What's new

[Tổng hợp] Chuyên mục: Kỹ Năng Sinh Tồn.

4. Trôi dạt với bè cứu hộ


Tàu của bạn bị đắm và bạn buộc phải xuống xuồng cứu hộ hoặc vì một lý do quái quỷ nào đó mà bỗng nhiên bạn phải lang thang trên biển với một chiếc bè thô sơ. Có vài quy tắc dành cho bạn trước khi khởi hành đây:


- Giữ cho mình được khô ráo, dù trên bè thì cũng phải ngăn cản sự mất nhiệt (vào ban đêm) để giữ năng lượng.


- Ban ngày thì không như thế. Nắng trên biển rất gay gắt và mạnh không kém ở sa mạc, tận dụng bóng mát từ cánh buồm hoặc đơn giản chỉ là mặc áo quần che kín cơ thể. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng để tránh việc đổ mồ hôi, mất nước.


- Nếu mang theo lương thực, nước uống thì phải cất giữ cẩn thận nơi thoáng mát và an toàn.


- Hạn chế ăn uống liên tục, phân bố lương thực hợp lý. Hạn chế ăn trong 24 giờ đầu vì bạn sẽ bị kích thích khẩu vị,bạn vẫn còn đang quen với cái thực đơn đầy đủ hàng ngày nên sẽ phân bố và ăn theo cái thực đơn đó. Số lượng lương thực ít ỏi mang theo sẽ mau chóng cạn kiệt và bẻ gẫy luôn ý chí của bạn.


- Tránh hoạt động liên tục và nặng nhọc (chèo xuồng liên tục chẳng hạn). Bạn cần phải giữ gìn sức lực cho cả một quá trình lâu dài.


- Nếu gặp trời mưa thì tìm cách hứng, đựng và dự trữ nước mưa nhiều nhất có thể. Mưa trên biển cũng không hề hiếm.


Mưu sinh trên bè cứu hộ


Nói ngắn gọn là cho dù còn hay hết lương thực,thực phẩm. Việc tìm kiếm và dự trữ nó không bao giờ là thừa thãi cả. Đánh bắt cá, chim biển, tìm rong tảo là những lựa chọn tốt nhất cho bạn vào thời điểm đó. Các bạn cũng cần phải biết một số phương thức đánh bắt và bẫy cá, chim biển đơn giản như sau:


- Dùng lao, móc, dao,gậy, mái chèo hoặc bất kì thứ gì bạn tạo ra để đâm, đập, chém tất cả những con cá hay bất kì sinh vật biển nào lảng vảng quanh bè. Cá ở biển chúng cực kì thiếu thận trọng. Đây không phải là điều khó khăn đâu, người ta vẫn làm như vậy đó thôi.

image13-46d5e.gif


- Câu cá: Chế tạo lưỡi câu từ kim loại, gỗ,nhựa, xương cá (đặc biệt là xương cá có một số bộ phận có hình dáng rất giống lưỡi câu, chỉ cần chế tác một chút là dùng được. Nếu bắt được cá thì ruột cá giữ lại làm mồi và xương cá giữ lại làm lưỡi câu hoặc bẫy) hay bất kì thứ gì bạn có trong tay. Có lưỡi câu rồi thì dùng một ít lương thực của mình làm mồi, thịt cá hay ruột cá làm mồi cũng rất tốt. Dây câu bện từ chỉ của áo quần, buồm hoặc mang theo được sợi dây nào thì càng tốt.

image14-46d5e.gif

image03-4c982.jpg

Tổ tiên ta ngày xưa câu cá bằng thứ này chứ không phải lưỡi câu bằng kim loại.
image02-4c982.jpg

Khá nhiều mẫu mã chủng loại cho bạn lựa chọn.


- Bắt cá bằng thòng lọng: Khá ngạc nhiên khi đây là công cụ bắt cá lớn khá phổ biến ở các nước phương tây. Nó gồm một que dài cố định 2 đầu bằng 2 cái khoen chắc chắn. Dây được xỏ qua 2 chiếc khoen này để khi ta rút một đầu thì đầu kia lập tức thắt lại. Không nhất thiết là ở dạng ống như hình dưới. Tạo ra nó thì cũng không đến mức quá khó khăn. Dùng nó bạn có thể ở trên bè mà vẫn có thể bắt được cá bơi bên dưới bè. Điều khiển gậy khéo léo luồn qua thân 1 con cá và lập tức rút mạnh đầu dây bên kia.Làm nhẹ nhàng thì những con cá (có thể là rùa, tôm lớn. mực …thậm chí là chim biển) không tỏ ra khó chịu đâu. Chúng rất thiếu thận trọng và dễ bắt hơn cá nước ngọt nhiều.
image06-4c982.jpg

Với chiếc thòng lọng “pro” như thế này thì không chỉ bắt cá mà bạn có thể làm được rất nhiều việc với nó.


- Câu chim biển : tương tự như câu cá. Chỉ là thay vì thả lưỡi câu đã móc mồi xuống nước thì nó được bỏ lên trên một vật nổi và thả cách xa bè. Chim biển thường bổ nhào xuống đớp rất nhanh nên lập tức nuốt luôn lưỡi câu.


- Bẫy bằng thòng lọng: thả xuống nước một hộp gỗ, tấm ván hay thùng gỗ có diện tích lớn một chút mà chim biển có thể đậu xuống. Trên mặt nổi của hộp bố trí thòng lọng nối đến với bạn (dây dài tầm 7 -8 m là tốt nhất). Nằm bất động rình xem có chú chim xấu số nào đậu xuống thì rút thòng lọng. Chim biển rất bạo dạn và chúng cũng rất thích những vật nổi trên biển để đáp xuống nghỉ chân. Để mồi trên đó để tăng hiệu quả cũng tốt.


- Tạo ra một vài loại bẫy chim đơn giản:


Chỉ với gỗ và dây , bạn có thể tạo một vài loại bẫy đơn giản, nhẹ nhàng .Bỏ lên thùng gỗ, hộp gỗ thả ra đằng sau bè của mình , cố định lại và chờ nó tự sập. Mấy loại bẫy này khá yếu ớt nên ngay khi bắt được chim bạn phải thu hoạch ngay tránh chim phá hỏng bẫy.
image00-4c982.jpg


- Thanh gỗ 1 được nối với một sợi dây xỏ lỏng lẻo qua cái chốt 2 sau đó được buộc vào thanh dẻo 3 có có nhiệm vụ tạo lực bật.


- Chim đậu vào thanh 1 sẽ làm chốt lung lay không giữ được thanh 1 nữa. Thanh dẻo 3 lập tức kéo thanh gỗ 1 qua chốt 2 và kéo luôn dây được bố trí phía dưới mắc vào chân chim.Nói thì khó hình dung nhưng đại khái chim sẽ bị mắc chân như hình dưới:


image07-4c982.jpg

 
- Rong tảo: Nguồn cung cấp vitamin A,B và chất xơ duy nhất. Ăn nhiều cá hay thịt chim sẽ phá hủy hệ tiêu hóa của bạn nhanh chóng nếu không có chất xơ và vitamin A từ rau quả. Giống như việc bạn không thể chịu được việc chỉ ăn thịt cá thay cơm và rau vậy. Kiếm được rong tảo trên biển cũng không phải là việc quá khó.
image05-4c982.jpg

Rong biển tốt cho sức khỏe và chúng có rất nhiều ở tất cả các đại dương.


- Nước: một trong những yếu tố sống còn nhất. Trên biển thì những cơn mưa lớn là thường xuyên xảy ra, lúc đó hãy dự trữ nhiều nhất có thể lượng nước mưa quý báu ấy.


Trong trường hợp bạn không gặp bất kì cơn mưa nào thì hãy uống nước ép từ cá, cơ thể con người 70% là nước thì cá cũng chứa một lượng nước tương tự. Nó có vị tanh nhưng ít nhất thì không hề mặn, cũng không khó uống như máu động vật. Nhiều nghiên cứu cho thấy uống nước biển sẽ làm bạn mất nước hơn và chết khát còn sớm hơn. Nhưng Ben nói nếu uống nước biển một lượng nhỏ với khoảng thời gian dãn cách lớn thì cơ thể con người cũng có thể tiêu thụ hết lượng muối đó. Dù sao thì hàng ngày bạn cũng cần phải hấp thụ một lượng muối vừa đủ. Phương án uống nước biển là phương án cuối cùng và phải tuân thủ quy định:


1. Mỗi lần không được uống quá một ngụm lớn.

2. Không được uống quá 2 lần trong một ngày.


Thor Heyerdahl (1914-2002) và William Willis (1897-1968) đã tuyên bố nếu trộn nước biển với nước ngọt theo tỉ lệ 6/4 thì có thể uống mà không gặp bất kì triệu chứng bệnh tật nào (ngộ độc máu, loạn nhịp tim, tràn máu…) . 2 người này đã uống liên tục như thế trong 70 ngày mà vẫn sinh hoạt bình thường. Không hề có dấu hiệu của bệnh tật. Việc này không có nghĩa là bạn có thể giống họ nhưng chuyện gì cũng nên tính toán đến khi phải lâm vào bước đường cùng.


