What's new

[Chia sẻ] Chuyến đi tìm trường học cho con ở Đức

Cháu nhà tôi năm nay vào ĐH. Cháu đang học ở trường ĐH Bách Khoa HN, nhưng dự định từ trước là cháu sẽ đi du học ở Đức. Thật ra việc đi học ở Đức cũng làm cho tôi trăn trở nhiều năm. Nước Đức là nước có nền kinh tế mạnh vào loại hàng đầu của Thế giới. Nước Đức cũng có nền giáo dục đặc biệt tốt. Bằng cấp các trường của nước Đức cấp được đánh giá rất cao. Đặc biệt là ở nước Đức không có nhiều đẳng cấp đào tạo khác nhau giữa các trường mà chỉ theo một chuẩn chung. Do vậy học ở đây là rất khó, rất ít các bạn ra trường được đúng thời hạn, chưa kể rất nhiều cháu đi học chán chê rồi lại ra về tay không.
Nước Đức cũng là một trong số ít nước châu ÂU không tính hoặc tính rất ít tiền học phí Đại học. Chi phí ăn ở cũng không phải là cao lắm so với các nước khác như Pháp, Anh...
Dù sao cân nhắc chán chê, tôi vẫn quyết định cho cháu nó đi học ĐH ở Đức.
Trước khi quyết định, tôi và bà xã làm một chuyến đi thăm dò và khảo sát đã
Như dự tính, F1 nhà tôi sẽ học ngành Kinh tế của trường ĐH Tổng hợp Nurnberg và ở nhà cùng với cô cháu ở Forchheim, cách Nurnberg hơn 40km.

Ngôi nhà F1 nhà tôi ở đây

2012-09-07%252014.13.27.jpg


DSC_0929.JPG


9h sáng cháu đi xe đạp từ nhà đến nhà ga. Ở Đức có quy định đường dành riêng cho xe đạp ( Cái đường có màu đỏ ấy ạ)

2012-09-13%252014.31.11.jpg


Đến gần ga thì có khu nhà để xe đạp, khóa xe để cả ngày ở đây

2012-09-12%252020.35.31.jpg


Chui xuống cái hầm qua đường

2012-09-13%252014.32.21.jpg


Là tới nhà ga Forchheim

2012-09-13%252014.35.04.jpg


Nhà ga này nhỏ thôi ạ và cũng vắng vẻ

2012-09-13%252014.43.33.jpg
 
Entidi nói chính xác quá rồi, chắc mình cũng chẳng cần phải bổ sung gì :D :D :D

Còn về Informatics thì nói chung học cái gì cũng qua hết miễn thiệt sự đam mê là học được. Nếu so độ khó của Informatics so với điện, điện tử, cơ điện, IT, cơ khí chế tạo máy thì nó vẫn còn dễ chán :))
 
1/ Trả lời cô Shreck: Mẹo để chuyển ngành là xin giấy nhập học vào những ngày nó bị lai lai giữa 2 nhóm ngành. Ví dụ đang học kỹ thuật (Informatics chẳng hạn ) mà muốn xin kinh tế thì có thể xin Wirtschaftsinformatik ( dịch ra là môn tin học - kinh tế <-- nghe buồn cười quá ). Những môn như thế này nó bị lại cho nên 1 số trường họ vẫn cho giấy nhập học, và Wirtschaftsinformatik là nhóm ngành của khối kinh tế ( W ) . Hoặc dạo này trên mạng cũng hay nghe thiên hạ đồn thổi rằng ở TU Clausthal cho giấy nhập học rất dễ nên muốn đổi ngành, hay điểm ko tốt, hay ko tự tin ..etc.. cứ thử nộp vào đó xem sao.

