What's new

[Chia sẻ] Chuyến đi tìm trường học cho con ở Đức

Cháu nhà tôi năm nay vào ĐH. Cháu đang học ở trường ĐH Bách Khoa HN, nhưng dự định từ trước là cháu sẽ đi du học ở Đức. Thật ra việc đi học ở Đức cũng làm cho tôi trăn trở nhiều năm. Nước Đức là nước có nền kinh tế mạnh vào loại hàng đầu của Thế giới. Nước Đức cũng có nền giáo dục đặc biệt tốt. Bằng cấp các trường của nước Đức cấp được đánh giá rất cao. Đặc biệt là ở nước Đức không có nhiều đẳng cấp đào tạo khác nhau giữa các trường mà chỉ theo một chuẩn chung. Do vậy học ở đây là rất khó, rất ít các bạn ra trường được đúng thời hạn, chưa kể rất nhiều cháu đi học chán chê rồi lại ra về tay không.
Nước Đức cũng là một trong số ít nước châu ÂU không tính hoặc tính rất ít tiền học phí Đại học. Chi phí ăn ở cũng không phải là cao lắm so với các nước khác như Pháp, Anh...
Dù sao cân nhắc chán chê, tôi vẫn quyết định cho cháu nó đi học ĐH ở Đức.
Trước khi quyết định, tôi và bà xã làm một chuyến đi thăm dò và khảo sát đã
Như dự tính, F1 nhà tôi sẽ học ngành Kinh tế của trường ĐH Tổng hợp Nurnberg và ở nhà cùng với cô cháu ở Forchheim, cách Nurnberg hơn 40km.

Ngôi nhà F1 nhà tôi ở đây

2012-09-07%252014.13.27.jpg


DSC_0929.JPG


9h sáng cháu đi xe đạp từ nhà đến nhà ga. Ở Đức có quy định đường dành riêng cho xe đạp ( Cái đường có màu đỏ ấy ạ)

2012-09-13%252014.31.11.jpg


Đến gần ga thì có khu nhà để xe đạp, khóa xe để cả ngày ở đây

2012-09-12%252020.35.31.jpg


Chui xuống cái hầm qua đường

2012-09-13%252014.32.21.jpg


Là tới nhà ga Forchheim

2012-09-13%252014.35.04.jpg


Nhà ga này nhỏ thôi ạ và cũng vắng vẻ

2012-09-13%252014.43.33.jpg
 
Thật lòng cám ơn Anh Chị chủ mod đã lập nên topic này!

Cám ơn ooDKNYoo vì Cháu đã nhiệt tình trả lời nhanh và thông tin Cháu cung cấp quí giá mang tính "định hướng" giúp mẹ con Cô rất nhiều, chẳng hạn như nên học hệ đại học ứng dụng để được thực hành nhiều, để dễ giao lưu và hội nhập, yêu cầu thực hành 8 tuần đối với ngành Kiến trúc trước khi vào học,...

Cô nhờ Cháu tư vấn thêm một chút. Kiến thức tiếng Anh của con trai Cô khá tốt (em đậu vào lớp 10 chuyên Anh PTNK - cả chuyên Toán và chọn học lớp chuyên Toán), theo dự kiến hè lớp 10 này em sẽ thi lấy các chứng chỉ Toefl iBT, Ielts, SAT (tiếng Anh em học từ lớp 5 đến giờ) và từ lớp 11 sẽ bắt đầu học tiếng Đức (nhưng chắc là việc học tiếng Đức không thuận lợi và hiệu quả bằng tiếng Anh, vì thời gian ngắn hơn và ít hơn do điều kiện bài vở ở PTNK khá nặng). Em có nên học chương trình đại học ở Đức bằng tiếng Anh (Cô nghĩ sẽ thuận lợi hơn học bằng tiếng Đức, và học ở Đức nhưng vẫn có cơ hội giữ được vốn tiếng Anh). Vậy con trai Cô có nên kiếm trường có ngành Kiến trúc và có chương trình dạy ngành này bằng tiếng Anh không? Liệu có tìm trường ở Muchen có ngành Kiến trúc (theo Cháu tư vấn) vừa sức với em (nguy cơ bị "tạch" ít)? Nếu được, Cháu list giúp Cô một vài trường ở Muchen với nhé!

Xin cảm phiền vì đã chiếm chút "đất mặt tiền", mong Anh Chị chủ mod và các phượt thủ thông cảm. Vì topic chỉ cho lưu tối đa 2 messages, hơn số đó thì sẽ không nhận được tin, nên nếu được, nhờ ooDKNYoo trả lời Cô vào email [email protected] nhé!