Di chuyển với với bè cứu hộ


Có 3 phương pháp di chuyển chính: Chèo bằng mái chèo, dùng buồm lợi dụng sức gió và di chuyển nương theo các dòng hải lưu. Trong 3 phương pháp trên thì chèo thuyền chỉ dùng để tìm kiếm, nghiên cứu ( tìm dòng hải lưu, tìm kiếm thức ăn...) chứ không thể dùng lâu dài. Dùng buồm thì lại phải phụ thuộc vào sức gió và chiều gió. Chỉ có các dòng hải lưu là sẽ đưa ta đến nơi ta cần đến. Dù đó là đất liền hay hoang đảo thì cũng tốt hơn việc lênh đênh trên đại dương rất nhiều. Nếu bạn trôi dạt trên đại dương đã lâu mà không thể xác định được phương hướng di chuyển, việc tìm kiếm một dòng hải lưu là điều cần thiết. Ngoài ra các dòng hải lưu thường cố định và khá nổi tiếng,cùng lắm 1 năm nó chỉ thay đổi vị trí chút ít theo mùa. Nếu nắm vững được kiến thức địa lý thì chỉ cần nhận biết dòng hải lưu nào ta có thể xác định vị trí, kinh, vĩ độ của mình. Nhận biết được dòng hải lưu này sẽ đưa mình đi đến đâu để rồi vạch ra kế hoạch cụ thể.


Màu sắc của nước biển:


Bạn đang lang thang trên đại dương nên việc nắm bắt được tính cách của đại dương là điều rất cần thiết cho sự sinh tồn của chúng ta. Màu sắc của nước biển chính là nhân tố chính nói lên điều đó:


- Nước biển thường có màu xanh (Blue) hoặc màu lục (green). Nếu nước biển màu xanh lá cây càng đậm thì nồng độ muối càng thấp, lượng sinh vật phủ du trong nước cao. Nếu có ý định uống nước biển tốt nhất uống loại nước biển này( vẫn phải nhớ uống nước biển là phương án cuối cùng, không phải cơ thể ai cũng hấp thụ được hàm lượng muối như nhau. Nếu có dấu hiệu mất nước, loạn nhịp tim thì phải dừng lại ngay .Có thể bạn đã bị ngộ độc máu do uống nước biển.


- Nước biển màu xanh da trời (Blue) có nồng độ muối cao, ít sinh vật phù du và cũng trong hơn.


- Vùng biển có màu xanh da trời càng nhạt thì càng hay xảy ra những cơn bão, mưa lớn.


- Các vùng biển có nhiều san hô, tảo, rong thì nước biển ngả sang màu vàng.


- Nước biển màu đỏ, nâu đỏ: chứa nhiều tảo rất nhỏ màu nâu đỏ.


- Những dòng hải lưu cũng thường có màu sắc với vùng biển thường. Ngoài ra nhiệt độ, hàm lượng muối cũng có thể khác.


- Nước biển bỗng nhiên đổi màu sậm là dấu hiệu sắp có một cơn giông hoặc bão.


Việc quan sát màu nước biển này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm thực tế. Lợi dụng nó như thế nào cũng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Hi vọng bạn biết cách áp dụng nó thật tốt.

Di chuyển trên biển bằng bè


Hải Lưu: tìm kiếm và tận dụng các dòng hải lưu là phương án tốt nhất, ta luôn có một hướng đi cụ thể mà không bị chi phối bởi hướng gió hoặc đơn giản khi ta thậm chí không có nổi một chiếc buồm. Khi đã tìm kiếm được cho mình một dòng hải lưu nào đó ta có thể điều khiển tốc độ di chuyển của mình bằng một công cụ tự tạo. Nó có thể tăng tốc độ của bè lên rất đáng kể. Đó là 1 chiếc Sea anchor , vật dụng này cho đến bây giờ vẫn được sử dụng khá rộng rãi.
image04-4c982.jpg

Nguyên lý hoạt động của một sea anchor (buồm gầu).


image08-4c982.jpg

Một cái sea anchor cỡ lớn.

image01-4c982.jpg
Bạn có thể thay cái xô này bằng bất kì thứ gì sẵn có: vải, túi nilon...



Chẳng cần giải thích nhiều đúng không. Dòng hải lưu chảy mạnh nhưng thường chảy sâu trong lòng biển hơn là trên mặt. Sử dụng một chiếc buồm ngầm như thế này để kéo chiếc bè về phía trước thì rất hiệu quả khi ta đang trong dòng chảy của nó.Nếu không thể tạo ra bất kì cái sea anchor nào được thì làm bè đầm hơn, chìm sâu vào nước hơn 1 chút thì tốc độ trôi cũng nhanh hơn.
 
Gió: Với một chiếc buồm thì nên lợi dụng gió vì gió ở khắp nơi và không khó kiếm tìm như các dòng hải lưu. Nhưng nắm vững được quy luật của gió để lợi dụng hay không thì lại là chuyện khác. Những cao thủ đi biển có thể nhìn hướng gió và cường độ của gió mà nhận biết được gió này là gió nào, thổi từ đâu đến đâu. Một số người còn có thể làm cho thuyền buồm chạy ngược chiều gió.


- Thuyền bè càng nhẹ, diện tích tiếp xúc với mặt biển càng ít thì đi càng nhanh.


- Không có buồm thì lấy thân mình làm buồm. Đơn giản là ngồi ở tư thế cao một chút.


Bão: Lang thang trên đại dương với một cái bè mà gặp bão biển thì đen đủ đường rồi. Thu buồm lại và bám chặt lấy bè là tất cả những gì bạn có thể làm. Một lời khuyên ở đây là nếu còn sống thì đừng say sóng, có say sóng cũng đừng nôn. Phí nước và thức ăn lắm :).


Ước lượng khoảng cách:


- Ngày nắng đêm không mưa, tầm nhìn xa trên 10km. Câu này mọi người đã nghe xa xả trên tivi rồi nhưng chưa chắc ai đã hiểu rõ nó như thế nào. Đó là khoảng cách xa nhất mà con người có thể nhìn được bằng mắt thường các vật thể trên nền trời trong điều kiện thời tiết tốt. Nó có thể bị thay đổi bởi yếu tố môi trường.


Nói nôm na là một chiếc tàu lớn như titanic, thậm chí là lớn hơn vài lần nữa thì bạn cũng không thể nhìn thấy nó khi nó cách xa bạn khoảng 20km. nó đã vượt quá tầm nhìn xa của bạn Bạn có thể ước lượng khoảng cách từ nó đến bạn bằng cách đơn giản sau:

- Đọc được chữ trên bảng tên của tàu :Khoảng cách khoảng 800 m, con người trên tàu vẫn có thể mường tượng ra được tuy nhỏ như que tăm.


- Nhìn thấy đầy đủ con tàu : khoảng 1500 - 1800 m.


- Chỉ nhìn thấy nửa trên của con tàu : 3000 - 4000 m.


- Chỉ còn thấy 2 ống khói của tàu mà không nhìn thấy bất kì phần thân nào: 11000 - 13000 m.

Tìm hải đảo:

Bằng các dòng hải lưu, bằng mây và bằng các lại chim biển. Phần này tôi đã nói rõ ở phía trên.
Nói chung cuộc sống của bạn dù ở đâu thì cũng phải phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: khả năng quan sát và óc phán đoán cộng với kinh nghiệm thực tiễn. Làm tốt cả 3 thứ đó thắng lợi sẽ thuộc về bạn.

Tổng kết

Vật lộn với sóng gió, đói khát, mưa nắng, bệnh tật … Nhưng đáng sợ nhất chính là sự cô đơn, nỗi sợ hãi và tâm lý hoảng loạn khi phải đối mặt với thế lực hùng vĩ nhất của thiên nhiên : biển cả. Nhiều người đã điên loạn và tự giết chính mình trước khi họ chết bởi các yếu tố tự nhiên khác. Đó là những người non kém kinh nghiệm, thiếu ý chí sinh tồn và cái chết là lối thoát duy nhất dành cho họ.

Ngoài khi tai nạn trên biển, con người cũng là một trong những yếu tố đe dọa đến sự an toàn của bạn.Cướp bóc, lừa đảo, những kẻ cơ hội luôn tồn tại quanh bạn. Không phải thuyền trưởng nào cũng đầy tinh thần trách nhiệm như Edward Smith , không phải ở đâu cũng có những người ga lăng như anh chàng Jack. Lúc đang hỗn loạn giữa ranh giới của sự sống và cái chết, tin tưởng vào sự thương xót của một kẻ nào đó là những ý nghĩ rất sai lầm. Bằng khả năng của bạn, hãy tự cứu lấy chính bạn và cả người thân của mình.