2/ Bổ sung cho cô/chú hanoi06: Để xin được việc làm tốt thì trong quá trình học phải có kinh nghiệm đi làm. Kinh nghiệm đó ngoài thực tập ( Internship - thường phải "bỏ học" 3-6 tháng để ra ngoài làm ) thì ở Đức trong trường đại học / công ty người ta đều có tuyển sinh viên đi làm thêm, và công việc nó mang tính học thuật ( Student research assistant ). Làm những công việc đó thường là part time khoảng 10-20 giờ/tuần, thời gian còn lại vẫn sắp xếp học được. Những công việc này rất rất rất có lợi, vì đi làm những công việc này thì mình vừa được học, mà vừa được trả tiền ( quá sướng ).
Ví dụ như học Informatics, thì nên apply vào những jobs lập trình chẳng hạn, họ sẽ yêu cầu biết 1 chút kiến thức về C/C++/Java ..etc thì khi mình vào đi làm trong đó mình vừa luyện tập khả năng hardskill về lập trình như logic, trick, vừa trau dồi về softskill như làm việc chung với người Đức, cách họ làm việc, kỷ luật lại vừa được tiền. Nói chung ko có cái nào lợi hơn là làm những cv như thế này đâu. Thay vì 10 tiếng / tuần ra hàng bán bánh mì thì đi làm những cv này nó giúp ích rất nhiều cho quá trình học và xin việc.
Dĩ nhiên để làm những việc này đòi hỏi 1 trình độ nhất định do đó trong PM cháu có nói là từ năm 2/ năm 3 thì e nó mới có khả năng đi làm những công việc như thế này.
 
Chị không phải hỏi em nhưng tiện em trả lời mấy ý:

- Media ở Đức có đào tạo bằng tiếng Anh, chị vào đây search xem: http://www.daad.de/deutschland/studienangebote/international-programs/de/ hoặc http://www.daad.de/deutschland/studienangebote/studiengang/en/

- Nếu chỉ có tiếng Anh không, thì không có cơ hội nhiều tìm việc ở Đức, trừ mấy ngành về IT và khoa học cơ bản ở trình độ cao. Học ở nước nào, nên biết ngôn ngữ nước đó. Như em cũng học bằng tiếng Anh về đây, nhưng sử dụng tiếng Đức trong cuộc sống hằng ngày, thậm chí khi có thảo luận nhóm với sv người Đức.

- Chấp nhận hay không thì vào đây check kênh thông tin chính thống: http://anabin.kmk.org/ (Cổng thông tin công nhận bằng cấp nước ngoài tại Đức)

- Liên quan đến Informatics là khối A cũng căng, nói gì khối D ạ. :D

Chị có gửi câu hỏi tương tự vào gmail của em nhưng hình như em không nhận được.

Thế ra em cũng học đại học bằng tiếng Anh ở Đức?. và hình như chuẩn bị sang Anh học tiếp (?)
 
1/ Trả lời cô Shreck: Mẹo để chuyển ngành là xin giấy nhập học vào những ngày nó bị lai lai giữa 2 nhóm ngành. Ví dụ đang học kỹ thuật (Informatics chẳng hạn ) mà muốn xin kinh tế thì có thể xin Wirtschaftsinformatik ( dịch ra là môn tin học - kinh tế <-- nghe buồn cười quá ). Những môn như thế này nó bị lại cho nên 1 số trường họ vẫn cho giấy nhập học, và Wirtschaftsinformatik là nhóm ngành của khối kinh tế ( W ) . Hoặc dạo này trên mạng cũng hay nghe thiên hạ đồn thổi rằng ở TU Clausthal cho giấy nhập học rất dễ nên muốn đổi ngành, hay điểm ko tốt, hay ko tự tin ..etc.. cứ thử nộp vào đó xem sao.