Queanhcc8
 
P/S: Hỏi thêm ooDKNYoo chút xíu thôi. Cô nghe thông tin (không chắc chắn lắm) ở Đức còn có cả chương trình dạy vừa bằng tiếng Anh, vừa bằng tiếng Đức. Điều kiện của con trai Cô liệu có phù hợp với chương trình này không và em có nên theo chương trình này không?
 
Cô hỏi chung chung, thì cháu trả lời được. Còn cô hỏi cụ thể như vậy thì chỉ có mỗi daadvn.org và daad.de có thể giúp cô trả lời câu hỏi này !
 
P/S: Hỏi thêm ooDKNYoo chút xíu thôi. Cô nghe thông tin (không chắc chắn lắm) ở Đức còn có cả chương trình dạy vừa bằng tiếng Anh, vừa bằng tiếng Đức. Điều kiện của con trai Cô liệu có phù hợp với chương trình này không và em có nên theo chương trình này không?

Không hỏi mình mình cũng chen vô tý: Về lý thuyết, một khóa học thường cố định chỉ là tiếng Đức, hoặc tiếng Anh toàn bộ. Trên thực tế có linh động. Trong quá trình học mỗi kỳ, sv được chọn môn để học, có những môn dạy bằng tiếng Anh, có môn khác lại là tiếng Đức. SV thích học tiếng nào thì chọn, không bắt buộc phải theo 100%. Tất nhiên, trường sẽ có đủ các môn một tiếng nhất định để hoàn thành khóa học. Như em đây, từng học khóa tiếng Anh, nhưng trong quá trình học vẫn có chọn vài môn tiếng Đức cho nó khác tý. :D

Còn trường nào, khóa nào cụ thể thì cứ DAAD mà tìm thôi.
 
Chuyện kiếm trường ở 1 thành phố nào đó, có ngành nào ngành nào, dạy bằng tiếng gì hoàn toàn có thể dễ dàng kiếm được qua Website của trường. Ví dụ ở München có 3 trường là LMU, TUM và HS München. Vào website cô có thể tìm hiểu được !
Còn toàn nước Đức thì có thể lên DAAD kiếm, hoặc chỉ đơn giản qua Google là có thể kiếm được nhiều trường ở 1 TP rồi.

Nếu sang đây học Bachelor thì theo chủ quan là nên học tiếng Đức.
Ai cũng có thể hiểu vì sao tốt nhưng mà 1 khía cạnh rất cần thiết đó là: Khi vượt qua được cái ngưỡng học xong, thi đậu, điểm cao rồi ( cái này thì học tiếng nào cũng đạt được cả nếu cố gắng ) thì trong quá trình học phải có kinh nghiệm làm việc. Mà đã đi làm việc chung với người Đức mà ko có tiếng Đức thì ... tự mình làm khó mình hihihi !
 
Last edited:
Em chưa làm phụ huynh nên chưa hiểu cảm giác khi có con đi du học, nhưng em từng là du học sinh nên em hiểu tâm trạng du học sinh như thế nào, mà cụ thể là ở Đức, nên em chia sẻ với tư cách là cựu du học sinh về những điều mà chắn chắn các bác chưa nghĩ tới tại thời điểm này, nhưng chắc chắn sẽ diễn ra nếu các bác để F1 ra khỏi tầm tay (ra khỏi gia đình).

Các trường hợp đi Đức học, đa số là có anh em họ hàng bên đó mới cho sang Đức và đều định hướng là gần họ hàng, nhưng rồi chẳng ai ở với họ hàng hết. Và khi ra ngoài, thế hệ F1 sẽ phải tự lo cho bản thân, thỉnh thoảng mới về họ hàng chơi, hoặc các bác bắt về thăm, F1 mới về thôi. :D

Thực tế dự tính mỗi tháng 600euro, nhưng thực tế có người tiêu nhiều hơn, có người tiêu ít hơn. Con số này chỉ tương đối và năm đầu tiên không dùng đến nhiều vậy đâu. Chỉ từ khi con bác quen với môi trường mới, các chi phí ngoài học hành mới phát sinh thêm nhiều thôi. Tuy nhiên, hầu hết du học sinh, mà cụ thể ở Đức đều tự vận động làm thêm tự nuôi mình (bắt đầu từ năm thứ hai đặt chân đến Đức), thậm chí có bạn còn gửi tiền về cho gia đình. Tất nhiên có trường hợp này, trường hợp nọ, nhưng đại đa số là vậy. Cái đấy là từ trong suy nghĩ của F1 các bác khi sống ở Đức, các bác có ngăn cản cũng khó lắm.