Theo số liệu thống kê của các nhà khoa học Thụy Điển đăng trên tạp chí PoNAS. Khi xảy ra đắm tàu, thuyền trưởng và nhất là các thuyền viên sẽ tự tìm lối thoát cho mình trước tiên. Hầu hết họ đều sống sót.

Đàn ông có tỉ lệ sống sót cao gấp đôi phụ nữ.

Trẻ em có tỉ lệ sống sót còn thấp hơn mặc cho những lời kêu gọi ưu tiên phụ nữ và trẻ em. Chúng thậm chí bị xô đẩy, chèn ép đến chết.

Kết luận này được đưa ra khi nhóm nghiên cứu phân tích số liệu thống kê từ 18 vụ đắm tàu lớn xảy ra từ năm 1852 đến năm 2011 với 15000 hành khách và thủy thủ đoàn thuộc hơn 30 quốc gia khác nhau.

Đàn ông thường rất ga lăng với phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng không phải lúc tàu đắm”.

Câu này tôi trích nguyên văn từ một bài báo và đưa nó lên đây không hề có ý gây tranh cãi gì cả. Chúng chỉ là những con số và nếu thích, bạn có thể suy nghĩ về chúng.

Kỳ sau tôi xin phép bàn tiếp về cách thức sinh tồn ở vùng băng tuyết lạnh giá. Vượt đồi núi, di chuyển trên tuyết, mưu sinh và thoát hiểm trong những tình huống khó khăn nhất. Bạn đọc quan tâm xin hãy đón đọc.
 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 4: Trôi dạt vào đảo hoang

Trong màn đêm đen đặc, thuyền của bạn va phải bãi đá ngầm. Không còn lựa chọn nào khác để bảo toàn tính mạng, bạn buộc lòng phải rời thuyền và gieo mình vào vùng biển tối tăm lạnh giá. Cái lạnh như cắt da cắt thịt của biển đêm đã mau chóng lấy đi tri giác của bạn. Bạn bất tỉnh và bỗng nhiên tỉnh lại ở một hòn đảo hoang vu hoàn toàn xa lạ. Bất đắc dĩ bạn phải biến mình thành Robinson cruso thứ n. Bạn may mắn hay đen đủi? Và chuyện gì tiếp theo sẽ xảy ra cho bạn (nhóm của bạn)?


Theo như chuyên đề: [Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả, tôi có nói kỳ này sẽ đề cập đến vấn đề sinh tồn và hiểm nguy ở những vùng đất lạnh giá. Nhưng tôi thiết nghĩ những vùng đất lạnh giá hơi quá xa vời và không thiết thực với con người Việt Nam chúng ta nên sẽ nhắc lại vấn đề này vào một kỳ sắp tới dù rằng nó khá hấp dẫn.


Những kiến thức về rừng nhiệt đới, phân biệt thực phẩm ăn được hay có độc, săn bắn,nấu nướng , chế tạo công cụ. Nhận biết sự nguy hiểm của giới động thực vật, tự cấp cứu, điều trị cho mình bằng những phương pháp đơn giản,hiệu quả và vô vàn những vấn đề thú vị nhưng cũng không kém phần hóc búa … Tất cả sẽ được đề cập đến bắt đầu từ kỳ số 4 này.


Bối cảnh của bài viết là một hòn đảo nhiệt đới với hệ sinh thái phong phú. Tuy bài viết chỉ đề cập đến một hoang đảo nhưng tất cả những kiến thức và kỹ năng được đưa ra bạn hoàn toàn có thể áp dụng ở bất kì nơi đâu trên thế giới. Vì kiến thức được đưa ra hơi nhiều và khá phức tạp nên tôi xin phép đưa ra mục lục tổng thể của toàn bài để các bạn tiện theo dõi.


image08-fb79c.jpg





Chào mừng bạn đến với thiên đường nhiệt đới!!!

1. Đổ bộ.

2. Tâm lý kẻ sống sót.

3. Kế hoạch sinh tồn.

4. Chế tạo công cụ thô sơ.

5. Trú ẩn.

6. Nước.

7. Lửa.

8. Thực phẩm.

9. Săn bắn.

10. Đánh bẫy.

11. Chế biến và bảo quản thực phẩm.

12. Động vật nguy hiểm.

13. Thực vật nguy hiểm.

14. Cấp cứu, điều trị.

15. Vượt sông suối.

16. Vượt đồi núi.

17. Tìm phương hướng.

18. Dự đoán thời tiết.

19. Phát tín hiệu cầu cứu.

20. Về rừng nhiệt đới.

Không quá nhiều với những bạn nào thực sự muốn hoàn thiện mình. Đây là mục lục tổng quát nhất Ben giúp tôi liệt kê ra, mỗi phần lại chia làm nhiều nhánh nhỏ với khá nhiều vấn đề. Tôi sẽ tính toán và tổng hợp tất cả các trường hợp có thể xảy ra, tìm phương án giải quyết hợp lý dù đó là một vấn đề đơn giản hay khó khăn nhất.

Tôi xin phép bắt đầu ngay vào chủ đề. Từ bước đầu tiên.

1. Đổ Bộ

Thực ra đang lênh đênh trên biển mà bạn nhìn thấy được một hải đảo thì coi như bạn đã trúng số. Bằng mọi giá phải đổ bộ được xuống đó. Nhưng trước tiên bạn hãy bình tĩnh quan sát, đánh giá sơ bộ địa hình và cấu tạo chính của hòn đảo. Nó sẽ rất có ích cho bạn về sau đấy.

Còn bây giờ thì đổ bộ thôi:

- Thu buồm, dùng gậy hay mái chèo kiểm tra độ sâu, các bãi đá ngầm, dải san hô.

- Chậm rãi tiến về phía bãi biển, tránh những khu vực có sóng đánh mạnh. Khu vực vách đá và nhiều tảng đá lớn.

- Cố gắng tìm chỗ khuất gió để đổ bộ.

- Khu vực có nhiều đá ngầm, hãy tập trung tinh thần để chịu đựng những cú va đập.

- Tiếp cận bờ, nhảy xuống đất và đừng có mừng quá mà quên kéo bè lên.

2. Tâm Lý Kẻ Sống Sót

image10-fb79c.jpg

Những người lần đầu tiên đối mặt với hoàn cảnh này thì khả năng bị stress là điều hiển nhiên. Áp lực từ mọi mặt đều dồn về phía bạn khiến bạn căng thẳng. Bạn biết mình hoặc ai đó bị stress nếu bắt gặp những triệu chứng sau :

- Bực bội, hay tức giận.

- Không tỉnh táo, khó khăn trong việc đưa ra quyết định.

- Trí nhớ kém.

- Hay mắc sai lầm.

- Nghĩ đến cái chết.

- Trộm cắp, phá phách người khác.

- Chán nản, bất cần đời, trốn tránh trách nhiệm.

Thực ra stress không hẳn là hoàn toàn xấu. Nó khiến bạn hiểu rõ năng lực và ý chí của bản thân. Nó cũng là bài test kiểm tra khả năng thích ứng linh hoạt, kinh nghiệm sống và khả năng lãnh đạo của bạn. “Limit break “ được nó thì bạn sẽ là một trong những kẻ “bá đạo” như Ben Mackie, thậm chí là Bear Grylls . Từ đây về sau sẽ chẳng có gì có thể làm khó được bạn nữa. Bạn sẽ chỉ phải sợ hãi nó 1 lần và chỉ cần 1 lần để vượt qua nó thôi chứ ? Và tôi không chỉ muốn nói đến việc này một cách sáo rỗng như kiểu: Muốn mạnh mẽ thì bạn phải thế này, thế nọ. Đây là một trong những cách để bạn kiểm soát stress:

- Đối mặt với cái chết,bệnh tật, thương tích: hãy xác định nơi này là hoang đảo. Thương tích, chết chóc có thể sẽ xảy ra đối với bạn bè, người thân của bạn hoặc chính bản thân bạn. Và đó không phải là lỗi của bạn.

- Kiểm soát tâm lý bản thân và những người xung quanh: làm cho mình và cả những người xung quanh vững tin. Kể cả mình đang sợ hãi cũng không nên tác động đến người khác. Điều này luôn tương tác lẫn nhau theo 2 chiều.