2/ Bổ sung cho cô/chú hanoi06: Để xin được việc làm tốt thì trong quá trình học phải có kinh nghiệm đi làm. Kinh nghiệm đó ngoài thực tập ( Internship - thường phải "bỏ học" 3-6 tháng để ra ngoài làm ) thì ở Đức trong trường đại học / công ty người ta đều có tuyển sinh viên đi làm thêm, và công việc nó mang tính học thuật ( Student research assistant ). Làm những công việc đó thường là part time khoảng 10-20 giờ/tuần, thời gian còn lại vẫn sắp xếp học được. Những công việc này rất rất rất có lợi, vì đi làm những công việc này thì mình vừa được học, mà vừa được trả tiền ( quá sướng ).
Ví dụ như học Informatics, thì nên apply vào những jobs lập trình chẳng hạn, họ sẽ yêu cầu biết 1 chút kiến thức về C/C++/Java ..etc thì khi mình vào đi làm trong đó mình vừa luyện tập khả năng hardskill về lập trình như logic, trick, vừa trau dồi về softskill như làm việc chung với người Đức, cách họ làm việc, kỷ luật lại vừa được tiền. Nói chung ko có cái nào lợi hơn là làm những cv như thế này đâu. Thay vì 10 tiếng / tuần ra hàng bán bánh mì thì đi làm những cv này nó giúp ích rất nhiều cho quá trình học và xin việc.
Dĩ nhiên để làm những việc này đòi hỏi 1 trình độ nhất định do đó trong PM cháu có nói là từ năm 2/ năm 3 thì e nó mới có khả năng đi làm những công việc như thế này.

Cái mẹo này sẽ bỏ túi cho con, khi sang đó mà thích chuyển thì biết liệu mà lách...
Cảm ơn cháu!

Cháu cho cô hỏi thêm, trường hợp con nhà cô phải đợi tốt nghiệp xong (tháng 6) ở VN mới tiến hành xin Zu các trường và muốn nhập học luôn kỳ mùa đông 2013. Với thời gian hẹp như vậy liệu có apply kịp cho các trường có deadline 15/7(không qua uni-assit)?

- Nếu quyết định học lại đại học bằng tiếng Đức thì khi xin Zu, trình độ tiếng đức phải đạt cấp độ nào?
 
Rất khó ! 1 năm sau thì mới vào đc

Nhập học kỳ mùa đông 2013 cho khóa đại học bằng tiếng anh (nghĩa là không phải luyện thi DSH) thì cũng không kịp hả cháu?. Mất thời gian nhiều nhất cho công đoạn nào?
 
Last edited:
APS phải phỏng vấn vào tháng 5. Từ tháng 3 là phải chuẩn bị xong các giấy tờ phỏng vấn. Sau đó còn xin giấy nhập học, rồi xin visa !!! Nói chung cô nên lên ttvnol hỏi người ta rõ hơn, vì cháu đã đi 5 năm nay rồi những cái APS hay Test gì đó cháu ko cập nhật !
 
Chị có gửi câu hỏi tương tự vào gmail của em nhưng hình như em không nhận được.

Thế ra em cũng học đại học bằng tiếng Anh ở Đức?. và hình như chuẩn bị sang Anh học tiếp (?)

Em không nhận được email nào, mà chỉ nhận được email của bác hanoi06 thôi.

Em học ĐH bằng tiếng Việt ở VN, sang Đức là Master bằng tiếng Anh. Em không có ý định đi Anh, chỉ đang có ý định quay lại Đức tiếp. Nói chung là chương trình học bằng tiếng Anh, không yêu cầu phải biết tiếng Đức. Tuy nhiên, nên biết trình độ cơ bản để thuận tiện cho học hành và cuộc sống dễ dàng hơn.

Bây giờ đối với trình độ ĐH không thi APS kiểu như ngày xưa nữa thì phải, thay vào đó là thi cái TestAS gì đó (hôm trước bác hanoi06 có email em về cái chứng chỉ này). APS chỉ áp dụng với Master trở lên hay sao ấy. Nói chung là mấy năm trước rồi, thông tin của em cũng lạc hậu. Lên trang sứ quán, hoặc văn phòng DAAD tìm hiểu là cập nhật nhất. Thỉnh thoảng, em cũng nhận được thư thông tin về vấn đề này từ DAAD, nhưng không có nhu cầu nữa nên toàn xóa mất.^^
 
cháu đã đi 5 năm nay rồi ...

Chào Cháu!

Xin cho Cô hỏi: ở Đức ngành Kiến trúc hệ đại học có chương trình nào dạy bằng tiếng Anh không? Và nếu có Cháu list dùm một vài trường giúp Cô thì tốt quá! Cô cũng đang tìm hiểu trường cho con.

Cô cám ơn Cháu trước nhé!
 
Chào Cháu!