Môi trường xung quanh nó thế, buộc F1 các bác nó phải suy nghĩ, không thể cứ lấy tiền bố mẹ mãi trong khi bạn bè như mình có thể tự nuôi mình. Ở nhà, F1 các bác có thể được chăm sóc, nhưng sang đó, chuyện con bác đi làm quần quật dưới cái lạnh âm chục độ (ngoài trời) hay nóng nừng nực (trong bếp) kiếm từng đồng để kiếm tiền nuôi thân là bình thường. Đó là những điều đã đang và sẽ diễn ra với những ai đi học ở Đức, không phải chỉ có màu hồng trường đại học trong lâu đài, bên thảm cỏ cạnh con sông đâu. Ngoài giờ, con các bác vẫn quần quật như chị lao công bình thường ấy ạ.:)

Các bác chưa biết chứ khi sang bên kia, F1 các bác sẽ được cấp resident permit, trong đó có quy định nói rõ sv được phép làm việc thêm 90 ngày trong năm, gần đúng với số ngày nghỉ trong năm: hè (2 tháng), Noel (2 tuần) và Phục sinh (trên dưới 1 tuần tùy bang). Đó là chưa kể các ngày cuối tuần. Thời gian đó, không đi làm thêm, F1 các bác ngồi nhà chơi có mà tự kỷ hết, khi đó còn đáng lo hơn ấy ạ. Với lại, F1 luôn có tư tưởng làm kiếm tiền để đi phượt quanh châu Âu khi được nghỉ nên sẽ hăng say kiếm lắm ạ. Tất nhiên, khi đi học, xác định học là chính kiếm tiền là phụ, nhưng có một số bạn quá đà vào kiếm tiền (vì thấy dễ quá:D) nên sao lãng học hành. Việc của các bác là hãm phanh những trường hợp này lại thôi. Động viên con cân đối thời gian, còn để ngăn cấm hoàn toàn, em e hơi khó, nhất là khi các bác ở xa F1 nửa vòng trái đất. :D



So sánh kinh nghiệm chính bản thân: Tôi đã sống và học tai Hà lan @ Đức ...hơn 11 năm sau khi học xong ,tôi hiện đang làm việc tại USA
Trong suốt thời gian ở đây,tôi và những người Nước ngoai là Du hoc sinh ,Dân định cư từ các nước khác tới Đức ,có 1 điều luôn nhớ rằng trước khi đi ra khỏi nhà ,ra đường là phải COI CHỪNG bị Kỳ thị ( có có nghĩa là bị đánh ,nhẹ hơn là nhận sự khinh bỉ bằng ánh mắt của dân Bản xứ...) Không hẳn 100% Dân Đức là kỳ thị nhưng ..!!! Đa số là như vậy ; Trong quá khư Báo chí ,TV ..đã nêu : NGAY CHÍNH BẢN THÂN
tôi bị cũng đã từng bị ...
Tôi cũng không lạ gì với với người chưa từng sinh sống ở nước ngoài ,không như là trong mơ, qua chơi PHƯỢT Phọt vài ngày có thể các Bạn chưa bị "dính ". Tôi chỉ lo cho các Em như F1 sắp qua thôi ....
Nhắn nhủ với các Bác có người nhà sắp qua Đức học ,ngoài giờ học ,mua sắm cần thiết ..thì ở trong nhà ,Hạn chế ra ngoài ..
Học xong thì về VN sống ....
Còn nhiều vấn đề XH , SH ở Âu châu ,nhất là Đức ...có gì Bà con cứ Tham khảo ...biết gì tôi sẻ trình bày thêm ...
Trân trọng
Nhận diện mấy Thằng Đầu Trọc, thấy tụi nó từ xa thì nên quẹo hay tránh hướng khác ...!!!!
attachment.php
[/IMG]

attachment.php
[/IMG]
 
Last edited:
Tôi đã sống và học tai Hà lan @ Đức ...hơn 11 năm sau khi học xong ,tôi hiện đang làm việc tại USA
Trong suốt thời gian ở đây,tôi và những người Nước ngoai là Du hoc sinh ,Dân định cư từ các nước khác tới Đức ,có 1 điều luôn nhớ rằng trước khi đi ra khỏi nhà ,ra đường là phải COI CHỪNG bị Kỳ thị ( có có nghĩa là bị đánh ,nhẹ hơn là nhận sự khinh bỉ bằng ánh mắt của dân Bản xứ...) Không hẳn 100% Dân Đức là kỳ thị nhưng ..!!! Đa số là như vậy ; Trong quá khư Báo chí ,TV ..đã nêu : NGAY CHÍNH BẢN THÂN
tôi bị cũng đã từng bị ...
Tôi cũng không lạ gì với với người chưa từng sinh sống ở nước ngoài ,không như là trong mơ, qua chơi PHƯỢT Phọt vài ngày có thể các Bạn chưa bị "dính ". Tôi chỉ lo cho các Em như F1 sắp qua thôi ....
Nhắn nhủ với các Bác có người nhà sắp qua Đức học ,ngoài giờ học ,mua sắm cần thiết ..thì ở trong nhà ,Hạn chế ra ngoài ..
Học xong thì về VN sống ....
Còn nhiều vấn đề XH , SH ở Âu châu ,nhất là Đức ...có gì Bà con cứ Tham khảo ...biết gì tôi sẻ trình bày thêm ...
Trân trọng
Nhận diện mấy Thằng Đầu Trọc, thấy tụi nó từ xa thì nên quẹo hay tránh hướng khác ...!!!!
attachment.php