- Đói và khát: ý chí đến đâu mà không no bụng thì cũng mau chóng trở thành kẻ bệnh hoạn. Giải quyết bằng cách nhanh chóng tổ chức tìm kiếm thức ăn và nước uống cho mình ( hoặc cả nhóm)

- Nỗi sợ: nỗi sợ hãi đến từ mọi thứ: đói khổ, bệnh tật, tối tăm, có người sợ độ cao, có người lại sợ một món đồ nào đó, có người lại bị quá khứ ám ảnh … Chuyện này hoàn toàn phụ thuộc vào bản lĩnh của bạn. Việc cũng không đơn giản như kiểu nói một câu: “ nào, hãy vượt qua nỗi sợ hãi “ là bạn vượt qua được nó.

- Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng: đừng làm gì vượt quá khả năng của bản thân, hạn chế làm mình thất bại. Có thể đang có nhiều người trông chờ vào bạn.

- Chấp nhận thực tế: đừng mơ mộng mọi việc sẽ diễn ra như phim.

- Sự cô đơn và chán nản cũng rất đáng sợ trước khi bạn quen được với nó ( nếu bạn chỉ có một mình)

- Luôn nhắc nhỏ bản thân : mình đang bị đe dọa. Việc này không hề thừa thãi chút nào cả.

Chỉ với vài dòng ở trên đây mà nói đây là tất cả tâm lý của những kẻ sống sót thì cũng hơi quá. Nhưng đại khái nó cũng khiến bạn biết trước được bạn sẽ suy nghĩ thế nào, làm gì tiếp theo, thái độ hay tinh thần của bạn khi phải đối phó với những tình huống trắc trở. Tôi không phải là chuyên gia tâm lý nên chẳng còn lời khuyên nào cho bạn nữa cả, tất cả phụ thuộc vào bạn.

Hi vọng bạn không bị quật ngã bởi chính bản thân mình.
 
3. Kế hoạch sinh tồn

Dù là ở đâu, thời điểm nào, dù là việc lớn, việc nhỏ hay trong bất kì hoàn cảnh nào. Có một kế hoạch cụ thể là điều cần thiết để hoàn tất mọi công việc một cách mỹ mãn nhất. Bao gồm cả sinh tồn.

- Làm quen với địa hình, tìm kiếm tài nguyên, thực phẩm, nước uống … Cái này chắc tôi cũng chẳng cần phải nói kĩ nữa, tôi đã nói bạn phải lưu ý ngay từ lúc chưa đặt chân lên đảo rồi.

- Phân chia công việc cụ thể tùy theo năng lực của từng thành viên. Khẳng định vai trò kẻ cầm đầu là mình ( nói thật là bạn đã đọc và nhớ những được những kiến thức và kỹ năng trong chuyên đề này mà không đủ bản lĩnh trở thành 1 leader thì cũng hơi phí. Dù sao đây cũng là tâm huyết của Ben và những nghiên cứu tìm tòi của tôi trong nhiều năm. Nhiều điều không hề có ở bất kì đâu trên internet)

- Liên kết mọi người trong nhóm về phương diện tình cảm. Một nhóm đoàn kết là một nhóm mạnh. Cô lập và có biện pháp với những kẻ chống đối (đừng nghĩ tôi nói quá vấn đề này lên, đôi khi sự phá hoại của một cá nhân có thể dẫn đến sự diệt vong của cả một tập thể).

- Vạch ra chương trình và kế hoạch, phân chia công cụ, trang bị, nhiệm vụ, y tế, hậu cần … tùy tình huống.

- Chia sẻ vốn hiểu biết về tự nhiên, kĩ năng, kĩ thuật cho các thành viên khác. Điều này là hiển nhiên rồi.

Tất cả những cái gọi là “ kế hoạch” đều phần lớn dựa vào thực tế. Vài điều tôi nói ở trên chỉ mang hình thức “giấy tờ” không bao giờ là đủ cho những vấn đề phát sinh ở thực tế. Xử lý nó thế nào thì phải cần chờ đến sự linh hoạt và khéo léo của bạn thôi.


image11-fb79c.jpg


Thuyết phục mọi người làm việc theo kế hoạch hay để mỗi người một ý.
4. Chế tạo công cụ

Thực ra thì những cái gọi công cụ đã luôn ở xung quanh bạn. Từ hòn đá, cành cây, ngọn cỏ, bùn đất, vỏ ốc vỏ sò, da thú… Nhưng sử dụng nó một cách nguyên thủy như tổ tiên của chúng ta hay là chế tác nó thành những vật dụng có ích hơn thì lại tùy thuộc hoàn toàn vào trí thông minh và khả năng sáng tạo của bạn. Với một con người tháo vát và đam mê sáng tạo thì dù có ở nơi hoang dã, họ cũng có cuộc sống thoải mái thậm chí là tiện nghi hơn những người khác rất nhiều. Thiên nhiên sẽ cho bạn tất cả : nhà cửa, công cụ lao động, vũ khí, đồ đạc, bát chén, lương thực, quần áo v.v … và v.v. Chúng vẫn luôn ở đó và chờ bạn đến khai thác.

Với bất kì ai, thực sự thì những giây phút làm ra và sử dụng chúng đều là những giây phút hết sức thú vị. Đó cũng là thứ làm bạn tỏa sáng, khẳng định vị thế của một con người tài giỏi khi người khác nhìn vào giống như khi tôi nhìn Ben vậy.

Lều trại: Phần này tôi xin phép được đề cập chi tiết hơn vào phần: “ nơi trú ẩn”.

Rìu:


image12-fb79c.jpg




- Là một loại công cụ cực kì đa năng,rất vừa tay.Có lưỡi bằng sắt khá nặng và sắc ở phía đầu. Dùng trong lao động, săn bắn thậm chí là chiến đấu đều rất hợp.

- Sử dụng nó bằng nhiều cách khác nhau: Chém, bổ, đập ( quả hạt ), ném ( tấn công từ xa) . Chú ý khi sử dụng để không làm bị thương người khác và chính mình.

- Kích thước, trọng lượng của những loại rìu khác nhau sử dụng cho những công việc khác nhau.

- Nếu thực sự không kiếm được cho mình một chiếc rìu ta có thể tự tạo ra cho mình một chiếc từ gỗ và đá. Nó cũng hoàn toàn có thể đáp ứng chức năng căn bản của một chiếc rìu thông thường.

Các bước chế tạo:

- Tìm một viên đá có kích thước, trọng lượng vừa đủ, hình dáng hơi giống lưỡi rìu nhưng hình dưới.

- Tạo phần lưỡi sắc bằng cách mài hoặc dùng những viên đá khác ghè cho cạnh rìu sắc nhất có thể.

- Nếu có thể, tiếp tục đẽo một đường rãnh nhỏ ở giữa rìu để làm nó chắc chắn hơn.

- Tìm một thanh gỗ đủ chắc chắn dẻo dai, ko cần quá cứng. Một đầu chia làm 2 phần và gá vào phần rãnh trên lưỡi rìu sau đó dùng dây buộc lại chắc chắn như hình dưới ( cách tạo ra dây buộc tôi sẽ nói ngay ở phần sau đây )


image13-fb79c.png


- Một cách khác, bạn cũng có thể tạo cho mình một lưỡi rìu hoặc búa như hình sau.



image01-fb79c.png



Những chiếc rìu này có thể giúp bạn đập, chặt nhiều thứ thậm chí là những thân cây nhỏ. Thời gian sử dụng không được lâu dài.
 
Dao:


image00-fb79c.jpg



- Dao là một công cụ đa năng không kém. Về cơ bản nó thực hiện 3 chức năng chính: Đâm, cắt, gọt .

- Sáng tạo hơn khi bạn gắn nó vào một chiếc gậy dài, bạn sẽ có một chiếc giáo dài để tự vệ cũng như săn bắn.

- Nếu không có một con dao đúng nghĩa, bạn có thể tạo ra nó từ rất nhiều vật liệu như đá, xương, gỗ, thủy tinh thậm chí là nhựa cứng. Trong điều kiện này thì nên tận dụng linh hoạt mọi thứ mà bạn có, đây không phải là thời điểm để kén chọn.

Tìm một mảnh đá sắc cạnh có hình dáng giống một lưỡi dao. Đá lửa hay đá hoa cương rất cứng và sắc, nên chọn loại đá này để làm dụng cụ như dao và rìu.
§ Dùng những hòn đá hoặc công cụ khác ghè theo viền lưỡi dao đá từ 2 bên như hình dưới. Chú ý loại dao này chỉ để đâm và cắt (theo kiểu cứa) nên phần lưỡi gồ ghề một chút chứ không nên mài nhẵn. ( tác dụng như răng cưa vậy).