Xin cho Cô hỏi: ở Đức ngành Kiến trúc hệ đại học có chương trình nào dạy bằng tiếng Anh không? Và nếu có Cháu list dùm một vài trường giúp Cô thì tốt quá! Cô cũng đang tìm hiểu trường cho con.

Cô cám ơn Cháu trước nhé!

Cái này cô lên daad search nhé. Còn pm ko hiểu sao cháu ko trả lời được nên post luôn ra ngoài này nhé.

Chào cô,

Ở Đức có 2 hệ là hệ Đại học (Uni ) và hệ Đại học ứng dụng ( Fachhochschule hay Hochschule thường được gọi tắt là FH )

Và theo đánh giá rất chủ quan của cháu thì em nên học hệ đại học ứng dụng cho ngành kiến trúc, vì kiến trúc thường nên thực hành nhiều. Mà hệ đại học ứng dụng là hệ vốn thiên về thực hành hơn hệ đại học ( Hệ Đại Học thiên về nghiên cứu phát triển ).
Và về cơ bản học ở FH thì nhẹ nhàng hơn, ko nặng về lý thuyết, mà thực hành nhiều hơn, thành ra học cũng dễ dàng hơn. Hợp với sức người Việt Nam hơn, và quan trọng nữa là học ở FH lớp học thường nhỏ hơn, dễ kết bạn bè và cũng sẽ dễ có hứng thú học hơn, so với việc lên ngồi giảng đường trên trường Đại Học với 900 mạng và rất khó kết bạn ( vì quá đông và loãng ).

Chọn trường nào thì hãy để em nó tự quyết. Việc trước tiên chỉ là xin giấy nhập học để sang đây học dự bị. Trong năm học dự bị thì em nó cũng sẽ tìm hiểu được xem nó thích thành phố nào, thích sống ở đâu, và tìm hiểu trường đại học ở đó.
Một số thành phố lớn mà cô và em có thể tham khảo là: Munich, Frankfurt, Berlin, Karlsruhe, Hamburg, Stuttgart, Dortmund, Düsseldorf...etc

Một số điểm cần lưu ý:
- Khi xin giấy nhập học ngành kiến trúc thường ( thông thường, ko phải luôn luôn ) người ta sẽ yêu cầu thực tập khoảng 8 tuần trước khi vào học. Cái này cụ thể từng trường, có trường yêu cầu có trường không, và họ sẽ yêu cầu cái gì thì mình phải xem cụ thể.
- FH thì học ko khó, và xin Zu ko khó.
- Chất lượng đại học ở Đức cũng khá ngang ngang nhau. Nếu là học sinh PTNK thì có thể xuống München chỗ cháu để học vì chỗ này chất lượng đào tạo số 1 nước Đức. Tuy nhiên cũng "cảnh báo" với cô và em trước là ở đây cũng toàn dân PTNK, Lê Hồng Phong, ngày xưa cũng thi đội tuyển năng khiếu thành phố quốc gia .... mà cũng tạch lên tạch xuống. Tuy nhiên bằng cấp ở đây ra thì có giá trị nhất.
- Chi phí tiết kiệm: Cái này phụ thuộc và em nó đi làm hay ko.
Nếu ở Đông Đức như: Dresden, Leipzig, Berlin: Giá cả rẻ, 1 tháng tầm 400 - 450 là sống tốt rồi.
Còn ở Tây Đức như Munich, Hamburg, Frankfurt ... thì 1 tháng tầm 600- 700.

Tuy nhiên ở Đông Đức thì việc làm trả ít tiền hơn Tây Đức. Tây Đức rất nhiều việc ( đặc biệt là Munich ) cho nên nếu em nó hoàn toàn ko đi làm thì để tiết kiệm chi phí thì nên học Đông Đức. Còn nếu em nó có đi làm thêm cuối tuần thì ở đâu cũng như nhau thôi. Tây đức sướng hơn ở chỗ đẹp hơn, an toàn hơn, nhộn nhịp và vui tươi hơn.

Một chút hiểu biết, hy vọng có thể giúp cô và em quyết định dễ dàng hơn !
Chào cô !
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,318
Bài viết
1,175,157
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top