attachment.php

Bác có thể nói rõ hơn được không? Hình ảnh không xem đc bác ạ
 
@ Hanoi06
Ý Bác muốn nói rõ ...vấn đề gì ?
Hình vẫn xem bình thường Bác ạ . ( Bác coi lại và update máy xem sao ? ) Thân !!!
 
Mình cũng đã từng nghe nói đến đầu trọc, nhưng chắc chỉ vì mới ở Đức có 5 năm thôi nên chưa thấy hoặc thấy rồi mà ko biết.
Thứ 2 nữa, cũng chính người dân ở berlin ( sống ở Đức trên 20 năm ) họ nói với mình là bây giờ hiếm đầu trọc lắm, nhưng tầm năm 90 là họ đi cả 1 đại đội ra đường. Ngay cả ở München này thời năm 9x thì bạn mình nó đi tàu S-Bahn mà vẫn bị 1 đám đầu trọc ăn hiếp và đánh, mặc dù lúc đó nó mới khoảng 10 tuổi thôi. Ko biết bác AnhsonQ ở Đức thời nào :)
Thứ 3 nữa, nói thật ở Đức học hành, đi chợ búa, đi làm là hết thời gian rồi, còn thời gian đâu mà cà kê dễ ngỗng ngoài đường.
Thứ 4, mình đã đi ko dưới 10 TP của Đức như Berlin, Leipzig, Dresden, Frankfurt, Darmstadt, Wiesbaden, Nürnberg, Thüringen ...etc thì phải nói München là thành phố an ninh bậc nhất của Đức và chất lượng cuộc sống rất cao ( Các bác có thể tham khảo Wiki hầu như năm nào cũng nằm trong top 5 thành phố đáng sống nhất ( ko đồng nghĩa đắt đỏ nhất ) thế giới bên cạnh các TP của Thụy Sỹ và Vienna .. )
Cho nên mình rất an tâm và thoải mái khi ở đây. Chưa bao giờ nhận được 1 ánh mắt nhìn đểu từ phía người Châu Âu, trong khi ngày xưa có 1 thời gian mình ở Leipzig thì đám choai choai nó thấy Á Châu hoặc là nó sẽ chọc hoặc là cái ánh mắt nhìn của nó cho mình cảm giác rất khó chịu.

Còn chuyện kỳ thị, chắc chắn rồi ở đâu cũng có hết, chuyện đó là mình phải chấp nhận. Ngay cả trong nước VN đôi khi còn có phân biệt vùng miền thì hỏi sao người Đức họ ko kỳ thị người nước ngoài. Và quan trọng họ kỳ thị lý do là họ chưa tiếp xúc và sinh hoạt với người Á Châu mình. Mình chơi thể thao trong câu lạc bộ ai cũng quý ( lúc đầu cũng họ cũng ko thích nhưng chơi 3 4 năm thì thành thân, có lễ có tiệc gì toàn đi ăn chơi nhậu nhẹt chung ), mình đi làm trong trường đại học ( môi trường này thì khá sạch rồi ) thì cũng chả bao giờ nhận những sự kỳ thị hết. Phải tự ráng hòa nhập với người ta, chứ người ta là tập thể lớn chỉ có mình bị đào thải thôi chứ người ta ko tự tiếp nhận mình đâu !!
Với lại thật sự sống ở đây 5 năm mình biết người Đức tuy họ có kỳ thị ngầm nhưng họ lại rất rất sợ bị nghĩ là họ kỳ thị. Vì cái chữ kỳ thị giống như nó đi liền với dân tộc Đức rồi. Thành ra khi họ tiếp xúc với nước ngoài thì họ cũng cố gắng lắm để tránh cái chuyện đó đi, cho nên thông thường là họ sẽ lịch sự với bạn hơn và cũng tránh dùng câu từ gì làm mình hiểu nhầm !
 
Toàn những thông tin quí giá, xin cám ơn mọi người!

Cám ơn ooKDNYoo rất nhiều, thông tin của bạn thật sự mang tính định hướng, nhất là lời khuyên nên học chương trình cử nhân bằng tiếng Đức (vất vả ban đầu nhưng thuận lợi về sau).

Queanhcc8
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,723
Bài viết
1,136,235
Members
192,504
Latest member
Holyza
Back
Top