Chừa ra phần chuôi làm cán dao. Kiếm dây buộc lại để ta cầm vào không bị thương.Ta đã có một con dao khá hoàn thiện.



image03-fb79c.jpg


- Một con dao bằng xương cũng là lựa chọn không hề tồi nếu không muốn nói là còn tốt hơn. Phần xương chân của những con vật chạy nhanh như hươu nai, ngựa thường cực kì cứng chắc. Lấy phần xương này đập vỡ một cách khéo léo, tìm mảnh phù hơp. Sau đó gia công mài nhọn sắc. Ta cũng sẽ có một con dao rất vừa tay.



image02-fb79c.jpg




- Từ các vật liệu khác như kim loại ( quá tốt nhưng hơi tốn công) , thủy tinh thậm chí là gỗ nếu bạn chỉ có thể kiếm được những vật liệu như vậy.

Con dao là một trong những món đồ không thể thiếu của một người đàn ông khi ở chốn hoang dã. Nó sẽ làm bạn mạnh mẽ và tự tin lên rất nhiều. Nó cũng là người bạn đồng hành của bạn dù bạn đang lao động hay săn bắn, đang tự vệ hay đang tấn công.

Dây buộc:

Dây thừng, dây chão hay các loại dây nhỏ khác cũng là một thứ không thể thiếu dù trong cuộc sống chốn hoang dã hay ở bất kì đâu. Bạn có thể làm gì với một sơi dây ? Vô vàn công dụng mà tôi không thể kể ra hết được: dựng lán trại, trói thú săn được, dây câu, làm lưới, làm quần áo, chế tạo công cụ, vũ khí … Bạn có mang theo những sợi dây thừng, dây nilon bền chắc được gia công từ công nghiệp, điều đó quá tốt nhưng không bao giờ là đủ. Hãy tạo ra cho mình những sợi dây bền chắc đa tác dụng như chúng. Cũng không đến mức quá khó khăn đâu.

- Cái loại dây rừng sử dụng được ngay: các loại dây này thường cực kì hay gặp trong rừng, to nhỏ đều có, rễ phụ của cây đa là một ví dụ. Để sử dụng bạn cần phải kiểm tra độ dài ngắn, bền chắc của từng loại dây. Điều này phải dựa vào thực tế từng vùng rừng khác nhau.

- Các loại dây phải qua chế tác: bện dây hoặc xe dây từ các sợi nhỏ. Thường là từ các cây như cây đay, cây tầm ma, cây dâu, cây gai, cây dừa … Lột vỏ đập dập lấy sợi. Ngâm nước mặn vài ngày sau đó vớt lên. Ta được những sợi mảnh rất chắc. Dùng những sợi này xe và bện thành những đoạn dây to nhỏ khác nhau tùy theo nhu cầu của bạn.

Đây là một cách bện dây đơn giản và cũng khá hiệu quả.


image04-fb79c.png




- Dây từ gân động vật: Loại dây này khá bền chắc, đàn hồi tốt nhưng cũng khá hiếm có nên lúc sử dụng cần phải tiết kiệm.

Áo quần từ da thú:

Hầu như không có lựa chọn nào khác. Da (long) thú mặc rất êm và ấm nhưng lại không thích hợp cho mùa hè. Lột da và chế tác da, lông thú như thế nào sẽ được hướng dẫn ở phần sau.


Sử dụng vỏ cây, lá cây:


Nhiều công dụng, sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như để lợp nhà, làm đồ dùng, làm quần áo, giày dép… Vỏ loại cây hay được sử dụng là cây Maple ( cây phong) hay cây White birch. Vỏ của chúng thường mềm dẻo, bền dễ chế tác.


Cây tre, trúc :


Loại cây này gặp khá nhiều ở Việt Nam ta ( thực sự thì bây giờ cũng chẳng gặp nhiều nữa ) nhưng lại ít mọc ở những nơi khác trên thế giới. Công dụng của nó thì khỏi phải nói. Bạn có thể tạo ra rất nhiều thứ từ cây tre: Lều trại,thuyền bè, đồ vật thông dụng trong nhà như rổ rá, nong nia, bồ sọt, những tấm phên liếp để dựng nhà, các loại công cụ lao động, các loại bẫy chim, thú, cá … thậm chí chỉ cần vót nhọn một đầu ta đã có một thứ vũ khí tấn công lợi hại.


Để sử dụng cây tre ta cũng có nhiều cách. Thông dụng nhất là chẻ ra để đan lát và chế tạo các công cụ như trên.


Các dụng cụ nấu ăn và ăn uống


Không thể không có. Nó phục vụ cho một trong những yêu cầu thiết yếu nhất của con người, đó là ăn và uống.


- Đũa được làm từ tre,gỗ. Dao, nĩa, thìa được làm từ xương động vật, đơn giản hơn thì làm bằng gỗ cũng vẫn xài tốt.

- Bát: linh hoạt hơn, có thể làm từ xương, sừng, gỗ, gốm ( đất nặn, sẽ được nói chi tiết hơn ở ngay sau đây)

- Phần nồi có thể làm từ da, nấu bằng ống tre, quả dừa rỗng, mai rùa, vỏ sò hay thậm chí đơn giản chỉ là một phiến đá mỏng được làm sạch. Phần “ chế biến và bảo quản thực phẩm” sẽ nói chi tiết hơn vấn đề này.



image05-fb79c.png

Chú ý các ống tre có thể phát nổ khi sử dụng. Cẩn thận kẻo bỏng.

Các dụng cụ được nặn và nung từ đất sét ( đồ gốm)

Chai, bình đựng nước, bát đĩa nồi niêu hay tất cả những vật dụng kể ở phần trên đều có thể làm từ đồ gốm. Ta không cần phải tạo một lò nung gốm chuyên nghiệp. Sau khi nặn xong vật dụng ta có thể phơi khô hẳn rồi thực hiện các bước sau:

- Đào một hố lớn không cần quá sâu trên mặt đất, lót cây khô, rơm rạ, lá khô phía dưới.​

- Xếp các vật dụng sau khi đã phơi khô lên trên. Chú ý đừng xếp quá sát nhau.

- Phủ thêm củi, cành cây khô, rơm rạ khô lên trên và đốt trong vòng 3-4 giờ là có thể đem ra sử dụng.

- Chú ý ta nên thêm một phần nhỏ tro than vào lúc nhào đất thì sản phẩm sẽ bền hơn.


image06-fb79c.jpg


Chai nước cá nhân

Bạn phải thám hiểm những khu vực sâu hơn của hòn đảo. Mang theo được nước là cả một vấn đề khi bạn không có gì để đựng, kể cả những vò, bình bằng gốm như đã đề cập ở trên cũng không phải là một phương án.

Cách tốt nhất ở đây là bạn có thể đựng nước bằng các túi làm từ dạ dày của các loại động vật lớn. Hầu như loại nào cũng rất bền. Cách này được sử rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.

Chế tạo vũ khí:

Ngoài hoang dã, vũ khí là thứ ta không thể thiếu. Đơn giản là bởi ta không có răng và vuốt, ta vốn cũng không mạnh hơn và nhanh nhẹn hơn các loài dã thú. Và vũ khí chính là thứ bù vào khuyết điểm đó để ta có thể chiến thắng trong cuộc sống sinh tồn. Trừ rìu và dao găm đã được nhắc đến ở trên ta còn có thể tạo ra một số loại vũ khí khác để săn bắn và tự vệ.
 
Cung nỏ:

image07-fb79c.png




- Nó đơn giản gồm một cây gỗ cứng được làm mỏng 2 đầu để tạo độ đàn hồi. Cánh cung chỉ được phép căng lên khi sử dụng tránh làm cho 2 cánh cung bị yếu.

- Hai đầu được nối lại bởi một sợi dây. Lựa chọn được một sợi dây cung ưng ý là một việc không hề dễ. Theo như kinh nghiệm của Ben thì ruột của động vật họ mèo như mèo rừng, báo, linh miêu làm dây cung là lựa chọn tốt nhất. Chúng cực mạnh và có độ đàn hồi hợp lý nhất. Nếu không có thì sử dụng gân các loại nai, hươu. Dây thừng là sự lựa chọn cuối cùng.

- Mũi tên: Thân mũi tên được làm từ tre, gỗ. Đầu làm bằng kim loại hoặc các mảnh đá, mảnh xương, mảnh kính vỡ. Nếu thân mũi tên được làm bằng các loại gỗ đủ cứng và nặng thì thậm chí còn chẳng cần đến đầu mũi tên. Đuôi mũi tên thường được chốt các loại lông đuôi, lông cánh chim để định hướng.

- Sử dụng cung tên là cả một vấn đề. Bạn cần tập luyện nhiều để có thể sử dụng thành thục. Người Mông Cổ có thể vừa cưỡi ngựa vừa bắn mũi tên đi xa 536m. Cũng có người bắn tên xa 5,36m. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ của bạn.

- Các mũi tên cũng có thể được tẩm thuốc độc để triệt hạ những con thú to lớn. Các bạn hãy tìm hiểu cẩn trọng vấn đề này trong phần : Động , thực vật nguy hiểm.

