hoặc phía miền Nam thì cũng toàn Nguyễn Thượng Hiền, Lê Hồng Phong, Năng khiếu nhưng mà số lượng người theo ko nổi là .... đa số, và bắt buột phải chuyển ngành, chuyển trường ..v.v.. Theo cá nhân thì cháu nghĩ nếu em thi đại học trên 24 đ thì có thể học dưới này, nếu tầm 20 đ thì nên học ở những vùng trên ( Berlin, Leipzig ..v.v.. ) nó dễ hơn, còn dưới 18 đ thì .... ở nhà chứ đừng sang học vì học ko ra đâu, tiết kiệm tiền bạc cho bố mẹ, thời gian và công sức cho bản thân. Đó là vài lời khuyên với tư cách cá nhân, dĩ nhiên bác và em vẫn còn nhiều thời gian để quyết định !



Chuyển được tuốt, nhưng phải có trick. Bác lên ttvnol hoặc FB hội svvn ở Đức ngta tư vấn cho !

Những chia sẻ của cháu thật là quý. Cô vẫn đọc các bài của cháu bên TTVNol, một member thường xuyên và rất nhiệt tình. Cảm ơn cháu nhiều.

Những kinh nghiệm của cô/ chú ở bên trời tây đúng là chỉ như "ếch ngồi đáy giếng". Cũng chỉ vì lo cho con lần đầu tiên đi xa như thế, ở nơi học khó như thế và tốn nhiều tiền của như thế nên chỉ muốn chuẩn bị càng chu đáo bao nhiêu càng yên tâm bấy nhiêu. Lắm lúc cũng giật mình tự hỏi thế cuối cùng là mình đi du học hay con nhỉ?:(

Thôi thì chúng còn ở bên thì lo, đến khi chúng sang học rồi thì để chúng tự bơi vậy (mà không để không được)

Nhân đây cô muốn hỏi cháu trường hợp con nhà cô. Em muốn học ĐH bằng tiếng anh ngành Media hoặc Media Informatics cháu có biết trường nào đào nào tạo ngành này bằng tiếng anh không?
Cô rất phân vân là nếu học bằng tiếng anh thì liệu có gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như xin việc làm sau này không? Em hiện vẫn đang học thêm tiếng đức 1 năm nay

Em đang học ĐH ngành ngôn ngữ. Ngôn ngữ và Media có được coi cùng nhóm ngành không? Qua uni-assit liệu nó có chấp nhận hồ sơ?

Độ khó của Informatics đến cỡ nào. Nếu là sinh viên khối D thì có thể theo được không?

Nói chung là vẫn không thể bỏ được mối lo lắng cho con của bố mẹ, nên các cô/chú vẫn tiếp tục "cầm đèn chạy trước oto" như thế này. Cháu kinh nghiệm gì thì tiếp tục chia sẻ nhé

Cảm ơn cháu!
 
Chị không phải hỏi em nhưng tiện em trả lời mấy ý:

- Media ở Đức có đào tạo bằng tiếng Anh, chị vào đây search xem: http://www.daad.de/deutschland/studienangebote/international-programs/de/ hoặc http://www.daad.de/deutschland/studienangebote/studiengang/en/

- Nếu chỉ có tiếng Anh không, thì không có cơ hội nhiều tìm việc ở Đức, trừ mấy ngành về IT và khoa học cơ bản ở trình độ cao. Học ở nước nào, nên biết ngôn ngữ nước đó. Như em cũng học bằng tiếng Anh về đây, nhưng sử dụng tiếng Đức trong cuộc sống hằng ngày, thậm chí khi có thảo luận nhóm với sv người Đức.

- Chấp nhận hay không thì vào đây check kênh thông tin chính thống: http://anabin.kmk.org/ (Cổng thông tin công nhận bằng cấp nước ngoài tại Đức)

- Liên quan đến Informatics là khối A cũng căng, nói gì khối D ạ. :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,318
Bài viết
1,175,157
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top