Bạn học xong còn ở lại tới 11 năm sau đó thì quá Mỹ sống, vậy mà khuyên người khác học xong về VN sống thì hay nhỉ.
********************************
Sự khác biệt văn hóa, ngôn ngữ dẫn tới sự khó khăn trong cuộc sống là đương nhiên, đã xác định là sang nước người ta học thì phải chấp nhận thôi. Mất an ninh thì có thể 11 năm về trước, nhưng bây giờ nước đức khác nhiều rồi, lác đác mới chỉ có 1 hoặc 2 vụ tấn công người châu á trên toàn nước Đức mà cũng liên quan tới chuyện các bạn trẻ xích mích với nhau trong bar, club, chưa thấy tự nhiên bị tấn công như ở nước khác. Ở VN giờ còn chặt đứt bàn tay để cướp xe cơ mà.
Người phía Nam nước Đức (München, Stuttgart) thì khá lạnh lùng, và người ta không thực sự thân thiện lắm, đặc biệt với những người tới "phá văn hóa" của họ bằng những thói quen hết sức hồn nhiên như khạc nhổ, chen lấn, cười nói quá ồn ào chỗ công cộng, lên xuống tàu không biết nhường người già phụ nữ, ra vào siêu thị, trung tâm mua sắm không giữ cửa cho người đi sau (nó có thể bật vào mặt người đi sau). Rất ít biết nói cảm ơn và xin lỗi. Sinh viên mới sang thì học xong để bàn ghế ngổn ngang, người đức thì xong việc ai cũng dọn dẹp gọn gàng, đẩy ghế vào gầm bàn... Còn vô vàn những thói quen hết sức "bình thường" ở nơi khác nhưng tới Đức thì người ta nhìn bằng ánh mắt coi thường vì nó dưới chuẩn mực văn minh.
Người Đức hơi lạnh lùng, nhưng khi đã qua giai đoạn xã giao và người ta chấp nhận làm bạn với mình thì vô cùng trân trọng thân thiết, hoàn toàn không có chuyện vụ lợi, so đo toan tính và người ta luôn sẵn sàng giúp đỡ.
Ở trên có cô chú hỏi về việc học tiếng anh. Khi cô chú chọn trường cho con em mình (nên để chúng nó tự chọn thì hơn
càng nâng niu, bảo bọc thì sang bên này càng không sống được. Trẻ bên này tí ti đã nằm cũi, phòng riêng rồi, đi học là được cả cô giáo và bố mẹ giáo dục cho cách tự lập, tự chăm lo). Trang web DAAD của chính phủ đức có gần như 100% thông tin về các trường, trong đó có khác khóa học. Thường nếu khóa học nói rõ là học bằng tiếng Anh thì bằng IELTS hoặc TOEFL là bắt buộc để có thể xin được học. Khóa nào dạy bằng cả hai thứ tiếng thì hiển nhiên là yêu cầu chứng chỉ cho cả 2 thứ tiếng. Nên học bằng tiếng Đức hơn tiếng Anh cô chú ah, tất nhiên nếu không đủ thời gian để học, thi tiếng Đức thì đành phải chấp nhận học bằng tiếng anh (coi như đường cùng ah). Người đức họ coi trọng văn hóa lắm, nên nếu không phải khách du lịch mà nói tiếng anh hàng ngày thì gần như "xúc phạm" họ, nhiều người họ biết nhưng họ từ chối giao tiếp bằng tiếng anh đó ạ.
Về loại trường. Như có bạn ở trên đã nói sơ qua về hệ thống Uni và FH. Cháu xin nói thêm chút là ngay cả học sinh Đức cũng đã phân loại từ nhỏ rồi, khi vào "cấp 3" thì cơ bản có mấy loại, chỉ có ai học Gymnasium thì mới đủ điều kiện (chưa chắc được nhận) vào Uni. Còn những nhánh khác thì vào FH hoặc đi học nghề rồi sau đó mới tiếp vào Uni (sau FH) nếu muốn. Như vậy cũng đủ để thấy là sự khác biết giữa Uni và FH. Nếu học để về VN thì chắc okie. Vì khi dịch sang tiếng anh, cả hai trường này đều dịch ra là University nên không vấn đề gì. Nếu học xong mà tính đi làm ở đức thì cô chú cứ hiểu nôm na (không chính xác) Uni = đại học, FH = cao đẳng. Ở Đức người ta cũng trọng bằng cấp lắm (vì học thật thi thật) Bạn gì ở trên nói FH dễ xin việc không sai nhưng ko có nghĩa là Uni khó xin. Bằng Uni là bằng giá trị, danh giá hơn và được đánh giá cao. Do kinh tế Đức bùng nổ, các nhà máy cần nhiều người làm, nên các trường FH đào tạo nhanh, nghiêng về thực hành nhiều. Để đơn giản thì có thể hiểu không chính xác là FH thua Uni một bậc về học thuật.
Đức có nhiều sự lựa chọn. TU München không phải là số một, Thành phố München tuy là giàu có hàng đầu nhưng chưa chắc đã phải là lựa chọn tốt nhất. Vì chất lượng giáo dục thì những trường như Heidelberg, TU Dresden... còn được cả thế giới biết tới. Cuộc sống ở Müchen có thể nói cũng đắt đỏ bậc nhất, nhà cửa còn không đáp ứng hết nhu cầu. Giả sử là một phòng giống hệt nhau ở Müchen có thể tới 400eu nhưng ở những thành phố khác có khi chỉ 300 hoặc 250eu. Đó là chưa kể các chi phí sinh hoạt khác cũng cao hơn nhiều so với những nơi khác.
Đức bùng nổ kinh tế, nhưng dân số lại già đi, tỉ lệ tăng tự nhiên âm, khoảng 20 năm nữa họ sẽ có quá nhiều người trong độ tuổi người nghỉ hưu, không đủ người lao động, CP không có đủ tiền để trả lương cho người nghỉ hưu. Nên họ bắt đầu khuyến khích người nhập cư (có trình độ) Và đặc biệt họ đang kêu gọi người bản xứ cởi mở với người nhập cư hơn vì tương lai chính những người này sẽ "làm ra tiền" nuôi họ.