Bola:

Người Eskimo là người đã phát minh ra thứ vũ khí đơn giản và độc đáo này. Thực sự đây được coi là công cụ săn bắn hơn là một loại vũ khí. Sử dụng nó để bắt sống chim đang bay, các loài thú nhỏ và cả lớn khi đang chạy.

image09-fb79c.png

Cấu tạo của nó rất đơn giản. Chỉ là 3 sợi dây buộc đá được nối lại với nhau tại cùng một điểm. Người ta sẽ quay, lấy đà để ném như trong hình. Khi ném trúng chân các loài thú đang chạy, lực quá tính sẽ khiến các hòn đá quấn chặt lấy chân chúng và làm chúng vấp ngã, rất khó để chúng có thể giãy ra được. Để đạt hiệu quả cao nhất chiều dài của các sợi dây vào khoảng 60 cm.

Lao, giáo:

Để săn các loại động vật to lớn như sơn dương, trâu rừng, gấu ( đừng nghĩ là quá sức nếu nhóm của bạn đủ đông) thì các mũi tên thường gây ra vết thương nhỏ chưa đủ hạ gục con vật. Bạn có thể buộc những con dao nhỏ bằng đá hay xương được chế tạo như ở trên vào các cây gậy dài. Sử dụng nó để lao, phóng, đâm từ xa ta sẽ gây những vết thương nghiêm trọng hơn cho chúng.
image14-fb79c.jpg

Để tự vệ và cận chiến thì giáo cũng là một lựa chọn rất tốt.




Cha ông ta ngày xưa chiến đấu bằng tầm vông vót nhọn. Đây cũng là một loại giáo không kém phần lợi hại.

Boomerang:

Đây là một món đồ chơi ưa thích của Ben và là món vũ khí nổi tiếng của thổ dân châu Úc, nó cũng rất lợi hại khi săn các loại chim, thú nhỏ. Điểm mạnh của nó là khả năng bay theo đường cong. Nếu không trúng mục tiêu nó sẽ quay về với người ném.



image15-fb79c.jpg

Tư thế cầm ném như hình trên. Đây là một thứ vũ khí khó xài nên không khuyến cáo các bạn sử dụng, tuy nhiên khi thành thạo rồi bạn có thể ném nó vòng qua vật cản hạ gục mục tiêu hay đón đầu mục tiêu ở những góc độ không ngờ tới nhất.

Ống thổi phi tiêu:

Được sử dụng rộng rãi bơi các thổ dân châu Mỹ, châu Phi.​

image16-fb79c.png


Nó gồm 2 bộ phận chính : Ống thẳng rỗng, dài khoảng 50-100 cm. Lỗ có đường kính từ 8-10 cm và các phi tiêu.

Các phi tiêu này là các que kim loại, đuôi được quấn giấy cứng thành hình loa kèn hoặc được cột các loại lông mềm như lông thỏ, lông chim, lông chồn. Các loại phi tiêu này được tẩm những loại thuốc độc mạnh để hạ gục những con chim, thú loại nhỏ một cách nhanh chóng nhất. Khi thổi vào lỗ phía sau, mũi tên có thể bay xa 15-20m với tốc độ rất chớp nhoáng.

Chú ý không được nhầm đầu, nghiêm cấm hút phần ống phi tiêu trong mọi trường hợp.

Tạo ra xà phòng:

Thú thực là không có xà phòng thì chỉ nội việc rửa bát thôi cũng khiến tôi cảm thấy rất bất lực.Tắm rửa, làm sạch, khử trùng, giặt giũ hay chỉ đơn giản là dùng để bôi trơn - bạn luôn cần đến xà phòng. Và việc tìm được một bánh xà phòng ngoài tự nhiên là một chuyện không thể. Vậy chỉ còn có một cách duy nhất là tạo ra xà phòng.


image17-fb79c.jpg


Ta đành trở về với thủy tổ của xà phòng, loại xà phòng đơn giản nhất làm từ mỡ động vật. Các bước làm ra xà phòng như sau :

- Lọc, cắt các miếng mỡ động vật (mỡ lợn, dê, cừu …) thành các miếng nhỏ, cho vào nồi đun tan ra. Nếu có dấu hiệu bị khô thì cho thêm nước cho đến khi nó trở thành một dung dịch trong suốt và sánh như dầu ăn.

- Đốt các loại gỗ ra thành tro mịn ( gỗ sồi hay phong là tốt nhất) . Chú ý đốt thành tro chứ không phải than nhé.

- Đổ tro vào hỗn hợp mỡ động vật kia, quấy đều. Lúc này ta có thể cho thêm hương liệu từ hoa cỏ, tinh dầu từ một số loại hạt, quả… Để tạo mùi thơm.

- Trước khi hỗn hợp tro + mỡ động vật này nguội hãy lọc các phần cặn bã qua một tấm vải. Đổ ra một cái khay chứa.

- Khi nguội, hỗn hợp này sẽ đông cứng lại. Cắt ra thành từng miếng, ta sẽ có các bánh xà phòng để sử dụng.

Tổng kết:

far-cry-3-water-fall_98411-480x360-7416a.jpg

4 bước đầu tiên khi bạn mới chân ướt chân ráo bước lên hoang đảo: đổ bộ, ổn định tâm lý, xây dựng kế hoạch và chế tạo dụng cụ. Đây mới chỉ là nền móng căn bản cho bạn xây dựng và tổ chức một cuộc sống nơi hoang dã trước khi khám phá sâu hơn hòn đảo nhiệt đới lạ lẫm này. Kỳ sau sẽ nói rõ hơn cách thức kiến tạo đời sống sinh hoạt hợp lý và cách thức sinh tồn nơi đây. Tạm thời đó là 4 nhu cầu chính : nơi trú ẩn, nguồn nước, lửa và thực phẩm. Các hãy bạn đón đọc vào kì sau.
 
Last edited:
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn

Tiếp tục loạt bài về chuyên đề Kỹ năng sinh tồn, ở kỳ này các bạn sẽ học được cách tự làm cho mình một nơi trú ẩn để sống qua ngày chờ người đến giúp và cũng là cách để gia tăng hi vọng trong mỗi thành viên bị bỏ lại trên đảo hoang.

Bạn nghĩ như thế nào khi nói về một “mái ấm”. Đơn giản đó chỉ là nơi để bạn chui ra chui vào hay nó còn mang một ý nghĩa lớn lao nào đó? Với tôi thì “mái ấm “khác hoàn toàn với “nơi trú ẩn “ đơn thuần. Ví như chim có tổ, người có tông. Mái ấm gia đình là một hình ảnh rất thân thuộc, gắn bó và tràn đầy yêu thương. Là nơi chắp cánh cho những thế hệ tương lai bay cao, bay xa hơn trên bầu trời xã hội. Có thể bạn sẽ dễ dàng tìm cho mình một “nơi trú ẩn” nhưng không dễ để tìm cho mình một “mái ấm” với đúng ý nghĩa của nó.

Còn khi lưu lạc ngoài hoang dã, thậm chí một nơi trú ẩn đúng nghĩa cũng không hề là dễ dàng với bạn. Bạn không thể tự xây dựng một ngôi nhà trong nhiều tháng với hoàn cảnh thiếu thốn như vậy. Cũng không thể chia sẻ một cái hang động tự nhiên nào đó với lũ dơi, côn trùng, bò sát hay thậm chí là các loài thú lớn hơn lâu dài. Bạn sẽ làm thế nào?

Không có một nơi trú ẩn an toàn và tươm tất, có một bếp lửa ấm áp bập bùng cháy lúc thời tiết lạnh giá. Bạn sẽ thấy trống trải, yếu đuối và dễ dàng suy sụp. Không những thế bệnh tật và những mối họa không tên từ thiên nhiên sẽ mau chóng đến với bạn.

Chủ đề lần này sẽ xoay quanh vấn đề làm thế nào để tạo ra những nơi trú ẩn an toàn mà tiện lợi ngoài hoang dã. Tùy theo điều kiện khí hậu, môi trường và những vật liệu tự nhiên có sẵn ta có thể tạo ra những nơi trú ẩn thích hợp.

Trước tiên hãy xác định rõ yêu cầu và nhu cầu của mình cho một nơi trú ẩn:

- Có đáng để bỏ ra công sức, thời gian để xây dựng nó không ( một nơi trú ẩn tạm bợ 1 đêm sẽ xây dựng khác một chiếc lều, một ngôi nhà bạn sinh sống lâu dài).

- Ngôi nhà có tác dụng bảo vệ ta như thế nào đối với môi trường xung quanh: từ băng giá, mưa gió, nắng nóng ,thú hoang… Điều kiện môi trường khác nhau chúng cũng sẽ khác nhau.

- Phụ thuộc vào công cụ xây dựng và vật liệu xây dựng mà bạn có ( xem lại phần chế tạo công cụ ở phần trước).


1. Hang động


image00-114aa.jpg

Tạm thời thì trú ẩn trong hang động trong giai đoạn đầu khi ta lạc chân lên hoang đảo và những vùng đất xa lạ là một lựa chọn khá tốt. Tuy nhiên như tôi đã nói phía trên, trong những hang động vốn đã có sẵn những “cư dân” khác và chúng không hề bằng lòng với việc chia sẻ ngôi nhà của mình với bạn.

Sinh vật trong hang động

- Các loài dơi (có thể là cả dơi hút máu). Nếu đã có dơi thì thường là số lượng rất lớn, phân dơi nhiều, có mùi hôi nồng nặc và quan trọng là bạn không thể đốt lửa bởi chúng rất dễ cháy nổ như thuốc nổ vậy. Chúng thường sống ở phần sâu nhất của hang, bạn có thể tận dụng lối vào của hang làm nơi trú ẩn trong trường hợp này.

- Các loài thú như chuột, chồn hôi, gấu, báo … Thường thì hay gặp những loài thú nhỏ và vô hại trong hang. Tuy nhiên nếu gặp dấu hiệu của những loài thú nguy hiểm hãy lập tức tránh xa nơi đó ( phần săn bắn - đánh bắt sẽ chỉ bạn chỉ bạn cách nhận biết các loài thú bằng dấu vết chúng để lại).



image17-114aa.jpg
Dơi - Sinh vật khá nổi tiếng trong các hang động.

- Các loài bò sát như thằn lằn, rắn, đặc biệt là rắn chuông và hổ mang là 2 loài rắn rất thích hang động. Hãy đuổi chúng đi trước khi lấy hang làm nơi trú ẩn.

- Các loài côn trùng : Kiến, dế, bò cạp, nhện, ruồi, muỗi… Chúng dễ xử lý hơn, dùng lửa để đuổi chúng đi hoặc tiêu diệt luôn để đỡ phải lo chúng quấy phá.

- Nếu hang động ẩm ướt hoặc có hồ ngầm phía trong. Có thể xuất hiện một số loại động vật sống suốt đời trong hang như :cá, tôm, sa giông (loài bò sát này sống nửa trên cạn nửa dưới nước, ở Việt Nam có người nuôi làm cảnh vì chúng khá đẹp. Chú ý rằng da loài này có thể tiết ra chất độc gây lở loét mạnh. Ăn vào nguy hiểm chết người bởi chất độc này tác động trực tiếp lên hệ thần kinh rất nhanh chóng), các loài sên trần... Có thể tận dụng chúng làm thức ăn. Chúng cũng khá dễ bắt vì hầu hết là bất động hoăc mù ( không có mắt).

image08-114aa.jpg
Cách nhận biết hang động

Hang động không dễ nhìn thấy từ xa bằng mắt thường nếu không trực tiếp tìm kiếm. Có một số cách sau đây khiến bạn có thể tìm được hang động dễ dàng hơn:

- Những khe nứt ở vùng núi đá vôi lộ thiên thường dẫn vào hang động lớn. Kiểm tra những khe nứt mà có gió lùa, hơi lạnh lùa ra thì chắc chắn nó dẫn đến hang động.

- Dọc theo bờ biển có những hang động được tạo ra do tác động của sóng. Ở nơi này cũng được nhưng phải chú ý mực nước và thủy triều.

- Quan sát sự bay ra, bay vào của loài dơi. Bạn cũng có thể tìm ra được hang động.

- Nếu thấy loài dế nâu xuất hiện nhiều thì hãy tìm kiếm quanh đó. Chúng thường sống trong những kẽ nứt dẫn đến hang động.

- Nếu tìm thấy hang động thì rất dễ tìm ra một hệ thống các hang động khác quanh đó.

Những nguy hiểm trong hang động

- Đốt lửa trong những hang động nhỏ dễ làm ta thiếu oxi hoặc ngộp khói. Việc này hết sức nguy hiểm. Những hang động lớn thì ta có thể đốt lửa ở gần phía lối ra, đủ sưởi ấm, ngăn cản các loài thú nguy hiểm và không sợ bị ngộp.

- Nếu đốt lửa thì tránh những chỗ có phân dơi bởi chúng có thể gây nổ. Cẩn thận cháy lan ra các cây cỏ xung quanh hang rất nguy hiểm.

- Khi vào hang động phải mang theo đèn đuốc hay các thiết bị chiếu sáng. Cẩn thận trượt ngã đập đầu vào đá do rêu trơn hay va đầu vào trần hang.

- Vào sâu trong hang rất dễ thiếu oxi. Mang theo một ngọn nến hay đèn để kiểm tra xem lượng oxi có đủ không. Nếu thấy đèn, nến bập bùng và lụi dần thì phải tránh xa ngay. Bạn có thể ngất trong đó bất ngờ mà không lường trước được.

- Trong hang có thể có vực sâu, đầm nước sâu. Nó dẫn đi đâu thì chỉ có trời mới biết được. Hoặc đơn giản là lạc lối trong những hệ thống hang động chằng chịt cũng có thể giết chết bạn. Đừng mạo hiểm tìm hiểu.

- Ngập lụt trong hang. Đây là việc không thể coi thường vì chúng diễn ra rất chớp nhoáng và không báo trước. Chúng có thể là tàn dư của một cơn mưa lớn từ khá lâu rồi hoặc do nhiều nguyên khác. Nếu có các dấu hiệu như nước dâng cao, nghe tiếng nước chảy bất ổn thì phải lập tức tránh xa nơi nguy hiểm.

image04-114aa.jpg

Nếu không có chuyện gì cần thiết thì để việc khám phá hang động vào dịp khác.

 
2. Lều trại

image09-114aa.jpg

Sống trong hang động chỉ là tạm thời mặc dù tổ tiên chúng ta đã từng coi nó như một ngôi nhà đúng nghĩa. Chúng ta đã vốn quen thuộc với bầu không khí trong lành ngoài trời nên sống trong một nơi chật hẹp như hang động rất dễ gây ức chế về mặt tâm lý. Bóng tối trong hang cũng làm ta hoang mang và lo sợ vẩn vơ.

Nếu đã bắt đầu quen thuộc với hòn đảo, ta có thể tự xây dựng cho mình một ngôi nhà hoặc đơn giản hơn là những chiếc lều, lán nhỏ cũng thoải mái hơn việc ở trong hang nhiều.
Dựng một chiếc lều ở vùng này cũng không đến mức quá khó khăn nên hãy làm việc đó sớm nhất có thể, chú ý tuân theo vài quy tắc sau:

- Tận dụng vật liệu có sẵn quanh bạn để làm lều đủ rộng để bạn nằm xuống duỗi chân thoải mái.

- Không dựng lều ở những nơi cỏ rậm và cao, có nhiều rắn rết, côn trùng nguy hiểm.

- Nếu thời tiết xấu không dựng lều ở những tàn cây cao dễ bị sét đánh hay gió làm đổ cây. Tuy nhiên dựng lều dưới tàn cây thấp, nhỏ rất tiện lợi và nhiều ưu điểm.

- Tránh hướng gió để khỏi bị gió thốc vào lều.

- Dựng ở những nơi cao ráo, không ẩm ướt.

- Tránh vùng chân đồi, đồi dốc vì thường có đá lăn.

Những chiếc lều tạm

Bạn đang cần phải di chuyển liên tục giữa các vùng đất trên đảo hoặc đơn giản là bỗng nhiên bị lạc ngoài tự nhiên mà chưa có bất kì sự chuẩn bị nào thì việc tạo ra những chiếc lều tạm hoặc một nơi trú ẩn khẩn cấp tạm thời là cần thiết. Dù là sống trong những vùng thời tiết khá ôn hòa nhưng việc ngủ trực tiếp dưới đất lạnh lấy đi 80% nhiệt lượng bạn tạo ra cho cơ thể. Sương, gió lạnh cũng là một vấn đề lớn khiến bạn mau chóng đổ bệnh. Hãy tận dụng thiên nhiên quanh bạn để tạo ra một nơi trú ẩn tạm thời đơn giản và tốt nhất. Dưới đây là một số gợi ý:

- Trú ẩn dưới một số tàn cây, thân cây đại thụ. Một số cây đại thụ có những hốc cây lớn (3).

- Với những cây nhỏ thì chặt gẫy thân cây và dùng cả tán cây làm nơi che chở khỏi sương gió. Chú ý che theo chiều gió. Có thể đốt lửa phía dưới để sưởi ấm mà không bị ảnh hưởng gì (2).

- Nếu không thể chặt gẫy cây thì dùng dây chằng các tán cây xuống đất làm lều cũng là một lựa chọn tương tự.


- Tận dụng các cây lớn bị đổ, gẫy dựng thành một chiếc lều đơn giản.


image15-114aa.png

- Với những vùng đất ẩm ướt hoặc đầm lầy, bạn không thể ngủ trực tiếp dưới mặt đất được mà phải tạo ra cho mình một chiếc swamp bed. Đây là cách đơn giản để tạo ra một chiếc swamp bed. Nó có tác dụng cách ly cơ thể bạn với mặt đất ẩm ướt thậm chí là ngập nước (xem hình):
image21-114aa.png

-Các cọc gỗ có thể làm bằng tre hoặc các thoại cây gỗ thân cứng. Đóng thật chắc chắn xuống đất hoặc bùn lầy.

-Các thanh ngang chính cũng phải chắc chắn để chịu được sức nặng của bạn. Buộc thêm những thanh ngang phụ càng dày đặc càng tốt.

-Lá tươi, cỏ tươi sau khi đã hong qua lửa để đuổi côn trùng đi thì lợp lên trên cùng.

-Thử độ chắc chắn của chiếc giường. Nếu ok thì bạn đã có một chiếc swamp bed an toàn và khá êm ái. Nó sẽ cách li bạn với mặt đất nơi có các loại bò sát,côn trùng đáng sợ mà bạn không thể đề phòng chúng cả đêm.

Một số lều trại đơn giản

Tận dụng cây cối:


-Sử dụng những cây nhỏ đan lại để làm khung lều. Rất thuật tiện và chắc chắn. Sau khi phủ tấm vải dày lên trên thì ở phần rìa của lều thì chèn đá như hình để lều kín gió.
image22-114aa.png


- Căng dây giữa 2 chiếc cây và tận dụng tán lá của nó như hình dưới. Xây dựng một chiếc lều như thế này rất đơn giản và nhanh chóng nếu bạn đã có đủ vật liệu.


image16-114aa.png

- Với một cái cây ta có có thể làm một chiếc lều tương tự.Vật liệu đơn giản chỉ là một thân cây gỗ, đá, vải bạt.


image06-114aa.png

 
Vùng sa mạc:

Ở những vùng sa mạc nóng 40-50 độ, ta không thể di chuyển trong thời tiết như thế thì có thể nghỉ ngơi lại trong những ốc đảo, tán cây hay dưới bóng của những tảng đá chờ đêm đến. Nếu như ta không thể tìm thấy được những thứ kể trên trong sa mạc, ta có thể làm tạm một chiếc lều ngầm dưới cát để tránh nóng cũng rất tốt.

-Đào sâu xuông lớp cát một khoảng từ 40 - 60 cm (Thực ra đào sâu hơn thì càng tốt nhưng làm việc dưới điều kiện nhiệt độ của sa mạc thì rất mất sức mà cũng không cần thiết cho một căn lều tạm bợ) Rãnh này có chiều dài từ 200-220 cm.

-Sử dụng 1 tấm vải dày ( vải bạt, vải dù …) phủ lên trên sau đó đắp cát lên tấm vải theo viền của rãnh vừa đào để cố định chắc chắn tấm vải. Các đụn cát cố định này cao khoảng 30 -45cm.

-Sử dụng một tấm vải khác phủ lên trên đụn cát cố định và cả tấm vải kia. Tiếp tục đắp lên đó một đụn cát khác như hình để cố định tấm phủ trên cùng. Việc này để tạo ra một khoảng không cao khoảng 30 -45 cm giữa 2 tấm phủ để cách nhiệt.

-Nếu chỉ có một tấm phủ thì ta có thể gấp đôi lại và làm tương tự để có khoảng không cách nhiệt.


image18-114aa.png
Đây là cách xây dựng một chiếc lều ngầm đơn giản trong vùng sa mạc cát nóng bỏng. Nó có thể là nơi trú ẩn và nghỉ ngơi có khả năng cách nhiệt rất tốt. Nhiệt độ ban ngày trong lều chỉ hơn 30 độ so với cái nóng 40-50 độ bên ngoài trời.

Vùng băng giá :

Những vùng đất băng giá với lớp tuyết phủ dầy hàng mét và những cơn gió lạnh thấu xương. Hầu hết trong những ngày đông này học sinh được nghỉ học, các công trình giao thông bị cản trở, công nhân viên không phải làm việc … Và mọi người đều ở trong nhà để tránh khỏi một mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên nếu phải lang thang trong tuyết lạnh vì một lí do nào đó. Bạn nên xây dựng một chiếc lều ngầm dưới tuyết đơn giản để tránh tuyết rơi và gió lạnh như hình dưới.


- Tìm một cái cây lớn, tán lá đủ rộng và đào xuống lớp tuyết xung quanh cái cây cho đển khi chạm tới nền đất. Đường kính của hố tuyết này từ 2-3 mét tùy vào số lượng người cần trú ẩn.

- Chặt những cành lá còn xanh, nhiều lá phủ xuống dưới lớp đất để cách nhiệt.

- Những cành lá khác phủ lên trên hố tuyết và cố định luôn vào thân cây. Ta đã có một nơi trú ẩn rất kín gió và cách nhiệt. Hơi khó khăn nhưng ta cũng có thể đốt lửa dưới nền đất để sưởi ấm.


image13-114aa.png


Tận dụng nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên :

Trở lại với hòn đảo của chúng ta, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi ta có thể xây dựng cho mình những căn lều chắc chắn và tiện dụng hơn bằng những vật liệu có sẵn xung quanh ta. Với công cụ lao động tự tạo mà tôi có nói đến ở phần trước ta có thể chặt cây và chằng chúng lại như hình bên dưới để làm khung lều.

Khi đã có khung lều, sử dụng những chiếc lá to bản có sẵn trong tự nhiên để lợp mái hoặc làm vách lều.Những chiếc lá to bản như lá dừa, lá cọ hoặc đan các cành cây lá nhỏ lại thành phiến để lợp cũng rất tốt.
Ngoài ra nếu căn lều đủ chắc chắn thì bạn có thể lợp cho chúng bằng những mảng đất có dính cỏ xanh. Ở những bãi cỏ rậm, phần rễ cỏ liên kết lại với nhau thành những miếng rất chắc chắn. Sử dụng chúng để lợp mái thì cách nhiệt tốt và thậm chí có thể tránh được mưa lớn.

image02-114aa.png
Lều du mục được tạo từ 3 chiếc cọc chính, phủ ngoài bằng lá cây và một chiếc lều từ thân cây gỗ đơn giản nhưng chắc chắn.

Bạn cần một chiếc lều đơn giản nhưng đủ chắc chắn để làm nơi trú ẩn trong vài ba tuần đầu thì một chiếc lều gỗ dựa vào thân cây nhỏ như hình dưới là một lựa chọn lý tưởng.

Sử dụng các thân cây, cành cây nhỏ có đường kính 3-5 cm đan lại với nhau để làm vách lều. Sau khi đã có một tấm vách lều đủ vững chắc rồi ta sẽ cố định chúng vào 2 thân cây nhỏ bằng dây như hình dưới.
Tạo một tấm vách chéo đủ lớn, cố định vào 2 thân cây và phủ lên đó lá rừng. Tấm này thường rất vững chãi vừa có tác dụng làm mái lều, vừa có tác dụng làm vách chắn gió.

Làm sàn lều từ những thanh gỗ nhỏ và phủ lá cây lên trên để cách ly khỏi mặt đất. Nếu tấm vách lều đủ cao và vững chãi ta có thể sống trong đó lâu dài mà không sợ các loài thú rừng đến quấy phá.

image12-114aa.png

Ở những vùng đất trống trải như bãi cỏ rộng, hoang mạc không có những cây nhỏ hỗ trợ ta nên dựng lên những chiếc lều du mục để làm nơi trú ẩn. Với cây gỗ, tấm vải bạt và một chút khéo léo bạn có thể dễ dàng tạo ra chúng chỉ với vài bước đơn giản dưới đây:

-Buộc 3 thân cây lớn cùng đường kính làm cột chống lại như hình 1. Choãi chúng ra thành 3 góc đều nhau (1).

-Chọn những vùng đất khô ráo bằng phẳng đóng chúng thật chặt xuống đất (2).

-Thêm những thanh chống phụ, buộc cố định chúng lại ở trên đỉnh (3). Thường thì tổng cộng 5-6 cột chống là tốt lắm rồi.

-Phủ lớp vải bạt ra bên ngoài, cố định chúng lại bằng dây buộc. Việc này khá đơn giản bởi lớp khung chống đỡ đã có sẵn rất chắc chắn.

-Nếu có ý định đôt lửa trong lều thì gấp mép lều lên 1 đoạn khoảng 30 cm để không khí thông thoáng.


image07-114aa.png

Trên đây là một số loại lều trại đơn giản và thông dụng được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Tùy vào hoàn cảnh và sự sáng tạo của bạn, bạn có thể tự tạo cho mình và người khác những căn lều tiện nghi, an toàn hơn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,135
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top